Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 105/2005/QĐ-UBND | Cần Thơ, ngày 28 tháng 12 năm 2005 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND có hiệu lực ngày 01/4/2005;
Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02/12/1998 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15/6/2004;
Căn cứ Nghị định số 53/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Sửa đổi, bổ sung số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra thành phố Cần Thơ,
QUYẾT ĐỊNH :
| TM. UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠ |
QUY ĐỊNH
VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TP.CẦN THƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 105/2005/QĐ.UBND ngày 28/12/2005 của Ủy ban nhân dân TP.Cần thơ)
1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong Quy định này là khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước và thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai theo Điều 138 Luật Đất đai năm 2003;
2. Tố cáo và giải quyết tố cáo trong Quy định này là tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, mà nội dung liên quan thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của cơ quan hành chính các cấp; tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Điều 2. Những trường hợp không tiếp nhận giải quyết theo quy định này:
1. Khiếu nại Quyết định hành chính trong hoạt động quản lý điều hành của cấp trên đối với cấp dưới theo thứ bậc hành chính không giải quyết theo Quy định này.
2. Tố cáo hành vi phạm tội do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
MỤC 1. TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ ĐƠN KHIẾU NẠI
1. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và có đủ các điều kiện quy định tại Điều 11 của Quy định này thì cơ quan nhận được phải thụ lý để giải quyết, đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ các điều kiện để thụ lý giải quyết theo quy định tại Điều 11 của Quy định này thì có văn bản trả lời cho người khiếu nại biết rõ lý do không thụ lý. Trong trường hợp đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì có trách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại.
2. Đối với đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì cơ quan nhận được có trách nhiệm xử lý nội dung khiếu nại theo quy định tại Khoản 1 của Điều này, còn nội dung tố cáo thì xử lý theo quy định tại Điều 42 của Quy định này.
3. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì Thủ trưởng cơ quan Nhà nước cấp trên yêu cầu cấp dưới giải quyết, đồng thời chỉ đạo Chánh Thanh tra cùng cấp kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn việc giải quyết đó và áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với người thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại. Trong trường hợp cần phải áp dụng biện pháp vượt quá thẩm quyền của mình thì kiến nghị người có thẩm quyền xử lý.
4. Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, đơn khiếu nại về vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng thì cơ quan nhận được đơn không có trách nhiệm thụ lý nhưng có văn bản hướng dẫn, trả lời cho người khiếu nại. Việc chỉ dẫn, trả lời chỉ thực hiện một lần đối với một vụ việc khiếu nại; trong trường hợp người khiếu nại gửi kèm giấy tờ, tài liệu là bản gốc liên quan đến vụ việc khiếu nại thì cơ quan nhận được đơn trả lại các giấy tờ, tài liệu đó cho người khiếu nại.
MỤC 2. QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI KHIẾU NẠI, NGƯỜI BỊ KHIẾU NẠI
1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:
a. Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại;
b. Được nhận văn bản trả lời về vụ việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
c. Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
d. Được khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính;
đ. Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết.
2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a. Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
b.Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin tài liệu cho người giải quyết khiếu nại, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó;
c. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
3. Trong quá trình thực hiện việc khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải chấp hành quyết định hành chính mà mình khiếu nại, trừ trường hợp quyết định đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định tại Điều 35, Điều 42 của Luật Khiếu nại, tố cáo.
1. Người bị khiếu nại có quyền sau đây:
a. Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại;
b. Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại tiếp theo đối với khiếu nại của mình đã giải quyết nhưng người khiếu nại tiếp tục khiếu nại.
2. Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a. Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; thông báo bằng văn bản về việc thụ lý để giải quyết, gửi các quyết định giải quyết cho người khiếu nại và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết của mình; trong trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm chuyển đến thì phải có thông báo việc giải quyết hoặc kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo;
b. Giải trình về quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
c. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật;
d. Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm, tên, địa chỉ của người khiếu nại, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại, nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên.
Thời hạn khiếu nại tiếp theo, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý, thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của pháp luật; đối với vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày.
2. Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai:
a. Khiếu nại đối với Quyết định hành chính của UBND quận, huyện; hành vi hành chính của cán bộ công chức thuộc UBND xã, phường, thị trấn, phòng Tài nguyên - Môi trường, UBND quận, huyện; khiếu nại đối với Quyết định hành chính của UBND thành phố; cán bộ công chức thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường có hành vi hành chính trong giải quyết công việc về quản lý đất đai thì thời hiệu khiếu nại là 30 ngày kể từ ngày nhận Quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính.
b. Thời hạn khiếu nại tiếp theo đối với các quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND quận, huyện về quản lý đất đai là 45 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
3. Trong trường hợp người khiếu nại không thực hiện được việc khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian trở ngại đó không tính thời hiệu khiếu nại, người khiếu nại phải chứng minh với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về trở ngại khách quan đó.
Điều 11. Khiếu nại được cơ quan Nhà nước thụ lý để giải quyết khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại;
2. Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi đầy đủ theo quy định của pháp luật, tự mình hoặc thông qua người đại diện theo quy định pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải có giấy tờ chứng minh với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc đại diện hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật;
3. Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong thời hiệu, thời hạn theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo;
4. Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng;
5. Việc khiếu nại chưa được Tòa án thụ lý để giải quyết.
MỤC 4. THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện:
a. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
b. Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy dân nhân dân cấp quận, huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.
3. Giám đốc Sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo đối với khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan thuộc Sở và cấp tương đương đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố:
a. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính hành vi hành chính của mình;
b. Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại; Giải quyết khiếu nại mà Giám đốc Sở và cấp tương đương đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố; Quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
MỤC 5. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN ĐẦU
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
2. Căn cứ nhiệm vụ được giao, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn hoặc Chánh Thanh tra chỉ đạo và phân công thực hiện việc xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết. Nội dung phân công phải ghi rõ người thực hiện việc xác minh; nội dung, đối tượng xác minh; trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ xác minh, thời gian kết thúc và các nội dung khác nếu xét thấy cần thiết.
3. Khi kết thúc việc xác minh, người được giao nhiệm vụ xác minh phải có văn bản báo cáo kết quả xác minh; báo cáo kết quả xác minh phải kết luận rõ những nội dung khiếu nại, kèm theo hồ sơ tài liệu chứng minh cho kết luận của mình với người ra quyết định thụ lý kiểm tra, để báo cáo với Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp về giải quyết việc khiếu nại đó.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản phân công, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, Chánh Thanh tra hoặc người được phân công phải báo cáo kết quả xác minh cho Thủ trưởng cùng cấp.
Đối với các vụ việc phức tạp, vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì có thể gia hạn 01 (một) lần nhưng không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc.
2. Trước khi tiến hành gặp gỡ, đối thoại người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản chậm nhất là 5 ngày trước ngày gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và lợi ích liên quan, đại diện tổ chức chính trị - xã hội biết thời gian, địa điểm, nội dung việc gặp gỡ đối thoại.
3. Trong quá trình gặp gỡ, đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh về những nội dung khiếu nại (nếu có); người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra những bằng chứng có liên quan đến vụ việc và yêu cầu của mình với người đối thoại, người giải quyết khiếu nại; căn cứ nội dung đã đối thoại, bằng chứng do các bên đưa ra, người giải quyết khiếu nại tóm tắt kết quả của việc gặp gỡ, đối thoại.
4. Kết thúc việc gặp gỡ, đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải lập biên bản về kết quả việc gặp gỡ, đối thoại; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia đối thoại, tóm tắt kết quả về các nội dung đã đối thoại, có chữ ký xác nhận của những người tham gia đối thoại; trường hợp người tham gia đối thoại không ký vào biên bản thì người giải quyết khiếu nại phải ghi rõ lý do và đề nghị những người đã tham gia đối thoại xác nhận về việc đã tổ chức đối thoại.
5. Biên bản về kết quả việc gặp gỡ, đối thoại được sử dụng làm cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại; biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có nội dung sau đây:
a. Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b. Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
c. Nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ;
d. Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
đ. Giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại, giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại ;
e. Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có);
f. Quyền khiếu nại tiếp theo là cơ quan hành chính nào hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án, thời gian khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện.
Người được phân công công bố quyết định giải quyết khiếu nại, phải báo cáo kết quả công bố quyết định và ý kiến người khiếu nại cho người giải quyết khiếu nại trong vòng 5 ngày kể từ ngày công bố và gửi biên bản công bố để lưu vào hồ sơ.
1. Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:
a. Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
b. Văn bản trả lời của người bị khiếu nại;
c. Biên bản thẩm tra; xác minh, kết luận, kết quả giám định;
d. Quyết định giải quyết khiếu nại;
đ. Biên bản công bố quyết định giải quyết khiếu nại và các tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người khiếu nại tiếp tục khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thì cơ quan giải quyết khiếu nại lần đầu phải có trách nhiệm cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ việc khiếu nại cho cơ quan giải quyết khiếu nại tiếp theo khi có yêu cầu hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu cầu. Việc bàn giao hồ sơ phải lập biên bản bàn giao theo quy định.
MỤC 6. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TIẾP THEO
Thời hạn khiếu nại tiếp theo đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý, thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo.
Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại, tên địa chỉ của người khiếu nại; quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên. Nếu ủy quyền khiếu nại phải kèm theo giấy ủy quyền.
2. Căn cứ nhiệm vụ được giao Chánh Thanh tra, Thủ trưởng cơ quan chỉ đạo và phân công để thực hiện việc xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết. Nội dung phân công phải ghi rõ người thực hiện việc xác minh; nội dung, đối tượng xác minh; trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ xác minh, thời gian kết thúc và các nội dung khác nếu xét thấy cần thiết.
3. Khi kết thúc việc xác minh, người được giao nhiệm vụ xác minh phải có văn bản báo cáo kết quả xác minh; báo cáo kết quả xác minh phải kết luận rõ về những nội dung khiếu nại, kèm theo hồ sơ tài liệu chứng minh kết luận, kiến nghị với Thủ trưởng cơ quan, để báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp về việc giải quyết khiếu nại đó.
4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản phân công, Chánh Thanh tra, Thủ trưởng cơ quan Sở, ngành chuyên môn phải báo cáo kết quả xác minh cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Việc gặp gỡ, đối thoại tiến hành như quy định tại Điều 17 của Quy định này.
Đối với những vụ khiếu nại phức tạp, trước khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng người giải quyết khiếu nại phải tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn cấp trên về những nội dung có liên quan đến chức năng quản lý Nhà nước của ngành đó bằng văn bản, nêu rõ nội dung vụ việc và nội dung cần tham khảo (Bộ, cơ quan ngang Bộ, Sở, Ngành thành phố).
Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết, người giải quyết khiếu nại tiếp theo phải ra quyết định giải quyết, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày.
Ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại mỗi lần tiếp theo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 70 ngày kể từ ngày thụ lý.
Quyết định giải quyết khiếu nại tiếp theo phải có các nội dung sau đây:
1. Ngày, tháng, năm ra quyết định;
2. Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
3. Nội dung khiếu nại;
4. Kết quả thẩm tra, xác minh;
5. Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
6. Kết luận nội dung khiếu nại và việc giải quyết của người giải quyết khiếu nại trước đó;
7. Giữ nguyên, sửa đổi, hủy bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;
8. Việc bồi thường thiệt hại (nếu có);
9. Quyền khiếu nại tiếp theo là cơ quan hành chính nào, thời hạn tiếp khiếu nại bao lâu; nếu là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng thì phải ghi rõ.
1. Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng chỉ được xem xét lại khi có một trong các căn cứ sau đây:
a. Phát hiện tình tiết mới làm thay đổi nội dung cơ bản của quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng;
b. Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng không phù hợp với các tình tiết khách quan của nội dung vụ việc khiếu nại;
c. Có vi phạm về trình tự, thủ tục khi xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng;
d. Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng chính sách, pháp luật để giải quyết khiếu nại;
đ. Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng được ban hành không đúng thẩm quyền.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ có trách nhiệm xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng khi có một trong những căn cứ nêu tại Khoản 1, Điều 30 của Quy định này hoặc theo yêu cầu của Tổng thanh tra, của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ ngành đối với quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có vi phạm pháp luật.
3. Quá trình xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng, nếu không thấy vi phạm pháp luật thì người đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng phải ra văn bản giữ nguyên quyết định giải quyết khiếu nại, báo cáo bằng văn bản cho người đã yêu cầu hoặc kiến nghị về cơ sở pháp luật để giữ nguyên quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng và có văn bản trả lời cho người khiếu nại; Trong trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật thì người ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng phải ra quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế quyết định giải quyết khiếu nại; đồng thời gửi quyết định giải quyết khiếu nại đó đến người khiếu nại; người bị khiếu nại, người có quyền và lợi ích liên quan (nếu có) và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có yêu cầu và Tổng thanh tra.
MỤC 7. VIỆC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
1. Ban hành quyết định hành chính để thay thế hoặc sửa đổi quyết định hành chính bị khiếu nại và tổ chức thực hiện quyết định đó, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại trong trường hợp nội dung khiếu nại là đúng; bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật;
2. Giải thích, yêu cầu người khiếu nại chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại, nếu nội dung khiếu nại không đúng; trong trường hợp cần thiết yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp theo thẩm quyền để đảm bảo việc thi hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
MỤC 1. QUYỀN NGHĨA VỤ NGƯỜI TỐ CÁO, NGƯỜI BỊ TỐ CÁO
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a. Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
b. Yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình;
c. Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
d. Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù.
2. Người tố cáo có nghĩa vụ sau đây:
a. Trình bày trung thực về nội dung tố cáo ;
b. Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
c. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo.
1. Người bị tố cáo có các quyền sau đây:
a. Được thông báo về nội dung tố cáo;
b. Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
c. Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra;
d. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.
2. Người bị tố cáo có nghiã vụ sau đây:
a. Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
b. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
c. Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
MỤC 2. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan nào thì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nào thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
Tố cáo hành vi phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, Trưởng ban, Phó trưởng ban thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.
3. Giám đốc Sở có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc Sở và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Giám đốc, Phó Giám đốc Sở và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.
Điều 40. Chánh Thanh tra quận, huyện, Chánh Thanh tra Sở, Chánh Thanh tra thành phố có thẩm quyền:
1. Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cùng cấp khi được giao;
2. Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Thủ trưởng cấp dưới trực tiếp của Thủ trưởng cùng cấp đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.
MỤC 3. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
1. Cơ quan Nhà nước nhận được đơn tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau:
a. Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì chậm nhất 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận đơn phải thụ lý để giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định.
b. Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì chậm nhất trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được phải chuyển đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo và các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có) cho người có thẩm quyền giải quyết.
c. Không xem xét, giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc những tố cáo đã được cấp thẩm quyền xem xét, kết luận nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới.
d. Nếu tố cáo hành vi phạm tội thì chuyển cho cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát xử lý theo Quy định tại điều 71 của Luật Khiếu nại, tố cáo.
2. Trong trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì cơ quan nhận được phải báo ngay cho cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn.
3. Trong trường hợp Thủ trưởng cơ quan Nhà nước các cấp, các ngành, nhận được thông tin người tố cáo bị đe dọa, trù dập, trả thù thì phải có trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan chức năng liên quan làm rõ, có biện pháp bảo vệ người tố cáo, ngăn chặn và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi đe dọa, trù dập, trả thù người tố cáo.
2. Trong trường hợp người tố cáo trình bày trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận phải ghi rõ nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ người tố cáo; khi cần thiết phải ghi âm lời người tố cáo. Bản ghi nội dung tố cáo phải cho người tố cáo đọc lại, nghe và ký xác nhận. Trường hợp người tố cáo không biết chữ thì điểm chỉ (lăn tay), có thể có người làm chứng và ký tên.
Cơ quan, tổ chức cá nhân tiếp nhận tố cáo, giải quyết tố cáo phải giữ bí mật cho người tố cáo, không được tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và các thông tin khác có hại cho người tố cáo.
Sau khi kết thúc việc xác minh, người được giao nhiệm vụ xác minh phải có văn bản báo cáo kết quả xác minh, báo cáo phải kết luận rõ những nội dung tố cáo, kèm theo chứng cứ chứng minh cho kết luận của mình với người ra quyết định xác minh để báo cáo với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
1. Trong trường hợp người bị tố cáo không vi phạm pháp luật, không vi phạm các quy định về nhiệm vụ, công vụ thì phải có kết luận rõ và thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáo biết, đồng thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý người cố tình tố cáo sai sự thật.
2. Trong trường hợp người bị tố cáo có vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định về nhiệm vụ, công vụ phải xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý, đồng thời áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để quyết định, kiến nghị xử lý được chấp hành nghiêm chỉnh.
3. Trong trường hợp hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
1. Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết tố cáo bao gồm:
a. Đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo;
b. Biên bản xác minh, kết quả giám định, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết;
c. Văn bản giải trình của người bị tố cáo;
d. Kết luận về nội dung tố cáo, văn bản kiến nghị biện pháp xử lý;
đ. Quyết định xử lý;
e. Các tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ giải quyết tố cáo phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu thì hồ sơ được chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó là bản sao có bút lục hoặc dấu treo, bản gốc được lưu giữ đối chiếu khi cần thiết.
VỀ QUẢN LÝ VÀ BÁO CÁO TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
2. Đoàn công tác liên ngành giải quyết khiếu nại, tố cáo không có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà chỉ làm nhiệm vụ tư vấn giúp việc cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp. Nhiệm vụ cụ thể quy định trong quyết định thành lập Đoàn.
Điều 56. Thanh tra thành phố, Thanh tra Sở, Thanh tra quận, huyện có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng cấp trong việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo;
2. Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
3. Khi phát hiện có vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
4. Kiến nghị các biện pháp nhằm chấn chỉnh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Thủ trưởng cơ quan cùng cấp.
5. Tổng hợp tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đơn vị, địa phương mình để báo cáo Thủ trưởng cùng cấp và báo cáo cho Thanh tra cấp trên.
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
2. Thủ trưởng cơ quan Nhà nước nếu thiếu trách nhiệm, không áp dụng các biện pháp cần thiết để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo thì bị xử lý kỷ luật; nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Chánh Thanh tra thành phố có trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân quận, huyện, các Sở, Ban, ngành trong thành phố.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Giám đốc Sở, Ban, ngành thành phố có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân, cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị, địa phương mình hiểu biết và thực hiện tốt theo Quy định này.
Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương báo về Thanh tra thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố để chỉ đạo kịp thời./.
- 1Quyết định 43/2009/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục tiếp công dân; xử lý đơn, thư; giải quyết khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2Quyết định 35/2010/QĐ-UBND sửa đổi Điều 12 của Quy định trình tự, thủ tục tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà ban hành
- 3Quyết định 52/2009/QĐ-UBND về Quy chế tiếp công dân và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 4Quyết định 928/2009/QĐ-UBND quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên
- 5Quyết định 665/QĐ-UBND năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành đến năm 2013 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 6Quyết định 19/2015/QĐ-UBND về Quy định quy trình giải quyết tố cáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 1Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
- 2Luật Đất đai 2003
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Khiếu nại, Tố cáo sửa đổi 2004
- 5Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 6Nghị định 53/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi
- 7Quyết định 43/2009/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục tiếp công dân; xử lý đơn, thư; giải quyết khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 8Quyết định 35/2010/QĐ-UBND sửa đổi Điều 12 của Quy định trình tự, thủ tục tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà ban hành
- 9Quyết định 52/2009/QĐ-UBND về Quy chế tiếp công dân và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 10Quyết định 928/2009/QĐ-UBND quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên
- 11Quyết định 19/2015/QĐ-UBND về Quy định quy trình giải quyết tố cáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Quyết định 105/2005/QĐ-UBND quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- Số hiệu: 105/2005/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/12/2005
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Phạm Phước Như
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra