Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1026/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 04 tháng 4 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC CÁC DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA ƯU TIÊN KÊU GỌI ĐẦU TƯ

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2012 và Luật số 24/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

Căn cứ Quyết định số 2489/QĐ-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Phê duyệt Quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 25/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết của Chính phủ, HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017;

Theo đề nghị của Sở Công thương tại Văn bản số 528/SCT-MĐT ngày 15 tháng 3 năm 2017 về Danh mục các dự án năng lượng tái tạo ưu tiên kêu gọi đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Danh mục các dự án năng lượng tái tạo ưu tiên kêu gọi đầu tư với nội dung chi tiết như Phụ lục kèm theo.

Điều 2. Giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, hàng năm tiếp tục rà soát, cập nhật các dự năng lượng tái tạo ưu tiên đầu tư để bổ sung vào danh mục này, làm cơ sở kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm, nghiên cứu thực hiện đầu tư.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch Thanh Hóa, UBND các huyện, thành phố, thị xã, Thủ trưởng các ngành, Doanh nghiệp có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Văn Tuấn

 

DANH MỤC

CÁC DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ƯU TIÊN KÊU GỌI ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số: 1026/QĐ-UBND ngày 04/4/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Tên dự án

Địa điểm

Công suất dự kiến (MW)

Tổng mức đầu tư dự kiến (tỷ đồng)

Hình thức đầu tư

Đánh giá khả năng thu hút đầu tư

Một số thông tin

I

Thủy điện nhỏ

 

 

 

 

 

 

1

TĐ Trung Xuân

Xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn

10,5

280

DDI (Trực tiếp trong nước)

Là dự án thủy điện nhỏ, thuận lợi thu hút các nhà đầu tư.

Công ty TNHH Thanh Bình đã trình hồ sơ đề nghị UBND tỉnh bổ sung quy hoạch; UBND tỉnh đã trình Bộ Công thương.

2

TĐ Sơn Lư

Xã Sơn Lư và Tam Lư, huyện Quan Sơn

8,5

210

DDI

Là dự án thủy điện nhỏ, thuận lợi thu hút các nhà đầu tư

3

TĐ Tam Thanh

Xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn

7

260

DDI

Là dự án thủy điện nhỏ, thuận lợi thu hút các nhà đầu tư

4

TĐ Mường Mìn

Xã Sơn Thủy và Mường Mìn, huyện Quan Sơn

13

450

DDI

Là dự án thủy điện nhỏ, thuận lợi thu hút các nhà đầu tư

Công ty TNHH Sông Mã đang nghiên cứu, lập hồ sơ bổ sung quy quy hoạch

5

TĐ Sơn Điện

Xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn

13

410

DDI

Là dự án thủy điện nhỏ, thuận lợi thu hút các nhà đầu tư

6

TĐ Nam Động 1

Xã Nam Động, huyện Quan Hóa

12

386

DDI

Là dự án thủy điện nhỏ, thuận lợi thu hút các nhà đầu tư

Công ty TNHH Đông Mê Kông và Công ty CP phát triển Điện lực đang nghiên cứu, lập hồ sơ bổ sung quy hoạch

7

TĐ Nam Động 2

Xã Nam Động, huyện Quan Hóa

12

390

DDI

Là dự án thủy điện nhỏ, thuận lợi thu hút các nhà đầu tư

8

TĐ Xuân Khao

Xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân

7,5

210

DDI

Là dự án thủy điện nhỏ, thuận lợi thu hút các nhà đầu tư

Công ty CP Vinaconex P&C đang nghiên cứu lập hồ sơ bổ sung quy hoạch

 

Tổng

 

83,5

2.596

 

 

 

Đánh giá chung: Trong các loại hình năng lượng tái tạo, thì thủy điện nhỏ là loại hình có tính khả thi, thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Với các dự án được Quy hoạch (đảm bảo hiệu quả phát điện cũng như các yếu tố về môi trường) thì việc triển khai đầu tư là cần thiết để đóng góp sản lượng lên lưới điện Quốc gia; đồng thời đầu tư thủy điện cũng cải thiện nhiều hơn cơ sở hạ tầng địa phương so với các loại hình năng lượng khác; góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện đặc biệt khó khăn ở miền Tây tỉnh Thanh Hóa.

II

Năng lượng sinh khối

 

 

 

 

 

 

1

Cải tạo, mở rộng Điện sinh khối Nhà máy Đường Lam Sơn (bổ sung nguyên liệu rơm rạ, mùn cưa,..)

Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân

33,5

80

DDI (Công ty CP Mía đường Lam Sơn)

Công ty CP Mía đường Lam Sơn cải tạo, nâng cấp hệ thống năng lượng bã mía Lam Sơn (lên trên 40 MW) sử dụng thêm các nguồn nguyên liệu khác để đạt công suất lắp đặt cũng như tăng số giờ phát điện

Hiện đang hoạt động ở công suất khoảng 16 MW (kêu gọi hợp tác, tài trợ để mở rộng nâng công suất)

2

Nâng cấp Điện sinh khối NM đường Nông Cống

Xã Thăng Long, huyện Nông Cống

7,5

120

DDI

Công ty CP Mía đường Lam Sơn có kế hoạch nâng cấp từ 4-7,5MW

Hiện đang hoạt động ở công suất 4 MW, nâng cấp lên 7,5 MW

3

Cải tạo nối lưới Điện sinh khối NM đường Việt Đài

Thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành

10

30

FDI

Hiện tại nhà máy đang hoạt động không nối lưới; cải tạo nối lưới để tăng hiệu quả khi giá điện tăng

Hiện đang hoạt động 10 MW không nối lưới.

4

Nhà máy điện sinh khối (từ rơm rạ, bã mía, mùn cưa, phế phẩm tre luồng, giấy,..)

Địa bàn các huyện: Thọ Xuân, Quan Hóa, Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành

10

220

DDI, FDI

Thanh Hóa là tỉnh có nguồn vật liệu sinh khối (phế phẩm nông nghiệp). Tuy nhiên, hiện nay việc đầu tư nhà máy điện sinh khối độc lập có tính khả thi chưa cao

Kêu gọi nhà đầu tư, nghiên cứu.

5

Điện khí sinh học (KSH) Lam Sơn (từ quá trình xử lý nước thải)

Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân

3,5

70

DDI, FDI (ODA)

Giá thành sản xuất điện từ KSH trong quá trình sản xuất công nghiệp hiện đang cao; chưa hấp dẫn thu hút đầu tư

Nghiên cứu đầu tư; kêu gọi hợp tác đầu tư, hoặc các ưu đãi trợ giúp tư các tổ chức Quốc tế

6

Điện KSH Việt Đài (từ quá trình xử lý nước thải)

Thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành

2,5

50

DDI, FDI (ODA)

Giá thành sản xuất điện từ KSH trong quá trình sản xuất công nghiệp hiện đang cao; chưa hấp dẫn thu hút đầu tư

Nghiên cứu đầu tư; kêu gọi hỗ trợ hợp tác đầu tư, hoặc các ưu đãi trợ giúp tư các tổ chức Quốc tế

7

Điện rác TP. Thanh Hóa

Khu liên hợp CTR xã Đông Nam, huyện Đông Sơn

6

150

DDI, FDI

Hiện đã có nhà đầu tư khu liên hợp dự án xử lý CTR (Ecotech). Tuy nhiên, giá thành module đốt rác phát điện còn cao

Nghiên cứu đầu tư; kêu gọi hỗ trợ hợp tác đầu tư

8

Điện rác Bỉm Sơn

Khu xử lý CTR Bỉm Sơn, phường Đông Sơn, TX. Bỉm Sơn

5

120

DDI

Cổ phần AE Toàn Tích Thiện đã đầu tư khu xử lý CTR; cần kêu gọi đầu tư, nâng cấp module đốt rác phát điện lên lưới (hiện nay giá chưa hấp dẫn NĐT)

Nghiên cứu đầu tư; kêu gọi hỗ trợ, hợp tác đầu tư

9

Điện rác Cẩm Thủy

Khu xử lý CTR xã Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy

3

80

DDI,FDI

Chưa có tính khả thi trong giai đoạn gần, do chưa có nhà đầu tư khu xử lý CTR

Nghiên cứu đầu tư; kêu gọi hỗ trợ hợp tác đầu tư

10

Điện rác Tĩnh Gia

Nhà máy xử lý chất thải Nghi Sơn, xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia

3

70

DDI

Công ty CP Môi trường Nghi Sơn dự kiến đầu tư module đốt rác phát điện

 

11

Nhà máy chế tạo viên nén sinh khối

Địa bàn các huyện Quan Hóa, Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành

200.000 tấn sp/năm

100

DDI, FDI

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích tre, luồng, lâm nghiệp lớn. Việc nghiên cứu, thu hút đầu tư nhà máy chế tạo viên nén sinh khối là có tính khả thi

Nhu cầu sử dụng viên nén sinh khối cho tiêu dùng (các buồng hơi, lò sưởi,..) trong nước và xuất khẩu ngày càng cao

 

Tổng

 

84

1.090

 

 

 

 

Đánh giá: Thanh Hóa là tỉnh có diện tích đất nông, lâm nghiệp có tiềm năng phát điện sinh khối; đối với các nhà máy phát điện sinh khối trước mắt ưu tiên kêu gọi đầu tư cho việc nâng cấp, mở rộng cho các nhà máy điện bã mía (cho các NM đường) dùng thêm các nhiên liệu rơm rạ, mùn cưa, phế phẩm tre luồng... để tăng hiệu quả phát điện.

- Tiềm năng phát điện từ xử lý chất thải rắn (CTR) của tỉnh Thanh Hóa có thể lên tới khoảng 50 MW. Tuy nhiên, trước mắt đối với các dự án đốt rác phát điện nên ưu tiên lựa chọn những nhà đầu tư khu xử lý CTR có thêm modul đốt rác phát điện (đốt rác ở nhiệt độ cao, đảm bảo cháy hoàn toàn) để triệt để xử lý CTR; trong số đó dự kiến nhà máy xử lý CTR Nghi Sơn sẽ sớm nghiên cứu đầu tư Module phát điện (cho tự dùng);

- Ngoài ra, so sánh nhà máy điện sinh khối độc lập với nhà máy chế tạo viên nén sinh khối thì dự án chế tạo viên nén sinh khối có tính khả thi và hấp dẫn NĐT hơn.

