Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THANH TRA NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1013/1999/QĐ-TTNN | Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 1999 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH THI NÂNG NGẠCH THANH TRA VIÊN LÊN THANH TRA VIÊN CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm và quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 95/1998/NĐ- CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Quyết định số 150/1999/QĐ-TCCP ngày 12/2/1999 của Bộ trưởng-Trưởng ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ về việc ban hành Quy chế thi nâng ngạch công chức;
Sau khi thống nhất với Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ tại công văn số 607/BTCCBCP-CCVC ngày 5 tháng 11 năm 1999 về việc thoả thuận ban hành quy định thi nâng ngạch Thanh tra viên lên Thanh tra viên chính ngành Thanh tra;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
| TỔNG THANH TRA NHÀ NƯỚC |
VỀ VIỆC THI NÂNG NGẠCH THANH TRA VIÊN LÊN THANH TRA VIÊN CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1013 /1999/QĐ-TCCB ngày 25 tháng 11 năm 1999 của Tổng Thanh tra Nhà nước)
1.1- Cơ quan, đơn vị có nhu cầu, vị trí làm việc của ngạch Thanh tra viên chính.
1.2- Thanh tra viên (04.025) có đủ các điều kiện sau được cơ quan tổ chức cho thi lên ngạch Thanh tra viên chính( 04.024).
1.2.1- Có các văn bằng chứng chỉ sau:
a- Bằng tốt nghiệp đại học trở lên.
b- Trình độ chính trị trung cấp.
c- Chứng chỉ về đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước.
d- Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra Nhà nước.
e- Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B.
1.2.2- Có phẩm chất đạo đức tốt, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, không trong thời gian bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên.
2.1- Đơn xin dự thi nâng ngạch Thanh tra viên lên Thanh tra viên chính ( theo mẫu số 2 ban hành kèm theo QĐ số 27/1999/QĐ-BTCCBCP ngày 16/7/1999) của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ.
2.2- Bản đánh giá, nhận xét của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng công chức về: Phẩm chất đạo đức, ý thức chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, Pháp luật, chính sách của Nhà nước; ý thức tổ chức kỷ luật lao động; trình độ, năng lực và hiệu quả trong công tác; quan hệ với đồng nghiệp.
2.3 - Các văn bằng chứng chỉ phôtôcópy (có xác nhận của cơ quan quản lý, sử dụng công chức).
2.4- Bản khai lý lịch khoa học dự thi nâng ngạch (theo mẫu).
2.5- Hai ảnh cỡ 4x6 và hai phong bì dán tem ghi địa chỉ liên lạc.
Hồ sơ của người dự thi được đựng trong một tuí hồ sơ cỡ 21x32 và gửi về Hội đồng sơ tuyển của Bộ, Tỉnh.
3- Về hình thức thi: Gồm 3 phần:
a- Thi viết.
b- Thi vấn đáp.
c- Thi ngoại ngữ một trong năm thứ tiếng (Anh, Pháp, Đức, Trung, Nga) trình độ B.
1- Thi viết tập trung vào những nội dung chính sau:
1.1- Quan điểm đường lối của Đảng, Pháp luật Nhà nước quy định về xây dựng Nhà nước pháp quyền cải cách hành chính.
1.2- Một số nội dung về Pháp lệnh Cán bộ- công chức, Pháp lệnh Chống tham nhũng, Pháp lệnh Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
1.3- Một số nội dung về Pháp lệnh Thanh tra, Luật khiếu nại, tố cáo, các văn bản pháp luật khác về tổ chức hoạt động thanh tra và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
1.4- Nội dung cơ bản về nghiệp vụ thanh tra, xét khiếu tố, quản lý Nhà nước về công tác thanh tra.
1.5- Quy chế đoàn thanh tra; quy trình, trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra, xét giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1.6- Viết và trả lời về các tình huống thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, soạn thảo văn bản kết luận, kiến nghị sử lý thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2.1- Một số kiến thức về quản lý Nhà nước nói chung và quản lý Nhà nước về thanh tra, xét khiếu tố.
2.3- 2.2 Những kiến thức về kinh tế, xã hội, kinh nghiệm thực tiễn hoạt động thanh tra, xét khiếu tố của ngành, địa phương, những giải pháp tháo gỡ vướng mắc.
2.4- Kiến thức về nghiệp vụ thanh tra, xét khiếu tố.
Nêu một vài tình huống trong hoạt động thanh tra, xét khiếu tố, yêu cầu thí sinh đề xuất cách giải quyết.
2.5- Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức Thanh tra.
3- Ngoại ngữ: Thi một trong năm thứ tiếng (Anh, Pháp, Trung, Nga, Đức) trình độ B.
1- Hàng năm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng đề án theo quy định tại điểm 3 mục 5 của Thông tư số 04/1999/TT-TCCP ngày 20/3/1999 gửi về Thanh tra Nhà nước để thống nhất ý kiến với Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ về chỉ tiêu dự thi và việc tổ chức thi.
Trên cơ sở chỉ tiêu được phân bổ, các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc sơ tuyển theo quy chế chung về thi nâng ngạch ban hành kèm theo Quyết định số 150/ 1999/QĐ -TCCP ngày 12/2/1999 của Bộ trưởng- Trưởng ban TCCBCP và lập danh sách thí sinh dự thi nâng ngạch Thanh tra viên lên Thanh tra viên chính, kèm theo hồ sơ gửi về Hội đồng thi nâng ngạch của Thanh tra Nhà nước.
2- Việc tổ chức thi nâng ngạch Thanh tra viên lên Thanh tra viên chính cho công chức Thanh tra do Thanh tra Nhà nước phối hợp với Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ thực hiện theo quy chế thi nâng ngạch.
3- Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có gì vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về Thanh tra Nhà nước nghiên cứu giải quyết./.
- 1Công văn số 800/CV-TTNN ngày 09 tháng 07 năm 2003 của Thanh tra Nhà nước về việc hướng dẫn tiêu chuẩn thi nâng ngạch Thanh tra viên lên Thanh tra viên chính năm 2003
- 2Quyết định 818-TCCP/VP năm 1993 về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Thanh tra Nhà nước do Trưởng ban Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết số 528-NQ/HĐNN7 về việc đổi tên Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ thành Uỷ ban Thanh tra Nhà nước do Hội đồng nhà nước ban hành
- 4Nghị định 46/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Nhà nước
- 5Quyết định 583/2004/QĐ-TTNN về việc thi nâng ngạch Thanh tra viên lên Thanh tra viên chính do Tổng Thanh tra Nhà nước ban hành
- 1Công văn số 800/CV-TTNN ngày 09 tháng 07 năm 2003 của Thanh tra Nhà nước về việc hướng dẫn tiêu chuẩn thi nâng ngạch Thanh tra viên lên Thanh tra viên chính năm 2003
- 2Quyết định 818-TCCP/VP năm 1993 về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Thanh tra Nhà nước do Trưởng ban Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết số 528-NQ/HĐNN7 về việc đổi tên Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ thành Uỷ ban Thanh tra Nhà nước do Hội đồng nhà nước ban hành
- 4Nghị định 95/1998/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 5Thông tư 04/1999/TT-TCCP hướng dẫn Nghị định 95/1998/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức do Ban tổ chức,cán bộ Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 150/1999/QĐ-TCCP về Quy chế thi nâng ngạch công chức do Bộ trưởng Trưởng Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành
- 7Công văn 482/CV-TTNN của Thanh tra Nhà nước về việc hướng dẫn tổ chức thi nâng ngạch Thanh tra viên lên Thanh tra viên chính năm 2002
- 8Nghị định 46/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Nhà nước
- 9Quyết định 583/2004/QĐ-TTNN về việc thi nâng ngạch Thanh tra viên lên Thanh tra viên chính do Tổng Thanh tra Nhà nước ban hành
Quyết định 1013/1999/QĐ-TTNN quy định thi nâng ngạch Thanh tra viên lên Thanh tra viên chính do Tổng Thanh tra Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 1013/1999/QĐ-TTNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/11/1999
- Nơi ban hành: Thanh tra Nhà nước
- Người ký: Tạ Hữu Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 2
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra