Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1041/2005/QĐ-UBND | Thái Nguyên, ngày 09 tháng 6 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CẤP XỬ LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRỰC THUỘC UBND TỈNH THÁI NGUYÊN.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 06/3/1998 của Chính phủ về quản lý tài sản Nhà nước.
Căn cứ Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế quản lý việc xử lý tài sản nhà nước tại các cơ quan HCSN.
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại văn bản số 537/TT-TC ngày 01/6/2005 về việc Đề nghị phờ duyệt phân cấp xử lý tài sản tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc tỉnh Thái Nguyên.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phân cấp việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên với nội dung cụ thể như sau:
I- Về thẩm quyền quyết định bán, chuyển nhượng tài sản:
1- Chủ tịch UBND tỉnh:
- Quyết định bán, chuyển nhượng tài sản là:
- Nhà cửa, công trình xây dựng gắn liền với chuyển giao quyền sử dụng đất.
- Tài sản không gắn liền với đất có giá trị nguyên giá trên sổ sách kế toán từ 500.000.000đ (năm trăm triệu đồng) trở lên trên một đơn vị tài sản.
- Xe ô tô công tác của các cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụng hoặc vượt định mức quy định.
Về thủ tục: Theo đề nghị của các cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh (sở, ngành, cơ quan, đoàn thể và UBND huyện, thị xã, thành phố) ; Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, quyết định xử lý.
2- Giám đốc Sở Tài chính:
Quyết định bán, chuyển nhượng tài sản là:
Các tài sản không gắn liền với đất có giá trị nguyên giá trên sổ sách kế toán từ 300.000.000đ đến dưới 500.000.000đ trên một đơn vị tài sản (trừ xe ô tô).
Về thủ tục: Theo đề nghị của các Sở, ngành, các cơ quan đơn vị liên quan và của UBND huyện, thị xã, thành phố.
3- Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; các cơ quan, đơn vị HCSN và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố:
Quyết định bán, chuyển nhượng tài sản là: Các tài sản không gắn liền với đất của nội bộ cơ quan, đơn vị và các đơn vị trực thuộc có giá trị nguyên giá trên sổ sách kế toán từ 300.000.000đ (ba trăm triệu đồng) trở xuống trên một đơn vị tài sản (trừ xe ô tô).
Về thủ tục:
- Các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị: theo đề nghị của các đơn vị trực thuộc.
- UBND huyện, thị xã, thành phố : theo đề nghị của các đơn vị trực thuộc và Phòng Tài chính (hoặc phòng Tài chính - Kế hoạch) thẩm định, trình UBND huyện, thị xã, thành phố xem xét, quyết định.
II- Về thẩm quyền quyết định thu hồi, điều chuyển tài sản:
1- Chủ tịch UBND tỉnh:
Quyết định thu hồi, diều chuyển tài sản là:
- Tài sản là nhà cửa, công trình xây dựng gắn liền với chuyển giao quyền sử dụng đất.
- Các tài sản không gắn liền với đất có giá trị nguyên giá trên sổ sách kế toán từ 500.000.000đ (năm trăm triệu đồng) trên một đơn vị tài sản trở lên.
- Tài sản là xe ô tô công tác, chuyên dùng đơn vị không có nhu cầu sử dụng hoặc vượt định mức quy định.
Về thủ tục: Theo đề nghị của các đơn vị trực thuộc tỉnh, Sở, ngành, cơ quan, đơn vị ; của UBND các huyện, thị xã, thành phố), Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, quyết định xử lý.
2- Giám đốc Sở Tài chính:
Quyết định thu hồi, điều chuyển tài sản là:
- Các tài sản không gắn liền với đất có giá trị nguyên giá trên sổ sách kế toán từ 300.000.000đ đến dưới 500.000.000đ trên một đơn vị tài sản (trừ xe ô tô).
- Các tài sản khác không gắn liền với đất có giá trị nguyên giá trên sổ sách kế toán dưới 500.000.000đ giữa các đơn vị HCSN khác ngành hoặc khác huyện, thị xã, thành phố.
Về thủ tục: Theo đề nghị của các ngành, cơ quan, đơn vị, UBND huyện (thị xã, thành phố) và sau khi làm việc thống nhất với các đơn vị liên quan.
3- Giám đốc, thủ trưởng các sở, Ban, ngành, các cơ quan, đơn vị HCSN và Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố.
Quyết định thu hồi, điều chuyển tài sản là: Các tài sản không gắn liền với đất trong nội bộ cơ quan, đơn vị và giữa các đơn vị trực thuộc ngành, cơ quan, đơn vị. UBND huyện (thị xã, thành phố) có giá trị nguyên giá trên sổ sách kế toán dưới 300.000.000đ (ba trăm triệu đồng) trên một đơn vị tài sản (trừ xe ô tô, xe máy, nhà cửa).
Đối với những tài sản là thiết bị phục vụ kỹ thuật chuyên ngành thì khi xử lý phải xem xét kỹ về hiệu quả và đảm bảo đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị.
Về thủ tục:
- Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị: Theo đề nghị của đơn vị trực thuộc.
- Các huyện (thị xã, thành phố) theo đề nghị của các đơn vị trực thuộc và Phòng Tài chính (hoặc phòng Tài chính - kế hoạch) thẩm định, trình UBND huyện (thị xã, thành phố) xem xét, quyết định.
III- Về thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản:
1- Chủ tịch UBND tỉnh:
Quyết định thanh lý tài sản là:
- Nhà cửa, công trình xây dựng gắn liền với đất.
- Các tài sản khác không gắn liền với đất có giá trị nguyên giá trên sổ sách kế toán từ 500.000.000đ (năm trăm triệu đồng) trở lên trên một đơn vị tài sản.
Về thủ tục: Theo đề nghị của các cơ quan, đơn vị, huyện (thị xã, thành phố) và Sở Tài chính cùng các ngành liên quan thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
2- Giám đốc Sở Tài chính:
Quyết định thanh lý tài sản là:
Các tài sản không gắn liền với đất (kể cả nhà cửa) có giá trị nguyên giá trên sổ sách kế toán từ 300.000.000đ đến dưới 500.000.000đ trên một đơn vị tài sản.
Về thủ tục: Theo đề nghị của các cơ quan, đơn vị, huyện, thị xã, thành phố và sau khi làm việc thống nhất với các ngành liên quan ở tỉnh.
3- Giám đốc, thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, cơ quan, đơn vị HCSN và Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố Thái Nguyên.
Quyết định thanh lý tài sản là: các tài sản không gắn liền với đất (kể cả nhà cửa) có giá trị nguyên giá trên sổ sách kế toán dưới 300.000.000đ (trừ xe ô tô và tài sản khác không gắn liền với đất của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, ngành).
Về thủ tục:
- Ở huyện: theo đề nghị của các đơn vị trực thuộc Sở, ngành, huyện (thị xã, thành phố) đề nghị và phòng Tài chính (hoặc phòng Tài chính - Kế hoạch) cùng các phòng, ban liên quan thẩm định trình UBND huyện, thị xã, thành phố xem xét, quyết định.
- Các Sở, Ngành, Cơ quan, Đoàn thể: Theo đề nghị của đơn vị trực thuộc và Sở, ngành, cơ quan ... xem xét, quyết định.
4- Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp ở tỉnh: được quyết định thanh lý các tài sản không gắn liền với đất (trừ xe ô tô, xe máy, nhà cửa) có giá trị nguyên giá trên sổ sách kế toán dưới 200.000.000đ (hai trăm triệu đồng) trên một đơn vị tài sản.
Điều 2. Căn cứ nội dung quy định tại điều 1. Sở Tài chính phối hợp cùng các ngành liên quan hướng dẫn các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp và UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị sự nghiệp ở địa phương tổ chức thực hiện.
- Việc bán, chuyển nhượng, thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản phải thực hiện theo đúng thủ tục, chế độ quy định hiện hành.
- Các Quyết định xử lý tài sản của các Sở, Ban, Ngành, cơ quan, đoàn thể và UBND các huyện (thị xã, thành phố) phải gửi cho Sở Tài chính, các Sở, Ngành liên quan và báo cáo về UBND tỉnh để theo dõi, tổng hợp.
Điều 3. Các đồng chí: Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên, Giám đốc Tài chính, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Thái Nguyên và các ngành liên quan; thủ trưởng các cơ quan, đoàn thể, đơn vị HCSN và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Thái Nguyên có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký và được thực hiện từ 01 tháng 7 năm 2005./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN |
- 1Quyết định 3109/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về phân cấp mua sắm tài sản, quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước thuộc tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 2Quyết định 64/2016/QĐ-UBND năm 2016 về phân cấp thẩm quyền xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản do tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước và thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước thuộc phạm vi tỉnh quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Long An
- 3Quyết định 52/2017/QĐ-UBND phân cấp thẩm quyền xác lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh An Giang
- 4Quyết định 44/2017/QĐ-UBND về quy định tỷ lệ (%) khoán chi phí quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 1Nghị định 14/1998/NĐ-CP về quản lý tài sản Nhà nước
- 2Quyết định 55/2000/QĐ-BTC về quy chế quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 64/2016/QĐ-UBND năm 2016 về phân cấp thẩm quyền xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản do tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước và thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước thuộc phạm vi tỉnh quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Long An
- 5Quyết định 52/2017/QĐ-UBND phân cấp thẩm quyền xác lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh An Giang
- 6Quyết định 44/2017/QĐ-UBND về quy định tỷ lệ (%) khoán chi phí quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Quyết định 1041/2005/QĐ-UBND về phân cấp xử lý tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên
- Số hiệu: 1041/2005/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/06/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Nguyễn Văn Kim
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/06/2005
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra