Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1004/QĐ-UBND

An Giang, ngày 30 tháng 6 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP; Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP; Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Công Thương về việc ban hành quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 282/TTr-SKHĐT-THQH ngày 17 tháng 6 năm 2014 về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với nội dung chính như sau:

I. Quan điểm, mục tiêu:

1. Quan điểm:

1) Tập trung cao cho phát triển công nghiệp, coi công nghiệp là nền tảng của nền kinh tế nhằm tạo sự tăng trưởng kinh tế cao, giải quyết nhiều việc làm, tăng thu ngân sách, từ đó hỗ trợ và thúc đẩy các ngành dịch vụ, nông nghiệp phát triển, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn;

2) Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh An Giang phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020, phù hợp quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long và Quy hoạch phát triển công nghiệp cả nước;

3) Từng bước khai thác lợi thế kinh tế biên giới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp tạo nền tảng để đến năm 2015 An Giang phát triển toàn diện, đạt mức trung bình của cả nước; là vùng kinh tế động lực và là cửa ngõ quan trọng của trục Đông Tây vùng Đồng bằng Sông Cửu Long;

4) Phát triển công nghiệp trên cơ sở phát triển của khoa học công nghệ và nguồn nhân lực có trình độ, phát huy yếu tố nguồn lực con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực coi trọng chất lượng tăng trưởng và giá trị tăng thêm của sản xuất công nghiệp;

5) Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm công nghiệp có thị trường tiêu thụ tại chỗ và xuất khẩu như công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản và ngành cơ khí để hội nhập và phát triển. Từng bước giảm dần công nghiệp sơ chế thâm hụt lao động, tăng dần các ngành công nghiệp chế biến sâu, công nghiệp hàm lượng công nghệ và chất xám cao.

6) Phát triển công nghiệp dựa trên nền tảng nông nghiệp và thúc đẩy nông nghiệp phát triển đồng thời gắn với chương trình phát triển "Nông nghiệp, Nông thôn và Nông dân"; phải đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và địa phương

7) Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển công nghiệp nhanh, bền vững gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và phát triển cơ sở hạ tầng đủ sức ứng phó với thiên tai và đảm bảo an ninh, quốc phòng, đặc biệt là an ninh biên giới.

2. Mục tiêu phát triển toàn ngành:

2.1. Mục tiêu chung

Công nghiệp và Xây dựng tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 sẽ trở thành ngành kinh tế phát triển, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có trình độ và chất lượng cao.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng trưởng GDP Công nghiệp - Xây dựng giai đoạn 2011 - 2015 là 8,51%, giai đoạn 2016 - 2020 là 10,50% và giai đoạn 2021 - 2030 là 11,50%.

- GDP Công nghiệp - Xây dựng chiếm tỷ trọng 12,99% năm 2010, tăng lên 13,07% năm 2015, đạt 15,68% năm 2020 và 17,0% năm 2030.

- Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 2010 tăng từ 24.806 tỷ đồng năm 2010 lên 50.568 tỷ đồng năm 2015, đạt 99.356 tỷ đồng năm 2020 và 346.700 tỷ đồng năm 2030. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 đạt 14,46%; giai đoạn 2021 - 2030 là 13,31%.

- Tạo việc làm mới tăng trung bình hàng năm giai đoạn 2011-2015 đạt 15,0-16,0%; giai đoạn 2016-2020 là 12,5-14,0% và giai đoạn 2021-2030 là 11,0-12,5%.

3. Mục tiêu cụ thể đối với từng chuyên ngành công nghiệp:

3.1. Công nghiệp chế biến nông sản – thủy sản và thực phẩm

- Giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 14,25% và giai đoạn 2021-2030 tăng bình quân 13,31%/năm.

- Giảm tỷ trọng GTSXCN của ngành từ 77,15% năm 2015 xuống còn 76,44% năm 2020 và 76,43% năm 2030 trong cơ cấu GTSXCN toàn tỉnh.

3.2. Công nghiệp cơ khí, thiết bị điện, điện tử

- Giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 14,60% và giai đoạn 2021-2030 tăng bình quân 13,65%/năm.

- Tăng tỷ trọng GTSXCN của ngành từ 5,01% năm 2015 lên 5,04% năm 2020 và 5,19% năm 2030 trong cơ cấu GTSXCN toàn tỉnh.

3.3. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

- Giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 14,70% và giai đoạn 2021-2030 tăng bình quân 13,43%/năm.

- Tăng tỷ trọng GTSXCN của ngành từ 7,91% năm 2015 lên 7,99% năm 2020 và 8,08% năm 2030 trong cơ cấu GTSXCN toàn tỉnh.

3.4. Công nghiệp hóa chất

- Giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 12,32% và giai đoạn 2021-2030 tăng bình quân 14,27%/năm.

- Giảm tỷ trọng GTSXCN của ngành từ 0,44% năm 2015 xuống 0,40% năm 2020 và 0,43% năm 2030 trong cơ cấu GTSXCN toàn tỉnh.

3.5. Công nghiệp may mặc, da giầy

- Giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 15,05% và giai đoạn 2021-2030 tăng bình quân 14,73%/năm.

- Tăng tỷ trọng GTSXCN của ngành từ 2,01% năm 2015 lên 2,06% năm 2020 và 2,34% năm 2030 trong cơ cấu GTSXCN toàn tỉnh.

3.6. Ngành khai thác và chế biến khoáng sản

- Giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 17,34% và giai đoạn 2021-2030 tăng bình quân 12,59%/năm.

- Tăng tỷ trọng GTSXCN của ngành từ 3,15% năm 2015 lên 3,57% năm 2020 và 3,35% năm 2030 trong cơ cấu GTSXCN toàn tỉnh.

3.7. Ngành điện, nước

- Giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 15,57% và giai đoạn 2021-2030 tăng bình quân 12,47%/năm.

- Tăng tỷ trọng GTSXCN của ngành từ 3,70% năm 2015 lên 3,89% năm 2020 và giảm xuống 3,61% năm 2030 trong cơ cấu GTSXCN toàn tỉnh.

3.8. Phát triển làng nghề nông thôn

- Giai đoạn đến năm 2020, dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân GTSXCN đạt 17,40%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 14,90%.

- Tăng tỷ trọng GTSXCN ngành từ 8,90% năm 2015 lên 11,20% năm 2020 và đạt 9,00% năm 2030 trong cơ cấu GTSXCN toàn tỉnh.

3.9. Phát triển các Khu, Cụm công nghiệp

Mục tiêu phát triển các CCN được xác định là tăng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, là một bộ phận của định hướng quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành theo từng thời kỳ, giai đoạn của tỉnh.

II. Tổng hợp vốn đầu tư và dự kiến nguồn vốn:

1. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư:

+ Giai đoạn 2011-2015: 94.455 tỷ đồng

+ Giai đoạn 2016-2020: 10.011 tỷ đồng

+ Tổng cộng giai đoạn 2011-2020: 19.456 tỷ đồng

2. Dự kiến nguồn vốn:

+ Nguồn vốn FDI khoảng 6.615 tỷ đồng (34-35%);

+ Nguồn huy động từ ngân sách khoảng 778 tỷ đồng (4-5%);

+ Còn lại là các nguồn vốn khác như vay tín dụng, liên doanh, liên kết, vốn của các doanh nghiệp...

(Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư chủ yếu của các ngành công nghiệp có phụ lục kèm theo)

III. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch:

1. Giải pháp về vốn:

Giải pháp quan trọng nhất, quyết định mức tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội là huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, phát huy cao các nguồn nội lực đồng thời tạo mọi điều kiện để tranh thủ khai thác các yếu tố, nguồn vốn từ bên ngoài (bao gồm vốn của trung ương, việt kiều, quốc tế, vốn của các địa phương khác trong cả nước).

Dự kiến tổng mức vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp An Giang thời kỳ 2011-2020 là 19.455 tỷ đồng. Nguồn vốn tích lũy GDP để phát triển công nghiệp trong thời kỳ này chỉ đáp ứng được khoảng 4-5% nhu cầu về vốn. Số vốn thiếu hụt sẽ được bổ sung bằng các nguồn vốn: Vốn tín dụng, vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài, vốn tự có của doanh nghiệp,...

Lập quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển để điều phối và cung ứng nguồn tài chính cho các dự án ưu tiên.

Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm toán việc sử dụng vốn đầu tư phát triển, đặc biệt là các khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước. Triển khai mạnh công tác giám sát cộng đồng trong đầu tư trên địa bàn tỉnh.

2. Giải pháp về công nghệ:

- Đối với các doanh nghiệp có khó khăn về nguồn vốn đầu tư nên thực hiện việc đầu tư đổi mới công nghệ theo phương thức: hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất, đặc biệt các công đoạn có tính quyết định đến chất lượng sản phẩm; Kiên quyết không nhập khẩu công nghệ và thiết bị lạc hậu, đã qua sử dụng. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, đa dạng hóa các loại hình hợp tác để tranh thủ tối đa sự chuyển giao công nghệ hiện đại từ đối tác nước ngoài cho phát triển công nghiệp.

- Khuyến khích phát triển dịch vụ công nghệ, xây dựng thị trường công nghệ, thường xuyên định kỳ mở hội chợ công nghệ, lập ngân hàng dữ liệu thông tin công nghệ mới. Hình thành các trung tâm chuyển giao công nghệ.

3. Giải pháp về nguồn nhân lực:

- Tiến hành rà soát điều chỉnh và quy hoạch lại hệ thống đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, mạng lưới cơ sở dạy nghề theo đề án được UBND tỉnh phê duyệt; tiếp tục đầu tư đồng bộ, nâng cấp một số trường dạy nghề hiện có với các trang thiết bị hiện đại, khắc phục tình trạng chênh lệch quá lớn về trình độ thiết bị trong các trường dạy nghề với thực tiễn sản xuất, đảm bảo tính cân đối giữa dạy lý thuyết và thực hành, đảm bảo cho người lao động sau đào tạo có thể sớm phát huy được kiến thức đào tạo trong thực tiễn.

- Tập trung vào đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật; Đồng thời có kế hoạch đào tạo cho đội ngũ quản lý và các chủ doanh nghiệp các kiến thức về quản lý kinh tế, về sản xuất kinh doanh, hội nhập, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong cạnh tranh và hội nhập.

4. Giải pháp về tổ chức và quản lý:

4.1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về công nghiệp:

- Tăng cường sự quan tâm và chỉ đạo của tỉnh đối với phát triển sản xuất công nghiệp. Nâng cao vị trí của các cơ quan quản lý nhà nước, thực hiện cải cách hành chính để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo lập môi trường bình đẳng, thông thoáng.

- Xây dựng chương trình hợp tác liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước, nhằm mở ra cơ hội mới cho công nghiệp An Giang trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển.

4.2. Công tác đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp:

- Có biện pháp phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sau khi sắp xếp, cổ phần hóa đẩy nhanh tiến độ đầu tư thiết bị, công nghệ mới, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực công nghệ, thực sự là vai trò dẫn đầu của các phân ngành sản xuất công nghiệp.

- Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức lại bộ máy quản lý điều hành sản xuất cho phù hợp với cơ chế thị trường.

- Nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm, xây dựng mô hình doanh nghiệp mẹ - con, tập đoàn kinh tế mạnh phù hợp với điều kiện của tỉnh.

4.3. Hình thành và đẩy mạnh hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp:

Khuyến khích thành lập các Hiệp hội doanh nghiệp theo quy mô, ngành nghề, địa bàn hoạt động … để các doanh nghiệp tạo thành các mối liên kết chặt chẽ, giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh.

4.4. Thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế:

Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền trong toàn ngành để nâng cao nhận thức về hội nhập KTQT. Xây dựng nội dung, tổ chức kênh cung cấp thông tin thường xuyên về hội nhập KTQT đến các doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp áp

dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, xây dựng và quảng bá thương hiệu.

5. Giải pháp tập trung phát triển các nhóm sản phẩm, các ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh:

Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các ngành hàng, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Có cơ chế tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất – kinh doanh, hỗ trợ đổi mới công nghệ, hỗ trợ thông tin thị trường... đối với doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực khuyến khích phát triển.

Tập trung mọi nguồn lực tổ chức thực hiện chiến lược xuất khẩu của tỉnh. Rà soát, bổ sung, xây dựng mới các cơ chế, chính sách, quy định về xuất khẩu của tỉnh.

6. Giải pháp về đất đai:

- Bố trí nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý giữa các ngành các lĩnh vực trong nền kinh tế. Hạn chế tối đa dùng đất sản xuất lúa 02 vụ và phải đảm bảo quy hoạch sử dụng đất.

- Đất sử dụng cho phát triển công nghiệp nên là vùng đất không sản xuất và không trồng trọt được, xa khu dân cư, tránh tình trạng quy hoạch phát triển một thời gian lại phải di dời gây tốn kém do vấn đề ô nhiễm.

7. Giải pháp hợp tác liên vùng và phối hợp phát triển:

- Tăng cường liên doanh, liên kết cùng triển khai dự án phát triển các mặt hàng công nghiệp đáp ứng nhu cầu thay thế nhập khẩu hoặc hướng về xuất khẩu (kể cả gia công, lắp ráp sản phẩm công nghiệp).

- Hợp tác theo mô hình xí nghiệp mẹ đặt tại An Giang và các xí nghiệp con đặt tại các tỉnh lân cận (hoặc ngược lại) để phân công sản xuất chuyên môn hóa hoặc cung cấp công nghệ thích hợp cho nhau.

- Xây dựng và triển khai các dự án phát triển công nghiệp quy mô vùng, nhất là các dự án lớn liên quan đến các tỉnh lân cận nhau, ưu tiên các dự án chế biến nông, lâm thủy, hải sản và các dự án phát triển công nghiệp có hàm lượng vốn và khoa học công nghệ cao hơn (cơ khí chế tạo, tin học, điện tử....).

8. Giải pháp bảo vệ môi trường:

- Tiến hành sớm việc đánh giá hiện trạng môi trường đối với các khu công nghiệp hiện có và các cơ sở sản xuất

- Các dự án đầu tư, các nhà máy trước khi xây dựng phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi cấp phép đầu tư, xây dựng.

- Các khu, cụm công nghiệp cần có khu xử lý nước thải tập trung; Các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm ngoài các khu, cụm công nghiệp cần đảm bảo về môi trường và có khoảng cách với khu dân cư; Các nhà máy sản xuất gây ô nhiễm phải di dời đến các khu, cụm công nghiệp; Các cơ sở sản xuất công nghiệp phải có chứng chỉ về môi trường.

IV. Các cơ chế chính sách:

1. Chính sách thị trường:

1.1- Trách nhiệm của các doanh nghiệp:

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thị trường; Khẩn trương xây dựng chiến lược thị trường của doanh nghiệp và cho từng sản phẩm, đảm bảo phù hợp các điều kiện của AFTA, WTO và các tổ chức thương mại khác. Thực hiện nghiêm túc các cam kết trong hiệp định khu vực để tận dụng tối đa ưu thế của thị trường ASEAN.… Tích cực tham gia các hội chợ chuyên ngành, đa ngành ở trong và ngoài nước để nắm bắt kịp xu thế tiêu dùng, tìm kiếm thị trường mới.

- Tập trung nguồn lực để đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã và đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng, tạo sản phẩm có chất lượng quốc tế, hướng mạnh vào xuất khẩu. Đồng thời chú trọng sản xuất các sản phẩm mới thay thế hàng nhập khẩu.

1.2- Trách nhiệm của tỉnh, các cấp, các ngành:

Có biện pháp thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, thu hút đầu tư, phát triển thị trường. Tạo mọi điều kiện để nâng cao khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.

2. Chính sách khuyến khích đầu tư:

- Thực hiện chính sách thuế khuyến khích đầu tư theo luật đầu tư đã được ban hành. Cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư.

- Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu, cụm điểm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Có chính sách ưu đãi thích hợp thu hút nguồn vốn đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài thông qua các phương tiện thông tin, thân nhân trong nước để về đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh.

3. Chính sách huy động vốn:

- Xác định các công trình, các địa bàn ưu tiên và quy mô ưu tiên để kêu gọi vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong, ngoài tỉnh; sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích theo dự án thông qua đấu thầu, giảm tình trạng lãng phí, thất thoát vốn nhất là trong khâu thi công xây dựng.

- Nâng cao chất lượng và đổi mới các hoạt động tài chính ngân hàng. Tạo các cơ chế phù hợp để mở rộng hình thức tự bổ sung vốn của các doanh nghiệp và thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh. Đơn giản hóa các thủ tục cấp phát nhằm cải thiện môi trường đầu tư.

4. Chính sách khoa học công nghệ:

- Mở rộng quan hệ hợp tác phát triển khoa học, công nghệ trong và ngoài nước, tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cấp các ngành trong nước, các tổ chức nước ngoài trong các lĩnh vực đào tạo, quản lý, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, đổi mới công nghệ. Chủ động mở rộng và phát triển các quan hệ trao đổi và hợp tác với các địa bàn lân cận, các tổ chức khoa học, hội nghề nghiệp.v.v...

- Ưu đãi cao cho các doanh nghiệp FDI có các dự án chuyển giao công nghệ và có cam kết tài trợ cho một số các doanh nghiệp trong tỉnh phát triển tiềm lực công nghệ. Có chính sách ưu đãi như: miễn giảm thuế thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sử dụng từ các bằng sáng chế....

5. Chính sách đào tạo và sử dụng lao động:

- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước: ngoài khả năng chuyên môn ra phải được đào tạo qua trường quản lý hành chính quốc gia, phải được bổ túc đầy đủ về các kiến thức của luật pháp.

- Đối với đội ngũ quản lý doanh nghiệp Nhà nước phải được đào tạo qua các trường quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp. Những cán bộ trẻ có năng lực cần được gửi đi đào tạo tại các nước phát triển.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sau khi Quy hoạch được phê duyệt, Sở Công Thương tổ chức công bố theo đúng quy định, nhất là công bố cho các doanh nghiệp biết; đồng thời, tiến hành xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện Quy hoạch.

2. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của Quy hoạch bằng các kế hoạch 5 năm, hàng năm của ngành để thực hiện quy hoạch có hiệu quả và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hàng năm có báo cáo đánh giá việc thực hiện Quy hoạch, trên cơ sở đó tiến hành rà soát, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng thời kỳ

3. Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT.TU, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT. UBND tỉnh;
- Sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Lưu: KT, VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Anh Kiệt

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1004/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2014)

A. Công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy hải sản và thực phẩm:

Số TT

Tên dự án

Địa điểm

Công suất tấn/năm

Vốn đầu tư, tỷ đồng

Nguồn vốn

Thời gian

2011-2015

2016-2020

2011-2015

2016-2020

1.

Kho si lô bảo quản nông sản.

Toàn tỉnh

120.000

0

144

0

DN + vay

2012-2015

2.

Kho chứa và chế biến lương thực Định Thành

Long Xuyên

75.000

75.000

80

70

DN + vay

2012-2015

3.

Hiện đại hóa một số NM

Toàn tỉnh

0

0

100

50

DN + vay

2012-2015

4.

Đầu tư chiều sâu một số nhà máy chế biến sâu thủy sản.

Các KCN

100.000

100.000

250

250

DN + vay

2012-2017

5.

Nhà máy chế biến dầu cá.

KCN Bình Long

1500

0

20

0

DN + vay

2012-2015

6.

Đầu tư 03 nhà máy chế biến tinh từ thủy sản.

Các KCN

0

3000

0

134

DN +vay

2016-2020

7.

Hiện đại hóa một số NM chế biến chất lượng cao

Các khu, CCN

0

0

150

100

DN + vay

2012-2017

8.

Các nhà máy chế biến rau quả đông lạnh xuất khẩu.

Chợ Mới, Châu Phú

50000

0

150

0

DN + vay

2012-2015

9.

Nhà máy nước hoa quả

KCN

0

10000

0

100

DN + vay

2018

10.

Xây dựng 4 cơ sở giết mổ hiện đại và đồng bộ

Long Xuyên, Các huyện

0

0

60

0

DN + vay

2012-2015

11.

Xây dựng mô hình chăn nuôi, chế biến khép kín

CCN An Biên

0

0

100

0

DN + vay ODA

2012-2015

12.

Đầu tư mới 02 nhà máy chế biến thịt

KCN Bình Hòa

10000

10000

150

150

DN + vay

2013-2017

13.

Nhà máy chế biến bột cá

KCN Bình Hòa

10000 - 20000

0

120

0

DN + vay

2012-2015

14.

Một số cơ sở chế biến thức ăn thủy sản.

KCN

24000

24000

200

180

DN + vay

2012-2020

15.

Nhà máy sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ (m3/năm).

Chợ Mới

1000

1000

50

50

DN + vay ODA

2016 - 2020

16.

Trung tâm Kiểm định chất lượng thực phẩm

Long Xuyên

 

 

50

40

Nhà nước

2012-2016

 

Tổng cộng

 

 

 

1.624

1.124

 

 

B. Công nghiệp hóa chất và sản phẩm hóa chất

Số TT

Tên dự án

Địa điểm

Công suất

Vốn đầu tư, tỷ đồng

Nguồn vốn

Thời gian

2011-2015

2016-2020

2011-2015

2016-2020

1.

Đầu tư mới và nâng công suất dây chuyền sản xuất thuốc viên, thuốc nước

Các K,CCN

 

 

50

150

Vốn tự có, vốn vay

2011-2020

2.

Đầu tư mới và nâng công suất sản xuất nhà máy sản xuất phân vi sinh

Các K,CCN

15.000 tấn/năm

 

100

150

Vốn tự có, vốn vay

2011-2020

3.

Đầu tư xây dựng dây chuyền xử lý rác thải kết hợp sản xuất phân hữu cơ sinh học

Các K,CCN

3-5 ngàn tấn/năm

 

100

200

Vốn tự có, vốn vay

2011-2020

4.

Đầu tư và nâng công suất sản xuất một số dây chuyền bột giặt, dầu gội đầu, nước rửa chén, ...

Các K,CCN

 

 

100

150

Vốn tự có, vốn vay

2011-2020

5.

Đầu tư mới và nâng công suất sản xuất các dây chuyền sản xuất và tái chế các sản phẩm nhựa gia dụng, gia công bao bì, túi nilong

Các K,CCN

 

 

10

50

Vốn tự có, vốn vay

2011-2020

6.

Đầu tư xây dựng mới nhà máy sản xuất hóa dược

Các K,CCN

 

 

 

100

Vốn tự có, vốn vay

2011-2020

 

Tổng vốn đầu tư

 

 

 

360

800

 

 

C. Công nghiệp cơ khí, thiết bị điện tử

Số TT

Tên dự án

Địa điểm

Công suất/năm

Vốn đầu tư, tỷ đồng

Nguồn vốn

Thời gian

2011-2015

2016-2020

2011-2015

2016-2020

1.

Đổi mới thiết bị cơ khí

Toàn Tỉnh

-

-

150

0

DN

2013-2015

2.

Mở rộng sản xuất máy nông nghiệp

An Giang

2000 cái

3000 cái

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1004/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

  • Số hiệu: 1004/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/06/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
  • Người ký: Võ Anh Kiệt
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản