- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Quyết định 1112/QĐ-BGTVT năm 2013 phê duyệt Quy hoạch chi tiết Hệ thống cảng đường thủy nội địa khu vực phía Bắc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Quyết định 2290/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1008/QĐ-UBND | Ninh Bình, ngày 31 tháng 12 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CƠ SỞ SỬA CHỮA, ĐÓNG MỚI PHƯƠNG TIỆN THỦY TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;
Căn cứ Quyết định số 2290/QĐ-TTg ngày 27/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1112/QĐ-BGTVT ngày 26/4/2013 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng đường thủy nội địa khu vực phía Bắc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 2806/TTr-SGTVT ngày 26/12/2013, Biên bản thẩm định ngày 23/12/2013 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và hồ sơ quy hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với các nội dung sau:
I. Quan điểm phát triển:
- Đẩy mạnh hợp tác vùng, liên doanh đầu tư với các đối tác mạnh về vốn và công nghệ, tạo những bước phát triển lớn mang tính đột phá đi thẳng vào công nghệ hiện đại để có sản phẩm công nghiệp tàu thủy có tính cạnh tranh cao trên thị trường thủy nội địa, tiến tới xuất khẩu công nghệ đóng tàu.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế để xây dựng và phát triển ngành công nghiệp tàu thủy theo quy hoạch có hiệu quả; đồng thời cần có cơ chế chính sách phù hợp để huy động tối đa mọi nguồn vốn cũng như năng lực sản xuất, quản lý của các thành phần kinh tế.
- Tận dụng các cơ sở hiện có, đầu tư theo chiều sâu, cải tạo nâng cấp các cơ sở, kết hợp công nghệ giữa đóng mới và sửa chữa tàu, trong đó cần tập trung cho các cơ sở đóng - sửa chữa tàu vận tải ≤ 3.000 tấn và tàu chuyên dùng đặc biệt có giá trị kinh tế cao (các cơ sở đóng, sửa chữa gam tàu vận tải ≤ 3.000 tấn chủ trương xã hội hóa, phát triển theo nhu cầu thị trường và phù hợp với quy hoạch địa phương); đồng thời đầu tư hoàn chỉnh một số cơ sở mũi nhọn theo hướng hiện đại, chuyên môn hóa theo gam tàu để giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa.
- Trong lĩnh vực đầu tư vừa phải đảm bảo tính chuyên môn hóa cao, vừa phải chú trọng tính linh hoạt và yêu cầu phối hợp hoạt động giữa các cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy. Từng bước xây dựng cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy đồng bộ, ổn định, bền vững với công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.
- Quá trình phát triển ngành phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải và quy hoạch phát triển các ngành và các địa phương liên quan; đồng thời phải gắn với nhu cầu và xu thế phát triển của thị trường đóng, sửa chữa tàu khu vực.
II. Mục tiêu phát triển:
- Cơ cấu lại toàn diện ngành công nghệ đóng tàu theo hướng hạn chế các dự án xây dựng cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy.
- Tận dụng các cơ sở hiện có, đầu tư theo chiều sâu, cải tạo nâng cấp các xưởng sửa chữa và đóng mới phương tiện thủy.
- Phát triển cân đối các cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy trên các sông Đáy, sông Hoàng Long...
- Đảm bảo nhu cầu sửa chữa và thay mới phương tiện thủy trước hết trên địa bàn tỉnh. Đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao năng lực đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy. Đầu tư hoàn chỉnh 1 đến 2 cơ sở trên sông Đáy có thể đóng mới được tàu pha sông biển 3.000 tấn phục vụ nhu cầu phát triển đội tàu Quốc gia.
III. Quy hoạch chi tiết phát triển cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy: Từ dự báo nhu cầu phát triển đóng mới phương tiện thủy nội địa và nhu cầu sửa chữa phương tiện thủy, kết hợp với khảo sát thực tế hiện trạng các cơ sở sửa chữa và đóng mới trên các sông chính của tỉnh. Cơ sở sửa chữa và đóng mới phương tiện thủy nội địa cần nâng cấp và đầu tư xây dựng mới cụ thể, như sau:
1. Giai đoạn 2013 - 2015:
- Quy hoạch giữ nguyên các cơ sở sửa chữa và đóng mới phương tiện thủy, tập trung nâng cao tay nghề người thợ, tối ưu hóa quá trình sản xuất. Đáp ứng khả năng đóng mới được 40 ÷ 50 chiếc phương tiện thủy với tổng tải trọng khoảng 20.000 ÷ 30.000 tấn.
2. Giai đoạn 2016 - 2020:
- Quy hoạch di chuyển 2 cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy (Xí nghiệp sửa chữa Tàu 71 - Công ty cổ phần Vận Tải Thủy 2; Hợp tác xã cổ phần Thống Nhất) ra ngoài trung tâm thành phố Ninh Bình về phía hạ lưu sông Đáy thuộc khu vực đóng tàu Kim Sơn.
- Đầu tư nâng cấp một số cơ sở sửa chữa và đóng mới phương tiện thủy: nâng cấp hạ tầng (nhà xưởng, triền đà,...), thiết bị nâng hạ, nâng cao khả năng tự động hóa trong quá trình đóng mới phương tiện thủy để có thể đóng mới tàu 3.000 tấn và đưa tàu lên triền đà sửa chữa có trọng tải 2.000 tấn.
- Quy hoạch đầu tư xây dựng mới 6 cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy phục vụ nhu cầu sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy trên địa bàn tỉnh. Trang bị công nghệ kỹ thuật tiên tiến để có thể đóng mới các tàu chuyên dùng (tàu tuần tra, tàu cứu nạn, du thuyền...) hướng tới xuất khẩu một số phương tiện thủy sang các tỉnh lân cận.
- Tùy tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu doanh nghiệp đăng ký xây dựng cơ sở sửa chữa và đóng mới phương tiện thủy trên các sông, có thể xây dựng mới thêm 1 đến 2 cơ sở sửa chữa và đóng mới phương tiện thủy có công suất phù hợp với cấp sông nơi xây dựng và điều kiện thực tế.
3. Giai đoạn sau 2020 định hướng đến 2030: Đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, đầu tư phát triển cơ sở đóng mới phương tiện thủy phù hợp với nhu cầu thị trường trong tỉnh và khu vực, phù hợp khả năng tài chính và năng lực quản lý. Hình thành một số cơ sở trên sông Đáy có khả năng đóng mới tàu chuyên dùng, tàu pha sông biển phục vụ nhu cầu bám biển và đánh bắt xa bờ của người dân Vùng ven biển.
(Chi tiết có phụ lục kèm theo).
IV. Nhu cầu quỹ đất, nhu cầu vốn và dự án ưu tiên đầu tư cho cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy
1. Nhu cầu quỹ đất cho phát triển:
- Tổng diện tích cho các cơ sở sửa chữa và đóng mới phương tiện thủy giai đoạn 2013-2015 là: 10,29 ha (không tăng thêm so với diện tích đất hiện trạng năm 2012).
- Tổng diện tích cho các cơ sở sửa chữa và đóng mới phương tiện thủy giai đoạn 2016-2020 là: 34,55 ha (diện tích tăng thêm 24,26 ha).
2. Nhu cầu vốn đầu tư:
Vốn để đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy chủ yếu là vốn doanh nghiệp. Tuy nhiên tỉnh hỗ trợ thủ tục đăng ký, đăng kiểm, ... có cơ chế chính sách vay vốn ưu đãi theo quy định hiện hành đối với việc phát triển vận tải thủy với chất lượng cao và tính năng kỹ thuật an toàn.
Nhu cầu vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư
TT | Đối tượng | Nhu cầu vốn đầu tư (tỷ đồng) | Tỷ trọng | ||
2013-2015 | 2016-2020 | 2021-2030 | |||
1 | Phân theo tính chất | 210 | 750 | 1.080 | 100% |
- | Đầu tư cho cơ sở sửa chữa và đóng mới | 168 | 600 | 900 | 80% |
- | Đầu tư cho các cơ sở công nghiệp phụ trợ | 42 | 150 | 180 | 20% |
2 | Phân theo nguồn vốn | 210 | 750 | 1.080 | 100% |
- | Vốn huy động của doanh nghiệp | 63 | 225 | 324 | 30% |
- | Vốn vay từ các tổ chức tín dụng | 147 | 525 | 756 | 70% |
3. Dự án ưu tiên đến năm 2020: Xác định quỹ đất, giải phóng mặt bằng để có quỹ đất sạch cho dự án đầu tư xây dựng cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy khu vực cảng Kim Đài, Kim Sơn và cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy tại khu vực cảng Nho Quan.
V. Các giải pháp, chính sách chủ yếu:
1. Giải pháp về quản lý quy hoạch:
- Công bố quy hoạch để các tổ chức, cá nhân biết để thực hiện và kêu gọi đầu tư;
- Đảm bảo về chính sách tài chính cho hệ thống quản lý giao thông đường thủy nội địa; phổ biến, tuyên truyền và tăng cường công tác quản lý giám sát thực hiện quy hoạch; thường xuyên rà soát để có những điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế.
- Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát các cơ sở sửa chữa đóng mới phương tiện nhằm hướng dẫn các cơ sở thực hiện đúng quy hoạch và kịp thời ngăn chặn sự phát triển của các sở không đúng quy hoạch.
2. Giải pháp về khuyến khích đầu tư và huy động vốn đầu tư:
- Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phát triển các cơ sở sửa chữa đóng mới phương tiện thủy. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng bằng các hình thức phù hợp theo quy định hiện hành.
- Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ về vốn, thuế phục vụ nhu cầu phát triển các cơ sở sửa chữa đóng mới phương tiện thủy theo quy hoạch.
3. Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ:
- Đẩy mạnh đổi mới công nghệ đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy để tăng năng suất, chất lượng.
- Đưa cán bộ đi học tập, nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ trong sửa chữa, đóng mới tàu thủy tại các Trường, Viện, Tổ chức trên thế giới.
- Theo dõi, kịp thời ứng dụng công nghệ khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới.
4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực:
- Các doanh nghiệp, cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu thủy cần chú trọng phát triển đội ngũ tổ chức, quản lý; đội ngũ kỹ thuật trực tiếp sửa chữa, bảo dưỡng, đóng mới tàu. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực như:
- Trên cơ sở nhiệm vụ hàng năm và dài hạn của doanh nghiệp, tính toán hợp lý nhu cầu, cân đối nhân lực và lập kế hoạch đào tạo lại, điều động, bổ sung nguồn nhân lực cho phù hợp.
- Lập biểu đồ theo dõi hiệu suất người lao động của theo từng giai đoạn, từ đó điều chỉnh, phân phối, sử dụng nhân lực phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng người lao động.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ để nắm bắt các công nghệ mới trong vận hành các thiết bị phục vụ sửa chữa, bảo dưỡng, đóng mới phương tiện thủy.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, quan tâm hỗ trợ đối với người học nâng cao trình độ. Có chính sách sử dụng, đãi ngộ và bổ nhiệm đối với cán bộ công nhân viên sau khi hoàn thành các khóa học.
- Tổ chức các lớp đào tạo tại chỗ, hàng năm đưa công nhân kỹ thuật đi thăm quan tập huấn tại các nhà máy đóng tàu lớn trong nước và trong khu vực,... trong đó, đặc biệt chú ý đào tạo thợ vận hành máy, thợ hàn và lắp ráp; những người có năng lực thì có kế hoạch đào tạo để nâng cao trình độ và bố trí hợp lý để phát huy hết khả năng của người lao động.
(Chi tiết theo hồ sơ quy hoạch trình duyệt).
Điều 2. Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan. UBND các huyện, thành phố, thị xã: Công bố công khai, rộng rãi đầy đủ nội dung quy hoạch đã phê duyệt cho các ngành, địa phương, đơn vị và nhân dân biết, đồng thời quản lý xây dựng theo đúng quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 2782/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp cơ khí đóng, sửa chữa tàu cá tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 2Quyết định 3917/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh sách cơ sở đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 3Quyết định 52/2016/QĐ-UBND quy định mức khoán chi sửa chữa thường xuyên cầu, đường bộ do địa phương quản lý giai đoạn 2016–2020 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Quyết định 1112/QĐ-BGTVT năm 2013 phê duyệt Quy hoạch chi tiết Hệ thống cảng đường thủy nội địa khu vực phía Bắc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Quyết định 2782/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp cơ khí đóng, sửa chữa tàu cá tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 6Quyết định 2290/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 3917/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh sách cơ sở đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 8Quyết định 52/2016/QĐ-UBND quy định mức khoán chi sửa chữa thường xuyên cầu, đường bộ do địa phương quản lý giai đoạn 2016–2020 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Quyết định 1008/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 1008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Đinh Văn Điến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/12/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực