Hệ thống pháp luật

TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN - ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 105-TĐC/QĐ

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 1991

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH "QUY ĐỊNH VỀ UỶ QUYỀN KIỂM ĐỊNH NHÀ NƯỚC PHƯƠNG TIỆN ĐO"

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN- ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG

Căn cứ Điều 9 và Điều 14 Pháp lệnh đo lường ngày 6 tháng 7 năm 1990;
Căn cứ Nghị định số 115-HĐBT ngày 13 tháng 4 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh đo lường;
Căn cứ chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng được Nhà nước giao trong Nghị định số 22-HĐBT ngày 8-2-1991 của Hội đồng Bộ trưởng;
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Đo lường,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành theo Quyết định này bản "Quy định về uỷ quyền kiểm định Nhà nước phương tiện đo".

Điều 2: Cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường các cấp, các ngành, địa phương và cơ sở phải thực hiện theo đúng quy định này trong việc uỷ quyền kiểm định Nhà nước phương tiện đo.

Điều 3: Trung tâm Đo lường, cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường các cấp chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thi hành Quyết định này.

Điều 4: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quy định này.

 

 

Nguyễn Trọng Hiệp

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH

VỀ UỶ QUYỀN KIỂM ĐỊNH NHÀ NƯỚC PHƯƠNG TIỆN ĐO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 105-TĐC/QĐ ngày 20-7-1991 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.

1. QUY ĐỊNH CHUNG:

1.1. Việc uỷ quyền kiểm định Nhà nước (KĐNN) nhằm tận dụng khả năng về cán bộ và phương tiện kiểm định của tổ chức và cá nhân vào việc kiểm định Nhà nước, kịp thời đáp ứng nhu cầu về quản lý đo lường của nền kinh tế quốc dân.

1.2. Trung tâm Đo lường, các Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng khu vực (Trung tâm khu vực), các đơn vị chức năng và các Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (Chi cục) có trách nhiệm phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan để xây dựng và trình Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (Tổng cục) quyết định các định hướng và quy hoạch cho việc xây dựng và phát triển các tổ chức uỷ quyền KĐNN. Việc xem xét để được uỷ quyền kiểm định Nhà nước phải căn cứ vào nhu cầu kiểm định của các ngành kinh tế quốc dân và khả năng đáp ứng của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường các cấp.

Phạm vi uỷ quyền kiểm định Nhà nước được xác định cụ thể trong Quyết định uỷ quyền kiểm định Nhà nước.

1.3. Tổ chức và cá nhân (gọi tắt là cơ sở) có đủ các điều kiện sau đây có thể được xét uỷ quyền kiểm định Nhà nước:

a) Là cơ sở có tư cách pháp nhân, ổn định về mặt tổ chức, hoạt động có nề nếp, bảo đảm vô tư, khách quan trong hoạt động kiểm định;

b) Có đủ chuẩn, phương tiện kiểm định, mặt bằng làm việc và điều kiện môi trường theo yêu cầu của các quy định hiện hành;

c) Có cán bộ đủ trình độ kỹ thuật và nghiệp vụ kiểm định đã được cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường có thẩm quyền chứng nhận;

d) Tự nguyện xin được uỷ quyền kiểm định Nhà nước.

2. Nghĩa vụ, quyền hạn và quyền lợi của cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước.

2.1. Cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước có nghĩa vụ:

- Bảo đảm các chuẩn được kiểm định đúng chu kỳ, bảo quản, sử dụng các chuẩn này đúng quy định;

- Tiến hành kiểm định trong phạm vi được uỷ quyền theo đúng nguyên tắc, thủ tục và quy trình kiểm định hiện hành, bảo đảm chất lượng kiểm định;

- Lưu trữ hồ sơ kiểm định;

- Báo cáo đúng kỳ hạn mỗi năm một lần (trước ngày 31-12 hàng năm) với đầy đủ nội dung theo mẫu phụ lục 4 cho Chi cục tỉnh, thành phố (đối với các tổ chức được uỷ quyền theo mục 3.4) hoặc Trung tâm khu vực sở tại, riêng đối với các cơ sở được uỷ quyền thuộc khu vực miền Bắc báo cáo cho Trung tâm Đo lường;

- Chịu sự kiểm tra, thanh tra Nhà nước về đo lường theo phân cấp.

2.2. Tổ chức được uỷ quyền kiểm định Nhà nước có quyền hạn và quyền lợi sau đây:

- Tiến hành kiểm định Nhà nước cho đơn vị mình và cho các đơn vị khác trong phạm vi uỷ quyền;

- Được ưu tiên giúp đỡ về kỹ thuật và nghiệp vụ kiểm định về đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ, về phân phối trang thiết bị chuẩn trong phạm vi chức năng và theo khả năng của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường;

- Được thu lệ phí theo quy định chung.

3. Thủ tục uỷ quyền kiểm định Nhà nước.

3.1. Cơ sở nào muốn được uỷ quyền KĐNN phải gửi qua Trung tâm Đo lường (đối với những cơ sở thuộc khu vực miền Bắc) hoặc Trung tâm khu vực sở tại, các hồ sơ sau đây:

- Đơn xin uỷ quyền kiểm định Nhà nước (mẫu phụ lục 1);

- Báo cáo khả năng kiểm định (mẫu phụ lục 2).

3.2. Sau khi nhận đủ hồ sơ, Trung tâm Đo lường hoặc Trung tâm khu vực tiến hành thẩm xét, bao gồm cả việc kiểm tra tại chỗ, các điều kiện để được uỷ quyền của cơ sở xin uỷ quyền.

Nếu thấy đạt đủ các điều kiện quy định ở mục 1.2 và 1.3 thì Trung tâm khu vực gửi đề nghị bằng văn bản và toàn bộ hồ sơ về Tổng cục. Tổng cục giao cho Trung tâm Đo lường thẩm xét về chuyên môn, nghiệp vụ đo lường và trình Tổng cục xem xét quyết định, thời gian thẩm xét không được quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trường hợp chưa đủ thủ tục hoặc cần xem xét thêm, Tổng cục thông báo và hướng dẫn Trung tâm Đo lường và các Trung tâm khu vực bổ sung.

3.3. Trong quá trình xem xét uỷ quyền kiểm định Nhà nước cho các cơ sở Trung ương đối với những lĩnh vực đo mà Chi cục có khả năng kiểm định và các cơ sở địa phương, Trung tâm Đo lường, Trung tâm khu vực phải thông báo, phối hợp với Chi cục sở tại và trong hồ sơ trình Tổng cục phải có ý kiến bằng văn bản của Chi cục. Chậm nhất là 15 ngày sau khi nhận được thông báo, Chi cục sở tại phải có ý kiến gửi các Trung tâm .

3.4. Trường hợp uỷ quyền kiểm định Nhà nước các phương tiện đo thông dụng để xác định lượng hàng hoá khi mua bán, giao nhận:

- Cân bàn, cân đĩa, cân treo, cân đồng hồ, quả cân thương nghiệp;

- Thước đo độ dài thương nghiệp;

- Ca, cốc, bình đong, chum, ang đong thương nghiệp; được quy định như sau:

a) Việc nhận hồ sơ cũng như việc thẩm xét và kiểm tra tại chỗ các điều kiện để được uỷ quyền của cơ sở xin uỷ quyền kiểm định Nhà nước ở điểm 3.1, 3.2, do các Chi cục sở tại đảm nhiệm.

Nếu đạt đủ các yêu cầu quy định ở mục 1.2 và 1.3 thì Chi cục gửi đề nghị và toàn bộ hồ sơ về Trung tâm Đo lường (đối với khu vực miền Bắc) hoặc Trung tâm khu vực sở tại.

b) Trung tâm Đo lường, các Trung tâm khu vực tiến hành thẩm xét, nếu thấy đủ điều kiện thì Giám đốc các Trung tâm ra quyết định uỷ quyền kiểm định Nhà nước cho các cơ sở nói trên và báo cáo về Tổng cục.

3.5. Khi giải quyết việc uỷ quyền, gia hạn hay mở rộng uỷ quyền kiểm định Nhà nước, Trung tâm Đo lường, các Trung tâm khu vực và Chi cục tỉnh, thành phố được phép thu một khoản chi phí. Mức chi phí này được tính toán căn cứ vào chi phí thực tế.

4. Thời hạn việc gia han, việc mở rộng và việc thu hồi quyền kiểm định Nhà nước.

4.1. Thời hạn uỷ quyền kiểm định Nhà nước do Giám đốc Trung tâm Đo lường, Trung tâm khu vực (hoặc Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tỉnh, thành phố) đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (hoặc Giám đốc Trung tâm Đo lường, Trung tâm khu vực) quyết định cho từng trường hợp cụ thể nhưng không kéo dài quá 3 năm và được ghi trong quyết định uỷ quyền kiểm định Nhà nước (mẫu phụ lục 3).

4.2. Trong khoảng thời gian 3 tháng trước khi quyết định uỷ quyền kiểm định Nhà nước hết hiệu lực, nếu muốn được gia hạn, tổ chức được uỷ quyền phải làm đơn xin gia hạn (mẫu phụ lục 5) gửi cho Trung tâm Đo lường, Trung tâm khu vực hoặc Chi cục tỉnh, thành phố (đối với tổ chức được uỷ quyền theo mục 3.5).

4.3. Sau khi nhận được đơn nói trên, Trung tâm đo lường, Trung tâm khu vực hoặc chi cục tỉnh, thành phố (đối với cơ sở được uỷ quyền theo mục 3 - 4 ) thẩm xét lại các điều kiện để được uỷ quyền, phân tích, đánh giá hoạt động của cơ sở được uỷ quyền trong thời gian uỷ quyền, sau đó làm thủ tục và quyết định gia hạn giống như thủ tục ra quyết định uỷ quyền đã nêu ở mục 3.

Kể từ ngày quyết định uỷ quyền hết hiệu lực cho đến khi có quyết định gia hạn (mẫu phụ lục 6) tổ chức được uỷ quyền phải ngừng tiến hành kiểm định Nhà nước.

4.4. Khi khả năng kiểm định đã được tăng cường, cơ sở được uỷ quyền có thể làm đơn xin mở rộng quyền kiểm định Nhà nước (mẫu phụ lục 5).

Thủ tục mở rộng quyền kiểm định Nhà nước cũng giống thủ tục uỷ quyền kiểm định Nhà nước (mục 3) nhưng chỉ làm riêng đối với phương tiện đo chưa được uỷ quyền.

Có thể tiến hành thủ tục xin mở rộng quyền kiểm định Nhà nước đồng thời với việc xin gia hạn uỷ quyền kiểm định Nhà nước.

4.5. Nếu cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước:

- Không đảm bảo tính vô tư khách quan trong hoạt động kiểm định Nhà nước hoặc lạm dụng quyền kiểm định Nhà nước để đạt những mục tiêu không chính đáng;

- Không đảm bảo quy định quy trình kiểm định;

- Hoạt động vượt quá phạm vi được uỷ quyền;

- Không còn đầy đủ các điều kiện quy định ở mục 1.3;

- Không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định ở mục 2.1;

- Không thực hiện những kiến nghị chính thức của Trung tâm Đo lường, Trung tâm khu vực hoặc Chi cục tỉnh, thành phố (đối với cơ sở được uỷ quyền theo mục 3.4) nhằm khắc phục những thiếu sót của cơ sở; thì tuỳ theo mức độ vi phạm, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Giám đốc Trung tâm Đo lường, Trung tâm khu vực (đối với cơ sở được uỷ quyền theo mục 3.4) có quyền ra quyết định thu hồi toàn bộ hay từng phần quyền kiểm định Nhà nước (mẫu phụ lục 7).

4.6. Từ khi có quyết định thu hồi từng phần hoặc toàn bộ quyền kiểm định Nhà nước, cơ sở phải đình chỉ các hoạt động kiểm định Nhà nước nêu trong quyết định. Nếu bị thu hồi toàn bộ quyền kiểm định Nhà nước thì cơ sở phải nộp lại dấu kiểm định cho Trung tâm Đo lường, Trung tâm khu vực hoặc Chi cục tỉnh, thành phố (đối với cơ sở được uỷ quyền theo mục 3.4).

5. Dấu kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định của cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước.

5.1. Dấu kiểm định dùng trong hoạt động kiểm định Nhà nước của tổ chức được uỷ quyền quy định trong Quyết định uỷ quyền. Việc chế tạo, sử dụng, quản lý dấu kiểm định này theo Quy định về dấu kiểm định do Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng ban hành kèm theo Quyết định số 106-TĐC/QĐ, ngày 20 tháng 7 năm 1991.

5.2. Các cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước sử dụng giấy chứng nhận của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường theo Quy định về giấy chứng nhận kiểm định do Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng ban hành kèm theo Quyết định số 107-TĐC/QĐ, ngày 20 tháng 7 năm 1991.

6. Kiểm tra và báo cáo

6.1. Trung tâm Đo lường, Trung tâm khu vực hoặc Chi cục tỉnh, thành phố (đối với việc uỷ quyền theo mục 3.4) có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra các điều kiện và nề nếp hoạt động kiểm định của các cơ sở được uỷ quyền kiểm định trên địa bàn mình phụ trách.

Trường hợp cơ sở được uỷ quyền vi phạm các quy định ở mục 1.3 và 2.1 Giám đốc Trung tâm Đo lường, Trung tâm khu vực hoặc Chi cục (với các cơ sở uỷ quyền theo mục 3.4) có quyền đình chỉ tạm thời hoạt động kiểm định của cơ sở này cho đến khi khắc phục được các sai sót và khi cần thiết, kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng hoặc Giám đốc các Trung tâm ra quyết định (đối với các tổ chức uỷ quyền theo mục 3.4) thu hồi toàn bộ hay từng phần kiểm định Nhà nước.

Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại về hoạt động hay kết quả kiểm định của cơ sở được uỷ quyền kiểm định, thực hiện theo các quy định về thanh tra Nhà nước về đo lường.

6.2. Trước ngày 15-12 hàng năm, các Chi cục báo cáo tình hình kiểm định năm trước của cơ sở được uỷ quyền theo phân cấp quản lý đến Trung tâm Đo lường hoặc Trung tâm khu vực sở tại. Trung tâm khu vực có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ tình hình công tác kiểm định của cơ sở được uỷ quyền trong khu vực mình phụ trách gửi Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng và Trung tâm đo lường.

Định kỳ hàng năm, Tổng cục thông báo cho các ngành, các cấp có liên quan danh sách các cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước.

7. Thanh tra cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước .

Việc thanh tra cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước thực hiện theo quy định của Uỷ ban Khoa học Nhà nước và của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng về vấn đề này.

PHỤ LỤC 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN ĐƯỢC UỶ QUYỀN KIỂM ĐỊNH NHÀ NƯỚC.

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng

(Thông qua Trung tâm ...)

(Tên cơ sở):............................................................................

thuộc (Bộ, Tổng cục, tỉnh, LHXN, XN...)..............................

Địa chỉ:..................................................................................

Điện thoại số:........................................................................

Xin được uỷ quyền kiểm định Nhà nước đối với các phương tiện đo sau đây:

TT

Tên phương tiện đo

Phạm vi đo

Cấp, hạng chính xác

Chế độ kiểm định

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

........... (Tên cơ sở)................. cam đoan chấp hành đầy đủ các quy định về uỷ quyền kiểm định Nhà nước phương tiện đo.

.... ngày... tháng... năm 199...

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ XIN ĐƯỢC UỶ QUYỀN

(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO KHẢ NĂNG KIỂM ĐỊNH

1. (Tên cơ sở) ........................................................................................

thuộc (Bộ, Tổng cục, tỉnh, LHXN, XN)................................................

Địa chỉ:..................................................................................................

Điện thoại số:........................................................................................

2. Cơ cấu tổ chức:

Thành lập theo Quyết định số:... ngày.../.../.... của ...............................

Chức năng, nhiệm vụ chính:..................................................................

...............................................................................................................

Tóm tắt quá trình và kết quả hoạt động về kiểm định:...........................

3. Khả năng về cán bộ làm công tác kiểm định về đo lường

TT

Họ và tên

Năm sinh

Bằng cấp

Ngành nghề

Thời gian và nơi đào tạo

Thời gian đã làm về đo lường

Lĩnh vực

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Khả năng về phương tiện kiểm định.

TT

Tên phương tiện kiểm định chuẩn thiết bị phụ...

Phạm vi đo

Cấp, hạng chính xác

Số lượng

Tình trạng hiện tại

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

5. Điều kiện làm việc:

- Tổng diện tích làm việc:......... m2, trong đó:

+ Diện tích phòng thí nghiệm nói chung:.......... m2

+ Diện tích có điều hoà khí hậu:........... m2

- Các điều kiện làm việc khác:

6. Khả năng kiểm định:

TT

Tên phương tiện đo có khả năng kiểm định

Phạm vi đo

Cấp, hạng chính xác

Số lượng có thể kiểm định được trong một năm

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

... ngày... tháng... năm 199..

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ XIN UỶ QUYỀN

(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 3

UỶ BAN KHOA HỌC NHÀ NƯỚC

TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN -
ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG

Số: ........... -TĐC/QĐ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội , ngày... tháng... năm 199...

QUYẾT ĐỊNH UỶ QUYỀN KIỂM ĐỊNH NHÀ NƯỚC PHƯƠNG TIỆN ĐO

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN - ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG

Căn cứ Điều 9 và Điều 14 Pháp lệnh đo lường ngày 6 tháng 7 năm 1990;
Căn cứ quy định về uỷ quyền kiểm định Nhà nước phương tiện đo ban hành theo Quyết định số... ngày... tháng... năm 199... của tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng;
Xét đơn xin uỷ quyền kiểm định Nhà nước ngày... tháng... năm 199... của (tên cơ sở):
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Đo lường, hoặc Trung tâm khu vực (...),

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Uỷ quyền kiểm định Nhà nước cho........... thuộc........... đối với các phương tiện đo sau đây:

TT

Tên phương tiện đo

Phạm vi đo

Cấp, hạng chính xác

Chế độ kiểm định

 

 

 

 

 

Điều 2: Trong hoạt động kiểm định Nhà nước...... tên cơ sở được uỷ quyền kiểm định.... được sử dụng dấu kiểm đinh mang ký hiệu và chịu sự kiểm tra, điều hoà phối hợp về kế hoạch kiểm định của Trung tâm Đo lường (hoặc Trung tâm khu vực...).

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực đến hết ngày... tháng... năm 199...

TỔNG CỤC TRƯỞNG

TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN-ĐO LƯỜNG-CHẤT LƯỢNG

PHỤ LỤC 4

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KIỂM ĐỊNH NHÀ NƯỚC

(trong thời gian .../..../ 199... đến... /..../....)

Kính gửi:.............................................

1. Tên tổ chức được uỷ quyền:.......................................................................

thuộc:..............................................................................................................

Địa chỉ:...........................................................................................................

Điện thoại số:..................................................................................................

Quyết định uỷ quyền kiểm định Nhà nước số.......... ngày..../.... năm 19........

2. Tình hình thay đổi về tổ chức và cán bộ trong thời gian báo cáo:

................................................................

3. Tình hình thay đổi về cơ sở vật chất kỹ thuật kiểm định trong thời gian báo cáo:....................................................................

4. Tình hình kiểm định:

TT

Tên phương tiện

Đặc trưng đo lường

Số lượng

Cơ quan

Ghi

 

được kiểm định

Phạm vi đo

Cấp
chính xác

Tổng số

Đạt yêu cầu

sử dụng chính

chú

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Tình hình khiếu nại về kết quả kiểm định trong thời gian báo cáo:.............

6. Kiến nghị:.......................

... ngày... tháng... năm 199...

THỦ TRƯỞNG

CƠ SỞ ĐƯỢC UỶ QUYỀN

(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 5

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN GIA HẠN (HOẶC MỞ RỘNG PHẠM VI)
UỶ QUYỀN KIỂM ĐỊNH NHÀ NƯỚC

Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng

(Qua Trung tâm...)

1. Tên cơ sở được uỷ quyền:....................................

thuộc:........................................................................

Địa chỉ:.....................................................................

Số điện thoại:............................................................

Quyết định uỷ quyền kiểm định Nhà nước số:.............. ngày....../ hết hạn ngày:.............. đối với các phương tiện đo sau đây:

TT

Tên phương tiện đo

Phạm vi đo

Cấp, hạng chính xác

Chế độ kiểm định

 

 

 

 

 

2. Tình hình thay đổi về tổ chức và cán bộ so với ngày được uỷ quyền:...............

3. Tình hình thay đổi về cơ sở vật chất kỹ thuật kiểm định so với ngày được uỷ quyền:............

4. Xin được gia hạn uỷ quyền kiểm định Nhà nước đối với các phương tiện đo sau đây:

TT

Tên phương tiện đo

Phạm vi đo

Cấp, hạng chính xác

Chế độ kiểm định

 

 

 

 

 

5. Xin được mở rộng phạm vi uỷ quyền kiểm định Nhà nước đối với các phương tiện đo sau đây:

TT

Tên phương tiện đo

Phạm vi đo

Cấp, hạng chính xác

Chế độ kiểm định

 

 

 

 

 

Ngày... tháng... năm 199...

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ XIN UỶ QUYỀN

PHỤ LỤC 6

UỶ BAN KHOA HỌC NHÀ NƯỚC

TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN -
ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG

Số: ........... -TĐC/QĐ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội , ngày... tháng... năm 199...

QUYẾT ĐỊNH GIA HẠN (HOẶC MỞ RỘNG PHẠM VI) UỶ QUYỀN KIỂM ĐỊNH NHÀ NƯỚC

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN - ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG

Căn cứ Điều 9 và Điều 14 Pháp lệnh đo lường ngày 6-7-1990;
Căn cứ Quy định về uỷ quyền kiểm định Nhà nước phương tiện đo ban hành kèm theo Quyết định số.../TĐC-QĐ, ngày ... tháng... năm 199.. của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng;
Xét đơn gia hạn (hoặc mở rộng phạm vi) uỷ quyên kiểm định Nhà nước ngày... tháng... năm 19........ của.........................
heo đề nghị của Giám đốc Trung tâm đo lường (hoặc Trung tâm khu vực...).

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Gia hạn (hoặc mở rộng phạm vi) uỷ quyền kiểm định Nhà nước cho ................ thuộc............... đối với các phương tiện đo sau:

TT

Tên phương tiện đo

Phạm vi đo

Cấp, hạng chính xác

Chế độ kiểm định

 

 

 

 

 

Điều 2: Trong hoạt động kiểm định Nhà nước... (tên cơ sở)... được sử dụng dấu kiểm định mang ký hiệu ... và chịu sự kiểm tra, điều hoà, phối hợp về kế hoạch kiểm định của Trung tâm Đo lường ( hoặc Trung tâm khu vực).

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực đến hết ngày... tháng... năm 199...

TỔNG CỤC TRƯỞNG

TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN - ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG

PHỤ LỤC 7

UỶ BAN KHOA HỌC NHÀ NƯỚC

TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN -
ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG

Số: ........... -TĐC/QĐ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội , ngày... tháng... năm 199...

QUYẾT ĐỊNH THU HỒI QUYỀN KIỂM ĐỊNH NHÀ NƯỚC

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN - ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG

Căn cứ Điều 9 và Điều 14 Pháp lệnh đo lường ngày 6 tháng 7 năm 1990;
Căn cứ Quy định uỷ quyền kiểm định Nhà nước phương tiện đo ban hành theo Quyết định số.../.../ ngày.../.../199... của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Đo lường (hoặc Trung tâm khu vực...),

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Thu hồi quyền kiểm định Nhà nước của:............ (tên cơ sở)............... đối với các phương tiện đo sau đây:

TT

Tên phương tiện đo

Phạm vi đo

Cấp, hạng chính xác

Chế độ kiểm định

 

 

 

 

 

Nếu trường hợp thu hồi toàn bộ quyền kiểm định Nhà nước thì Điều 1 viết như sau:

Thu hồi toàn bộ quyền kiểm định Nhà nước và dấu kiểm định mang ký hiệu.......... của............... (tên cơ sở).............

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày.../.../199...

Điều 3. ........(Tên cơ sở bị thu hồi quyền kiểm định Nhà nước)...... và Trung tâm... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

TỔNG CỤC TRƯỞNG

TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN - ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 105-TĐC/QĐ năm 1991 ban hành Quy định về uỷ quyền kiểm định Nhà nước phương tiện đo của Tổng cục trường Tổng cục Tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng

  • Số hiệu: 105-TĐC/QĐ
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/07/1991
  • Nơi ban hành: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng
  • Người ký: Nguyễn Trọng Hiệp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản