- 1Quyết định 231/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2011 - 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 2Quyết định 625/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020
- 3Quyết định 676/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển đào tạo nghề tỉnh Yên Bái đến năm 2020
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 934/QÐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Yên Bái 5 năm 2016-2020
- 6Quyết định 1284/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 7Quyết định 1816/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 8Quyết định 322/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1076/QĐ-UBND | Yên Bái, ngày 28 tháng 6 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII;
Căn cứ Nghị quyết số 25-NQ/TU ngày 22/12/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XVII về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết 35-NQ/TU ngày 18/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XVIII về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 21/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 13/3/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 922/QĐ-UBND ngày 10/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 934/QĐ-UBND ngày 17/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái 5 năm 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1284/QĐ-UBND ngày 10/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1816/QĐ-UBND ngày 04/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 676/QĐ-UBND ngày 07/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển đào tạo nghề tỉnh Yên Bái đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 625/QĐ-UBND ngày 09/5/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020; Quyết định số 3042/QĐ-UBND ngày 20/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 625/QĐ-UBND;
Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 119/TTr-SLĐTBXH ngày 30/5/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” (sau đây viết tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu chung
Tăng dần tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm hình thành cơ cấu lao động hợp lý, phù hợp với sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế của tỉnh, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật theo nhu cầu sử dụng của các ngành kinh tế, góp phần tăng năng suất, lao động, nâng cao giá trị các ngành kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, qua đó, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2020, lao động nông nghiệp còn khoảng 61,9% lao động tham gia hoạt động kinh tế của tỉnh, bình quân mỗi năm chuyển dịch 1,6% lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tương ứng với khoảng 4.060 lao động/năm.
- Đến năm 2025, lao động nông nghiệp còn khoảng 51,9% lao động tham gia hoạt động kinh tế của tỉnh; giai đoạn 2021 - 2025, bình quân mỗi năm chuyển dịch 2% lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tương ứng với khoảng 6.600 lao động/năm.
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN
1. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Đề án
1.1. Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp và vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể các cấp trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về chuyển dịch cơ cấu lao động
Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các cấp phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển dịch cơ cấu lao động; thường xuyên kiểm tra, giám sát và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện. Các địa phương cần xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể về chuyển dịch cơ cấu lao động hàng năm, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương để triển khai thực hiện.
1.2. Tăng cường hoạt động thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao trách nhiệm phối hợp các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người lao động trong tổ chức thực hiện Đề án
Đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền về chuyển dịch cơ cấu lao động. Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị, sự tham gia của doanh nghiệp, người lao động trong việc thực hiện Đề án. Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, quán triệt, tuyên truyền về các nghị quyết, chỉ thị, các chính sách, các chương trình phát triển kinh tế xã hội thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu lao động; kết quả, hiệu quả từ việc chuyển dịch cơ cấu lao động của các địa phương, những mô hình hiệu quả, những doanh nghiệp đào tạo và tuyển dụng nhiều lao động.
1.3. Đào tạo nâng cao chất lượng lao động, chú trọng đào tạo ngành nghề phi nông nghiệp cung ứng cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh và thị trường lao động ngoài tỉnh
Nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình độ và ngành nghề. Giai đoạn 2018 - 2020, đào tạo nghề cho 47.400 người, giai đoạn 2021-2025, đào tạo nghề cho 82.500 người. Tăng cường dạy nghề theo nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp trong tỉnh, nhu cầu thị trường lao động. Thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (đào tạo ở lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm 35 - 40%).
Ký kết hợp đồng đào tạo nghề giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp; hợp đồng cung ứng lao động giữa các trung tâm dịch vụ việc làm với doanh nghiệp. Khuyến khích xã hội hóa dạy nghề, thu hút các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia đào tạo nghề.
3.4. Giải quyết việc làm cho lao động tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; khu công nghiệp, doanh nghiệp ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động
Tăng cường thông tin về thị trường lao động, thực hiện điều tra cung-cầu lao động, xác định nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh hàng năm, kết nối kịp thời thông tin thị trường lao động. Xây dựng Quy chế phối hợp giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với Sở Giáo dục và Đào tạo nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, trung tâm giới thiệu việc làm tuyển lao động tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông nhằm đẩy mạnh phân luồng học sinh phổ thông.
Xây dựng kế hoạch nhu cầu sử dụng lao động của các ngành trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2018 - 2020, giải quyết việc làm cho 54.000 lao động; giai đoạn 2021 - 2025, giải quyết việc làm cho 90.000 lao động. Xây dựng kế hoạch đào tạo và cung ứng lao động cho các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh. Liên kết, hợp tác giữa các trung tâm giới thiệu việc làm với các khu công nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Thành lập Quỹ hỗ trợ việc làm địa phương, hàng năm ngân sách tỉnh bố trí kinh phí cho Quỹ hỗ trợ việc làm qua Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện cho vay theo quy định.
1.5. Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển các loại hình doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh nhằm thu hút, tạo việc làm cho lao động ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ, du lịch
Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút đầu tư của tỉnh. Chú trọng thu hút đầu tư đối với ngành du lịch, dịch vụ và các ngành công nghiệp chế biến như chế biến nông sản, chế biến chè, chế biến tinh dầu quế, chế biến gỗ, chế biến tinh bột sắn, sản xuất giấy đế, sản xuất xi măng, chế biến khoáng sản, đá xây dựng... Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, cơ khí, chế tạo; sản xuất linh kiện điện tử, dệt may, giày da... gắn với giải quyết việc làm cho lao động.
Liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn nhằm đảm bảo việc làm bền vững cho người lao động. Xây dựng chính sách hỗ trợ của tỉnh nhằm phát triển các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, tổ hợp tác xã ở nông thôn, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp.
1.6. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung và các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ nhằm thu hút sử dụng nhiều lao động gắn với chính sách đào tạo, giải quyết việc làm phù hợp theo từng vùng, từng ngành, từng nhóm đối tượng
Xây dựng chính sách đào tạo, giải quyết việc làm phù hợp theo từng vùng, từng ngành, từng nhóm đối tượng, cụ thể:
- Đối với lao động tiếp tục làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp: xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô vừa và lớn như: vùng trồng và chế biến chè tại Văn Chấn, sản xuất và chế biến măng tre bát độ tại Trấn Yên, Yên Bình; trồng cây ăn quả có múi tại Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình..., đẩy mạnh đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Mỗi năm thu hút khoảng 500 - 1.000 lao động nông nghiệp chuyển sang làm việc ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.
- Đối với lao động thuộc các vùng tập trung phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ như khu công nghiệp phía Nam, khu công nghiệp Âu Lâu, khu công nghiệp Minh Quân, khu công nghiệp Mông Sơn và các cụm công nghiệp: có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động để chuyển đổi sang làm việc ở lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Hỗ trợ các doanh nghiệp lớn được tỉnh thu hút đầu tư, các doanh nghiệp tuyển nhiều lao động nông thôn của tỉnh, chú trọng đối với các doanh nghiệp dệt may, điện, điện tử, cơ khí, chế biến nông lâm sản, du lịch, dịch vụ nhà hàng, khách sạn... Mỗi năm chuyển dịch khoảng 2.000 - 3.000 lao động nông nghiệp sang làm việc ở lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.
- Đối với lao động thuộc các vùng khác: có chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động đi làm việc ngoài tỉnh và chính sách đặc thù hỗ trợ đối với lao động của tỉnh khi tham gia xuất khẩu lao động, đặc biệt là đối với các huyện có tỷ lệ lao động nông nghiệp cao như Văn Chấn, Lục Yên, Văn Yên, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Mỗi năm chuyển dịch khoảng 1.600 - 2.500 lao động nông nghiệp sang làm việc ở lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.
1.7. Ban hành chính sách đặc thù của tỉnh nhằm khuyến khích chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp
Xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh nhằm khuyến khích chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, nội dung hỗ trợ gồm: hỗ trợ đào tạo lao động ở một số ngành nghề như chế biến chè, chế biến quế, chế biến gỗ, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng; may công nghiệp; cơ khí; du lịch...; hỗ trợ bồi dưỡng nâng cao tay nghề đối với lao động đang làm việc tại doanh nghiệp; hỗ trợ giải quyết việc làm; xuất khẩu lao động, hỗ trợ phát triển hoạt động chế biến, tiêu thụ sản phẩm ở nông nghiệp, nông thôn; xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến.
1.8. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm tăng năng suất lao động, thu hút lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ
Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Xây dựng chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới tổ chức, quản lý các ngành dịch vụ để mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ cơ bản như tài chính, tín dụng, bảo hiểm, dịch vụ du lịch nhằm thu hút nhiều lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại ở tỉnh,
1.9. Đầu tư phát triển khu vực nông thôn, phát triển ngành nghề sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nông thôn gắn với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn; xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn. Củng cố các hợp tác xã hiện có, phát triển các hợp tác xã, tổ đội, làng nghề dịch vụ nông thôn như làng nghề sản xuất miến đao, sản xuất đồ mỹ nghệ, chế tác đá quý..; phát triển các cơ sở chế biến nông, lâm sản nhằm tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, tạo việc làm tại chỗ.
Xây dựng kế hoạch phát triển từng loại dịch vụ trong nông thôn, mô hình mỗi xã có một sản phẩm. Liên doanh, liên kết giữa các hộ nông dân, trang trại, doanh nghiệp để gắn sản xuất với các vùng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ.
2. Kinh phí thực hiện Đề án
2.1. Kinh phí giai đoạn 2018 - 2020
Tổng kinh phí: 122.000 triệu đồng, gồm:
- Ngân sách trung ương: 50.000 triệu đồng, gồm: nguồn kinh phí chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: 29.000 triệu đồng; nguồn CTMT Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động: 21.000 triệu đồng.
- Ngân sách địa phương: 45.000 triệu đồng, từ nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề.
- Nguồn khác (đóng góp của doanh nghiệp, người lao động): 27.000 triệu đồng.
2.2. Các nội dung chi thực hiện Đề án
- Nguồn kinh phí ngân sách tỉnh, từ nguồn sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề gồm:
+ Hỗ trợ kinh phí thực hiện chính sách đặc thù của tỉnh nhằm khuyến khích chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Mỗi năm hỗ trợ từ ngân sách tỉnh khoảng 10 tỷ đồng để triển khai đào tạo nghề, giải quyết việc làm và các hoạt động liên quan của Đề án.
+ Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956;
- Nguồn kinh phí ngân sách trung ương gồm:
+ Kinh phí CTMTQG xây dựng nông thôn mới: chi hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956;
+ Kinh phí CTMT Giáo dục nghề nghiệp - việc làm và An toàn lao động: hỗ trợ vốn vay từ Quỹ quốc gia về việc làm cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có Dự án thu hút và tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ cho người lao động vay vốn đi làm việc trong và ngoài nước.
- Nguồn khác (đóng góp của doanh nghiệp, người lao động): chi hỗ trợ giải quyết việc làm.
2.3. Giải pháp huy động nguồn vốn để triển khai thực hiện
- Việc hỗ trợ từ ngân sách tỉnh được thực hiện thông qua phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các đơn vị để triển khai thực hiện đào tạo nghề, giải quyết việc làm và các hoạt động liên quan của Đề án gắn với số lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ được cung cấp. Ngân sách tỉnh hỗ trợ cho một số doanh nghiệp (thuộc một số ngành nghề, lĩnh vực) sử dụng nhiều lao động nông nghiệp, hỗ trợ cho một số lao động để chuyển đổi việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
- Lồng ghép kinh phí thực hiện Đề án với kinh phí thực hiện các chương trình, đề án, dự án khác trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án. Huy động nguồn lực đóng góp của doanh nghiệp, người lao động để triển khai thực hiện.
1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Là cơ quan thường trực Đề án; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành tại địa phương. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động.
- Chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (đào tạo nghề); giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động cung ứng cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh và cung ứng cho thị trường lao động ngoài tỉnh, ngoài nước.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức sơ kết hàng năm, sơ kết giai đoạn 2018 - 2020 và tổng kết thực hiện Đề án; kiểm tra, đánh giá thực hiện Đề án theo định kỳ; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ về tiến độ, kết quả, hiệu quả triển khai thực hiện Đề án,
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu cân đối, bố trí từ các Chương trình mục tiêu sử dụng vốn ngân sách trung ương, nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách địa phương; huy động, kêu gọi các nguồn vốn ODA, nguồn vốn tài trợ để thực hiện Đề án; tham mưu chính sách thu hút đầu tư của tỉnh; định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện nguồn vốn của Đề án báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp); phối hợp kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan thẩm định phương án phân bổ dự toán kinh phí ngân sách tỉnh để thực hiện Đề án; cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh cho các ngành, địa phương và đơn vị liên quan để thực hiện; định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện các nguồn vốn của Đề án, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp); phối hợp kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Trực tiếp chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất lao động gắn với chuyển dịch lao động; xây dựng kế hoạch nhu cầu sử dụng nhân lực thuộc ngành.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động, chịu trách nhiệm trong việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở lĩnh vực nông nghiệp.
- Định kỳ tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện nội dung được phân công báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp); phối hợp kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Công Thương
Chủ trì triển khai thực hiện Quy hoạch, Đề án, dự án thuộc lĩnh vực ngành quản lý nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động sang lĩnh vực công nghiệp, thương mại, Xây dựng kế hoạch nhu cầu sử dụng nhân lực thuộc ngành; định kỳ tổng hợp, đánh giá kết quả triển khai thực hiện nội dung được phân công báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp); phối hợp kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì triển khai thực hiện Quy hoạch, Đề án, dự án thuộc lĩnh vực ngành quản lý nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động sang lĩnh vực dịch vụ; xây dựng kế hoạch nhu cầu sử dụng nhân lực thuộc ngành; định kỳ tổng hợp, đánh giá kết quả triển khai thực hiện nội dung được phân công báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp); phối hợp kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương, đơn vị triển khai thực hiện nhiệm vụ đổi mới công nghệ, hiện đại hóa sản xuất; ưu tiên đầu tư nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ cho các lĩnh vực, ngành áp dụng khoa học công nghệ gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; định kỳ tổng hợp, đánh giá kết quả triển khai thực hiện nội dung được phân công báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp); phối hợp kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo
Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, thực hiện tốt công tác hướng nghiệp, phân luồng hợp lý học sinh sau THCS và THPT để tăng số lượng học sinh sau khi tốt nghiệp tham gia học nghề; định kỳ tổng hợp, đánh giá kết quả triển khai thực hiện hoạt động được phân công báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp); phối hợp kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.
9. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan thông tin và truyền thông của tỉnh thường xuyên tuyên truyền về kết quả thực hiện Đề án; chú trọng tuyên truyền về các mô hình, các doanh nghiệp tạo nhiều việc làm cho lao động ở lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ; định kỳ tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện nội dung được phân công báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp); phối hợp kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.
10. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh hỗ trợ cho vay vốn đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án; xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp của địa phương; thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương; định kỳ tổng hợp, đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp); phối hợp kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án.
12. Các sở, ban, ngành của tỉnh và các đơn vị liên quan
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch nhu cầu sử dụng nhân lực thuộc ngành, tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh gắn với chuyển dịch cơ cấu cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh theo mục tiêu đề ra.
Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực thực hiện Đề án có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 08/2013/QĐ-UBND về Quy định nội dung thu-chi và sử dụng Quỹ hỗ trợ học nghề cho lao động có đất nông nghiệp bị thu hồi do tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành
- 2Kế hoạch 2587/KH-UBND năm 2013 thực hiện Quyết định 52/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 3Quyết định 30/2017/QĐ-UBND về Bãi bỏ Quyết định 01/2010/QĐ-UBND phê duyệt Đề án chuyển dịch lao động nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2010-2015, định hướng đến 2020 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 4Nghị quyết 06/2021/NQ-HĐND về kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 10/2017/NQ-HĐND Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020
- 5Kế hoạch 155/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU về chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp do thành phố Cần Thơ ban hành
- 1Quyết định 231/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2011 - 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 2Quyết định 625/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020
- 3Quyết định 08/2013/QĐ-UBND về Quy định nội dung thu-chi và sử dụng Quỹ hỗ trợ học nghề cho lao động có đất nông nghiệp bị thu hồi do tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành
- 4Quyết định 676/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển đào tạo nghề tỉnh Yên Bái đến năm 2020
- 5Kế hoạch 2587/KH-UBND năm 2013 thực hiện Quyết định 52/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Quyết định 934/QÐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Yên Bái 5 năm 2016-2020
- 8Quyết định 1284/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 9Quyết định 1816/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 10Quyết định 30/2017/QĐ-UBND về Bãi bỏ Quyết định 01/2010/QĐ-UBND phê duyệt Đề án chuyển dịch lao động nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2010-2015, định hướng đến 2020 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 11Quyết định 322/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Nghị quyết 06/2021/NQ-HĐND về kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 10/2017/NQ-HĐND Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020
- 13Kế hoạch 155/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU về chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp do thành phố Cần Thơ ban hành
Quyết định 1076/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025"
- Số hiệu: 1076/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/06/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
- Người ký: Dương Văn Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/06/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực