Hệ thống pháp luật

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1070/QĐ-TLĐ

Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN PHỐI NGUỒN THU NGÂN SÁCH CÔNG ĐOÀN

ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

- Căn cứ Luật Công đoàn năm 1990; Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

- Căn cứ Nghị quyết Đại hội X Công đoàn Việt Nam; Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa X;

- Căn cứ Thông tư Liên tịch số 119/2004/TTLT- BTC- TLĐLĐVN ngày 8 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính-Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn trích nộp kinh phí Công đoàn; Thông tư số 17/2009/TT-BTC ngày 22 tháng 1 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích nộp kinh phí Công đoàn đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong các hợp đồng hợp tác kinh doanh;

- Theo đề nghị của Ban Tài chính Tổng Liên đoàn tại Tờ trình số 146/Tr-BTC ngày 08 tháng 8 năm 2011.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành Quy định về phân phối nguồn thu ngân sách Công đoàn.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2012, thay thế Quy định số 699/QĐ-TLĐ ngày 12 tháng 6 năm 2000 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc thu và phân phối tài chính Công đoàn.

Điều 3: Các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn; Công đoàn các cấp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Các đ/c UVĐCT TLĐ;
- Như Điều 3;
- Lưu: Văn thư TLĐ.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH




Đặng Ngọc Tùng

 

QUY ĐỊNH

VỀ PHÂN PHỐI NGUỒN THU NGÂN SÁCH CÔNG ĐOÀN.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1070/QĐ-TLĐ ngày 01 tháng 09 năm 2011 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn).

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Nguyên tắc phân phối.

1. Phân phối nguồn thu ngân sách công đoàn theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, đảm bảo nguyên tắc thống nhất, công bằng, công khai, minh bạch, tạo chủ động cho công đoàn các cấp trong việc khai thác và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm ngân sách công đoàn.

2. Nguồn thu ngân sách công đoàn làm cơ sở phân phối giữa công đoàn các cấp, bao gồm: Thu kinh phí công đoàn và thu đoàn phí công đoàn. Nguồn thu khác phát sinh ở đơn vị nào đơn vị đó được sử dụng.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ PHÂN PHỐI NGUỒN THU NGÂN SÁCH CÔNG ĐOÀN

Điều 2: Đối với Công đoàn cơ sở.

1. Công đoàn cơ sở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong nước.

1.1. Công đoàn cơ sở được sử dụng 60% số thu kinh phí, đoàn phí công đoàn và toàn bộ số thu khác của đơn vị.

1.2. Nộp công đoàn cấp trên:

- Công đoàn cơ sở đơn vị sự nghiệp công lập tự trang trải kinh phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp trực tiếp thu kinh phí công đoàn nộp công đoàn cấp trên trực tiếp được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở bằng 40% tổng số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn của đơn vị.

- Trong năm nộp theo dự toán; sau khi có báo cáo quyết toán, nộp theo số thu thực tế quyết toán.

1.3. Kinh phí công đoàn của đơn vị HCSN do công đoàn cấp trên thu. Công đoàn cấp trên trực tiếp được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở có trách nhiệm cấp cho công đoàn cơ sở 60% số thu kinh phí công đoàn. Đồng thời được bù trừ tiền thu đoàn phí công đoàn cơ sở phải nộp lên.

1.4. Kinh phí công đoàn của đơn vị HCSN TW hưởng lương từ ngân sách nhà nước do Tổng Liên đoàn thu.

- Tổng Liên đoàn cấp trả LĐLĐ tỉnh, thành phố bằng 97% số kinh phí công đoàn đã thu của các đơn vị HCSNTW và cấp 3% số kinh phí công đoàn đã thu cho Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo phối hợp.

- Tổng Liên đoàn cấp trả Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn bằng 93% số thu kinh phí công đoàn đã thu của đơn vị HCSN TW và cấp 7% số kinh phí công đoàn đã thu cho LĐLĐ tỉnh, thành phố thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo phối hợp.

2. Công đoàn cơ sở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Công đoàn cơ sở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong các hợp đồng hợp tác kinh doanh được sử dụng 100% số thu kinh phí công đoàn (1% quỹ lương), 80% số thu đoàn phí và toàn bộ số thu khác của đơn vị. Nộp công đoàn cấp trên trực tiếp được phân cấp quản lý tài chính 20% số thu đoàn phí công đoàn.

Điều 3: Đối với các công đoàn cấp trên cơ sở.

Các công đoàn cấp trên cơ sở theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam được sử dụng 40% số thu kinh phí và đoàn phí của công đoàn cơ sở cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong nước nộp và 20% số thu đoàn phí của công đoàn cơ sở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp. Phân phối nguồn thu ngân sách công đoàn giữa các công đoàn cấp trên cơ sở như sau:

1. Phân phối nguồn thu ngân sách công đoàn giữa LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và công đoàn cấp trên cơ sở, đơn vị trực thuộc.

1.1. Phân phối nguồn thu ngân sách công đoàn giữa LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn với công đoàn cấp trên cơ sở trực thuộc cấp mình, do LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn quy định.

1.2. Về kinh phí chỉ đạo phối hợp.

- Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn nộp Tổng Liên đoàn 7% số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn của công đoàn cơ sở (ngoài kinh phí nộp Tổng Liên đoàn quy định tại điểm 2, Điều 3 Quy định này) để Tổng Liên đoàn cấp cho LĐLĐ tỉnh, thành phố thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo phối hợp.

- LĐLĐ tỉnh, thành phố nộp 3% số thu kinh phí, đoàn phí công đoàn của công đoàn cơ sở Trung ương do đơn vị quản lý tài chính cho Tổng Liên đoàn (ngoài kinh phí nộp Tổng Liên đoàn quy định tại điểm 2, Điều 3 Quy định này) để Tổng Liên đoàn cấp cho Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo phối hợp.

Đầu năm Tổng Liên đoàn cấp kinh phí đơn vị thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo phối hợp theo dự toán. Khi có báo cáo quyết toán, Tổng Liên đoàn điều chỉnh bổ sung số cấp theo quyết toán của năm trước liền kề.

2. Phân phối nguồn thu ngân sách công đoàn giữa Tổng Liên đoàn và LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

Tổng Liên đoàn căn cứ vào các tiêu chí: Số lao động, số thu và điều kiện đặc thù để xác định đối tượng phải nộp, đối tượng tự cân đối thu, chi và đối tượng được Tổng Liên đoàn cấp hỗ trợ:

- Chỉ tiêu lao động: Không bao gồm số lao động của công đoàn cơ sở doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, lao động của doanh nghiệp, đơn vị nơi chưa có tổ chức công đoàn, lao động của công đoàn cơ sở thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo phối hợp.

- Chỉ tiêu thu kinh phí: Bao gồm cả số thu kinh phí của đơn vị HCSNTW do Tổng Liên đoàn cấp, không bao gồm số thu kinh phí của công đoàn cơ sở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Mức nộp là tỷ lệ (%) trên tổng số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn của đơn vị; Trong năm nộp theo dự toán, khi có báo cáo quyết toán nộp theo số thu thực tế quyết toán.

- Đơn vị nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn nếu tổng hợp số lao động và số thu nhỏ hơn tiêu chí: Số lao động và số thu theo bảng quy định cho các đối tuợng tại khoản 2.1, điều này thì được áp dụng mức nộp thấp hơn liền kề.

2.1. Đơn vị nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn.

2.1.1. Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

TT

Tiêu chí

Mức nộp

(%)

Số lao động

Số thu

1

Từ 50.000 lao động trở lên

130 tỷ đồng trở lên

10

2

-

110 tỷ đồng đến dưới 130 tỷ đồng

9

3

-

90 tỷ đồng đến dưới 110 tỷ đồng

8

4

-

70 tỷ đồng đến dưới 90 tỷ đồng

7

5

-

50 tỷ đồng đến dưới 70 tỷ đồng

6

6

Dưới 50.000 lao động

Dưới 50 tỷ đồng

5

2.1.2. Công đoàn ngành TW.

TT

Tiêu chí

Mức nộp

(%)

Số lao động

Số thu

1

Từ 150.000 lao động trở lên

140 tỷ đồng trở lên

8

2

Dưới 150.000 lao động

100 tỷ đến dưới 140 tỷ đồng

7

3

 

60 tỷ đến dưới 100 tỷ đồng

6

4

 

Dưới 60 tỷ đồng

5

5

 

Dưới 30 tỷ đồng

4

2.1.3. LĐLĐ tỉnh, thành phố.

TT

Tiêu chí

Mức nộp

(%)

Số lao động

Số thu

1

Từ 1 triệu lao động trở lên

300 tỷ đồng trở lên

8

2

Từ 700.00 lao động đến dưới 1 triệu lao động

150 tỷ đồng đến dưới 300 tỷ đồng

7

3

Từ 300.000 lao động đến dưới 700.000 lao động

Từ 80 tỷ đồng đến dưới 150 tỷ đồng

6

4

Dưới 300.000 lao động

Từ 50 tỷ đồng đến dưới 80 tỷ đồng

5

5

 

Từ 30 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng

4

6

 

Dưới 30 tỷ đồng

3

2.2. Đơn vị tự cân đối thu, chi ngân sách.

Các đơn vị không thuộc đối tượng nộp, nhưng có số phải thu về cấp trên cân đối chi hoặc chênh lệch 5% so với số chi (không bao gồm chi mua sắm TSCĐ, đầu tư xây dựng cơ bản) theo quyết toán năm trước liền kề năm kế hoạch và chi bình quân của cán bộ công đoàn chuyên trách cấp trên không cao hơn mức chi bình quân cán bộ công đoàn chuyên trách của đơn vị phải nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn mức thấp nhất theo nhóm đối tượng quy định tại điểm 2.1, điều này được tự cân đối thu, chi ngân sách.

2.3. Đơn vị được cấp hỗ trợ.

Đơn vị còn lại có số phải thu về cấp trên không cân đối chi (không bao gồm chi mua sắm TSCĐ, đầu tư xây dựng cơ bản) theo quyết toán của năm trước liền kề năm kế hoạch, được cấp phần chênh lệch.

Mức cấp hỗ trợ tối đa, đảm bảo cho đơn vị có mức chi bình quân của cán bộ công đoàn chuyên trách cấp trên bằng mức chi bình quân của các đơn vị tự cân đối theo thông báo hàng năm của Tổng Liên đoàn.

2.4. Phân phối số thu của Tổng Liên đoàn:

Số thu của Tổng Liên đoàn để dự phòng tài chính chung, chi của các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn, cấp hỗ trợ cho các đơn vị không cân đối được thu, chi ngân sách và các trường hợp phải hỗ trợ đột xuất, cần thiết.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 4: Điều khoản thi hành.

1. Ban Tài chính Tổng Liên đoàn có trách nhiệm trình Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định nguyên tắc xây dựng dự toán, chỉ tiêu thu, nộp, định mức chi tiêu, dự kiến phân bổ dự toán của công đoàn các cấp, đồng thời ban hành văn bản hướng dẫn các đơn vị xây dựng dự toán hàng năm.

2. LĐLĐ các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn ban hành Quy định phân phối ngân sách của công đoàn cấp mình và công đoàn cấp trên cơ sở trực thuộc, đồng thời hướng dẫn công đoàn cấp dưới và công đoàn cơ sở tổ chức thực hiện.

3. Các cấp công đoàn tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý vi phạm về thu, chi, quản lý và nộp ngân sách lên công đoàn cấp trên.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc yêu cầu phản ánh kịp thời về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để nghiên cứu, giải quyết.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1070/QĐ-TLĐ năm 2011 về Quy định phân phối nguồn thu ngân sách Công đoàn do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

  • Số hiệu: 1070/QĐ-TLĐ
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 01/09/2011
  • Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
  • Người ký: Đặng Ngọc Tùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2012
  • Ngày hết hiệu lực: 01/03/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản