Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1099/QĐ-BNN-QLCL

Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM THỦY SẢN TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2022

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2022.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng ban Ban Quản lý An toàn thực phẩm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận TQVN;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- Đảng ủy Bộ NN&PTNT;
- Các Bộ Y tế; Công thương; Công an;
- Hội Nông dân Việt Nam;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, QLCL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Thanh Nam

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM THỦY SẢN TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số:    /QĐ-BNN-QLCL ngày   /    /  của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. MỤC TIÊU

Triển khai Đề án đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của nhân dân; nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế.

II. KẾT QUẢ VÀ CHỈ SỐ CẦN ĐẠT

- 100% văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật về chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP được xây dựng, sửa đổi, bổ sung theo đúng kế hoạch và chỉ đạo đột xuất của Bộ, Chính phủ.

- 100% văn bản quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn mới của Việt Nam và thị trường nhập khẩu được phổ biến, cập nhật;

- Diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thủy sản, số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận VietGAP tăng 10%/năm so với năm 2021.

- Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản xếp loại A, B tăng lên 97% so với 95% năm 2021;

- Tỷ lệ các cơ sở nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn tăng lên 85% so với 82% năm 2021;

- Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản giám sát trên diện rộng vi phạm quy định về ô nhiễm sinh học, tạp chất, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh, chất cấm giảm 10% so với năm 2021.

- Tổ chức 30-40 lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ các cơ quan Trung ương và địa phương; mỗi địa phương tổ chức từ 2-3 lớp tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã.

III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, TRỌNG ĐIỂM

1. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp; chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản;

2. Lồng ghép nhiệm vụ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đủ điều kiện sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn vào các kế hoạch, đề án, kế hoạch cơ cấu lại Ngành Nông nghiệp và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

3. Triển khai có hiệu quả Chương trình phối hợp với Mặt trận tổ quốc; Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021 - 2025 giữa Chính phủ với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; chương trình phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Bộ Công Thương và các thành phố Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

4. Tổ chức đào tạo, tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ, khoa học quản lý đảm bảo ATTP, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản; Ứng dụng tiến bộ KHCN, khoa học quản lý, chuyển đổi số trong quản lý chất lượng, ATTP, truy xuất nguồn gốc; Hỗ trợ, xây dựng, mở rộng vùng sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực địa phương theo chuỗi giá trị đảm bảo chất lượng, an toàn, truy xuất được nguồn gốc;

5. Tăng cường phổ biến chính sách pháp luật; thông tin, truyền thông kịp thời, chính xác về chất lượng, ATTP, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và nâng cao uy tín nông sản Việt. Chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, khách quan, kịp thời công tác quản lý vật tư nông nghiệp và đảm bảo chất lượng, ATTP cho các cơ quan truyền thông khi được yêu cầu và tại các cuộc họp báo định kỳ của Bộ;

6. Triển khai đồng bộ, đầy đủ hoạt động thẩm định, chứng nhận, hậu kiểm cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản; vận động, kiểm tra việc ký cam kết của cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; Duy trì triển khai các chương trình giám sát, cảnh báo vệ sinh ATTP nông lâm thủy sản; tăng cường thanh tra đột xuất, kịp thời phát hiện, cảnh báo, xử lý, xử phạt nghiêm vi phạm;

7. Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuẩn hóa các qui trình chuyên môn nghiệp vụ theo tiêu chuẩn, qui chuẩn và thông lệ quốc tế; kiện toàn tổ chức, bộ máy theo chức năng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới; sắp xếp ổn định và bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

8. Triển khai các dự án đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản; xây dựng và vận hành hạ tầng, nền tảng chuyển đổi số trong lĩnh vực chất lượng, ATTP và truy xuất nguồn gốc nhằm nâng cao, giá trị, năng lực cạnh tranh nông lâm thủy sản Việt Nam tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu

9. Chủ động đàm phán, xử lý các sự cố mất ATTP, các rào cản kỹ thuật, mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản Việt Nam (Ả rập Xê út, Braxin, Liên bang Nga...); hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu nông sản, thủy sản.

(Nội dung chi tiết và phân công tại Phụ lục kèm theo)

IV. NGUỒN KINH PHÍ

1. Ngân sách nhà nước cho quản lý, kiểm soát ATTP, hoạt động bồi dưỡng, tập huấn, thông tin tuyên truyền về ATTP.

2. Ngân sách nhà nước thông qua các đề tài xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn.

3. Kinh phí hỗ trợ của các Dự án, Tổ chức Quốc tế.

4. Kinh phí huy động xã hội hóa từ các doanh nghiệp.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của các cơ quan

a) Các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Cơ quan được phân công chủ trì chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai từng nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo tiến độ, hiệu quả;

- Cơ quan được phân công chủ trì báo cáo Bộ (qua Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) kết quả thực hiện hàng tháng (trước ngày 20), 6 tháng (trước ngày 15/6), cả năm (trước ngày 15/12), trong đó nêu rõ những việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện;

- Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản chủ trì theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch, định kỳ hàng tháng, sơ kết 6 tháng, tổng kết năm báo cáo Bộ.

b) Ban Quản lý ATTP, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng, ATTP lĩnh vực nông nghiệp 2022 tại địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt và tổ chức triển khai đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả;

- Chỉ đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc kế hoạch trên địa bàn quản lý;

- Ban Quản lý ATTP, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) kết quả thực hiện hàng tháng (trước ngày 20), 6 tháng (trước ngày 15/6), cả năm (trước ngày 15/12), trong đó nêu rõ những việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện.

2. Sơ kết và tổng kết:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổ chức sơ kết và tổng kết để đánh giá kết quả triển khai kế hoạch; thống nhất giải pháp, biện pháp khắc phục các khó khăn vướng mắc trong thực hiện làm cơ sở cho việc triển khai kế hoạch giai đoạn tiếp theo.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung kế hoạch, Thủ trưởng các cơ quan chủ động báo cáo Bộ (qua Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) để xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC:

PHÂN CÔNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM THỦY SẢN TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số    /QĐ-BNN-QLCL ngày    tháng     năm     của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

TT

Nhiệm vụ

Chủ trì

Phối hợp

Thời hạn hoàn thành

I

Hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật

 

 

 

1

Phối hợp Bộ Y tế rà soát, sửa đổi Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật An toàn thực phẩm

Cục QLCL

Các Tổng cục, Cục chuyên ngành

Theo KH của Bộ Y tế

2

Phối hợp Ban Tuyên giáo TW trình ban hành và tổ chức thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo công tác đảm bảo ATTP trong tình hình mới (thay thế Chỉ thị 08-CT/TW)

Cục QLCL

Các Tổng cục, Cục chuyên ngành .

Theo KH của Ban Tuyên giáo TW

3

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản (chú trọng các sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực) theo các Nghị quyết số 68/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan theo hướng hài hòa với các chuẩn mực quốc tế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Các Tổng cục, Cục chuyên ngành

- Các Vụ: Pháp chế; Tổ chức cán bộ; KHCN và MT

- Văn phòng Bộ

Theo kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn, quy chuẩn của Bộ

II

Rà soát, lồng ghép nhiệm vụ đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đủ điều kiện sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn vào các kế hoạch, đề án, kế hoạch cơ cấu lại Ngành Nông nghiệp và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Vụ Kế hoạch

Cục Quản lý XDCT, Cục QLCL, Các Tổng cục, Cục chuyên ngành; Sở NN và PTNT, Ban QL ATTP

Trong năm

III

Tổ chức triển khai có hiệu quả Chương trình phối hợp với Mặt trận tổ quốc; Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động, giám sát sản xuất, kinh doanh nông sản chất lượng, an toàn giai đoạn 2021 - 2025 giữa Chính phủ với Hội Nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; giữa Bộ Nông nghiệp PTNT với Bộ Công Thương; giữa Bộ Nông nghiệp PTNT với TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ

Cục QLCL

- Tổng cục, Cục chuyên ngành;

- Thanh tra Bộ;

- Văn phòng Bộ;

- Ban Quản lý ATTP; Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố

Theo KH từng chương trình

IV

Tăng cường đào tạo, tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ, xây dựng, mở rộng vùng sản xuất tập trung các sản phẩm nông lâm thủy sản

 

 

 

1.

Thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về số lượng và các chỉ số liên quan đến cơ sở sản xuất và sản phẩm nông lâm thủy sản trên thị trường phục vụ công tác quản lý, đồng thời, phục vụ người dân, doanh nghiệp

Cục QLCL

- Trung tâm tin học và thống kê, Các Tổng cục, Cục chuyên ngành;

- Ban Quản lý ATTP, Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố

2022-2023

2.

Hỗ trợ, xây dựng, mở rộng vùng sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực địa phương theo chuỗi giá trị đảm bảo chất lượng, an toàn, truy xuất được nguồn gốc; xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản và muối đảm bảo ATTP, nâng cao chất lượng theo các đề án, dự án, Chương trình tái cơ cấu Ngành, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

- Cục QLCL;

- Văn phòng Điều phối NTM

- Tổng cục, Cục chuyên ngành;

- Ban Quản lý ATTP; Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố

Trong năm

V

Phổ biến chính sách pháp luật; thông tin, truyền thông về chất lượng, ATTP

 

 

 

1

Phổ biến cập nhật quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn mới về chất lượng, ATTP của Việt Nam và thị trường nhập khẩu

- Cục QLCL;

- Các Tổng cục, Cục chuyên ngành

Ban Quản lý ATTP, Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố

Trong năm

2

Truyền thông, quảng bá cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn.

Văn phòng Bộ

- Các Tổng cục, Cục chuyên ngành;

- Ban Quản lý ATTP, Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố

Trong năm

3

Chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, khách quan, kịp thời công tác quản lý vật tư nông nghiệp và đảm bảo chất lượng, ATTP cho các cơ quan truyền thông khi được yêu cầu và tại các cuộc họp báo định kỳ của Bộ.

- Các Tổng cục, Cục chuyên ngành;

- Thanh tra Bộ

- Văn phòng Bộ;

- Trung tâm Tin học và Thống kê.

Trong năm

VI

Triển khai hoạt động thẩm định, chứng nhận, hậu kiểm, giám sát, thanh, kiểm tra chất lượng, ATTP

 

 

 

1

Triển khai Kế hoạch khung giám sát ATTP 2022

Cục QLCL

- Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y;

- Ban Quản lý ATTP; Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố;

Theo kế hoạch

2

Triển khai đồng bộ, đầy đủ hoạt động thẩm định, chứng nhận, hậu kiểm cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đủ điều kiện ATTP; vận động, kiểm tra việc ký cam kết của cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Ban Quản lý ATTP, Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố

Các Tổng cục, Cục chuyên ngành

Trong năm

3

Tổ chức thanh kiểm tra và thông tin, truyền thông về nguồn cung thực phẩm nông lâm thủy sản đầy đủ, an toàn theo đúng kế hoạch của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (Kế hoạch số  2299/KH-BCĐTƯATTP ngày 31/12/2021) và của Bộ

- Cục QLCL;

- Thanh tra Bộ

- Tổng cục, Cục chuyên ngành;

- Ban Quản lý ATTP; Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố

Trong năm

4

Tổ chức kiểm tra, thanh tra theo kế hoạch và đột xuất, kịp thời phát hiện, cảnh báo, xử lý, xử phạt nghiêm vi phạm

- Thanh tra Bộ;

- Các Tổng cục, Cục chuyên ngành

Ban Quản lý ATTP, Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố

Trong năm

VII

Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuẩn hóa các qui trình chuyên môn nghiệp vụ theo tiêu chuẩn, qui chuẩn và thông lệ quốc tế; kiện toàn tổ chức, bộ máy theo chức năng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới; sắp xếp ổn định và bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

 

 

 

1

Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuẩn hóa các qui trình chuyên môn nghiệp vụ theo tiêu chuẩn, qui chuẩn và thông lệ quốc tế

Các Tổng cục, Cục chuyên ngành

Ban Quản lý ATTP, Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố

Trong năm

2

Xây dựng, trình ban hành chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục nhiệm kỳ mới (sau khi hợp nhất Cục QLCL và Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản); kiện toàn tổ chức bộ máy triển khai chức năng nhiệm vụ mới.

Cục QLCL và Cục Chế biến và PTTT nông sản

- Vụ TCCB;

- Ban Quản lý ATTP, Sở Nông nghiệp&PTNT các tỉnh, thành phố

Theo KH của Bộ

3

Hướng dẫn địa phương hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và kiện toàn cơ cấu tổ chức mới

- Vụ TCCB;

- Cục QLCL và Cục Chế biến và PTTT nông sản

Sở Nông nghiệp &PTNT các tỉnh, thành phố

Theo KH của Bộ

4

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý chất lượng, ATTP theo vị trí việc làm

Các Tổng cục, Cục chuyên ngành

Ban Quản lý ATTP, Sở Nông nghiệp &PTNT các tỉnh, thành phố

Trong năm

VIII

Triển khai các dự án đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản; xây dựng và vận hành hạ tầng, nền tảng chuyển đổi số trong lĩnh vực chất lượng, ATTP và truy xuất nguồn gốc nhằm nâng cao, giá trị, năng lực cạnh tranh nông lâm thủy sản Việt Nam tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu

 

 

 

1

Triển khai các dự án đầu tư, các dự án hỗ trợ quốc tế nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn

Các Tổng cục, Cục chuyên ngành

Cục Quản lý XDCT, Vụ HTQT

Theo kế hoạch được phê duyệt

2

Xây dựng và vận hành hạ tầng, nền tảng chuyển đổi số trong lĩnh vực chất lượng, ATTP và truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản

Cục QLCL

- Trung tâm Tin học và Thống kê;

- Tổng cục, Cục chuyên ngành;

- Ban Quản lý ATTP; Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố

Theo KH của Bộ

3

Tiếp tục xã hội hóa hoạt động kiểm nghiệm an toàn thực phẩm

Cục QLCL

Các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành;

Trong năm

IX

Đàm phán, mở rộng thị trường, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản

 

 

 

1

Đàm phán mở cửa trở lại xuất khẩu thủy sản sang Ả rập Xê út; tháo gỡ vướng mắc kỹ thuật trong xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc, Brazil và Liên bang Nga; mở rộng danh mục doanh nghiệp, sản phẩm được xuất khẩu đi các thị trường yêu cầu công nhận tương đương

Cục QLCL, Cục Thú y, Cục BVTV

- Các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành;

- Vụ Hợp tác quốc tế;

- Văn phòng SPS Việt Nam

Trong năm

2

Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và truyền thông, quảng bá thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản.

Các Tổng cục, Cục chuyên ngành

- Vụ Hợp tác quốc tế;

- Cục Chế biến và PTTT nông sản

Trong năm

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1099/QĐ-BNN-QLCL về Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2022 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 1099/QĐ-BNN-QLCL
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 25/03/2022
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Trần Thanh Nam
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/03/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản