Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2024/QĐ-UBND | Lạng Sơn, ngày 08 tháng 4 năm 2024 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG VÀ BẢNG TRA CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 21 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 68/TTr-SNN ngày 29 tháng 3 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định cấp dự báo cháy rừng và bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 25 tháng 4 năm 2024.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG VÀ BẢNG TRA CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
(Kèm theo Quyết định số: 11/2024/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)
Quy định này quy định về cấp dự báo cháy rừng và bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
1. Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
2. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong nước và các tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
1. Mùa cháy rừng tỉnh Lạng Sơn được xác định theo chỉ số khô hạn và thực trạng cháy rừng trên địa bàn tỉnh.
2. Mùa cháy rừng: trong khoảng thời gian từ tháng 01 đến hết tháng 5 và từ tháng 11 đến hết tháng 12 hàng năm.
Cấp dự báo cháy rừng tỉnh Lạng Sơn, gồm: 05 cấp, từ cấp I đến cấp V, cụ thể:
1. Cấp I (cấp thấp):
a) Đặc trưng cháy rừng: ít có khả năng cháy rừng, khả năng cháy rừng thấp, trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số I.
b) Biện pháp phòng cháy rừng: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (viết tắt là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) chỉ đạo Ban Chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng (viết tắt là Ban Chỉ huy) cấp xã và các chủ rừng phối hợp với lực lượng Kiểm lâm triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phát, dọn thực bì của các chủ rừng đảm bảo quy trình, kỹ thuật.
2. Cấp II (cấp trung bình):
a) Đặc trưng cháy rừng: có khả năng cháy rừng; khả năng cháy rừng ở mức trung bình, trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số II.
b) Biện pháp phòng cháy rừng: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban Chỉ huy cấp xã, các chủ rừng tăng cường kiểm tra, đôn đốc bố trí người canh phòng, lực lượng sẵn sàng kịp thời dập tắt khi mới xảy ra cháy rừng; chỉ đạo, hướng dẫn các chủ rừng xử lý thực bì, làm giảm vật liệu cháy trên diện tích rừng, đất lâm nghiệp được giao quản lý.
3. Cấp III (cấp cao):
a) Đặc trưng cháy rừng: thời tiết khô hanh kéo dài, dễ xảy ra cháy rừng; chú trọng phòng cháy các loại rừng (như: thông, bạch đàn, keo, tre nứa); khả năng cháy lan trên diện rộng, trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số III.
b) Biện pháp phòng cháy rừng: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (viết tắt là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) chỉ đạo Ban Chỉ huy cấp huyện, Hạt Kiểm lâm đôn đốc việc phòng cháy, chữa cháy rừng của các chủ rừng, cấm đốt nương rẫy. Các chủ rừng phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc lực lượng canh phòng và lực lượng khoán quản lý bảo vệ rừng tổ chức kiểm tra, tuần rừng, nhất là diện tích rừng trồng. Lực lượng canh phòng trực 10/24 giờ trong ngày (từ 10 giờ đến 20 giờ trong ngày), đặc biệt chú trọng các giờ cao điểm (từ 11 giờ đến 19 giờ); khi xảy ra cháy rừng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý tham gia chữa cháy. Trong trường hợp vượt quá khả năng kiểm soát của cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban Chỉ huy cấp huyện để huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng;
4. Cấp IV (cấp nguy hiểm):
a) Đặc trưng cháy rừng: thời tiết khô hanh, hạn kéo dài, có nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn, tốc độ lan tràn lửa nhanh. Nguy cơ cháy rừng lớn, trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số IV.
b) Biện pháp phòng cháy rừng: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ban Chỉ huy cấp huyện trực tiếp chỉ đạo việc phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương. Các chủ rừng và lực lượng Kiểm lâm thường xuyên kiểm tra nghiêm ngặt trên các vùng trọng điểm dễ cháy. Lực lượng canh phòng phải thường xuyên trên chòi canh và ngoài hiện trường rừng, đảm bảo trực 12/24 giờ (từ 9 giờ đến 21 giờ trong ngày) nhất là các giờ cao điểm (từ 11 giờ đến 19 giờ), phát hiện kịp thời điểm cháy, báo động và huy động lực lượng, phương tiện dập tắt ngay. Trong trường hợp vượt quá khả năng kiểm soát của cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng. Thông báo thường xuyên, kịp thời thông tin về dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng về cấp cháy và tình hình cháy rừng hàng ngày ở địa phương.
5. Cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm):
a) Đặc trưng cháy rừng: thời tiết khô, hạn, kiệt kéo dài, có khả năng cháy lớn và lan tràn nhanh trên các loại rừng; rất nguy hiểm, thời tiết khô, hạn, kiệt kéo dài có khả năng cháy lớn ở tất cả các loại rừng, tốc độ lửa lan tràn rất nhanh, trên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng mũi tên chỉ số V.
b) Biện pháp phòng cháy rừng: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ huy các cấp, các chủ rừng. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phối hợp với lực lượng Kiểm lâm tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt trên các vùng trọng điểm cháy, đảm bảo trực 24/24 giờ trong ngày, tăng cường kiểm tra người và phương tiện vào rừng. Thông báo thường xuyên, kịp thời thông tin về dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, nội quy dùng lửa trong rừng, ven rừng và tình hình cháy rừng hàng ngày ở địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng. Khi xảy ra cháy phải huy động lực lượng, phương tiện dập tắt ngay, tiến hành điều tra xác minh vụ cháy và truy tìm thủ phạm xử lý nghiêm minh. Khi cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị trung ương chi viện lực lượng và phương tiện chữa cháy.
Điều 5. Bảng tra cấp dự báo cháy rừng
1. Bảng tra cấp dự báo cháy rừng được tính cho 5 vùng sinh thái:
a) Vùng 1: gồm các huyện Chi Lăng và Hữu Lũng.
b) Vùng 2: gồm các huyện Bình Gia và Bắc Sơn.
c) Vùng 3: gồm các huyện Văn Lãng và Tràng Định.
d) Vùng 4: gồm các huyện Văn Quan, Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn.
đ) Vùng 5: gồm các huyện Lộc Bình và Đình Lập.
2. Phương pháp sử dụng bảng tra cấp dự báo cháy rừng:
Sử dụng bảng tra cấp dự báo cháy rừng theo chỉ tiêu P để dự báo cấp cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Chỉ sử dụng bảng tra cấp dự báo cháy rừng theo chỉ số H trong trường hợp không xác định được chỉ tiêu P.
a) Phương pháp áp dụng chỉ tiêu P là chỉ tiêu tổng hợp về khả năng xuất hiện cháy rừng. Chỉ tiêu P được tính theo công thức:
Trong đó:
Pi là chỉ tiêu tổng hợp P của ngày thứ i.
k là hệ số điều chỉnh (k = 0 khi lượng mưa ngày thứ i lớn hơn hoặc bằng 5 mm/ngày; k = 1 khi lượng mưa ngày thứ i nhỏ hơn 5 mm/ngày).
Ti13 là nhiệt độ không khí lúc 13 giờ ngày thứ i (°C).
Di13 là độ chênh lệch bão hoà ngày lúc 13 giờ ngày thứ i.
b) Phương pháp áp dụng chỉ số H là chỉ số ngày khô hạn liên tục không mưa hoặc mưa có lượng mưa dưới 5 mm/ngày. Chỉ số H được tính theo công thức:
Hi = k*(Hi-1 + 1)
Trong đó:
Hi là chỉ số ngày khô hạn liên tục tính đến ngày thứ i (tính từ sau ngày có mưa lớn hơn hoặc bằng 5 mm/ngày gần nhất), theo đó Hi = i.
Hi-1 là chỉ số ngày khô hạn liên tục tính đến ngày thứ i-1 (tính từ sau ngày có mưa lớn hơn hoặc bằng 5 mm/ngày gần nhất), theo đó, Hi-1 = i-1.
k là hệ số điều chỉnh (k = 0 khi lượng mưa trong ngày thứ i lớn hơn hoặc bằng 5 mm/ngày; k = 1 khi lượng mưa trong ngày thứ i nhỏ hơn 5 mm/ngày).
3. Bảng tra cấp dự báo cháy rừng:
a) Theo chỉ tiêu P:
Vùng | Chỉ tiêu P | ||||
Cấp I | Cấp II | Cấp III | Cấp IV | Cấp V | |
1 | 0-800 | 801-2.000 | 2.001-4.000 | 4.001-8.500 | >8.500 |
2 | 0-500 | 501-1.500 | 1.501-3.000 | 3.001-6.000 | >6.000 |
3 | 0-800 | 801-2.000 | 2.001-4.000 | 4.001-7.500 | >7.500 |
4 | 0-700 | 701-1.800 | 1.801-3.500 | 3.501-7.000 | >7.000 |
5 | 0-800 | 801-2.000 | 2.001-4.000 | 4.001-8.500 | >8.500 |
b) Theo chỉ số H:
Vùng 1:
Tháng | Chỉ số H (ngày) | ||||
Cấp I | Cấp II | Cấp III | Cấp IV | Cấp V | |
1 | 1-4 | 5-8 | 9-16 | 17-28 | >28 |
2 | 1-3 | 4-7 | 8-14 | 14-32 | >32 |
3 | 1-2 | 3-4 | 5-7 | 8-21 | >21 |
4 | 1 | 2-3 | 4-7 | 8-12 | >12 |
5 | 0 | 1 | 2 | 3-4 | >4 |
11 | 1-2 | 3-6 | 7-13 | 14-22 | >22 |
12 | 1-3 | 4-9 | 10-16 | 17-28 | >28 |
Vùng 2:
Tháng | Chỉ số H (ngày) | ||||
Cấp I | Cấp II | Cấp III | Cấp IV | Cấp V | |
1 | 1-3 | 4-7 | 8-14 | 15-26 | >26 |
2 | 1-2 | 3-6 | 7-12 | 13-24 | >24 |
3 | 1 | 2-4 | 5-7 | 8-15 | >15 |
4 | 1 | 2 | 3-5 | 5-9 | >9 |
5 | 0 | 1 | 2 | 3-4 | >4 |
11 | 1-2 | 3-6 | 7-12 | 13-21 | >21 |
12 | 1-3 | 4-8 | 9-14 | 15-24 | >24 |
Vùng 3:
Tháng | Chỉ số H (ngày) | ||||
Cấp I | Cấp II | Cấp III | Cấp IV | Cấp V | |
1 | 1-4 | 5-9 | 10-16 | 17-28 | >28 |
2 | 1-3 | 4-9 | 10-21 | 22-37 | >37 |
3 | 1-2 | 3-5 | 6-9 | 10-26 | >26 |
4 | 1 | 2-3 | 4-5 | 6-10 | >10 |
5 | 0 | 1 | 2 | 3-5 | >5 |
11 | 1-2 | 3-6 | 7-12 | 13-22 | >22 |
12 | 1-3 | 4-8 | 9-14 | 15-25 | >25 |
Vùng 4:
Tháng | Chỉ số H (ngày) | ||||
Cấp I | Cấp II | Cấp III | Cấp IV | Cấp V | |
1 | 1-4 | 5-8 | 9-16 | 17-25 | >25 |
2 | 1-3 | 4-7 | 8-14 | 15-28 | >28 |
3 | 1-2 | 3-5 | 6-9 | 9-21 | >21 |
4 | 1 | 2-3 | 4-5 | 6-10 | >10 |
5 | 0 | 1 | 2 | 3-4 | >4 |
11 | 1-2 | 3-6 | 7-11 | 11-20 | >20 |
12 | 1-3 | 4-8 | 9-14 | 15-23 | >23 |
Vùng 5:
Tháng | Chỉ số H (ngày) | ||||
Cấp I | Cấp II | Cấp III | Cấp IV | Cấp V | |
1 | 1-4 | 5-10 | 11-19 | 20-36 | >36 |
2 | 1-4 | 5-10 | 11-19 | 21-43 | >43 |
3 | 1-3 | 4-6 | 7-11 | 12-27 | >27 |
4 | 1 | 2-3 | 4-6 | 7-11 | >11 |
5 | 0 | 1 | 2 | 3-5 | >5 |
11 | 1-3 | 4-7 | 8-14 | 15-23 | >23 |
12 | 1-3 | 4-11 | 12-19 | 20-34 | >34 |
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh việc thực hiện Quy định này. Chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm các cấp, căn cứ tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn để dự báo và thông tin cấp dự báo cháy rừng hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng khi dự báo đến cấp IV và cấp V.
2. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Lạng Sơn: phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kịp thời cung cấp thông tin, dữ liệu làm cơ sở cho việc xác định cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh.
3. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lạng Sơn: phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo kịp thời trên các bản tin khi dự báo cháy rừng đến cấp IV và cấp V để các địa phương, chủ rừng và nhân dân biết, chủ động thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng.
4. Các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện, phối hợp thực hiện tuyên truyền, phổ biến các quy định về cấp dự báo cháy rừng và biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng theo Quy định này.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện: chỉ đạo cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban Chỉ huy cấp xã và các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức triển khai, thực hiện Quy định này. Khi cấp dự báo cháy rừng từ cấp IV trở lên, phải trực tiếp chỉ đạo quyết liệt các biện pháp phòng cháy rừng theo quy định; triển khai đồng bộ các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cho từng vùng trọng điểm cháy rừng trên địa bàn; đồng thời thông tin tuyên truyền, cảnh báo cấp dự báo cháy rừng liên tục hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng để Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ rừng và Nhân dân biết, chủ động phòng ngừa.
6. Ủy ban nhân dân cấp xã: chỉ đạo các ban, ngành, tổ chức đoàn thể, thôn (bản, tổ dân phố) và các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức triển khai, thực hiện Quy định này. Chỉ đạo các biện pháp phòng cháy rừng theo quy định, triển khai các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn. Thông tin tuyên truyền, cảnh báo cấp dự báo cháy rừng hàng ngày (khi cấp dự báo cháy rừng từ cấp IV trở lên) trên các phương tiện thông tin đại chúng để cộng đồng dân cư, chủ rừng và Nhân dân biết, chủ động phòng ngừa.
7. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng: chấp hành nghiêm trách nhiệm phòng cháy, chữa cháy rừng và thực hiện các biện pháp phòng cháy rừng theo quy định.
Quá trình tổ chức, triển khai thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Kiểm lâm) tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 24/2023/QĐ-UBND về cấp dự báo cháy rừng và bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2Quyết định 33/2023/QĐ-UBND về Quy định cấp dự báo cháy rừng và bảng tra cấp dự báo cháy rừng tỉnh Lai Châu
- 3Quyết định 30/2023/QĐ-UBND cấp dự báo cháy rừng và các bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 1Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 2Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật Lâm nghiệp 2017
- 5Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi
- 9Quyết định 24/2023/QĐ-UBND về cấp dự báo cháy rừng và bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 10Quyết định 33/2023/QĐ-UBND về Quy định cấp dự báo cháy rừng và bảng tra cấp dự báo cháy rừng tỉnh Lai Châu
- 11Quyết định 30/2023/QĐ-UBND cấp dự báo cháy rừng và các bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Quyết định 11/2024/QĐ-UBND quy định về cấp dự báo cháy rừng và bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- Số hiệu: 11/2024/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/04/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Lương Trọng Quỳnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra