Hệ thống pháp luật

UBND TỈNH TRÀ VINH
BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 29 VÀ 755
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/QĐ-BCĐ

Trà Vinh, ngày 11 tháng 02 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT ĐẤT Ở VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO, ĐỜI SỐNG KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2014 - 2015 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 29/2013/QĐ-TTG NGÀY 20/5/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

TRƯỞNG BCĐ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 29 VÀ 755 TỈNH

Căn cứ Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013 -2015;

Căn cứ Thông tư số 03/2013/TT-UBDT ngày 28/10/2013 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013 - 2015;

Căn cứ Quyết định số 1381/QĐ-UBND ngày 24/7/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg và Quyết định số 755/QĐ-TTg cùng ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

Xét đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 01/TTr-BDT ngày 21/01/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2014 - 2015 theo Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 29 và 755 tỉnh (Ban Dân tộc tỉnh); Thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 29 và 755 tỉnh; Thủ trưởng các Sở, cơ quan ngang Sở thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc (b/c);
- CT và các PCT.UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- BLĐVP;
- Các phòng NC;
- TT Tin học - Công báo;
- Lưu: VT, VHXH.

TRƯỞNG BAN




PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH
Sơn Thị Ánh Hồng

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT ĐẤT Ở VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO, ĐỜI SỐNG KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2014 - 2015 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 29/2013/QĐ-TTG NGÀY 20/5/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-BCĐ ngày 11/02/2014 của Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 29 và 755 tỉnh)

Thực Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013 - 2015 (gọi tắt là Quyết định 29), Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg và Quyết định số 755/QĐ-TTg cùng ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 29 và 755 tỉnh) xây dựng kế hoạch thực hiện với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU:

Đến năm 2015, 100% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn tỉnh không đất ở được hỗ trợ đất ở; trên 85% hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn, không đất sản xuất nhưng có lao động chưa có việc làm hoặc có việc làm không ổn định được vay vốn chuyển sang các ngành nghề khác phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương; trên 60% lao động từ 16 - 35 tuổi thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được đào tạo nghề.

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG, PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH:

1. Đối tượng áp dụng:

Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo (kể cả vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) đời sống khó khăn, được xác định theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã) quản lý tại thời điểm 31/12/2012 (theo Quyết định số 92/QĐ-UBND ngày 16/01/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kết quả Điều tra, rà soát hộ nghèo hộ cận nghèo năm 2012 trên địa bàn tỉnh), bao gồm các đối tượng sau đây:

- Hộ không có đất ở hoặc đang ở nhờ trên đất người khác, thuê nhà ở hoặc thuê đất để ở nhưng chưa được hưởng chính sách hỗ trợ về đất ở của Nhà nước.

- Hộ không có đất sản xuất nhưng có lao động chưa có việc làm hoặc có việc làm không ổn định có nhu cầu về vốn để tạo việc làm bao gồm nghề nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp, các ngành dịch vụ sản xuất kinh doanh trong nông thôn, nhằm tăng thu nhập cho gia đình.

- Lao động từ 16 - 35 tuổi thuộc hộ nghèo có nhu cầu học nghề hoặc học nghề để tự tạo việc làm mới, đi xuất khẩu lao động.

- Một số trường hợp đặc biệt đối với các hộ trước đây đã chuyển nhượng, thế chấp đất sản xuất đến nay không còn đất nhưng có kinh nghiệm sản xuất, có nhu cầu đất để sản xuất được người chuyển nhượng, thế chấp đồng ý cho chuộc lại với giá thấp hoặc bà con thân tộc bán lại với giá rẻ.

- Trong trường hợp trước đây đã vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội theo Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg ngày 09/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ nhưng trả hết nợ vay mà vẫn còn thuộc diện hộ nghèo thì tiếp tục được vay vốn hỗ trợ để giải quyết việc làm, mức vay theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ (thực hiện theo Thông tư Hướng dẫn số 02/2013/TT-UBDT ngày 24/6/2013 của Ủy ban Dân tộc).

- Riêng các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn đã được hưởng chính sách vay vốn theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015, không được hỗ trợ vay vốn theo Quyết định 29 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Phạm vi điều chỉnh:

Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn nêu tại khoản 1 Mục này, thường trú ổn định, hợp pháp, có hộ khẩu thường trú hoặc đã đăng ký tạm trú ổn định từ 01 năm trở lên tại địa phương; trường hợp không xác định được nơi cư trú của hộ thì nơi cư trú là nơi hộ đang sinh sống và có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn.

III. NGUYÊN TẮC VÀ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG:

1. Nguyên tắc:

- Việc hỗ trợ phải đảm bảo công khai, dân chủ, công bằng, đúng đối tượng thông qua chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội, được tiến hành bình xét từ cơ sở ấp, khóm và có sự tham gia của đại diện UBND cấp xã.

- Giao đất trực tiếp cho hộ gia đình chưa có đất để làm nhà ở, giải ngân vốn vay cho các đối tượng cần vốn để làm các ngành nghề ở nông thôn. Riêng các hộ vay vốn để chuộc lại đất sản xuất hoặc mua đất sản xuất từ bà con thân tộc thì giao tiền vay Ngân hàng Chính sách Xã hội trực tiếp cho hộ vay có sự chứng kiến của hộ thế chấp, chuyển nhượng và chính quyền địa phương,

- Các hộ nghèo được giải quyết chính sách về đất ở, hỗ trợ cho vay vốn để giải quyết việc làm 01 lần (vừa được hỗ trợ đất ở từ vốn ngân sách, vừa được hỗ trợ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội).

- Đối với trường hợp thuộc đối tượng hưởng lợi của chính sách nhưng đang ở nhờ trên đất của cha, mẹ ruột thì chính quyền địa phương phải xem xét, tìm đất ở nơi khác để mua cấp cho đối tượng hưởng lợi không được mua đất của cha mẹ.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện) chịu trách nhiệm chỉ đạo việc đo đạt, tách thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất cho đối tượng hưởng lợi.

- Ưu tiên những hộ chưa hưởng lợi chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm theo Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg ngày 09/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ, những hộ đặc biệt khó khăn giải quyết trước.

- Hàng năm các địa phương phải thực hiện rà soát đưa những hộ chưa hưởng chính sách đã thoát nghèo và những hộ đã đi khỏi nơi cư trú ra khỏi danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách theo Quyết định 29 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Mục đích sử dụng:

- Các hộ được cấp đất ở, trực tiếp quản lý, sử dụng đất ở đúng mục đích, không được chuyển nhượng, thế chấp, cho thuê trong thời gian 10 năm kể từ ngày được Nhà nước giao đất. Trường hợp các hộ được hỗ trợ đất ở chưa được 10 năm, khi chuyển đi nơi khác thì phải giao đất ở cho địa phương quản lý (Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thu hồi đất).

- Các hộ được vay vốn để mua đất, chuộc đất sản xuất, vay vốn để tao việc làm, phát triển sản xuất phải sử dụng vốn đúng mục đích và trả nợ vay đúng hạn.

IV. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ:

1. Hỗ trợ đất ở:

- Mức hỗ trợ cho mỗi hộ không đất ở 33 triệu đồng/hộ, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 30 triệu đồng và ngân sách địa phương đối ứng hỗ trợ 03 triệu đồng/hộ.

- Căn cứ quỹ đất, hạn mức đất ở và khả năng ngân sách địa phương, UBND các cấp theo thẩm quyền xem xét, quyết định giao đất để làm nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo phù hợp với điều kiện, tập quán ở địa phương và phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.

- Ở những nơi có điều kiện về đất đai, UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã sử dụng số tiền hỗ trợ (vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ và ngân sách địa phương đối ứng) để tổ chức san lấp mặt bằng, làm hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để cấp đất cho các đối tượng được thụ hưởng. Quy trình lập dự án và tổ chức thực hiện dự án đúng quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.

- Trường hợp địa phương có quỹ đất thuộc sở hữu Nhà nước để cấp cho hộ thì số tiền ngân sách Trung ương hỗ trợ được nộp vào ngân sách địa phương, hộ được cấp đất không được nhận tiền hỗ trợ.

- Tùy theo điều kiện giá đất ở của từng địa phương, UBND cấp xã xem xét hỗ trợ cho các hộ chưa có đất ở bình quân 200m2/hộ, riêng các hộ ở phường, thị trấn thì diện tích có thể ít hơn nhưng tối thiểu là 36m2/hộ; đồng thời, lồng ghép xây dựng nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ theo thứ tự ưu tiên (nếu có).

- Hộ được hưởng chính sách về đất ở được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.

2. Hỗ trợ vay vốn:

2.1. Hỗ trợ vay vốn để tạo việc làm, phát triển sản xuất:

- Những hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo không đất sản xuất nhưng có lao động chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định, được ưu tiên hỗ trợ vay vốn để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp hoặc tự tạo việc làm hoặc làm các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tại địa phương để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

- Mức hỗ trợ vay vốn cho mỗi hộ tự tạo việc làm, tự chuyển đổi nghề không quá 08 triệu đồng/hộ trong thời gian 05 năm, với lãi suất bằng 0,1%/tháng. Trường hợp hộ có nhu cầu vay vốn cao hơn quy định thì số tiền tăng thêm được áp dụng chính sách cho vay hộ nghèo, với lãi suất 0,65%/tháng (thực hiện theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 02/2013/TT-UBDT ngày 24/06/2013 của Ủy ban Dân tộc).

2.2. Hỗ trợ vay vốn chuộc đất hoặc mua đất sản xuất:

Những hộ trước đây đã chuyển nhượng, thế chấp đất sản xuất, nay không còn đất, có kinh nghiệm sản xuất, có nhu cầu đất để sản xuất được người chuyển nhượng, thế chấp đồng ý cho chuộc lại với giá thấp hoặc bà con thân tộc bán lại với giá rẻ, được chính quyền, đoàn thể ở xã xem xét cụ thể từng trường hợp và trình UBND cấp huyện phê duyệt thì được hỗ trợ vay vốn tối đa 30 triệu đồng/hộ để chuộc đất hoặc mua đất với diện tích theo thỏa thuận giữa các hộ (bên mua, bên bán hoặc chuộc đất), có sự chứng kiến của chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương và phù hợp với điều kiện thực tế. Thời gian vay vốn tối đa 05 năm, với lãi suất 0,1%/tháng.

3. Đào tạo nghề:

- Lao động trong độ tuổi có nhu cầu học nghề để tự tạo việc làm, đi làm công nhân, đi xuất khẩu lao động..., ngân sách Trung ương hỗ trợ kinh phí học nghề cho mỗi lao động tối đa không quá 03 triệu đồng/người/khóa học, mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế (thực hiện theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

- Để đảm bảo đủ số lượng lao động tham gia học nghề, đủ điều kiện mở lớp, phải lồng ghép việc dạy nghề cho lao động theo Quyết định 29 và Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ.

- Lao động đi làm việc ở nước ngoài được hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 31/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 09/9/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về “Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020 và các chính sách khác theo quy định hiện hành.

V. NHU CẦU THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2014 - 2015:

1. Nhu cầu:

Qua kết quả điều tra, rà soát của các huyện, thành phố, toàn tỉnh có 12.050 hộ và 605 lao động ở 91/105 xã, phường, thị trấn có nhu cầu thụ hưởng các chính sách theo Quyết định 29 của Thủ tướng Chính phủ, với tổng kinh phí thực hiện 168.970,95 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 67.244,95 triệu đồng; vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội 95.255 triệu đồng; ngân sách địa phương đối ứng 6.471 triệu đồng, cụ thể như sau:

- Về đất ở: Có 2.157 hộ có nhu cầu hỗ trợ đất ở, với diện tích 75,223 ha; kinh phí thực hiện 71.181 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 64.710 triệu đồng, ngân sách địa phương đối ứng 6.471 triệu đồng.

- Về vay vốn để giải quyết việc làm, tự tạo việc làm: Có 9.161 hộ có nhu cầu vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội, với số tiền 73.728 triệu đồng.

- Đào tạo nghề và xuất khẩu lao động: Có 605 lao động có nhu cầu, trong đó 602 lao động có nhu cầu học nghề và 03 lao động có nhu cầu xuất khẩu lao động, với kinh phí 2.624,95 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 2.534,95 triệu đồng, vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội 90 triệu đồng.

- Về đất sản xuất: Có 732 hộ có nhu cầu, với diện tích 178,795 ha, trong đó 570 hộ chuộc đất và 162 hộ được người thân nhượng lại có nhu cầu vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội, với số tiền 21.437 triệu đồng.

2. Phân kỳ đầu tư:

- Năm 2014: Hỗ trợ 8.308 hộ và 437 lao động; kinh phí thực hiện 113.199,03 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 36.541,03 triệu đồng, ngân sách địa phương đối ứng 3.471 triệu đồng, vay Ngân hàng Chính sách Xã hội 73.187 triệu đồng, cụ thể như sau:

+ Về đất ở: Có 1.157 hộ có nhu cầu hỗ trợ đất ở, với diện tích là 23,14 ha; kinh phí thực hiện 38.181 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 34.710 triệu đồng, ngân sách địa phương đối ứng 3.471 triệu đồng.

+ Về vay vốn để giải quyết việc làm, tự tạo việc làm: Có 6.419 hộ có nhu cầu vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội, với số tiền 51.660 triệu đồng.

+ Đào tạo nghề và xuất khẩu lao động: Có 437 lao động có nhu cầu, trong đó 434 lao động có nhu cầu học nghề và 03 lao động có nhu cầu xuất khẩu lao động, với kinh phí 1.921,03 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 1.831,03 triệu đồng, vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội 90 triệu đồng.

+ Về đất sản xuất: Có 732 hộ có nhu cầu, với diện tích 178,795 ha, trong đó: 570 hộ chuộc đất và 162 hộ được người thân nhượng lại đất có nhu cầu vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội, với số tiền 21.437 triệu đồng.

- Năm 2015: Hỗ trợ cho 3.745 hộ và 168 lao động, kinh phí thực hiện 55.771,92 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 30.703,92 triệu đồng, ngân sách địa phương đối ứng 3.000 triệu đồng, vay Ngân hàng Chính sách Xã hội 22.068 triệu đồng, cụ thể như sau:

+ Về đất ở: Có 1.000 hộ có nhu cầu hỗ trợ đất ở, với diện tích 20 ha; kinh phí thực hiện 33.000 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 30.000 triệu đồng, ngân sách địa phương đối ứng 3.000 triệu đồng.

+ Về vay vốn để giải quyết việc làm, tự tạo việc làm: Có 2.745 hộ có nhu cầu vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội, với số tiền 22.068 triệu đồng.

+ Đào tạo nghề: Có 168 lao động có nhu cầu học nghề, ngân sách Trung ương hỗ trợ 703,92 triệu đồng.

(Đính kèm biểu tổng hợp)

VI. TỔ CHỨC TUYÊN TRUYỀN, XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG:

1. Tổ chức tuyên truyền:

- Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 29 và 755 các cấp tổ chức triển khai quán triệt chính sách sâu rộng trong nội bộ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức họp dân triển khai về mục đích, ý nghĩa Quyết định 29 của Thủ tướng Chính phủ để mọi người hiểu rõ chính sách của Đảng và Nhà nước chăm lo đến đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, tạo sự đồng thuận, đoàn kết, tương thân tương ái trong nhân dân; đồng thời để đối tượng hưởng lợi thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, từ đó ra sức lao động sản xuất, tăng thu nhập gia đình, quyết tâm vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

2. Bình xét, xác định đối tượng được hưởng lợi:

- Căn cứ Quyết định số 92/QĐ-UBND ngày 16/01/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2012 trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, đối chiếu lại số hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở địa phương và nhu cầu thực tế của từng đối tượng để áp dụng chính sách cho phù hợp.

- Căn cứ vào chỉ tiêu phân bổ vốn trong kế hoạch hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành bình xét đối tượng được hưởng lợi về đất ở, giải quyết việc làm và đào tạo nghề, lập danh sách gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện.

VII. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN VỐN:

- Căn cứ vào Kế hoạch này của Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 29 và 755 tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn huyện, thành phố.

- Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương, đảm bảo công khai, dân chủ thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ của cấp mình; đồng thời, niêm yết danh sách đối tượng hưởng lợi tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định.

- Công tác quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Quy trình, thủ tục cho vay, thu hồi nợ thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách Xã hội.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 29 và 755 tỉnh (Ban Dân tộc tỉnh):

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành tỉnh có liên quan, giúp Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 29 và 755 tỉnh triển khai thực hiện toàn diện Kế hoạch này.

- Tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh phụ trách, theo dõi địa bàn các huyện, thành phố.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức triển khai xác định đối tượng thụ hưởng chính sách theo Quyết định 29 đến lãnh đạo UBND cấp xã; đồng thời, hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện giai đoạn 2014-2015.

- Hàng năm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí cho các địa phương tổ chức thực hiện.

- Phối hợp với các Sở, ngành tỉnh có liên quan lồng ghép nguồn vốn thực hiện Quyết định 29 với các chính sách khác trên địa bàn để phát huy hiệu quả sử dụng vốn.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hàng quý, 6 tháng và năm tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành Trung ương theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, căn cứ kế hoạch hàng năm của Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 29 và 755 tỉnh cân đối nguồn vốn trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

3. Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước Trà Vinh và Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh tỉnh Trà Vinh hướng dẫn cụ thể các địa phương về thủ tục tạm ứng, thanh toán, quyết toán và vay vốn theo quy định.

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở dạy nghề trong tỉnh mở các lớp dạy nghề phù hợp, ưu tiên cho lao động thuộc hộ nghèo dân tộc thiểu số; phối hợp với các tổ chức đoàn thể, Ủy ban nhân dân huyện nắm nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để giới thiệu số lao động đã học nghề vào làm việc hoặc đưa đi xuất khẩu lao động.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện về lập thủ tục đo đạc, tách thửa, chuyển quyền sử dụng đất ở cấp cho các đối tượng hưởng lợi (ghi trực tiếp lên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở là không được cầm cố, bán, cho thuê trong 10 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc giải quyết những vấn đề liên quan đến đất đai, hỗ trợ Ủy ban nhân dân huyện nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền trên đất cho các hộ hưởng lợi; đồng thời, theo dõi việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và báo cáo kết quả thực hiện về Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 29 và 755 tỉnh (Ban Dân tộc tỉnh).

6. Sở Xây dựng phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện có kế hoạch thực hiện lồng ghép chính sách hỗ trợ đất ở theo Quyết định 29 và hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Quyết định 167/2007/QĐ-TTg đồng bộ, hiệu quả (nếu có).

7. Các Sở, ngành tỉnh, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương thực hiện có hiệu quả các chính sách theo Quyết định 29 của Thủ tướng Chính phủ.

8. Ủy ban nhân dân huyện:

- Chỉ đạo rà soát xác định đối tượng thụ hưởng chính sách tại thời điểm điều tra ngày 31/12/2012, có đời sống khó khăn và nhu cầu về đất ở, giải quyết việc làm, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, tránh trùng lắp, sai hoặc bỏ sót đối tượng.

- Phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng các chính sách tại địa phương theo Quyết định 29, đảm bảo chặt chẽ, đúng đối tượng, đúng quy trình (là căn cứ để giải ngân vốn Trung ương hỗ trợ và vốn địa phương đối ứng).

- Hàng năm, trên cơ sở nguồn vốn được phân bổ, chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với Phòng Dân tộc huyện, thành phố phân bổ kinh phí cho UBND cấp xã tổ chức thực hiện.

- Thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo kịp thời việc triển khai thực hiện chính sách ở cấp xã, đảm bảo đúng đối tượng, đạt hiệu quả.

- Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo (tháng, quý, 6 tháng, năm) về Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 29 và 755 tỉnh theo quy định.

9. Ủy ban nhân dân cấp xã:

Ủy ban nhân dân cấp xã, thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 29 và 755 do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp xã làm Trưởng ban để chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các chính sách theo Quyết định 29; đồng thời, phân công từng thành viên Ban Chỉ đạo cấp xã trực tiếp chỉ đạo từng ấp, khóm và chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả và hiệu quả các chính sách tại địa bàn phụ trách.

Tổ chức triển khai cho đối tượng hưởng lợi biết theo Công văn số 790/UBDT-CSDT ngày 27/8/2013 và Thông tư số 03/2013/TT-UBDT ngày 28/10/2013 của Ủy ban Dân tộc về hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 29, cụ thể như sau:

9.1. Hỗ trợ về đất ở:

- Trưởng ấp, khóm (sau đây gọi chung là ấp) tổ chức họp ấp mời đại diện tất cả các hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số của ấp (có trong danh sách hộ nghèo của xã), thông báo về nội dung chính sách và chỉ đạo của xã. Các hộ không có đất ở đăng ký với Trưởng Ban nhân dân ấp nhu cầu hưởng chính sách hỗ trợ; Trưởng Ban nhân dân ấp lập danh sách các hộ đăng ký.

- Trưởng Ban nhân dân ấp cùng đại diện các tổ chức chính trị - xã hội ấp, cán bộ địa chính xã kiểm tra thực tế về đất ở của các hộ đăng ký, lập biên bản kiểm tra và tổ chức họp bình xét. Trưởng Ban nhân dân ấp cử người ghi biên bản họp, có chữ ký xác nhận của Trưởng Ban nhân dân ấp, của đại diện các tổ chức chính trị - xã hội ấp, kèm theo danh sách hộ đã được bình xét theo thứ tự ưu tiên gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra danh sách hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn đề nghị hỗ trợ giải quyết đất ở của ấp, đối chiếu với các tiêu chí về đối tượng thụ hưởng, tổng hợp theo thứ tự ưu tiên tại xã, có xác nhận của Chủ tịch UBND cấp xã, lập 02 bộ tài liệu (gồm văn bản đề nghị kèm theo danh sách) gửi 01 bộ về Phòng Dân tộc huyện, thành phố và 01 bộ niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã. Phòng Dân tộc các huyện, thành phố rà soát, tổng hợp danh sách theo thứ tự ưu tiên, tham mưu UBND cấp huyện ra quyết định phê duyệt.

9.2. Hỗ trợ vay vốn tự tạo việc làm, phát triển sản xuất:

Đối với các hộ có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, trình tự, thủ tục vay vốn phát triển sản xuất thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-UBDT ngày 24/6/2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số điều Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg .

9.3. Vay vốn chuộc đất, mua đất sản xuất:

Đối với các hộ trước đây đã chuyển nhượng, thế chấp đất sản xuất, nay không còn đất nhưng thực sự có kinh nghiệm sản xuất, có nhu cầu đất để sản xuất và được người chuyển nhượng, thế chấp đồng ý cho chuộc lại đất với giá thấp hoặc vận động được bà con thân tộc nhượng bán với giá rẻ, thực hiện như sau:

- Hộ có nhu cầu vay vốn đăng ký với Trưởng Ban nhân dân ấp và làm đơn trình bày rõ việc đã chuyển nhượng, thế chấp đất trước đây, nguyện vọng tiếp tục có đất để sản xuất, nêu rõ sẽ chuộc lại đất hoặc được bà con thân tộc nhượng bán, số tiền cần vay và cam kết thực hiện đúng mục đích nguồn vốn vay.

- Trưởng Ban nhân dân ấp tiếp nhận đơn, tổng hợp danh sách các hộ có đơn đăng ký, chủ trì tổ chức họp ấp có sự phối hợp tham gia của cán bộ địa chính xã, các tổ chức chính trị - xã hội ấp và đại diện các hộ gia đình trong ấp Hộ được xét cho vay vốn phải được trên 1/2 số người dự họp biểu quyết nhất trí. Trưởng Ban nhân dân ấp cử người ghi biên bản cuộc họp và có ký xác nhận của Trưởng Ban nhân dân ấp, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội ấp và một số hộ gia đình dự họp; lập hồ sơ gồm biên bản họp kèm danh sách và đơn của các hộ được xét cho vay vốn gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp hồ sơ của các ấp, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã tổ chức kiểm tra thực tế và họp xét từng trường hợp, lập biên bản họp bình xét và danh sách gửi về Phòng Dân tộc huyện tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

Sau khi được UBND cấp huyện phê duyệt danh sách đối tượng hưởng lợi các chính sách theo Quyết định 29, Ủy ban nhân dân xã phải niêm yết công khai các danh sách tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và trụ sở Ban nhân dân ấp để nhân dân biết; đồng thời, hàng năm tổ chức họp dân để bình nghị những hộ chưa được hưởng lợi chính sách nhưng đã thoát nghèo, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đưa ra khỏi danh sách đối tượng hưởng lợi theo Quyết định 29 của Thủ tướng Chính phủ.

10. Trách nhiệm của người được hưởng lợi:

- Phải tuân thủ các quy định của chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện kế hoạch.

- Đối với những hộ được cấp đất ở phải trực tiếp sử dụng, cam kết không được chuyển nhượng, cầm cố, cho mượn, cho thuê trong thời gian 10 năm kể từ ngày được giao đất. Trường hợp các hộ được hỗ trợ đất ở chưa được 10 năm, khi chuyển đi nơi khác thì phải giao đất ở cho địa phương quản lý.

- Đối với những hộ vay vốn để mua hoặc chuộc đất sản xuất phải trực tiếp quản lý, sử dụng đúng mục đích, cam kết không được chuyển nhượng, cầm cố, cho mượn, cho thuê trong thời gian vay và trả nợ vay khi đáo hạn.

- Đối với những hộ vay vốn tự tạo việc làm, chuyển đổi nghề sử dụng vốn vay đúng theo phương án đã cam kết và có trách nhiệm trả nợ vay khi đáo hạn.

Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, các địa phương gặp khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo về Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 29 và 755 tỉnh tổng hợp, trình Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh xem xét, quyết định./.

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH THEO QUYẾT ĐỊNH 29/TTG NĂM 2014
(Kèm theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 29 và 755 tnh)

STT

Đơn vị

Nhu cầu vốn thực hiện (triệu đồng)

Đất

Chuộc đất sản xuất

Vay vốn tạo việc làm, phát triển sản xuất

Đào tạo nghề

XKLĐ

Tổng cộng

Trung ương

Địa phương

Vay NHCS XH

Số hộ

TW (Tr.đ)

ĐP (Tr.đ)

Số hộ

Vay NHCS XH

Số hộ

Vay NHCS XH

Số lao động

TW (Tr.đ)

Slao động

TW (Tr.đ)

Vay NHCS XH

Tổng cộng

113,199.03

36,541.03

3,471

73,187

1,157

34,710

3,471

732

21,437

6,419

51,660

434

1,818.46

3

12.57

90

1

Huyện Châu Thành

9,822.00

3,269.00

285

6,268

95

2,850

285

23

658

678

5,610

100

419.00

 

 

 

2

Huyện Càng Long

3,567.18

1,862.18

177

1,528

59

1,770

177

5

103

164

1,425

22

92.18

 

 

 

3

TP. Trà Vinh

914.95

680.95

66

168

22

660

66

0

0

21

168

5

20.95

 

 

 

4

Huyện Duyên Hải

8,049.14

3,385.14

336

4,328

112

3,360

336

39

1,170

385

3,158

6

25.14

 

 

 

5

Huyện Tiểu Cần

9,071.52

1,863.52

183

7,025

61

1,830

183

37

904

764

6,091

7

29.33

1

4.19

30

6

Huyện Cầu Kè

11,384.43

2,296.43

189

8,899

63

1,890

189

153

4,576

540

4,323

97

406.43

 

 

 

7

Huyện Cầu Ngang

24,340.43

7,036.43

663

16,641

221

6,630

663

262

7,860

1,098

8,781

97

406.43

 

 

 

8

Huyện Trà Cú

46,049.38

16,147.38

1,572

28,330

524

15,720

1,572

213

6,166

2,769

22,104

100

419.00

2

8.38

60

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH THEO QUYẾT ĐỊNH 29/TTG NĂM 2015
(Kèm theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 29 và 755 tỉnh)

STT

Đơn vị

Nhu cầu vốn thực hiện (triệu đồng)

Đất ở

Chuộc đất sản xuất

Vay vốn tạo việc làm, phát triển sản xuất

Đào tạo nghề

XKLĐ

Tổng cộng

Trung ương

Địa phương

Vay NHCSXH

Shộ

TW (Tr.đ)

ĐP (Tr.đ)

Số hộ

Vay NHCS XH

Số hộ

Vay NHCSXH

Số lao động

TW (Tr.đ)

Số lao động

TW (Tr.đ)

Vay NHCSXH

 

Tổng cộng

55,772

30,703.92

3,000

22,068

1,000

30,000

3,000

0

0

2,745

22,068

168

703.92

0

0.00

0

1

Huyện Châu Thành

5,943

3,238.83

300

2,404

100

3,000

300

0

0

290

2,404

57

238.83

0

0.00

0

2

Huyên Càng Long

1,600

900.00

90

610

30

900

90

0

0

70

610

0

0.00

0

0.00

0

3

TP. Trà Vinh

0

0.00

0

0

0

0

0

0

0

0

 

0

0.00

0

0.00

0

4

Huyện Duyên Hải

3,994

2,400.00

240

1,354

80

2,400

240

0

0

165

1,354

0

0.00

0

0.00

0

5

Huyện Tiểu Cần

5,911

3,000.00

300

2,611

100

3,000

300

0

0

328

2,611

0

0.00

0

0.00

0

6

Huyện Cầu Kè

5,153

3,000.00

300

1,853

100

3,000

300

0

0

232

1,853

0

0.00

0

0.00

0

7

Huyện Cầu Ngang

7,063

3,000.00

300

3,763

100

3,000

300

0

0

470

3,763

0

0.00

0

0.00

0

8

Huyện Trà Cú

26,108

15,165.09

1,470

9,473

490

14,700

1,470

0

0

1,190

9,473

111

465.09

0

0.00

0

 

BIỂU TỔNG HỢP NHU CẦU THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH THEO QUYẾT ĐỊNH 29/TTG GIAI ĐOẠN 2014-2015
(Kèm theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 29 và 755 tỉnh)

STT

Đơn vị

Nhu cầu vốn thực hiện (triệu đồng)

Đất ở

Chuộc đất sản xuất

Vay vốn tạo việc làm, phát triển sản xuất

Đào to nghề

XKLĐ

Tổng cộng

Trung ương

Địa phương

Vay NHCS XH

Số hộ

TW (Tr.đ)

ĐP (Tr.đ)

Số hộ

Vay NHCS XH

Số hộ

Vay NHCS XH

Số lao động

TW (Tr.đ)

Slao động

TW (Tr.đ)

Vay NHCS XH

Tổng cộng

168,970.95

67,244.95

6,471

95,255

2,157

64,710

6,471

732

21,437

9,161

73,728

602

2,522.38

3

12.57

90

1

Huyện Châu Thành

15,764.83

6,507.83

585

8,672

195

5,850

585

23

658.00

968

8,014

157

657.83

 

 

 

2

Huyện Càng Long

5,167.18

2,762.18

267

2,138

89

2,670

267

5

103

234

2,035

22

92.18

 

 

 

3

TP. Trà Vinh

914.95

680.95

66

168

22

660

66

0

0

21

168

5

20.95

 

 

 

4

Huyện Duyên Hải

12,043.14

5,785.14

576

5,682

192

5,760

576

39

1,170

550

4,512

6

25.14

 

 

 

5

Huyện Tiểu Cần

14,982.52

4,863.52

483

9,636

161

4,830

483

37

904

1,092

8,702

7

29.33

1

4.19

30

6

Huyện Cầu Kè

16,537.43

5,296.43

489

10,752

163

4,890

489

153

4,576

772

6,176

97

406.43

 

 

 

7

Huyện Cầu Ngang

31,403.43

10,036.43

963

20,404

321

9,630

963

262

7,860

1,568

12,544

97

406.43

 

 

 

8

Huyện Trà Cú

72,157.47

31,312.47

3,042

37,803

1,014

30,420

3,042

213

6,166

3,956

31,577

211

884.09

2

8.38

60

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 10/QĐ-BCĐ năm 2014 Kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2014 - 2015 theo Quyết định 29/2013/QĐ-TTg

  • Số hiệu: 10/QĐ-BCĐ
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/02/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh
  • Người ký: Sơn Thị Ánh Hồng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản