ỦY BAN KIẾN THIẾT CƠ BẢN
| VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số : 1030-UB-ĐM | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 1963 |
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ VỀ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ ĐƠN GIÁ KIẾN THIẾT CƠ BẢN
CHỦ NHIỆM ỦY BAN KIẾN THIẾT CƠ BẢN NHÀ NƯỚC
Căn cứ theo Nghị định số 209-CP ngày 12-12-1962 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước;
Căn cứ theo nhu cầu công tác xây dựng cơ bản;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. – Quyết định này thi hành kể từ ngày 01-01-1964.
| KT. CHỦ NHIỆM |
VỀ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ ĐƠN GIÁ KIẾN THIẾT CƠ BẢN
VỊ TRÍ VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐƠN GIÁ
Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 8 đã chỉ rõ “Phải ra sức phấn đấu hạ giá thành và nâng cao chất lượng xây dựng…quản lý chặt chẽ sử dụng vật liệu và áp dụng các định mức tiến bộ hơn… tăng cường công tác lập đơn giá, định mức dự toàn làm cơ sở thực hiện tốt hạch toán kinh tế trong ngành xây dựng…” Nghị quyết của Bộ chính trị về cuộc vận động “ba xây, ba chống” đã chỉ rõ “Đưa vào nề nếp và quy củ việc chấp hành các chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế tài chính, bổ sung những điểm còn thiếu, sửa đổi những điểm chưa hợp lý, nghiên cứu và ban hành cá chính sách, chế độ, thể lệ cần thiết”.
Vấn đề tiết kiệm trong xây dựng cơ bản là một vấn đề toàn diện từ lúc thiết kế, trong lúc thi công đến khi hoàn thành công trình; từ vấn đề sử dụng vật liệu, nhân công, máy móc tới việc quản lý tài chính, khâu nào cũng phải phấn đấu chống lãng phí, thực hành tiết kiệm để hạ giá thành xây lắp.
Do đó, tăng cường việc xây dựng và quản lý đơn giá kiến thiết cơ bản là một trong những biện pháp chủ yếu có khả năng tiết kiệm vào nâng cao hiệu quả sản xuất vốn đầu tư của Nhà nước, góp phần chống ứ đọng vốn, hạn chế tình trạng thiếu hụt vốn trong thi công, chống tham ô, lãng phí để hoàn thành kế hoạch Nhà nước một cách toàn diện.
Đơn giá kiến thiết cơ bản là những chỉ tiêu tổng hợp về kinh tế và kỹ thuật, nó chỉ rõ giá một đơn vị khối lượng của các loại kết cấu hình thành nên công trình. Yếu tố cấu thành quan trọng của nó là đơn giá vật liệu, định mức nhân công, định mức vật liệu và định mức máy thi công. Khi lập dự toán căn cứ vào đơn giá mà lên giá xây lắp của công trình. Khi thiết kế, cần căn cứ vào đơn giá để chọn phương án tốt nhất và tiết kiệm nhất.
Số vốn do Nhà nước đầu tư vào một công trình nào là dựa vào dự toán của công trình đó, và khi dự toán của công trình đó được phê chuẩn sẽ là căn cứ để ký hợp đồng bao thầu, để cấp phát và thanh quyết toán. Do đó, việc xây dựng một dự toán cho phù hợp với nguyên tắc tiết kiệm là một phương sách quan trọng của Nhà nước, để giám đốc về mặt tài chính trong công tác kiến thiết cơ bản. Bởi vậy, đơn giá đóng một vai trò quyết định ngay từ ban đầu để làm cho dự toán có khả năng phấn đấu hạ giá thành, đảm bảo mức đầu tư hợp lý cho công trình. Đồng thời nó là cơ sở để xí nghiệp xây lắp cải tiến việc kinh doanh, quán triệt chế độ hạch toán kinh tế và hạ giá thành xây lắp, góp phần tích lũy cho Nhà nước.
Mặt khác, đơn giá không những là đòn xeo thúc đẩy sản xuất, tạo điều kiện để công trường thực hiện tốt các định mức năng suất lao động, định mức sử dụng vật liệu, định mức sử dụng máy thi công và các chế độ chính sách khác của Nhà nước, mà còn là mục tiêu động viên quần chúng cán bộ, công nhân thi đua phấn đấu hoàn thành kế hoạch và góp phần vào việc tự cải thiện đời sống.
Từ năm 1960, Nhà nước đã quan tâm tới vấn đề lập đơn giá và quản lý đơn giá trong ngành xây dựng cơ bản. Trong quá trình xây dựng và quản lý đơn giá những năm qua, thực tiễn đã cho chúng ta một bài học cụ thể là những địa phương và công trường nào xây dựng và quản lý đơn giá được tốt thì nơi đó có căn cứ để lập dự toán, điều kiện cho A-B hoạt động đẩy mạnh tốc độ thi công, có căn cứ để hạn chế được những lãng phí, nhất là trong khâu mua bán, vận chuyển và sử dụng vật liệu; có căn cứ để tạm cấp cho ngân hàng có cơ sở để quản lý vốn đầu tư của Nhà nước. Mặt khác, đã góp phần làm giảm nhẹ biên chế gián tiếp của bên A, bên B và của chi hàng, vì khi đã có đơn giá thì mọi việc quản lý đều được đơn giản hơn. Trái lại, những nơi nào không xây dựng được đơn giá thì ở địa phương ấy, công trường ấy có rất nhiều sự rối ren, luôn luôn có sự bất đồng giữa A-B và chi hàng mất mát rất nhiều thì giờ bàn cãi, tranh chấp về giá cả, điều quan trọng nhất ở nơi ấy đã gây nên tình trạng chi tiêu lãng phí, đó cũng là một trong những nguyên nhân làm vượt dự toán, gây nên một tình trạng hỗn loạn trong việc bỏ vốn đầu tư của Nhà nước.
Để chấp hành nghị quyết của hội nghị Trung ương lần thứ 8 và nghị quyết của Bộ chính trị về cuộc vận động “ba xây, ba chống” Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước thấy cần phải đưa công tác xây dựng và quản lý đơn giá tiến lên một bước mới, tạo điều kiện góp phần vào việc tăng cường công tác quản lý kinh tế và tài chính trong ngành xây dựng cơ bản. Những điểm quy định dưới đây là để đáp ứng yêu cầu đó.
Chương 2:
PHƯƠNG CHÂM VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐƠN GIÁ
a) Về giá gốc vật liệu:
- Đối với các loại vật liệu do Nhà nước quản lý thì phải áp dụng đúng giá quy định của Thủ tướng Chính phủ, hoặc các cơ quan Nhà nước đã được Chính phủ phân cấp quy định.
- Đối với các vật liệu do địa phương quản lý thì áp dụng theo giá quy định của các Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh.
- Trường hợp do yêu cầu đặc biệt, công trường nàp phải tự sản xuất vật liệu thì được xây dựng giá riêng. Cơ quan nào duyệt đơn giá của công trường đó thì đồng thời duyệt giá của các loại vật liệu ấy.
b) Về cước phí vận chuyển và bốc dỡ các thiết bị, vật liệu cấu kiện:
- Về cự ly (cây số đường), phương tiện, loại đường, tính chất loại hàng và các giá cước về vận chuyển và bốc dỡ đều phải căn cứ vào các quy định của Bộ Giao thông và các Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh.
- Đối với các công trường lớn, có mặt bằng rộng, phải tổ chức riêng các đội vận chuyển và bốc dỡ bằng cơ giới, bằng thô sơ và bằng thủ công, thì được căn cứ vào điều kiện cụ thể mà xây dựng giá cước vận chuyển và bốc dỡ riêng.
Cơ quan nào duyệt đơn giá cho các công trường này thì đồng thời duyệt các giá cước ấy.
c) Về các định mức năng suất lao động, định mức sử dụng vật liệu, định mức hao hụt vật liệu và định mức sử dụng máy thi công thì công phải căn cứ vào các thông tư hoặc quyết định ban hành của Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước, hoặc của các Bộ và Tổng cục đối với định mức có tính chất chuyên ngành.
Những định mức nào Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước chưa có, thì khi xây dựng đơn giá, địa phương hoặc công trường tổ chức xây dựng những định mức tạm thời. Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước ủy nhiệm Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh duyệt cho thi hành tạm thời, nhưng trước khi cho ban hành phải thông qua Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước và khi ban hành Ủy ban hành chính gửi cho Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước một bản để báo cáo.
d) Về tiền lương công nhân kiến thiết cơ bản: phải căn cứ vào quy định của Bộ Lao động hoặc của Ủy ban hành chính địa phương.
e) Về các điều kiện kỹ thuật và biện pháp thi công: phải căn cứ vào quy định trong thiết kế mà tính toán, bảo đảm các yêu cầu trong quy phạm, quy trình kỹ thuật và các yếu tố cấu thành cần thiết cho xây lắp để đưa vào đơn giá.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐƠN GIÁ
Phần thứ nhất: Tài liệu thuyết minh chi tiết những quy định cụ thể điều kiện cần thiết cho việc lập đơn giá làm căn cứ để tính toán các đơn giá chi tiết như quy định khu vực đơn giá, quy định giá vật liệu, cự ly vận chuyển vật liệu v .v…
Phần thứ hai: Tài liệu tính toán cụ thể về giá cả của các loại vật liệu.
Phần thứ ba: Tài liệu tính toán lương chính và phụ cấp của các loại thợ xây lắp và lao động.
Phần thứ tư: Đơn giá tổng hợp.
Khi lên đơn giá tổng hợp phải căn cứ vào thiết kế kỹ thuật mà tính toán nhằm bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết tạo thành đơn giá cho cấu kiện hoặc công trình ấy.
Khi lập đơn giá phải bảo đảm tính ổng định và chính xác tương đối của đơn giá đồng thời không làm phức tạp, không gây khó khăn cho việc sử dụng đơn giá vào dự toán sau này, nhưng cũng không quá giản đơn làm mất tính chính xác của đơn giá.
Điều 8. – Sau khi nghiên cứu và lập xong được bảng đơn giá, việc ban hành theo thể thức dưới đây:
- Các bản tính toán cụ thể lập nên đơn giá theo các biểu mẫu của Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước hướng dẫn chi để tại Ủy ban hành chính, Ủy ban Kế hoạch, Ủy ban Kiến thiết, cơ quan tài chính, Ngân hàng kiến thiết và Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước để làm tài liệu theo dõi và tra cứu sau này.
- Bảng đơn giá ban hành chỉ in phần loại công việc gồm các thao tác, điều kiện kỹ thuật, điều kiện chất lượng và phần đơn giá tổng hợp.
TRÁCH NHIỆM XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN ĐƠN GIÁ
Riêng công trường nào được coi là trong điểm của trung ương thì Ủy ban Kiến thiết cơ bản của Nhà nước sẽ trực tiếp chỉ đạo xây dựng và duyệt đơn giá.
Trường hợp một công trình kiến thiết cơ bản nào đó xây dựng ở một địa điểm không nằm trong phạm vi quy định của đơn giá thì cơ quan chủ quản lập tổng khái toán. Khi trình duyệt phải gửi kèm theo một bản thuyết minh nêu đầy đủ những cơ sở định mức và các yếu tố cấu thành giá vật liệu của tổng khái toán đó và có chứng nhận của cơ quan phụ trách quản lý xây dựng cơ bản của địa phương.
Cơ quan quản lý đơn giá sau khi nhận được giấy báo của đơn vị thi công, phải giải quyết khẩn trương, dứt khoát. Văn kiện giải quyết các trường hợp trên phải sao gửi Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước một bản để báo cáo.
- Đối với những công trường tự làm không có A-B thì ban chỉ huy công trường sẽ thành lập ban đơn giá do một phó ban chỉ huy công trường làm trưởng ban.
- 1Quyết định 829-UB-ĐM năm 1964 về bản định mức sử dụng vật liệu trong công tác kiến thiết cơ bản do Chủ nhiệm Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước
- 2Nghị định 209-CP năm 1962 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban kiến thiết cơ bản Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 167-CT năm 1984 về tăng cường quản lý đơn giá, dự toán xây lắp các công trình xây dựng cơ bản do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Quyết định 1030-UB-ĐM năm 1963 về điều lệ về xây dựng và quản lý đơn giá kiến thiết cơ bản do Chủ nhiệm Ủy ban kiến thiết cơ bản Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 1030-UB-ĐM
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/1963
- Nơi ban hành: Uỷ ban kiến thiết cơ bản Nhà nước
- Người ký: Trần Đại Nghĩa
- Ngày công báo: 31/12/1963
- Số công báo: Số 46
- Ngày hiệu lực: 01/01/1964
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định