III

Năng lượng mặt trời

 

 

 

 

 

 

1

Điện năng lượng mặt trời Ngọc Lặc

Xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc

90

2.681

DDI, FDI

Công ty CP Đầu tư TM DL Hoàng Sơn đang lập dự án đầu tư, đồng thời xúc tiến tìm kiếm các đối tác (nước ngoài) cùng hợp tác đầu tư.

Dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho Công ty CP Đầu tư TM DL Hoàng Sơn

2

Điện năng lượng mặt trời Yên Định

Xã Yên Thái, huyện Yên Định

30

810

DDI

Công ty CP Sông Lam Sơn La đã đăng ký nghiên cứu đầu tư

Dự án đang được UBND tỉnh giao Công ty CP Sông Lam Sơn La nghiên cứu lập bổ sung quy hoạch

3

Dự án điện năng lượng mặt trời trên các hồ thủy lợi, thủy điện

Các hồ thủy lợi như Cửa Đạt, Yên Mỹ, Sông Mực,…

40-60

2.000

DDI, FDI

Nghiên cứu đầu tư nhà máy điện mặt trời trên các mặt hồ có ưu điểm là tiết kiệm đất sản xuất. Tuy nhiên, cần nghiên cứu QH cụ thể để đánh giá tính khả thi

Kêu gọi nhà đầu tư, nghiên cứu

4

Nhà máy điện năng lượng mặt trời tại các địa bàn có tiềm năng

Địa bàn: KKT Nghi Sơn, các huyện Tĩnh Gia, Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân,..

100

3.000

DDI, FDI

Theo số liệu điều tra của các chuyên gia USAID, tiềm năng mặt trời của Thanh Hóa tập trung chủ yếu tại các địa bàn này. Tuy nhiên, cần nghiên cứu QH cụ thể để đánh giá tính khả thi

Kêu gọi nhà đầu tư, nghiên cứu; hiện Công ty RS Schonbuch GBmh, Đức đang quan tâm

 

Tổng

 

280

8.491

 

 

 

 

Đánh giá: Tiềm năng NLMT của Thanh Hóa ở mức trung bình khá trong toàn quốc, ~ 4kwh/m2/ngày. Tuy nhiên, do hiện nay giá thành sản xuất điện mặt trời còn khá cao, giá mua điện mặt trời (dự kiến) chỉ khoảng <11,2 cents/kwh, nên các dự án điện mặt trời nối lưới ở Thanh Hóa hiện tại chưa có tính khả thi cao. Hiện nay, đã có một số nhà đầu tư quan tâm đến việc phát triển điện mặt trời nối lưới ở Thanh Hóa nên cần thiết phải nghiên cứu quy hoạch dự án nhà máy cụ thể để đánh giá hiệu quả và ảnh hưởng. Ngoài ra, chi phí đầu tư nhà máy điện NLMT chủ yếu là phần thiết bị, công trình xây lắp không đáng kể nên không đóng góp cải thiện hạ tầng nhiều cho địa phương.

IV

Năng lượng gió

 

 

 

 

 

 

1

Nhà máy điện gió

Địa bàn: Sầm Sơn, KKT Nghi Sơn

20

1000

DDI, FDI

Tiềm năng điện gió Thanh Hóa không nhiều; theo các báo cáo kỹ thuật thì Thanh Hóa chỉ có thể phát triển điện gió tại các vùng biển Sầm Sơn hoặc KKT Nghi Sơn với công suất tối đa 20 MW

Kêu gọi nhà đầu tư, nghiên cứu

V

Các dự án NLTT nhỏ không nối lưới

 

 

 

 

 

 

1

Các dự án tài trợ nhỏ như: Hầm khí Biogas quy mô trang trại, chiếu sáng NLMT, sử dụng nước nóng NLMT,…

Các địa bàn có điều kiện phù hợp

---

<3 triệu  USD

ODA, NGO

Theo các Kế hoạch, chương trình hợp tác với các đối tác quốc tế, các dự án tăng trưởng xanh, khuyến khích sử dụng NLTT có thể tìm kiếm được các nguồn tài trợ

Các hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp đề xuất các dự án nhỏ kêu gọi hỗ trợ từ các nguồn vốn của các nhà tài trợ ODA, NGO

 

Ghi chú các từ viết tắt:

- NLTT: Năng lượng tái tạo

- NLMT: Năng lượng mặt trời

- KSH: Khí sinh học

- DDI: Đầu tư trực tiếp trong nước

- FDI: Đầu tư nước ngoài

- Nguồn ODA: Vốn hỗ trợ phát triển

- Nguồn NGO: Vốn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1026/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Danh mục các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ưu tiên kêu gọi đầu tư

  • Số hiệu: 1026/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/04/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Ngô Văn Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/04/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản