- 1Quyết định 2532/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 18-CTr/TU về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” do tỉnh An Giang ban hành
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 16/2016/QĐ-UBND Quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1027/QĐ-UBND | An Giang, ngày 12 tháng 4 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 2532/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 của UBND tỉnh An Giang về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 18-Ctr/TU ngày 28/02/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;
Căn cứ Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 16/3/2016 của UBND tỉnh An Giang về việc Quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang;
Căn cứ Biên bản thẩm định dự toán kinh phí Chương trình “Phát triển nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020” ngày 26/02/2016;
Xét Tờ trình số 269/TTr-SKHCN ngày 06/4/2016 của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020, bao gồm các nội dung cụ thể như sau:
a) Nghiên cứu, đề xuất các đề tài, ý tưởng ứng dụng công nghệ thông tin theo từng ngành, từng lĩnh vực.
b) Định hướng đề tài theo từng ngành, lĩnh vực cụ thể như sau:
- Lĩnh vực du lịch: Chương trình quản lý nhà hàng khách sạn, quản lý địa điểm du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành và quy định “chuẩn chung” về trao đổi dữ liệu kết nối giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp du lịch; quảng bá trên internet thông tin du lịch tra cứu địa điểm, nhà hàng, khách sạn,...
- Lĩnh vực nông nghiệp: Quản lý dịch bệnh trên cây nông nghiệp; Ứng dụng GIS trong quản lý khu vực trồng cây nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý ao nuôi thủy sản; ứng dụng công nghệ thông tin tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ công tác quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp; nghiên cứu cơ sở dữ liệu kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp…
- Lĩnh vực Giao thông vận tải: Quản lý hệ thống đèn, camera giao thông; Hệ thống quản lý điều hành và khai thác an toàn, hiệu quả hệ thống quốc lộ, cảnh báo đoạn đường xuống cấp, nguy cơ sạt lở,…
- Lĩnh vực giáo dục: Quản lý học sinh, sinh viên, học bạ điện tử, thời khóa biểu online; Hệ thống tổng đài tra cứu điểm thi …
- Lĩnh vực Y tế: Quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh; Chuẩn đoán, khám và chữa trị bệnh từ xa; hỗ trợ công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, ...
- Lĩnh vực khoa học công nghệ: Quản lý kết quả nghiên cứu các đề tài, đề án trên toàn tỉnh;
- Lĩnh vực văn hóa, xã hội: quản lý các hoạt động lễ hội, tôn giáo, dân tộc,…
- Lĩnh vực bảo hiểm xã hội: Quản lý trong việc chi trả bảo hiểm xã hội và các hoạt động khác của ngành.
- Lĩnh vực xây dựng: Quản lý hệ thống quy hoạch - xây dựng; quản lý hạ tầng cấp, thoát nước, cây xanh bằng hệ thống GIS trên địa bàn tỉnh An Giang …
- Lĩnh vực lao động, xã hội: Quản lý nguồn nhân lực, lao động, trong thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa, hỗ trợ người cao tuổi, thương binh, bảo vệ và chăm sóc trẻ em,… Xây dựng hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, giám sát thực hiện chính sách xã hội đối với người có công và an sinh xã hội.
- Lĩnh vực tài nguyên và môi trường: Quản lý điều hành trong việc dự báo cảnh báo: Biến đổi khí hậu; dự đoán mực nước sông ứng phó tình hình lũ lụt; ô nhiễm môi trường nước; ô nhiễm không khí, Cảnh báo và phòng chống cháy rừng; ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên và môi trường....
- Quản lý hạ tầng mạng, quản lý trạm viễn thông (BTS) trên địa bàn tỉnh,...
a) Mục tiêu tổng quát:
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong toàn tỉnh về vị trí, vai trò và lợi ích của công nghệ thông tin và truyền thông trong cuộc sống và trong phát triển kinh tế - xã hội trong xu thế thời đại của nền kinh tế tri thức.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh và ngoài xã hội.
- Tạo điều kiện thuận lợi để cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, sáng tạo và đưa ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội; chia sẻ, khai thác nguồn thông tin, tri thức phục vụ trong công tác, học tập, giải trí đồng thời góp phần tích cực đẩy mạnh trong công tác cải cách thủ tục hành chính ngày càng hiệu quả hơn và phát triển kinh tế - xã hội.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển và chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh, nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân, tổ chức thông qua thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, phát triển thương mại điện tử, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giao thông vận tải, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng,...
b) Mục tiêu cụ thể:
- Rà soát và cập nhật hiện trạng về hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng ngân hàng ý tưởng ứng dụng công nghệ thông tin làm cơ sở phát triển thành sản phẩm có thể triển khai vào thực tế.
- Xây dựng danh mục đề xuất đề tài/dự án khoa học công nghệ lĩnh vực công nghệ thông tin, trong đó có từ 03 đến 05 đề xuất được phê duyệt thực hiện/năm.
- Ươm tạo và thu hút từ 07 đến 10 doanh nghiệp về lĩnh vực công nghệ thông tin. Tạo ra từ 01 đến 02 sản phẩm/năm đưa vào ứng dụng.
- Nâng cấp, mở rộng các phần mềm, ứng dụng đã và đang triển khai thực tế nhằm mang lại hiệu quả, năng suất cao hơn.
- Đào tạo khoảng 100 nguồn nhân lực công nghệ thông tin (đang sinh sống và làm việc tại An Giang) đủ mạnh góp phần thúc đầy phát triển công nghệ thông tin tỉnh. Trong đó, chú trọng đến các ngành, lĩnh vực chính:
+ Công nghiệp phần mềm.
+ Công nghiệp thiết kế: đồ họa, mô hình,…
+ Công nghiệp tự động hóa: lập trình và điều khiển tự động.
a) Nội dung 1: Rà soát và cập nhật hiện trạng về hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
- Xây dựng kế hoạch, phương án khảo sát, rà soát và cập nhật thông tin về hiện trạng, trình độ, nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp; xây dựng mẫu phiếu điều tra khảo sát; thu thập thông tin và xử lý số liệu điều tra; báo cáo tổng hợp kết quả điều tra.
Thực hiện khảo sát khoảng 343 đơn vị, trong đó:
+ 20 sở, ngành cấp tỉnh.
+ 11 UBND huyện, thị, thành phố; 13 phòng ban chuyên môn cấp huyện; 156 xã, phường, thị trấn.
+ Các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh: bình quân mỗi huyện 01 doanh nghiệp; thành phố Long Xuyên và Châu Đốc thực hiện khảo sát 02 doanh nghiệp.
- Thực hiện việc rà soát quy hoạch, kế hoạch về ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển công nghệ thông tin theo định hướng của Trung ương và địa phương theo từng thời điểm.
b) Nội dung 2: Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề lấy ý kiến và đề xuất định hướng với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin
- Tổ chức 01 hội thảo, tọa đàm các chuyên đề liên quan đến định hướng nghiên cứu để xây dựng ngân hàng ý tưởng, đề tài nghiên cứu theo mục tiêu hàng năm, triển khai các ý tưởng ứng dụng công nghệ thông tin có tính khả thi cao; xây dựng chương trình, kế hoạch và phát triển thành sản phẩm hoàn thiện.
- Lấy ý kiến chuyên gia về định hướng phát triển lĩnh vực Công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
- Hàng năm tổng hợp, xem xét các ý tưởng phù hợp định hướng chung của tỉnh và Trung ương, tập hợp danh sách có khoảng 05 đề xuất nghiên cứu các ý tưởng khả thi, có tính ứng dụng cao để đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phấn đấu có ít nhất 03 đề xuất được phê duyệt thực hiện.
- Tổ chức 01 hội thảo tổng kết nhằm đánh giá toàn diện kết quả thực hiện, lấy ý kiến từ các chuyên gia, Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể, người sản xuất và doanh nghiệp, nhà đầu tư để kịp thời đưa ra đặt hàng nhiệm vụ khoa học công nghệ và kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo đạt mục tiêu đề ra.
c) Nội dung 3: Khảo sát và tìm kiếm công nghệ mới, cơ chế chính sách thực tế tại các địa phương
- Học tập và tìm kiếm các phần mềm ứng dụng mới, các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực khoa học công nghệ và công nghệ thông tin, các cơ chế chính sách thực tế tại các địa phương đã mang lại hiệu quả thiết thực trong thúc đẩy phát triển ngành công nghệ thông tin áp dụng vào thực tiễn trên địa bàn tỉnh.
- Tìm kiếm các cơ chế chính sách thực tế tại các địa phương đã mang lại hiệu quả thiết thực trong thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin áp dụng vào thực tiễn nhằm thúc đẩy, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư phát triển công nghiệp phần cứng, phần mềm và thúc đẩy xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ thông tin cũng như thương mại điện tử,...
- Xây dựng văn bản, chương trình, kế hoạch, chính sách ưu đãi nhằm thu hút doanh nghiệp hoạt động công nghệ thông tin về đầu tư tại An Giang.
d) Nội dung 4: Thực hiện các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại và ươm tạo doanh nghiệp thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ
- Hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp công nghệ thông tin có nhu cầu đổi mới công nghệ, chuyển giao và ứng dụng các thành tựu mới, hoặc khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin thực hiện các dự án chuyển giao, đổi mới công nghệ.
- Phối hợp với Báo, Đài phát thanh và truyền hình trong và ngoài tỉnh thực hiện đưa tin, làm phóng sự những mô hình, sản phẩm từ lĩnh vực công nghệ thông tin tại An Giang, đồng thời lồng ghép cập nhật các chương trình, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư để quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
e) Nội dung 5: Đào tạo nâng cao nguồn nhân lực công nghệ thông tin
- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đủ mạnh, đủ sức làm chủ công nghệ. Đào tạo chuyên sâu một số lĩnh vực mũi nhọn về Công nghiệp phần mềm; Công nghiệp thiết kế: đồ họa, mô hình,…; Công nghiệp tự động hóa: lập trình và điều khiển tự động.
- Hỗ trợ và đào tạo doanh nghiệp tiếp cận các công nghệ mới đáp ứng nhu cầu xã hội, giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô, cung cấp nhiều sản phẩm cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
- Đối tượng học viên:
+ Cán bộ, công chức, viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
+ Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin có nhu cầu nâng cao trình độ, tiếp thu công nghệ mới, thành lập doanh nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.
- Nội dung đào tạo: đào tạo tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn về công nghiệp phần mềm; công nghiệp thiết kế: đồ họa, mô hình,…; công nghiệp tự động hóa: lập trình và điều khiển tự động.
a) Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản, chịu trách nhiệm:
- Chủ trì thẩm định nội dung và kinh phí thực hiện chương trình, đảm bảo đạt các mục tiêu đề ra theo định hướng phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Bố trí kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học công nghệ để triển khai các nhiệm vụ kế hoạch hoạt động của chương trình.
- Phối hợp tích cực với Sở, Ngành thực hiện tốt các nội dung liên quan trong Chương trình, đảm bảo kinh phí để triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ;
- Giám sát các đơn vị thực hiện các nội dung chương trình và hàng năm cùng có trách nhiệm rà soát, xem xét các nội dung chương trình để có sự điều chỉnh phù hợp, kịp thời.
b) Sở Thông tin và Truyền thông là đơn vị chủ trì, có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình.
- Kiểm tra, đánh giá, tổng kết và định kỳ hàng năm báo cáo công tác triển khai chương trình, kế hoạch hoạt động.
- Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Sở Thông tin và Truyền thông là vị điều phối, chịu trách nhiệm trực tiếp phối hợp với các Sở, Ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị thành phố liên quan thực hiện triển khai tốt các hoạt động trong Chương trình.
- Hàng năm có trách nhiệm rà soát, xem xét các nội dung chương trình để có đề xuất điều chỉnh bổ sung phù hợp, kịp thời.
c) Tổ chuyên gia: Bao gồm các thành viên sau:
- Mời Ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, Tổ trưởng.
- Mời PGS. TS. Vũ Hải Quân, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM, Tổ phó.
- Mời TS. Nguyễn Văn Hòa, Phó trưởng Khoa Kỹ thuật công nghệ và Môi trường - Đại học An Giang, Thành viên.
- Mời TS. Lê Việt Phương, Văn phòng Tỉnh ủy An Giang, Thành viên.
- Mời Ông Đoàn Thanh Nghị, Phó trưởng khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường, trường Đại học An Giang, Thành viên.
* Nhiệm vụ của tổ chuyên gia:
- Giúp hoạch định, định hướng nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh các lĩnh vực thực tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang.
- Tham gia đóng góp ý kiến các dự án, đề tài, đề án nghiên cứu triển khai và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Tham gia hội đồng khoa học phản biện, đóng góp cho các đề tài, dự án triển khai lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Tham gia góp ý xây dựng cơ chế chính sách, thúc đẩy phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội đồng thời góp phần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính của tỉnh.
d) Nhóm chuyên trách: Bao gồm các thành viên sau:
- Ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Công nghệ thông tin và Truyền thông - Tổ Trưởng;
- Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Trưởng phòng công nghệ thông tin - Sở Thông tin và Truyền thông - Tổ phó;
- Ông Nguyễn Thanh Tùng, Chánh Văn phòng - Sở Khoa học và Công nghệ An Giang - Tổ phó;
- Ông Trần Trường Giang, Giám đốc Trung tâm Tin học - Sở Thông tin và Truyền thông - Thành viên.
- Ông Võ Phước Nhân, Trưởng phòng kỹ thuật Trung tâm Tin học - Sở Thông tin và Truyền thông - Thành viên.
- Ông Lê Quốc Cường, Giám đốc Trung tâm Tin học, Trường Đại học An Giang, thành viên.
- Ông Nguyễn Quốc Nam, Quyền Giám đốc - Trung tâm Công nghệ thông tin - Văn phòng Tỉnh ủy, thành viên.
- Ông Trần Trọng Nhân, Trưởng phòng KTNV - Trung tâm DV CNTT&TT - Sở Thông tin và Truyền thông - Thành viên.
- Bà Trần Thanh Việt Thư, Trưởng phòng Hành chính - Trung tâm dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông - Sở Thông tin và Truyền thông - Thành viên.
- Ông Nguyễn Đức Thuận, chuyên viên phòng Công nghệ Thông tin - Sở Thông tin và Truyền thông - Thành viên.
* Nhiệm vụ nhóm chuyên trách:
- Đề xuất các nội dung, chương trình nghiên cứu, các ý tưởng liên quan đến việc ứng dụng CNTT và triển khai thực hiện tư vấn “Chương trình phát triển nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh An Giang".
- Tổ chức, tham gia đóng góp ý kiến tại các hội nghị, hội thảo chuyên đề về nghiên cứu phát triển ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phát triển công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Tổ chức thực hiện điều tra khảo sát ứng dụng công nghệ thông tin, triển lãm các sản phẩm phần mềm mới, công nghệ mới, tham dự các hội thảo, hội nghị chuyên đề về công nghệ thông tin,... nhằm thúc đẩy phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin của tỉnh.
- Thực hiện tốt vai trò tham mưu điều chỉnh nội dung kế hoạch trên cơ sở tham vấn, lấy ý kiến các nhà khoa học, Sở, Ban, Ngành, các Đoàn thể, doanh nghiệp, đảm bảo nội dung kế hoạch phù hợp yêu cầu thực tiễn.
- Tham mưu, đề xuất các đề tài, dự án liên quan lĩnh vực công nghệ thông tin đảm bảo thực hiện mục tiêu của Chương trình đề ra.
- Tham gia thực hiện các hoạt động có liên quan trong quá trình thực hiện chương trình.
5. Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020.
6. Kinh phí thực hiện: 598.918.000 đồng (Năm trăm, chín mươi tám triệu, chín trăm, mười tám ngàn đồng), trong đó:
- Năm 2016: 254.758.000đồng.
- Năm 2017: 75.700.000 đồng.
- Năm 2018: 105.700.000 đồng.
- Năm 2019: 75.700.000 đồng.
- Năm 2020: 87.060.000 đồng.
* Khoản mục chi:
- Rà soát, khảo sát hiện trạng về hạ tầng viễn thông, CNTT: 82.198.000 đồng;
- Hội thảo chuyên đề lấy ý kiến chuyên gia: 33.260.000 đồng;
- Hội thảo tổng kết chương trình: 33.260.000 đồng;
- Hỗ trợ kinh phí triễn lãm: 3.000.000 đồng;
- Hoạt động tổ chuyên gia: 184.800.000 đồng;
- Chi phí hỗ trợ đề xuất ý tưởng nhiệm vụ khoa học và công nghệ được duyệt: 15.000.000 đồng;
- Khảo sát và tìm kiếm công nghệ mới, cơ chế chính sách thực tế tại các địa phương (02 chuyến): 60.000.000 đồng;
- Đào tạo chuyển giao công nghệ nâng cao: 150.000.000 đồng;
- Chi phí quản lý: 37.400.000 đồng;
Điều 2. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành địa phương có liên quan giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (đơn vị chủ trì), Ông Trần Trung Hiếu (Tổ trưởng nhóm chuyên trách), Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 866/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ năm 2008 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 2Quyết định 1776/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Kế hoạch nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020
- 3Kế hoạch 108/KH-UBND năm 2015 triển khai Chương trình hành động 246-CTr/TU thực hiện Nghị Quyết 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế do tỉnh Hậu Giang
- 4Quyết định 921/QĐ-UBND phê duyệt Danh mục và giao nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ năm 2016 tỉnh Hà Tĩnh
- 5Quyết định 1948/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt danh mục đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2017 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 6Quyết định 685/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Định năm 2017
- 7Báo cáo 2109/BC-SNV năm 2018 về kết quả tổ chức lớp nghiên cứu và khảo sát thực tế việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư, lưu trữ tại thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh do Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 866/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ năm 2008 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 2Quyết định 1776/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Kế hoạch nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020
- 3Quyết định 2532/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 18-CTr/TU về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” do tỉnh An Giang ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Kế hoạch 108/KH-UBND năm 2015 triển khai Chương trình hành động 246-CTr/TU thực hiện Nghị Quyết 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế do tỉnh Hậu Giang
- 6Quyết định 16/2016/QĐ-UBND Quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 7Quyết định 921/QĐ-UBND phê duyệt Danh mục và giao nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ năm 2016 tỉnh Hà Tĩnh
- 8Quyết định 1948/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt danh mục đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2017 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 9Quyết định 685/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Định năm 2017
- 10Báo cáo 2109/BC-SNV năm 2018 về kết quả tổ chức lớp nghiên cứu và khảo sát thực tế việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư, lưu trữ tại thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh do Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định 1027/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 do tỉnh An Giang ban hành
- Số hiệu: 1027/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/04/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Lâm Quang Thi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/04/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực