Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1039/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 29 tháng 3 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Văn bản hợp nhất Luật An toàn thông tin mạng số 29/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 của Văn phòng Quốc hội;
Căn cứ Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 23/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025";
Căn cứ Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 202-2025”;
Theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 524/TTr-STTTT ngày 22/3/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức và đào tạo nguồn nhân lực an toàn thông tin, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TUYÊN TRUYỀN, NÂNG CAO NHẬN THỨC, PHỔ BIẾN KIẾN THỨC VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC AN TOÀN THÔNG TIN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)
Thực hiện Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 23/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025"; Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025”; Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin (ATTT) cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo ATTT trên không gian mạng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
- Người sử dụng internet được trang bị đầy đủ kiến thức, nhận thức và các kỹ năng cơ bản về bảo đảm ATTT để sử dụng mạng internet, mạng xã hội, thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch điện tử, các hoạt động chuyển đổi số, tham gia Chính quyền điện tử, Chính quyền số trên không gian mạng an toàn, tích cực, hiệu quả.
- Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm bảo đảm ATTT khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tại cơ quan, đơn vị.
- Học sinh, sinh viên được đào tạo, trang bị đầy đủ kiến thức, nhận thức và kỹ năng cơ bản để khai thác an toàn, hiệu quả, lành mạnh trên không gian mạng phục vụ cho học tập, giải trí, thực hiện các giao dịch điện tử.
- Đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng về ATTT cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước; phát triển đội ngũ nhân lực về ATTT để bảo vệ cho các hệ thống thông tin của cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, kỹ năng về ATTT cho người sử dụng và đào tạo nguồn nhân lực bảo đảm an toàn thông tin là trách nhiệm của các sở, ban, ngành, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Đổi mới hình thức tuyên truyền, kết hợp giữa hình thức truyền thống với hình thức trực tuyến, linh hoạt, tận dụng ưu thế của mạng xã hội, phương tiện truyền thông đại chúng để các nội dung tuyên truyền có sức lan tỏa rộng rãi và hiệu quả.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp các lực lượng tham gia vào công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm ATTT.
1. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm ATTT:
- 100% các sở, ban, ngành, địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm ATTT khi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Chính quyền điện tử, đô thị thông minh cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Trên 80% các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông hàng năm có các chương trình tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ và kỹ năng cần thiết để tương tác lành mạnh, an toàn trên không gian mạng; 50% các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông hàng năm có các chương trình tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn khả năng đọc tin, tư duy phê phán, phản biện về các thông tin sai lệch trên mạng nhằm tạo dựng một thế hệ mới có tư duy và sử dụng hiệu quả, tích cực trên không gian mạng.
- Trên 80% người sử dụng nói chung và 100% sinh viên được tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ mất an toàn thông tin và các kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng; các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước về ATTT.
- 100% các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin thực hiện tuyên truyền, phổ biến nguy cơ, quy trình điều phối ứng cứu, xử lý sự cố mất ATTT; trách nhiệm và quy tắc nghề nghiệp trong lĩnh vực ATTT.
- 100% người đứng đầu các cơ quan, tổ chức nhà nước được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo đảm ATTT trong hoạt động của cơ quan, tổ chức; ý thức được hậu quả cũng như trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra sự cố mất ATTT.
2. Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực ATTT:
- Bồi dưỡng hoặc cử đi đào tạo ngắn hạn về kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật ATTT cho 500 lượt cán bộ kỹ thuật chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về ATTT của các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và các thành viên Đội ứng cứu sự cố ATTT của tỉnh theo chuẩn, khung chương trình, yêu cầu kỹ năng ATTT do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
- Lựa chọn và tổ chức đào tạo hoặc cử đi đào tạo được ít nhất 04 chuyên gia ATTT để bảo vệ cho các hệ thống thông tin của tỉnh.
- Hàng năm, tổ chức từ 5-10 lớp bồi dưỡng về quản lý, nghiệp vụ và kỹ năng ATTT cho đội ngũ lãnh đạo, CBCC, viên chức và người lao động các cơ quan nhà nước trong tỉnh.
- Đào tạo kiến thức, kỹ năng ATTT cho các tổ chức, cá nhân và đào tạo ATTT theo cơ chế xã hội hóa.
1.1. Nội dung chủ yếu:
a) Thiết lập và phát triển các trang (tài khoản/kênh) trên các nền tảng mạng xã hội để tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm ATTT; lan truyền những kiến thức, hành động, thông tin tích cực, định hướng thông tin cho người dùng, tránh ảnh hưởng của thông tin vi phạm pháp luật.
b) Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng biên tập thông tin về các nội dung bảo đảm an toàn thông tin cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và đội ngũ cán bộ truyền thanh - truyền hình huyện, đài truyền thanh cấp xã.
c) Xây dựng và vận hành chuyên trang an toàn thông tin; cung cấp đầy đủ thông tin, công cụ và tài liệu cho toàn bộ các đối tượng.
d) Tuyên truyền trực quan (pa-nô, áp phích, đồ họa thông tin, ...), kết hợp sử dụng sổ tay, cẩm nang, tờ rơi, ... để thông tin, tuyên truyền.
e) Xây dựng, thiết lập các hệ thống kỹ thuật, công cụ ứng dụng công nghệ hiện đại phục vụ công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin.
g) Sản xuất nội dung tin bài, ảnh, video, clip,...để đăng, phát trên các phương tiện truyền thông đại chúng và trên các trang mạng xã hội, các kênh, nền tảng khác nhau thuộc phạm vi quản lý.
h) Sản xuất các chương trình, phóng sự, trao đổi, đối thoại, chuyên đề chuyên sâu trên hệ thống phát thanh, truyền hình.
i) Xây dựng các chuyên mục, chuyên trang đưa tin và bài viết trên hệ thống báo chí, báo điện tử, trang tin điện tử, diễn đàn trực tuyến.
1.2. Cơ quan chủ trì:
a) Sở Thông tin và Truyền thông: Thực hiện các nhiệm vụ a, b, c, d, e.
b) Các cơ quan báo chí của tỉnh: Thực hiện các nhiệm vụ g, h, i.
1.3. Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; các đơn vị có liên quan của tỉnh.
1.4. Thời gian thực hiện: Hàng năm, từ 2021-2025.
2.1. Nội dung chủ yếu:
a) Tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn học sinh, sinh viên tương tác an toàn trên không gian mạng, phát huy tối đa hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin.
b) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn học sinh khả năng tự đọc tin, phân biệt được nội dung an toàn có thể tiếp cận và loại bỏ những nội dung, thông tin sai lệch, thông tin vi phạm pháp luật.
c) Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn thông tin cho các nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2.2. Cơ quan chủ trì:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện các nội dung nêu trên tại các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh.
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện các nội dung nêu trên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2.3. Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông; các đơn vị có liên quan của tỉnh.
2.4. Thời gian thực hiện: Hàng năm, từ 2021-2025.
3.1. Nội dung chủ yếu:
a) Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh - truyền hình cấp huyện và hệ thống đài truyền thanh cấp xã.
b) Tuyên truyền trên các cổng/trang thông tin điện tử, mạng nội bộ của các cơ quan, tổ chức nhà nước.
c) Thực hiện tuyên truyền tại các điểm, các khu vực có đông người, các điểm sử dụng máy tính công cộng, các điểm phủ sóng mạng không dây và truy cập Internet công cộng.
3.2. Cơ quan chủ trì: UBND cấp huyện.
3.3. Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông; các đơn vị có liên quan của tỉnh.
3.4. Thời gian thực hiện: Hàng năm, từ 2021-2025.
4. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về ATTT.
4.1. Nội dung chủ yếu:
a) Tổ chức các lớp bồi dưỡng hoặc cử đi đào tạo theo hình thức tập trung, trực tuyến hoặc kết hợp giữa tập trung và trực tuyến về nâng cao kỹ năng, kỹ thuật ATTT cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về ATTT, các thành viên Đội ứng cứu sự cố ATTT của tỉnh theo chuẩn, khung chương trình, yêu cầu kỹ năng ATTT do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, hướng dẫn.
b) Tổ chức các lớp bồi dưỡng về quản lý, nghiệp vụ và kỹ năng ATTT cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị.
c) Tổ chức các lớp bồi dưỡng theo hình thức tập trung, trực tuyến hoặc kết hợp giữa tập trung và trực tuyến về kiến thức, kỹ năng ATTT của người dùng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có sử dụng thiết bị công nghệ thông tin khi làm việc của các cơ quan, đơn vị.
d) Lựa chọn cán bộ của các cơ quan, đơn vị đang được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành các hệ thống thông tin Chính quyền điện tử, hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng và Nhà nước để tổ chức đào tạo hoặc cử đi đào tạo thành các chuyên gia ATTT.
e) Đào tạo kiến thức, kỹ năng ATTT cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về kỹ năng, kỹ thuật ATTT; về kiến thức quản lý, nghiệp vụ và kỹ năng ATTT cho đội ngũ lãnh đạo quản lý; về kiến thức, kỹ năng ATTT của người dùng cho các cán bộ, viên chức và người lao động có sử dụng thiết bị CNTT khi làm việc trong cơ quan, tổ chức.
4.2. Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
4.3. Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; các đơn vị có liên quan của tỉnh.
4.4. Thời gian thực hiện: Hàng năm, từ 2021-2025.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ dự toán chi ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành; lồng ghép từ nguồn kinh phí thực hiện một số chương trình, đề án có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoặc từ nguồn đóng góp, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, là đầu mối phối hợp với các đơn vị của Bộ Thông tin và Truyền thông để thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nội dung tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về ATTT trên địa bàn tỉnh;
- Định hướng, hướng dẫn về mặt nội dung cho các cơ quan Báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về ATTT trên địa bàn tỉnh;
- Thiết lập, duy trì kênh liên lạc và cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền tới các trang/kênh tuyên truyền của các sở, ban, ngành, địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp;
- Thiết lập mạng lưới cộng tác viên tham gia tiếp nhận thông tin, lắng nghe, phát hiện sớm xu hướng thông tin, ATTT trên mạng qua đó xây dựng các biện pháp thông tin, tuyên truyền hiệu quả;
- Căn cứ nhiệm vụ của Kế hoạch này, chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng dự toán kinh phí thực hiện hàng năm, gửi Sở Tài chính thẩm định để báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
2. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa:
- Bố trí chuyên mục, kênh phát sóng, thời gian phát sóng chương trình ATTT thích hợp để thu hút được sự quan tâm theo dõi của nhiều đối tượng cần tuyên truyền;
- Thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng cơ bản bảo đảm ATTT trên các trang mạng xã hội do cơ quan, đơn vị sở hữu, quản lý;
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan để triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và kỹ năng cơ bản bảo đảm ATTT trên không gian mạng tại các cơ sở giáo dục và đào tạo; định hướng, hướng dẫn các cơ sở giáo dục và đào tạo tổ chức triển khai thực hiện công tác tuyên truyền.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức và kỹ năng cơ bản bảo đảm ATTT trên không gian mạng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện đối với công tác tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh theo quy định.
6. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức tuyên truyền và phối hợp tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về ATTT cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị;
- Tăng cường cập nhật tin, bài về ATTT phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình trên trang thông tin điện tử của đơn vị;
- Tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai kế hoạch đào tạo về ATTT cho cán bộ công chức, viên chức thuộc cơ quan, đơn vị mình;
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan để triển khai các nhiệm vụ trong Kế hoạch.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan của địa phương xây dựng kế hoạch tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin đến năm 2025 trên địa bàn;
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn;
- Tăng cường cập nhật tin, bài về an toàn thông tin phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình trên trang thông tin điện tử của đơn vị.
- Tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai kế hoạch đào tạo về ATTT cho cán bộ công chức, viên chức thuộc cơ quan, đơn vị, địa phương mình;
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan triển khai các nhiệm vụ trong Kế hoạch.
Chủ động tổ chức tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về ATTT cho cá nhân, đơn vị và hội viên của mình.
9. Các doanh nghiệp viễn thông:
- Định kỳ tuyên truyền hoặc nhắn tin cảnh báo các nguy cơ mất an toàn thông tin và các biện pháp phòng ngừa thông qua các ứng dụng, tiện ích trên các thiết bị đầu cuối (điện thoại thông minh, máy tính bảng,...);
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin cho các cán bộ, nhân viên và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các khách hàng, người sử dụng dịch vụ;
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan để triển khai các nhiệm vụ trong Kế hoạch.
Giao Sở Thông tin và Truyền thông theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông kết quả thực hiện./.
- 1Quyết định 524/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015-2020
- 2Kế hoạch 225/KH-UBND năm 2017 về xây dựng đội ngũ trí thức, phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực văn hóa, thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
- 3Nghị quyết 72/2017/NQ-HĐND về quy định chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Hà Tĩnh
- 4Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025
- 5Kế hoạch 168/KH-UBND năm 2021 về đào tạo, bồi dưỡng an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025
- 6Quyết định 1104/QĐ-UBND năm 2021 về "Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025"
- 7Kế hoạch 1810/KH-UBND năm 2021 về Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2025
- 8Nghị quyết 35/2021/NQ-HĐND quy định về chính sách thu hút, đào tạo học sinh, sinh viên học tại Trường Đại học Hạ Long, Trường Cao đẳng Việt - Hàn Quảng Ninh, Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 9Kế hoạch 261/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 1907/QĐ-TTg và 21/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2022-2025
- 1Luật Công nghệ thông tin 2006
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 524/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015-2020
- 4Kế hoạch 225/KH-UBND năm 2017 về xây dựng đội ngũ trí thức, phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực văn hóa, thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
- 5Nghị quyết 72/2017/NQ-HĐND về quy định chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Hà Tĩnh
- 6Văn bản hợp nhất 29/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật An toàn thông tin mạng do Văn phòng Quốc hội ban hành
- 7Quyết định 1907/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án "Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 21/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt Đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025
- 10Kế hoạch 168/KH-UBND năm 2021 về đào tạo, bồi dưỡng an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025
- 11Quyết định 1104/QĐ-UBND năm 2021 về "Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025"
- 12Kế hoạch 1810/KH-UBND năm 2021 về Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2025
- 13Nghị quyết 35/2021/NQ-HĐND quy định về chính sách thu hút, đào tạo học sinh, sinh viên học tại Trường Đại học Hạ Long, Trường Cao đẳng Việt - Hàn Quảng Ninh, Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 14Kế hoạch 261/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 1907/QĐ-TTg và 21/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2022-2025
Quyết định 1039/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức và đào tạo nguồn nhân lực an toàn thông tin, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- Số hiệu: 1039/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/03/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Mai Xuân Liêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra