- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 93/2009/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài
- 3Thông tư 07/2010/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 93/2009/NĐ-CP về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1114/2011/QĐ-UBND | Hà Giang, ngày 02 tháng 6 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chíh phủ nước ngoài;
Căn cứ thông tư 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Ngoại vụ tại tờ trình số 28/TTr-SNgV ngày 26/4/2011,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Ngoại vụ, Kế hoạch & Đầu tư, Tài Chính, Nội vụ, Tư pháp; Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY CHẾ
PHỐI HỢP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1114/2011/QĐ-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2011 của UBND tỉnh Hà Giang)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng.
Quy chế này quy định về nội dung phối hợp trong quản lý và sử dụng viện trợ Phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
2. Đối tượng áp dụng.
Quy chế này áp dụng đối với các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
Điều 2. Nguyên tắc cơ bản trong quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN.
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về viện trợ pcpnn tại địa bàn tỉnh Hà Giang, trên cơ sở công khai, minh bạch, có phân công, gắn quyền hạn với trách nhiệm, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và phát huy tính chủ động của các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức và các đơn vị thực hiện.
2. Các khoản viện trợ PCPNN khi được xây dựng và triển khai thực hiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các cam kết với Bên tài trợ đã được cấp có thẩm quyền phê duỵêt. Trong trường hợp các quy định hoặc điều kiện viện trợ của Bên tài trợ khác với các quy định của pháp luật Việt Nam thì phải tuân thủ quy định cuả pháp luật Việt Nam.
3. Không tiếp nhận các khoản viện trợ PCPNN gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự xã hội, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Điều 3. Chế độ trao đổi, xử lý thông tin.
1. Thường xuyên thông báo, trao đổi, phối hợp xử lý, giải quyết các vụ việc xảy ra đối với các thông tin liên quan đến công tác quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
2. Việc thông báo, trao đổi thông tin phải chính xác, kịp thời, thống nhất.
3. Các cơ quan đơn vị có liên quan định kỳ báo cáo theo tháng, quý, năm gửi Sở Ngoại vụ; đối với các vụ việc đột xuất và không thuộc thẩm quyền cần thông báo, trao đổi kịp thời để Sở Ngoại vụ tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xin chủ trương, biện pháp giải quyết.
Chương II
NỘI DUNG PHỐI HỢP
Điều 4. Phối hợp trong quan hệ, vận động viện trợ và quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN.
Sở Ngoại vụ là cơ quan đầu mối của tỉnh Hà Giang trong quan hệ, vận động viện trợ và quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN, có nhiệm vụ:
a, Chủ trì tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn các cơ quan, ban ngành, tổ chức đoàn thể xây dựng các Chương trình, dự án để xúc tiến, vận động viện trợ PCPNN cho tỉnh.
b, Quản lý tình hình hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh; Phối hợp với liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Uỷ ban công tác về các tổ chức PCPNN để tìm hiểu thông tin về các tổ chức PCPNN hoạt động tại Việt Nam làm cơ sở cho các tổ chức tiếp cận, xúc tiến vận động viện trợ. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm trả lời các tổ chức có nhu cầu tìm hiểu thông tin trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
c, Phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư và các ngành liên quan thẩm định chương trình, dự án PCPNN, thẩm định năng lực, tư cách pháp nhân của Bên tài trợ theo quy định.
d, Phối hợp với Uỷ ban Mặt trận tổ quốc tỉnh kêu gọi cứu trợ khẩn cấp khi có thiên tai hoặc trong trường hợp cần thiết theo chủ trương của Tỉnh.
đ, Quản lý tình hình thành lập văn phòng; Số lượng và các hoạt động đoàn ra, đoàn vào của các tổ chức PCPNN trong quá trình hoạt động, tài trợ và triển khai dự án tại tỉnh Hà Giang.
e, nghiên cứu giải quyết hoặc đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh những vấn đề vướng mắc phát sinh trong công tác viện trợ PCPNN theo thẩm quyền.
Điều 5. Phối hợp trong quản lý các khoản viện trợ PCPNN.
Sở Kế hoạch và đầu tư là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về các khoản viện trợ PCPNN có nhiệm vụ:
a, Chủ trì thẩm định và quản lý các Chương trình, dự án sử dụng viện trợ PCPNN trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
b, Chủ trì và phối hợp với Sở Tài chính bố trí vốn đối ứng đầu tư trong kế hoạch ngân sách nhà nước hàng năm cho các đơn vị thuộc đối tượng được cấp ngân sách để thực hiện các khoản viện trợ PCPNN đã cam kết với Bên tài trợ theo quy định của Luật Ngân sách.
c, Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về viện trợ PCPNN và các cơ quan liên quan tổ chức việc giám sát, kiểm tra tình hình tiếp nhận, quản lý và thực hiện viện trợ PCPNN; tổng hợp, phân tích và đánh giá hiệu quả viện trợ PCPNN; xử lý những vấn đề liên quan thuộc thẩm quyền và kiến nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định những vấn đề vượt thẩm quyền.
Điều 6. Phối hợp trong hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Công an tỉnh có nhiệm vụ hướng dẫn và hộ trợ các cơ quan, tổ chức trong quá trình tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ PCPNN thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
a, Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành thẩm định Chương trình, dự án PCPNN đảm bảo các nội dung, hoạt động của dự án khi triển khai không ảnh hưởng tới an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
b, Phối hợp quản lý, theo dõi, giám sát đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh.
c, Giám sát việc tiếp nhận và sử dụng viện trợ PCPNN, đặc biệt chú trọng tới khía cạnh tác động đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của việc tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ PCPNN.
d, Tiến hành các nhiệm vụ theo thẩm quyền khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan tới việc tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ PCPNN
Điều 7. Phối hợp trong công tác quản lý tài chính đối với viện trợ PCPNN.
Sở Tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về tài chính đối với viện trợ PCPNN có các nhiệm vụ:
a, Chủ trì và phối hợp cùng các cơ quan liên quan hướng dẫn việc quản lý tài chính đối với các khoản viện trợ PCPNN theo thẩm quyền.
b, Kiểm tra việc chi tiêu và sử dụng ngân sách nhà nước ở các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước để tiếp nhận và thực hiện các khoản viện trợ PCPNN đã cam kết với Bên tài trợ theo quy định của Luật Ngân sách.
c, Phối hợp và Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định Chương trình, dự án PCPNN trên địa bàn tỉnh; Lập phương án phân bổ dự toán vốn đối ứng sự nghiệp trong kế hoạch ngân sách nhà nước hàng năm cho các đơn vị thuộc đối tượng được cấp ngân sách để tiếp nhận và thực hiện các khoản viện trợ PCPNN đã cam kết với Bên tài trợ theo quy định của Luật Ngân sách.
d, Tổng hợp, theo dõi, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh tình hình quyết toán tài chính các khoản viện trợ PCPNN của các đơn vị tiếp nhận theo quy định.
Điều 8. Phối hợp trong quản lý, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách tôn giáo trong quá trình tiếp nhận và sử dụng viện trợ PCPNN.
Sở Nội vụ có nhiệm vụ sau:
a, Hướng dẫn và hỗ trợ các cơ quan, tổ chức tiếp nhận viện trợ PCPNN thành lập Ban QLDA (nếu có) đồng thời quản lý, giám sát, đánh giá việc chấp hành thực hiện đường lối, chính sách tôn giáo của Nhà nước trong quá trình tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ PCPNN.
b, Phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư thẩm định Chương trình, dự án PCPNN trên địa bàn tỉnh.
Điều 9. Phối hợp trong thẩm định về lĩnh vực pháp luật.
Sở Tư pháp có nhiệm vụ sau:
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định các chương trình, dự án viện trợ PCPNN trong lĩnh vực pháp luật thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều 10. Phối hợp trong thẩm tra, xem xét tiếp nhận các khoản viện trợ; kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện quy chế.
Văn phòng UBND tỉnh có nhiệm vụ:
a, Thẩm tra, xem xét nội dung báo cáo thẩm định các chương trình, dự án và các đề xuất, kiến nghị liên quan đến tiếp nhận các khoản viện trợ PCPNN trên địa bàn tỉnh do Sở Kế hoạch và đầu tư gửi trước khi trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và các chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền khác phê duyệt nhưng triển khai trên địa bàn tỉnh.
b, Giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện Quy chế quản lý viện trợ PCPNN trên địa bàn tỉnh.
Điều 11. Phối hợp trong khảo sát, lập, thẩm định các chương trình dự án, tiếp nhận và sử dụng viện trơ PCPNN.
Trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh các huyện, thành phố:
1. Phối hợp với Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan trong quá trình khảo sát, lập, thẩm định các chương trình, dự án do tổ chức PCPNN tài trợ triển khai trên địa bàn tỉnh.
2. Thực hiện và chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra giám sát các đơn vị trực thuộc thực hiện tiếp nhận và sử dụng viện trợ PCPNN hiện đúng các quy định về quản lý viện trợ PCPNN của Chính phủ và của tỉnh.
3. Báo cáo tình hình tiếp nhận kinh phí, hiện vật và gửi hồ sơ về sở Tài chính để làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách.
4. Báo cáo định kỳ và thường xuyên và tình hình, kết quả thực hiện các khoản viện trợ trên địa bàn về Sở ngoại vụ, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài Chính, UBND tỉnh và các cơ quan liên quan theo quy định.
5. Hàng năm xây dựng kế hoạch, chương trình dự án cần kêu gọi hỗ trợ, đầu tư, viện trợ PCPNN gửi về Sở ngoại vụ để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Trách nhiệm thi hành
1. Giao cho Sở Ngoại vụ có trách nhiệm định kỳ 6 tháng và 1 năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện quy chế này trong hoạt động quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài và thông báo đến các Sở, ban, ngành có liên quan để phối hợp theo dõi, thực hiện.
2. Các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thi hành Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện nếu có những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, Sở Ngoại vụ có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 93/2009/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài
- 4Thông tư 07/2010/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 93/2009/NĐ-CP về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Quyết định 1569/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế phối hợp trong quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Quyết định 1114/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành
- Số hiệu: 1114/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/06/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
- Người ký: Đàm Văn Bông
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/06/2011
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực