THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2017/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2017 |
VỀ CƠ CHẾ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.
Quyết định này quy định về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.
Đối tượng áp dụng của Quyết định này gồm các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Trong Quyết định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được ủy quyền.
2. Bên bán điện là tổ chức, cá nhân có giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện từ các nhà máy điện mặt trời nối lưới; tổ chức, cá nhân có dự án điện mặt trời trên mái nhà bán lượng điện dư cho bên mua điện.
3. Dự án điện mặt trời là dự án sản xuất điện từ các tấm pin năng lượng mặt trời theo nguyên lý biến đổi từ quang năng thành điện năng.
4. Dự án điện mặt trời trên mái nhà, sau đây gọi là dự án trên mái nhà, là dự án điện mặt trời được lắp đặt trên mái hoặc gắn với công trình xây dựng và đấu nối trực tiếp vào lưới điện của Bên mua điện.
5. Dự án điện mặt trời nối lưới, sau đây gọi là dự án nối lưới, là dự án điện mặt trời được đấu nối vào lưới điện quốc gia hoặc lưới điện của Bên mua điện, trừ các dự án quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Điểm đấu nối là vị trí mà đường dây của Bên bán điện đấu nối vào hệ thống điện của Bên mua điện.
7. Điểm giao nhận điện là điểm đặt thiết bị đo đếm điện năng được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện để xác định sản lượng điện bán ra của Bên bán điện.
8. Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án nối lưới và dự án trên mái nhà là hợp đồng mua bán điện do Bộ Công Thương ban hành làm cơ sở cho việc áp dụng trong giao dịch mua bán điện giữa Bên bán điện và Bên mua điện.
9. Giá điện của các dự án điện mặt trời (FIT - Feed in Tariff) là biểu giá cố định mà Bên mua điện phải trả cho Bên bán điện.
QUY HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI
Điều 4. Quy hoạch phát triển điện mặt trời
1. Quy hoạch phát triển điện mặt trời bao gồm quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia, quy hoạch phát triển điện mặt trời cấp tỉnh. Quy hoạch phát triển điện mặt trời làm cơ sở cho các hoạt động đầu tư phát triển điện mặt trời, được điều chỉnh phù hợp với các nghiên cứu, đánh giá tiềm năng mặt trời trong từng thời kỳ.
2. Quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia và quy hoạch phát triển điện mặt trời cấp tỉnh được lập một lần cho giai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 và được điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết. Từ các giai đoạn quy hoạch sau, quy hoạch phát triển điện mặt trời được lồng ghép vào Quy hoạch phát triển điện lực cấp tỉnh và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.
3. Quy hoạch phát triển điện mặt trời chỉ áp dụng cho các dự án nối lưới, không áp dụng cho các dự án điện mặt trời trên mái nhà.
Điều 5. Lập, phê duyệt và công bố quy hoạch phát triển điện mặt trời
1. Bộ Công Thương tổ chức lập quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; công bố và hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia đã được phê duyệt.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi có tiềm năng phát triển điện mặt trời tổ chức lập Quy hoạch phát triển điện mặt trời cấp tỉnh trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.
3. Việc công bố và điều chỉnh quy hoạch thực hiện theo quy định hiện hành.
4. Nội dung chính của Quy hoạch phát triển điện mặt trời
a) Quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia có các nội dung chính sau:
- Tiềm năng năng lượng mặt trời của các địa phương;
- Danh mục các dự án điện mặt trời;
- Định hướng đấu nối các dự án điện mặt trời vào hệ thống điện quốc gia.
b) Quy hoạch phát triển điện mặt trời cấp tỉnh có các nội dung chính sau:
- Tiềm năng năng lượng mặt trời của tỉnh;
- Diện tích và ranh giới các khu vực phát triển các dự án điện mặt trời;
- Danh mục các dự án điện mặt trời;
- Quy mô công suất của từng dự án điện mặt trời và phương án đấu nối vào hệ thống điện quốc gia.
5. Bộ Công Thương quy định cụ thể nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển điện mặt trời.
Điều 6. Kinh phí cho công tác lập quy hoạch phát triển điện mặt trời
1. Ngân sách trung ương cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ lập, thẩm định, công bố và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia.
2. Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ lập, thẩm định, công bố và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện mặt trời địa phương.
3. Khuyến khích huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác cho công tác lập quy hoạch phát triển điện mặt trời.
Điều 7. Đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời
1. Việc đầu tư xây dựng dự án nối lưới phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường và các quy định liên quan khác.
3. Thiết bị chính của dự án điện mặt trời phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về điện mặt trời; chất lượng điện của dự án điện mặt trời phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về điện áp, tần số và các yêu cầu khác liên quan theo quy định hiện hành.
4. Bên bán điện có trách nhiệm đầu tư và lắp đặt thiết bị đo đếm điện năng; tổ chức việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị đo đếm điện năng theo đúng quy định của pháp luật về đo lường.
5. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng dự án điện mặt trời có trách nhiệm lắp đặt các thiết bị điện mặt trời phải bảo đảm an toàn về kết cấu, an toàn về công trình theo các quy định hiện hành.
6. Việc đầu tư xây dựng dự án trên mái nhà phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Mái nhà hoặc kết cấu công trình xây dựng được gắn các tấm pin năng lượng mặt trời phải chịu được tải trọng và kết cấu của các tấm pin năng lượng mặt trời và các phụ kiện kèm theo.
b) Bảo đảm các quy định an toàn về điện theo quy định của pháp luật.
c) Bảo đảm giữ gìn cảnh quan và môi trường xung quanh.
Điều 8. Đấu nối dự án điện mặt trời vào hệ thống điện
1. Bên bán điện chịu trách nhiệm đầu tư, vận hành và bảo dưỡng đường dây và trạm biến áp tăng áp (nếu có) từ nhà máy điện của Bên bán điện tới điểm đấu nối với lưới điện của Bên mua điện.
2. Điểm đấu nối do Bên bán điện và Bên mua điện thỏa thuận theo nguyên tắc là điểm đấu nối gần nhất vào lưới điện hiện có của Bên mua điện, đảm bảo truyền tải công suất nhà máy điện của Bên bán điện, phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được duyệt. Trường hợp điểm đấu nối khác với điểm đặt thiết bị đo đếm, Bên bán điện chịu phần tổn thất điện năng trên đường dây đấu nối và tổn thất máy biến áp tăng áp của nhà máy. Bộ Công Thương quy định cụ thể phương pháp tính toán tổn thất trên đường dây đấu nối.
CƠ CHẾ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI
Điều 9. Trách nhiệm mua điện từ các dự án điện mặt trời
1. Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các dự án điện mặt trời; ưu tiên khai thác toàn bộ công suất, điện năng phát của các dự án điện mặt trời đưa vào vận hành thương mại.
2. Việc mua bán điện được thực hiện thông qua hợp đồng mua bán điện mặt trời được lập theo Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời do Bộ Công Thương ban hành.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi Bên bán điện có đầy đủ hồ sơ và văn bản đề nghị bán điện, Bên mua điện và Bên bán điện tiến hành ký kết hợp đồng mua bán điện theo quy định.
4. Thời hạn của hợp đồng mua bán điện đối với các dự án điện mặt trời là 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại. Sau 20 năm, hai bên có thể gia hạn thời gian hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 10. Ưu đãi về vốn đầu tư và thuế
1. Huy động vốn đầu tư: Tổ chức, cá nhân tham gia phát triển các dự án điện mặt trời được huy động vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các dự án điện mặt trời theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Thuế nhập khẩu: Dự án điện mặt trời được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án; thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất của dự án là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được.
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án điện mặt trời được thực hiện như đối với dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế.
1. Các dự án điện mặt trời, công trình đường dây và trạm biến áp để đấu nối với lưới điện được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước theo quy định của pháp luật hiện hành áp dụng cho dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư.
2. Căn cứ vào quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tạo điều kiện thu xếp quỹ đất để chủ đầu tư thực hiện các dự án điện mặt trời. Việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai.
Điều 12. Giá điện của các dự án điện mặt trời
1. Đối với dự án nối lưới
a) Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án nối lưới với giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương với 9,35 Uscents/kWh, theo tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 10 tháng 4 năm 2017 là 22.316 đồng/USD). Giá bán điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD. Giá điện này chỉ áp dụng cho các dự án nối lưới có hiệu suất của tế bào quang điện (solar cell) lớn hơn 16% hoặc module lớn hơn 15%.
b) Việc điều chỉnh giá mua bán điện theo biến động của tỷ giá đồng/USD cho các dự án nối lưới được thực hiện theo Hợp đồng mua bán điện mẫu do Bộ Công Thương ban hành.
a) Các dự án trên mái nhà được thực hiện cơ chế bù trừ điện năng (net-metering) sử dụng hệ thống công tơ hai chiều. Trong một chu kỳ thanh toán, lượng điện phát ra từ các dự án trên mái nhà lớn hơn lượng điện tiêu thụ sẽ được chuyển sang chu kỳ thanh toán kế tiếp. Khi kết thúc năm hoặc khi kết thúc hợp đồng mua bán điện, lượng điện phát dư sẽ được bán cho bên mua điện với giá bán điện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Hằng năm, căn cứ vào tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày công bố tỷ giá cuối cùng của năm trước, Bộ Công Thương ban hành giá mua bán điện mặt trời đối với dự án trên mái nhà cho năm tiếp theo.
3. Chi phí mua điện từ các dự án điện mặt trời nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này được tính toán và đưa đầy đủ trong thông số đầu vào của phương án giá bán điện hàng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
4. Bộ Công Thương theo dõi, đề xuất điều chỉnh mức giá mua điện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định nếu cần thiết.
Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
1. Bộ Công Thương
a) Tổ chức, hướng dẫn và phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định này.
b) Ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án nối lưới, dự án trên mái nhà và hướng dẫn thực hiện.
c) Ban hành phương pháp tính toán tổn thất trên đường dây trong trường hợp điểm đo đếm không trùng với điểm đấu nối.
đ) Nghiên cứu quy trình đấu thầu các dự án điện mặt trời và tổ chức thực hiện với lộ trình thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm giá thành các dự án điện mặt trời.
g) Tổ chức làm việc với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thống nhất quỹ đất giành cho các dự án điện mặt trời, đảm bảo thực hiện các dự án đúng tiến độ theo quy hoạch đã được duyệt.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất các thiết bị điện mặt trời tại Việt Nam, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Chủ trì nghiên cứu bổ sung quy định miễn các loại thuế, phí đối với các dự án trên mái nhà (công suất lắp đặt không quá 50 kW), trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Phối hợp, hỗ trợ nhà đầu tư về bồi thường, giải phóng mặt bằng, hạ tầng, nguồn nhân lực để đầu tư, thực hiện và phát triển các dự án điện mặt trời trên địa bàn.
b) Bố trí và công bố công khai quỹ đất sử dụng cho các dự án điện mặt trời vào quy hoạch sử dụng đất.
c) Theo dõi, giám sát, kiểm tra thực hiện các dự án điện mặt trời tại địa phương theo thẩm quyền.
d) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động liên quan đến điện mặt trời tại địa phương theo quy định của pháp luật hiện hành.
đ) Trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Công Thương tổng công suất lắp đặt các dự án điện mặt trời nối lưới và điện mặt trời trên mái nhà được xây dựng trên địa bàn tỉnh tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước.
Điều 14. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được ủy quyền
a) Thỏa thuận, ký kết hợp đồng mua bán điện với Bên bán điện theo Hợp đồng mua bán điện mẫu và giá bán điện được quy định tại
b) Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm tính toán đầy đủ chi phí mua điện của các dự án điện mặt trời và đưa vào thông số đầu vào trong phương án giá bán điện hàng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương, tổng công suất lắp đặt các dự án điện mặt trời tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước.
2. Bên bán điện
a) Thỏa thuận, ký kết hợp đồng mua bán điện với Bên mua điện theo Hợp đồng mua bán điện mẫu và giá bán điện được quy định tại
b) Lắp đặt hệ thống đo đếm, công tơ đo đếm điện năng phù hợp với các quy định hiện hành để đo đếm điện năng sử dụng cho thanh toán tiền điện.
c) Gửi 01 bản Hợp đồng mua bán điện đã ký về Bộ Công Thương chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày ký đối với các dự án nối lưới.
d) Tuân thủ quy định vận hành hệ thống điện, quy định hệ thống điện truyền tải, hệ thống điện phân phối, hệ thống đo đếm và các quy định liên quan do Bộ Công Thương ban hành.
Điều 15. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với các dự án nối lưới và dự án trên mái nhà có hợp đồng mua bán điện được ký trước thời điểm Quyết định này có hiệu lực, hai bên có trách nhiệm thỏa thuận, ký kết Hợp đồng sửa đổi theo quy định của Quyết định này.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2017 đến ngày 30 tháng 6 năm 2019.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức liên quan đến hoạt động phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| THỦ TƯỚNG |
- 1Công văn 4624/BTC-CST về gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng thiết bị nhập khẩu dự án Điện mặt trời do Bộ Tài chính ban hành
- 2Công văn 11807/BTC-CST về gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với Dự án ứng dụng Điện mặt trời do Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 1142/VPCP-QHQT năm 2014 Dự án Ứng dụng điện mặt trời vay vốn ODA Phần Lan do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Luật Điện Lực 2004
- 2Công văn 4624/BTC-CST về gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng thiết bị nhập khẩu dự án Điện mặt trời do Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 11807/BTC-CST về gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với Dự án ứng dụng Điện mặt trời do Bộ Tài chính ban hành
- 4Luật điện lực sửa đổi 2012
- 5Công văn 1142/VPCP-QHQT năm 2014 Dự án Ứng dụng điện mặt trời vay vốn ODA Phần Lan do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Luật Xây dựng 2014
- 7Luật Đầu tư 2014
- 8Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 9Công văn 5087/BCT-TCNL năm 2017 hướng dẫn thực hiện Quyết định 11/2017/QĐTTg do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Quyết định 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển dự án điện mặt trời tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 11/2017/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/04/2017
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 291 đến số 292
- Ngày hiệu lực: 01/06/2017
- Ngày hết hiệu lực: 01/07/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực