Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2021/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 26 tháng 8 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bsung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Cán cứ Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định về bồi thường, htrợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sa đi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;

Căn cứ Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đt đai;

Căn cứ Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 ca Bộ trưng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Căn cứ Thông tư s33/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bsung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đt đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đt đai;

Căn cứ Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưng Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đất đai;

Căn cứ Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưng Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, sdụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bi thường, htrợ; tái định cư khi Nhà nước thu hi đất;

Theo đề nghị của Giám đốc STài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 329/TTr-STNMT-CCQLĐĐ ngày 20 tháng 8 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 9 năm 2021 và thay thế các Quyết định sau:

- Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;

- Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dàn tỉnh Khánh Hòa về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;

- Quyết định số 06/2018/QĐ-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc sửa đổi, bổ sung bn Quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ban hành kèm theo Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2014 và Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải; Cục trưởng Cục Thuế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ đầu tư các dự án; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất và những người có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Vụ Pháp chế - Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cục Ki
m tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND, UBND tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội t
nh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;

- Sở Tư pháp;
- Trung tâm phát hành Công báo tỉnh;
- Báo, Đài PTTH Khánh H
òa;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Tấn Tuân

 

QUY ĐỊNH

CHI TIẾT MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2021/QĐ-UBND ny 26 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Văn bản này quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

2. Các nội dung không quy định tại Quy định này, được áp dụng theo các các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng gồm: Trung tâm phát triển quỹ đất, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

2. Người sử dụng đất quy định tại Điều 5 của Luật đất đai khi Nhà nước thu hồi đất thuộc địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Chương II

BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VỀ ĐẤT

Điều 3. Xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP và khoản 3 Điều 3 Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT

1. Trường hợp chi phí đầu tư vào đất còn lại không có hồ sơ chứng từ thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đề nghị người bị thu hồi đất tự kê khai các nội dung đã thực hiện đầu tư vào đất như: các hạng mục, khối lượng và chi phí đầu tư theo quy định tại khon 3 Điều 3 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ; thời điểm đầu tư, thời gian đã sử dụng và thời gian sdụng còn lại gửi Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

2. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi (hoặc cơ quan có liên quan) xác minh các nội dung của bn kê khai tại khoản 1 Điều này; trên cơ sở đó áp dụng công thức tính quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP để tính toán chi phí đầu tư vào đất còn lại theo khối lượng kê khai nhân đơn giá quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và trình thẩm định cùng phương án bồi thường hỗ trợ, tái định cư. Trường hợp chưa có đơn giá quy định để áp dụng, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm:

a) Đề nghị Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan xác định đơn giá để tính chi phí đầu tư vào đất còn lại đối với chi phí san lấp mặt bằng, chi phí gia cố khnăng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất;

b) Đnghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan xác định đơn giá để tính chi phí đầu tư vào đất còn lại đối với chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đt theo các quy định hiện hành.

3. Trường hợp không thể xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định tại khoản 2 Điều này, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thuê tư vấn lập thiết kế dự toán chi phí đầu tư vào đất tại thời điểm thu hồi đất áp dụng công thức tính quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP và hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để tính toán chi phí đầu tư vào đất còn lại.

4. Trường hợp người bị thu hồi đất không kê khai các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này theo đề nghị của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì không bồi thường.

Điều 4. Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở đối với người có công với cách mạng quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một ln cho cthời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng thì được bồi thường bằng tin đối với thời gian sử dụng còn lại của đất thu hồi. Số tiền bồi thường được tính theo công thức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.

Điều 5. Bồi thường đất ở đối với những người đang đồng quyền sử dụng quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất chung có đồng quyền sử dụng đất, khi Nhà nước thu hồi được bồi thường theo diện tích đất thuộc quyền sử dụng; nếu không có giấy tờ xác định diện tích thuộc quyền sử dụng riêng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì bồi thường chung cho các đối tượng có đồng quyền sử dụng đất và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự thỏa thuận phân chia tiền bồi thường.

2. Trường hợp Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất chung có đồng quyền sử dụng đất không tự thỏa thuận được việc phân chia tiền bồi thường thì sau 15 ngày kể từ ngày phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, thực hiện xử lý tin bồi thường chung theo quy định như sau:

a) Nếu là nhà ở nhiều tầng, có nhiều căn hộ hoặc nhà chung cư, nhà có mục đích sử dụng hỗn hợp (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính), thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phân chia tiền bồi thường về đất cho các đối tượng đồng quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP của Chính phủ;

b) Trường hợp có hồ sơ bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê theo Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ thì thực hiện phân chia tiền bồi thường đất theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 26 Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật nhà ở.

Trường hợp không có hồ sơ chứng minh bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê theo Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 07 năm 1994 của Chính phủ thì thực hiện phân chia tiền bồi thường đất theo điểm a khoản này;

c) Trường hợp diện tích đất thu hồi là đất trống thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng gửi tiền bồi thường chung về đất vào Kho bạc Nhà nước; hướng dẫn người bị thu hồi đất gửi hồ sơ đến Tòa án nhân dân để phân chia theo quy định pháp luật; khi có bản án, quyết định giải quyết của Tòa án nhân dân có hiệu lực thi hành, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm rút tiền đã gửi tại Kho bạc Nhà nước để chi trả cho người bị thu hồi đất.

Điều 6. Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang an toàn quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP

Khi Nhà nước xây dựng công trình công cộng, quốc phòng, an ninh có hành lang bo vệ an toàn mà không thu hồi đất, không làm thay đổi mục đích sử dụng đất nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng đất thì người sử dụng đất được bồi thường bằng tiền theo mức thiệt hại. Quy định bồi thường như sau:

1. Đối với đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không;

a) Đất ở, các loại đất khác trong cùng thửa với đất ở của một chủ sử dụng trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dn điện trên không điện áp đến 220 kV thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một lần như sau:

a1) Trường hợp đất ở đủ điều kiện bồi thường thì mức bồi thường bng 80% mức bồi thường của trường hợp thu hồi đất ở có cùng vị trí; diện tích đất tính bồi thường là diện tích đất thực tế nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.

Trường hợp trên cùng một thửa đất, bao gồm đất ở và các loại đất khác của một chủ sử dụng đất, khi bị hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không chiếm dụng khoảng không lớn hơn hạn mức giao đất ở tại địa phương thì phần diện tích các loại đất khác trên cùng thửa đất cũng được bồi thường. Mức bồi thường bằng 80% mức bồi thường của trường hợp thu hồi các loại đất khác đó tính trên diện tích đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không;

a2) Trường hợp đất không đủ điều kiện để được bồi thường theo quy định hiện hành thì giao Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định cho từng trường hợp theo khảo sát và đề nghị của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; mức hỗ trợ tối đa bằng 50% mức bồi thường của trường hợp thu hồi loại đất đó tính trên diện tích đất nằm trong hành lang;

b) Đối với nhóm đất nông nghiệp gồm các loại đất: đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất rừng sản xuất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, nếu đất đủ điều kiện bồi thường thì chủ sử dụng đất được bồi thường do hạn chế khả năng sử dụng đất thực hiện một lần bằng 80% mức bồi thường của trường hợp thu hồi đất cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất rừng sản xuất tính trên diện tích đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.

Trường hợp đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất rừng sản xuất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, nếu không đủ điều kiện bồi thường theo quy định hiện hành thì giao Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định cho từng trường hợp theo khảo sát và đề nghị của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; mức hỗ trợ tối đa bằng 50% mức bồi thường của trường hợp thu hồi loại đất đó tính trên diện tích đất nằm trong hành lang.

2. Đối với đất trong hành lang an toàn khi xây dựng các công trình công cộng, an ninh, quốc phòng không thuộc khoản 1 Điều này.

Mức bồi thường thiệt hại được tính căn cứ vào mức độ bị hạn chế thực tế của thửa đất bị ảnh hưởng do xây dựng công trình có hành lang an toàn so với thửa đất có cùng vị trí, mục đích sử dụng tương đương nhưng không bị nh hưng bi xây dựng công trình có hành lang an toàn công trình; giao Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định cụ thể mức bồi thường thiệt hại cho từng dự án theo khảo sát và đề nghị của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng nhưng tối đa bằng 80% mức bồi thường của trường hợp thu hồi đất cùng vị trí, mục đích sử dụng đối với đất đủ điều kiện bồi thường; Đối với đất trong hành lang an toàn nhưng không đđiều kiện bồi thường thì không được bồi thường hỗ trợ.

Điều 7. Bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, do hạn chế khả năng sử dụng đất khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 500 kV trở lên

1. Khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng công trình có hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 500 kV trở lên quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật điện lực năm 2004 (thuộc Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH ngày 29/6/2018 của Văn phòng Quốc hội hợp nhất Luật điện lực), và quy định tại Điều 18a Nghị định số 14/2014/NĐ-CP (được bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 51/2020/NĐ-CP) của Chính phủ thì thực hiện việc thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với người sử dụng đất và tải sản gắn liền với đất nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp này theo quy định của Luật đất đai và quy định tại các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật đất đai.

2. Trường hợp phạm vi khu đất, nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân nằm ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 500 kV trở lên (không thu hồi đất), quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 51/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2020), thì việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ về nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt để di dời như đối với trường hợp nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt nm trong hành lang bảo vệ an toàn quy định tại khoản 1 Điều này.

Trường hợp, hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu di dời thì phải có văn bản đề nghị được lại gửi y ban nhân dân cấp huyện trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có Thông báo thu hồi đất.

Điều 8. Xử lý một số trường hợp cụ thể về bồi thường đất

Quy định về diện tích đất ở còn lại sau khi thu hồi không đủ điều kiện để ở tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, và trường hợp phần diện tích đất nông nghiệp còn lại không đủ điều kiện để sản xuất.

Để đảm bảo căn cứ thực hiện thu hồi đất theo quy định tại Điều 63 Luật đất đai, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng căn cứ hồ sơ khu đất thu hồi thực hiện dự án để kiểm tra, thống kê đưa toàn bộ diện tích của thửa đất bị thu hồi một phần diện tích mà phần diện tích đất còn lại không đủ điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này vào trong tổng diện tích đất Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án theo Điều 61, Điều 62 Luật đất đai để báo cáo UBND cấp huyện cập nhật bổ sung phần diện tích đất thu hồi ngoài dự án đó vào kế hoạch thu hồi đất theo Điều 17 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ, và bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của địa phương trình UBND tỉnh phê duyệt để đảm bảo hồ sơ diện tích đất thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định đối với toàn bộ diện tích của thửa đất thuộc dự án, cụ thể như sau:

1. Trường hợp diện tích, kích thước thửa đất ở còn lại sau khi thu hồi không bảo đảm các điều kiện theo quy định dưới đây:

- Tại đô thị: diện tích đất còn lại sau khi thu hồi phải lớn hơn hoặc bằng ba mươi sáu mét vuông (36 m2) với bề rộng, chiều sâu thửa đất phải lớn hơn hoặc bằng ba mét (3 m);

- Tại nông thôn: diện tích đất còn lại sau khi thu hồi phải lớn hơn hoặc bằng bằng năm mươi mét vuông (50 m2) với chiều sâu, bề rộng lô đất phải lớn hơn hoặc bằng năm mét (5 m). Đối với khu vực đảo, diện tích đất còn lại sau khi thu hồi phải lớn hơn hoặc bằng bn mươi lăm mét vuông (45 m2) với chiều sâu, bề rộng lô đất phải lớn hơn hoặc bằng bốn mét (4 m);

Thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện như sau:

a) Đối với phần diện tích còn lại của thửa đất ở đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: thực hiện khuyến khích chủ sử dụng đất chuyển nhượng cho chủ sử dụng thửa đất liền kề; thông báo, hướng dẫn cho người có đất thu hồi biết để thực hiện chuyển nhượng, thời hạn chuyển nhượng tính từ thời điểm lập biên bản kiểm kê đối với thửa đất đến ngày kết thúc niêm yết phương án bồi thường dự kiến (thời gian cụ thể do UBND cấp huyện quyết định cho phù hợp với từng đợt phê duyệt phương án bồi thường trong dự án đó). Trường hợp quá thời hạn chuyển nhượng mà người sử dụng đất chưa thực hiện chuyn nhượng thì tiến hành lập hồ sơ thu hồi phần diện tích đất này như trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;

b) Đối với phần diện tích đất còn lại của thửa đất ở chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: thực hiện thông báo cho người có đất thu hồi biết thửa đất không đủ điều kiện thực hiện quyền chuyển nhượng theo quy định, đồng thời tiến hành lập hồ sơ thu hồi phần diện tích đất này;

c) Sau khi Nhà nước thu hồi và bồi thường, phần diện tích đất thu hồi do không bảo đảm các điều kiện theo quy định này bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nếu đất thuộc khu vực nông thôn, bàn giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất quản lý nếu đất thuộc khu vực đô thị và khu vực đã được quy hoạch phát triển đô thị.

2. Trường hợp sau khi Nhà nước thu hồi đất mà diện tích đất nông nghiệp còn lại không đủ điều kiện để sản xuất theo mục đích sử dụng đất chính của loại đất nông nghiệp đó và người bị thu hồi đất có đơn đề nghị Nhà nước thu hồi luôn phn diện tích đất nông nghiệp còn lại này thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thu hồi, giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý (nếu đất thuộc khu vực nông thôn), giao cho tổ chức phát triển quỹ đất quản lý (nếu đất thuộc khu vực đô thị và khu vực đã được quy hoạch phát triển đô thị) và bồi thường hỗ trợ theo quy định.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan liên quan tại địa phương để kiểm tra và xác nhận phần diện tích đất nông nghiệp còn lại sau khi thu hồi không đủ điều kiện sản xuất.

Căn cứ mục đích sử dụng chính của loại đất sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt làm cơ sở xác định nếu không đảm bảo điều kiện để tiếp tục sản xuất thì báo cáo đề xuất cơ quan có thẩm quyền thu hồi để quyết định thu hồi đối với phần diện tích này.

Điều 9. Xử lý lập hồ sơ kiểm kê khối lượng bồi thường đối với trường hợp chưa xác định được chủ sử dụng đất

Trong công tác kiểm kê (kiểm đếm) xác định khối lượng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo trình tự quy định tại Điều 69 Luật đất đai, nếu hết thời hạn thông báo thực hiện kê khai và nộp hồ sơ thửa đất bị thu hồi nhưng chủ sử dụng vẫn vắng mặt thì thực hiện như sau:

1. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chủ trì và mời các đơn vị có liên quan (đại diện ngành tài chính, tài nguyên và môi trường, xây dựng cấp huyện; đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; Tổ trưởng dân phố hoặc Trưởng thôn nơi có đất thu hồi) cùng tham gia thực hiện lập biên bản kim kê (kim đếm) vng ch, và thực hiện lập hồ sơ kiểm đếm theo quy định tại Điều 69 Luật đất đai:

a) Căn cứ kết quả hồ sơ kiểm đếm (hsơ kiểm đếm có lưu dliệu bằng hình ảnh, video), Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định; số tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được gửi vào Kho bạc nhà nước, khi xác định được chsử dụng đất và được cung cấp giy tờ hợp pháp của thửa đất, tài sản trên đất, thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện kiểm tra hồ sơ để chi trả tiền bồi thường theo quy định;

b) Trường hợp loại đất trên giấy tờ hợp pháp khác với loại đất đã tính bồi thường thì thực hiện điều chnh, bổ sung phương án bồi thường, htrợ, tái định cư phù hợp với loại đất ghi trên giấy tờ đó. Giá tính bồi thường đất, bồi thường công trình vật kiến trúc, bồi thường cây trồng (tài sản) trên đất thu hồi là giá tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

2. Giao Ủy ban nhân dân cấp xã tạm thời quản lý đất và tài sản trên đất đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này trong thời gian xác định chủ sử dụng đất, tài sản trên đất để giải quyết bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định. Trường hợp cần thiết phải giải phóng mặt bằng để bàn giao đất cho nhà đầu tư thực hiện xây dựng dự án khi chưa xác định được chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét để quyết định.

Chương III

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN

Điều 10. Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất khi nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 89 Luật đất đai và Điều 9 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP

1. Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư nước ngoài khi Nhà nước thu hồi đất phải tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần, mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu nhà ở, công trình đó được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương.

Trường hợp phần còn lại của nhà ở, công trình sinh hoạt vn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì bồi thường theo diện tích thiệt hại thực tế của nhà ở công trình bị tháo dỡ và phân chi phí để hoàn thiện lại nhà ở, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương trước khi bị tháo dỡ.

Giá trị của nhà , công trình bằng (=) Diện tích bị thiệt hại nhân (x) Đơn giá xây dựng mới của loại nhà ở, công trình tương đương.

Đơn giá xây dựng mới nhà ở, công trình sinh hoạt và chi phí hoàn thin nhà ở công trình sinh hoạt tại khoản này do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.

2. Đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, khi Nhà nước thu hồi đất mà bị tháo dỡ toàn bộ hoặc tháo dỡ một phần nhưng phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật để sử dụng theo quy định của pháp luật thì được bồi thường cho toàn bộ nhà, công trình.

Mức bồi thường bằng giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại cộng (+) với khoản tiền tính bằng tlệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình đó, nhưng tổng mức bồi thường không quá 100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại.

Giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương (=) Diện tích bị thiệt hại nhân (x) Đơn giá xây dựng mới của loại nhà ở, công trình tương dương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành.

Trường hợp Bộ quản lý chun ngành chưa ban hành đơn giá cụ thể thì áp dụng đơn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.

Cụ thể cách tính như sau:

a) Trường hợp có hồ sơ, giấy tờ để xác định thời gian khấu hao và thời gian đã qua sử dụng của nhà, công trình bị giải tỏa:

- Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định theo công thức quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP;

- Khon tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định theo thời gian sử dụng đất còn lại, cụ thể:

+ Thời gian thuê đất (hoặc giao đất) còn lại dưới một (01) năm: không tính;

+ Thời gian thuê đất (hoặc giao đất) còn lại từ một (01) năm đến dưới năm (05) năm: tính bằng 05% giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại;

+ Thời gian thuê đất (hoặc giao đất) còn lại từ năm (05) năm đến dưới mười (10) năm: tính bằng 10% giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại;

+ Thời gian thuê đất (hoặc giao đất) còn lại từ mười (10) năm trở lên: tính bằng 15% giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại;

+ Thời gian tròn mười hai (12) tháng mới được tính một (01) năm;

b) Trường hợp không có hồ sơ, giấy tờ để xác định thời gian khấu hao và thời gian đã qua sử dụng của nhà, công trình bị giải tỏa. Mức bồi thường được tính như sau:

- Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định bằng (=) tỷ lệ phần trăm (%) chất lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân (x) với giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương;

Tỷ lệ phần trăm (%) chất lượng còn lại ca nhà, công trình do cơ quan chuyên ngành về xây dựng tại địa phương xác định theo các quy định hiện hành;

- Khoản tiền bàng tỷ lệ phần trăm (%) giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại, tính như quy định tại điểm a khoản này;

c) Các trường hợp tại điểm a và điểm b khoản này nếu không có hồ sơ thuê đất hoặc giao đất thì chtính theo giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại; không tính thêm khoản tiền theo tỷ lệ phần trăm (%) giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại.

3. Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị tháo dmột phần nhưng vẫn tồn tại và sử dụng được phần còn lại thì bồi thường phần giá trị công trình bị tháo dỡ và chi phí để sửa cha, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị tháo dỡ.

Mức bồi thường bằng giá trị hiện có của phần diện tích phải tháo dtheo quy định tại khon 2 Điều này; chi phí để sa chữa hoàn thiện phần còn lại của nhà, công trình được tính theo quy định hiện hành.

4. Trường hợp do đặc tính của nhà, công trình khác biệt, không thể áp dụng đơn giá theo quy định của Luật xây dựng hoặc giá của Ủy ban nhân dân tỉnh đã quy định thì giá trị của nhà, công trình khác biệt đó được tính toán xác định trên cơ sở dự toán chi phí để xây dựng công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thuê đơn vị có chức năng lập hồ sơ hiện trạng và dự toán của nhà, công trình xây dựng giải tỏa gửi cơ quan chuyên ngành thẩm định đúng quy định hiện hành. Căn cứ kết quả thẩm định, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trình Ủy ban nhân dân có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Tùy theo tính chất của nhà, công trình, Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cơ quan thẩm định như sau:

a) Công trình có mức bồi thường trên 01 tỷ đồng do các cơ quan chuyên môn cấp tnh thẩm định, cụ thể:

- Đối với công trình xây dựng dân dụng, hạ tầng kỹ thuật (trừ các công trình dưới đây): Sở Xây dựng thẩm định;

- Đối với các công trình về điện: Sở Công thương thẩm định;

- Đối với các công trình về bưu chính vin thông: Sở Thông tin - Truyền thông thẩm định;

- Đối với các công trình giao thông: Sở Giao thông - Vận tải thẩm định;

- Đối với các công trình Thủy lợi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định;

b) Công trình có mức bồi thường dưới 01 tỷ đồng trở xuống do cơ quan chuyên môn của cấp huyện thẩm định.

5. Nhà ở, công trình xây dựng của hộ gia đình, cá nhân bị tháo dỡ một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, không còn đảm bảo an toàn để tiếp tục sử dụng thì được giải quyết bồi thường toàn bộ nhà ở, công trình xây dựng đó khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Nhà, công trình bị giải tỏa từ hai phần ba (2/3) diện tích xây dựng trở lên mà phần còn lại có diện tích xây dựng nh hơn 30 m2;

- Đối với trường hợp nhà ở liên kế thì diện tích còn lại nhỏ hơn 15 m2, chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu so với chgiới xây dựng nhỏ hơn 3,0 m theo khoản 5 Tiêu chuẩn Quốc gia 9411.2012 về Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết kế;

- Ngoài các trường hợp công trình xây dựng đã quy định trên, trường hợp trình sau khi bị giải tỏa một phần mà phần còn lại được cơ quan chun ngành xây dựng xác định không bảo đảm tiêu chuẩn kthuật, không còn đảm bảo an toàn đtiếp tục sử dụng thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng báo cáo UBND cấp huyện xem xét quyết định bồi thường.

6. Trường hợp nhà ở, công trình xây dựng của hộ gia đình, cá nhân bị tháo dỡ làm ảnh hưởng đến công trình phụ phục vụ sinh hoạt gắn liền với công trình bị tháo dỡ mà công trình phụ đó vẫn tồn tại nhưng không thể sử dụng được theo thiết kế xây dựng ban đầu thì được bồi thường cho toàn bộ công trình phụ bị ảnh hưởng. Giao Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định cho từng trường hợp cụ thể.

Điều 11. Bồi thường nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước theo khoản 1 Điều 14 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP

Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (nhà thuê hoặc nhà do tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi thu hồi đất phải tháo dỡ thì không được bồi thường đối với diện tích nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và diện tích cơi nới trái phép, nhưng được bồi thường chi phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp. Mức bồi thường, hỗ trợ như sau:

1. Nếu xây dựng từ trước ngày 23 tháng 01 năm 1991 (ngày ban hành Quyết định số 87/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc thống nhất quản lý nhà ở thuộc diện Nhà nước trực tiếp quản lý trong toàn tnh Khánh Hòa) được bồi thường 100% giá trị phần diện tích cơi nới thêm theo đơn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành;

2. Nếu xây dựng từ 23 tháng 01 năm 1991 đến trước ngày 01 tháng 07 năm 2004 thì được bồi thường hỗ trợ như sau:

- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì được bồi thường 100%;

- Được cơ quan quản lý (không phải cơ quan có thẩm quyền) cho phép thì hỗ trợ 70%;

3. Tự xây dựng từ ngày 01 tháng 07 năm 2004 trvề sau thì không được bồi thường, không được hỗ trợ và người sử dụng phải tự tháo dỡ, di dời.

Điều 12. Bồi thường về di chuyển mồ mả theo Điều 18 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP

1. Người có mồ mphải di chuyển được bố trí đất và bồi thường chi phí di chuyển như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí địa điểm di chuyển mồ mả theo quy hoạch kế hoạch sử dụng đất tại địa phương;

b) Chi phí di chuyển mồ mả (bao gồm chi phí đào, bốc, di chuyển, xây dựng lại và các chi phí hợp lý khác có liên quan) được bồi thường theo đơn giá xây dựng mới mồ mả cùng loại do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.

2. Việc di dời mồ mã.

a) Hộ gia đình, cá nhân thực hiện di dời theo quy định;

b) Đối với số mồ mả không có người kê khai hoặc không thực hiện việc di dời thì UBND cấp xã nơi có mồ mả có trách nhiệm phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bng thực hiện di dời bảo đảm tiến độ thực hiện dự án.

Điều 13. Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi theo quy định tại Điều 90 Luật đất đai

1. Khi nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì chủ sở hữu hp pháp của cây trng được bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 90 Luật đất đai. Đơn giá bồi thường cây trồng do UBND tỉnh quy định.

2. Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyn được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyn gây ra; mức bồi thường cụ thể do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập dự toán gi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định. Căn cứ kết quả thẩm định tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đối với dự toán có mức bồi thường trên 01 tỷ đồng, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt đối với dự toán có mức bồi thường dưới 01 tỷ đồng trở xung.

Điều 14. Bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất theo Điều 91 Luật đất đai

Khi Nhà nước thu hồi đất mà phi di chuyển tài sản thì chủ sở hữu tài sản hp pháp được Nhà nước bồi thường chi phí đtháo dỡ, di chuyển, lp đặt. Cụ thể như sau:

1. Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chở thì được bồi thường chi phí di chuyển tài sản như sau:

a) Trường hợp di chuyển đến chỗ ở mới cùng địa bàn xã, phường, thị trấn nơi giải tỏa, mức bồi thường 5.000.000 đồng/hộ;

b) Trường hợp di chuyển đến chỗ ở mới ra ngoài địa bàn xã, phường, thị trấn nơi phải giải tỏa mức bồi thường 6.000.000 đồng/hộ;

c) Trường hợp di chuyển đến chỗ ở mới ra ngoài địa bàn huyện, thị xã, thành phố nơi phải giải tỏa mức bồi thường 6.500.000 đồng/hộ;

d) Trường hợp di chuyển đến chỗ ở mới ra ngoài địa bàn tỉnh Khánh Hòa mức bồi thường 10.500.000 đồng/hộ;

d) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi một phần diện tích đất đang sử dụng mà phải giải tỏa toàn bộ nhà ở, hoặc giải tỏa một phần nhà nhưng phần còn lại không sử dụng được (không đảm bảo theo quy chuẩn xây dựng hiện hành), nếu đủ diện tích xây dựng theo quy định và gia đình xây lại nhà để trên diện tích đất còn lại đó thì được bồi thường di chuyển 3.000.000 đồng/hộ;

e) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị giải tỏa nhà có kết cấu nhiều tầng, có nhiều tài sản phải di chuyển thì được tính bổ sung thêm bằng 20% mức chi phí tương ứng theo địa bàn di chuyển quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều này cho mỗi tầng, tính từ tầng thứ 3 trở lên.

2. Các trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc đang sử dụng đất hợp pháp (không thuộc khoản 1 Điều này) khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển tài sn thì được Nhà nước bồi thường chi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt; Trường hợp phải di chuyển hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất còn được bồi thường đối với thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt. Mức bồi thường theo đơn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định hoặc theo dự toán chi phí do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng thuê đơn vị có chức năng lập, gửi cơ quan chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài sản phải di dời để thẩm định, trình Ủy ban nhân cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Quy định này.

Trường hợp tài sản phải di chuyển có tính chất đặc thù, phức tạp mà cơ quan chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài sản đó không đủ điều kiện thực hiện công tác thẩm tra, thẩm định thì căn cứ từng trường hợp tài sản cụ thể để báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cho phép lựa chọn tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp ký kết hợp đồng thực hiện thẩm tra thiết kế, dự toán để cơ quan chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài sản đó có đủ điều kiện kiểm tra, thẩm định giá trị tài sản di dời.

Điều 15. Xử lý cụ thể một số nội dung về bồi thường tài sản

1. Bồi thường đối với tài sản thuộc sở hữu Nhà nước.

a) Tổ chức bị Nhà nước thu hồi đất, bị thiệt hại về công trình xây dựng (tài sản) do Nhà nước giao quản lý sử dụng, phải di dời đến cơ sở mới thì Tổ chức đó lập dự án xây dựng trụ sở tại nơi mới trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm lập phương án thanh lý giá trị của tài sản bị thiệt hại do giải tỏa và nộp ngân sách Nhà nước theo quy định pháp luật;

b) Đối với trụ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp được xử lý như sau:

b1) Nếu công trình xây dựng trên đất thu hồi (tài sản) được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì đơn vị bị ảnh hưởng phải di dời lập phương án di dời đến trụ sở khác hoặc lập dự án xây dựng trụ sở nơi mới trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b2) Trường hợp các tổ chức được giao nhà, công trình thuộc sở hữu nhà nước mà cho người khác thuê thì đơn vị đó tự giải quyết chm dứt và thanh lý hợp đồng cho thuê. Người thuê không được xét bồi thường, hỗ trợ.

2. Bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không quy định tại điểm a khoản 13 Điều 1 Nghị định số 51/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2020 (sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 18 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014) của Chính phủ.

Nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phải di dời khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV, đủ điều kiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP và được sửa đổi bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 51/2020/NĐ-CP thì được bồi thường, hỗ trợ thực hiện 01 lần do hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt như sau:

a) Nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt có một phần hoặc toàn bộ diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được bồi thường phần diện tích trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không. Mức bồi thường bằng 100% giá trị phần nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt tính trên diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, theo đơn giá xây dựng mới của nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt có tiêu chuẩn tương đương do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành;

b) Trường hợp nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt được xây dựng trên đất không đủ điều kiện bồi thường về đất như điểm a khoản 2 Điều này thì giao Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định mức hỗ trợ cụ thcho từng trường hợp theo khảo sát và đề nghị của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 50% mức bồi thường của trường hợp thu đất hồi đất đủ điều kiện bồi thường; Diện tích nhà ở, công trình được hỗ trợ là phần diện tích nm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.

3. Bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hgia đình, cá nhân nằm ngoài hành lang bảo vệ an toàn và giữa hai đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 500 kV trở lên thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy định này.

4. Xử lý tài sản sau khi bồi thường.

a) Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân thì sau khi đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, chủ tài sản phải bàn giao mặt bằng theo hiện trạng cho chủ đầu tư theo đúng thời gian đã cam kết. Trường hợp người bị thu hồi đất có nhu cầu sử dụng lại vật liệu thu hồi thì được tự tháo dỡ nhưng phải bàn giao mặt bằng theo thời gian quy định;

b) Đối với nhà công trình của các tổ chức, doanh nghiệp sau khi đã nhận tiền bồi thường, chủ tài sản phải bàn giao mặt bằng theo hiện trạng đúng thời gian đã cam kết. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án thanh lý tài sản và tổ chức thanh lý tài sản theo đúng quy định hiện hành. Giá trị vật tư thu hồi được ghi giảm chi phí bồi thường, hỗ trợ tài sản của dự án.

Chương IV

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

Điều 16. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 (sửa đổi các khoản 3, 4, 5, 6, 7 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014)

1. Hỗ trợ ổn định đời sống theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP).

Các đối tượng thuộc quy định tại khoản 1 và đáp ứng điều kiện tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 4 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017) thì thực hiện như sau:

a) Mức tính hỗ trợ cho một nhân khẩu quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (được sa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP) tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng theo thời giá do Sở Tài chính thông báo giá gạo tẻ thường bình quân 06 tháng đầu năm (hoặc 06 tháng cui năm);

b) Thời gian tính hỗ trợ:

Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống với thời gian sáu (06) tháng nếu không phi di chuyn chở và thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển từ địa bàn điều kiện kinh tế - xã hội bình thường đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 24 tháng.

Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống với thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển từ địa bàn điều kiện kinh tế - xã hội bình thường đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 36 tháng;

c) Định kỳ chi trả tiền hỗ trợ: giao Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ tình hình thực tế của từng dự án để định kỳ chi trả tiền hỗ trợ phù hợp, đảm bảo ổn định đời sống, an sinh cho người được hỗ trợ.

2. Hỗ trợ ổn định sản xuất theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP).

Việc hỗ trợ ổn định sản xuất được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP. Đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại điểm b khoản 4 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP) được tính hỗ trợ bằng 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó. Việc xác định thu nhập sau thuế, căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc được cơ quan thuế chấp thuận; trường hợp chưa được kiểm toán hoặc chưa được cơ quan thuế chấp thuận thì việc xác định thu nhập sau thuế được căn cứ vào thu nhập sau thuế do đơn vị kê khai tại báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối mỗi năm đã gửi cơ quan thuế.

Đối với các trường hợp đăng ký nộp thuế khoán thì cơ quan thuế căn cứ mức khoán để xác nhận các khoản thu nhập sau thuế 3 năm liền kề theo các quy định hiện hành của từng ngành nghề kinh doanh để làm cơ sở hỗ trợ ổn định sản xuất.

3. Đối với người lao động do tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 6 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP).

Việc giải quyết hỗ trợ cho đối tượng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung tại khoản 5 Điều 4 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) được áp dụng hỗ trợ chế độ trợ cấp theo quy định của pháp luật về lao động với thời gian tính hỗ trợ tối đa là 06 tháng.

Điều 17. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo nghề cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT:

Hộ gia đình vừa có nhân khẩu là cán bộ, công chức, viên chức (đang làm việc hoặc đã nghhưu, nghỉ mt sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) vừa có nhân khu không phải là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đang sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình đó thì nhân khẩu không phải là cán bộ, công chức, viên chức được hỗ trợ như sau:

1. Htrợ ổn định đời sống và sản xuất như Điều 16 Quy định này;

2. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm theo quy định sau:

- Trường hợp nhân khẩu không phải là cán bộ, công chức, viên chức mà chlà thành viên trong hộ và đứng tên chủ sử dụng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi thì diện tích được hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Quy định này nhưng diện tích được hỗ trợ không quá hạn mức được giao đất nông nghiệp theo tiêu chuẩn của mỗi cá nhân trực tiếp sản xuất được giao đất tại địa phương có đất thu hồi. Hạn mức giao đất nông nghiệp theo tiêu chuẩn của mỗi cá nhân nêu tại khoản này do địa phương xác định bằng mức phân bổ diện tích đất nông nghiệp thực hiện theo Nghị định số 64/CP ngày 27 tháng 09 năm 1993 của Chính phủ ban hành Quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp tại mỗi địa phương;

- Trường hợp nhân khẩu không phải là cán bộ, công chức, viên chức nhưng là chủ hộ và chủ sử dụng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi thì được hỗ trợ như khoản 1 Điều 18 Quy định này;

- Trường hợp nhân khẩu không phải là cán bộ, công chức, viên chức và không đứng tên chủ hộ, chủ sử dụng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi thì không được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm;

- Nhân khẩu không phải là cán bộ, công chức, viên chức được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm theo khoản 2 Điều 18 Quy định này.

Điều 18. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo Điều 20 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP

1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 4 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền, thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi, còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm như sau:

Htrợ bằng tiền bằng ba (03) lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của tỉnh đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhưng diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập danh sách các đối tượng trong độ tuổi lao động tại khoản 1 Điều này có nhu cầu được đào tạo, chuyển đổi nghề và phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thuộc cấp huyện lập phương án đào tạo chuyển đi nghề cho các đối tượng này theo quy định. Phương án đào tạo, chuyn đi nghề được lập, phê duyệt như phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, gii phóng mặt bằng thực hiện chi trả kinh phí đào tạo, chuyển đổi nghề cho cơ sở đào tạo dạy nghề theo quy định.

3. Ngoài chính sách hỗ trợ quy định tại Điều 18 và Điều 19 Quy định này, người lao động bị thu hồi đất còn được hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm quy định tại Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 19. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP

Đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ mà phải di chuyển chở thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp theo hình thức nhà nước tạo điều kiện cho thuê đất sản xuất, kinh doanh tại các khu vực có quy hoạch phù hợp hoặc ưu tiên các vị trí thuận lợi khi giao đất tái định cư (nếu đủ điều kiện giao đất tái định cư). Đối tượng này được tổ chức thực hiện lập phương án hỗ trợ, chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề như trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 18 Quy định này.

Điều 20. Hỗ trợ người đang thuê nhà không thuộc sở hữu Nhà nước theo Điều 23 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP

Hộ gia đình, cá nhân thuê nhà không thuộc sở hữu nhà nước, khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ chi phí di chuyển bằng mức quy định tại khoản 1 Điều 14 Quy định này; Người được hỗ trợ phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà cho thuê. Chỉ hỗ trợ đối với trường hợp có thời gian thuê nhà từ sáu (06) tháng trở lên.

Điều 21. Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn quy định tại Điều 24 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP

Trường hợp đất thu hồi thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì được hỗ trợ; mức hỗ trợ bằng 100% giá đất cùng loại, cùng vị trí quy định tại Bng giá đất của UBND tỉnh; tiền hỗ trợ được nộp vào ngân sách nhà nước và được đưa vào dự toán ngân sách hàng năm của xã, phường, thị trấn; tiền hỗ trợ chđược sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn. (Đất công ích được quy định tại Điều 132 của Luật đất đai).

Người thuê đất công ích của xã, phường, thị trấn để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trng thủy sản mà có hợp đồng thuê đất thì được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

Điều 22. Hỗ trợ khác quy định tại Điều 25 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP

1. Hỗ trợ ổn định đời sống.

Các trường hợp không thuộc đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống tại Điều 16 Quy định này thì được hỗ trợ như sau:

a) Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi một phần diện tích đất ở đang sử dụng mà phải giải tỏa toàn bộ nhà ở và xây dựng lại nhà ở trên diện tích đất còn lại thì được hỗ trợ ổn định đời sng trong thời gian 03 tháng. Trường hợp diện tích đất còn lại không đảm bảo để xây dựng nhà ở theo đúng quy chuẩn xây dựng hiện hành, hoặc bị thu hồi toàn bộ diện tích đất ở đang sử dụng, phải di chuyển đến nơi mới thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 06 tháng;

b) Hộ gia đình, cá nhân không thuộc đối tượng trực tiếp sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 4 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP), nhưng thực tế có tham gia sản xuất và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đang trực tiếp sản xuất trên diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi thì được hỗ trợ ổn định đời sống với mức hỗ trợ bằng 50% mức hỗ trợ của các đối tượng trực tiếp sản xuất theo quy định;

c) Nhân khẩu tính hỗ trợ đối với các trường hợp tại điểm a và b khoản 1 Điều này phải là nhân khẩu thực tế sinh sống tại địa chỉ giải tỏa, gồm:

- Người có tên trong hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú có thời hạn 01 (một) năm trở lên và vợ hoặc chồng của người này;

- Trẻ em mới sinh là con của những người có tên trong hộ khẩu;

- Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, học tập (tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Dạy nghề), chấp hành xong hình phạt tù hoặc cải tạo nay trở về nơi ở cũ (những đối tượng này trước đây đã có hộ khẩu thường trú tại địa chgiải tỏa);

- Không hỗ trợ ổn định đời sống đối với người mới nhập hộ khẩu hoặc có xác nhận tạm trú sau ngày quy hoạch xây dựng được cấp thẩm quyền phê duyệt và công khai hoặc sau ngày có Thông báo thu hồi đất (nếu khu vực đó chưa có quy hoạch xây dựng);

d) Mức hỗ trợ ổn định đời sống thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Quy định này;

đ) Đối với hộ gia đình, cá nhân xâm canh tại địa phương khác (không phải là cán bộ, công chức, viên chức): nếu địa phương nơi có đất bị thu hồi xác nhận hộ gia đình, cá nhân đó trực tiếp canh tác nông nghiệp trên tha đất bị thu hồi, không sử dụng đất vào mục đích khác ngoài mục đích sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ như các hộ trực tiếp sản xut nông nghiệp tại khoản 1 điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 4 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) chỉ tính hỗ trợ cho các đối tượng trực tiếp tham gia lao động sản xuất;

e) Trường hợp một hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp bởi nhiều dự án mà mỗi dự án có diện tích đất nông nghiệp thu hồi dưới 30% tng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư s37/2014/TT-BTNMT (được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 09/2021/TT- BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ trưng Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đất đai) thì được cộng dn diện tích đất bị thu hồi của các dự án đlàm cơ sở tính hỗ trợ ổn định đời sng theo quy định tại Điều 16 Quy định này.

Thời gian xác định đối với trường hợp một hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp bởi nhiều dự án là không quá 03 năm ktừ năm cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất của dự án thnhất và chỉ được giải quyết một lần.

2. Hỗ trợ tiền thuê nhà.

Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi toàn bộ đất ở, không còn chỗ ở nào khác, đã bàn giao mặt bằng giải tỏa; trong thời gian chờ giao đất hoặc nhà tái định cư thì được bố trí vào nhà ở tạm, hoặc được hỗ trợ tiền thuê nhà ở như sau:

a) Đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc khu vực các phường của thành phố Nha Trang là 2.500.000 đồng/tháng cho hộ có từ năm (05) nhân khẩu trở xuống. Những hộ có từ sáu (06) nhân khẩu trở lên, mi nhân khu tăng thêm được hỗ trợ 250.000 đồng/người/tháng;

b) Đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc khu vực thị trấn các huyện, các phường của thị xã Ninh Hòa, thành phố Cam Ranh là 2.000.000 đồng/tháng cho hộ có từ năm (05) nhân khẩu trở xuống. Những hộ có từ sáu (06) nhân khẩu trở lên, mỗi nhân khẩu tăng thêm được hỗ trợ 200.000 đồng/người/tháng;

c) Đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc khu dân cư nông thôn là 1.500.000 đồng/tháng cho hộ có từ năm (05) nhân khẩu trở xuống. Những hộ có từ sáu (06) nhân khẩu trở lên, mỗi nhân khẩu tăng thêm được hỗ trợ 150.000 đồng/người/tháng;

d) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, nếu không còn chỗ ở nào khác tại địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi, đã thực hiện giao trả mặt bằng giải tỏa thì được hỗ trợ tin thuê nhà theo mức hỗ trợ quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều này trong thời gian 03 tháng;

đ) Thời gian hỗ trợ được tính từ ngày bàn giao mặt bằng giải ta đến ngày cắm mốc giao đất tái định cư cộng thêm 03 tháng. Trường hợp nhận nhà tái định cư thì thời gian tính hỗ trợ kể từ ngày bàn giao mặt bằng giải tỏa đến ngày nhận quyết định bố trí chỗ ở;

e) Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất thuộc đối tượng được bố trí vào nhà ở tạm hoặc phải thuê nhà trong khi chờ giao đất hoặc nhà tái định cư thì được hỗ trợ thêm một lần di chuyển theo mức quy định tại khoản 1 Điều 14 Quy định này.

3. Hỗ trợ chi phí di chuyển tài sản.

Hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà, công trình sau thời điểm Thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không được bồi thường chi phí di chuyn tài sản, chỉ được hỗ trợ bng 30% mức bồi thường chi phí di chuyn theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 14 Quy định này.

4. Hỗ trợ kinh phí chnh lý biến động do thu hồi đất một phần.

Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất theo quy định bị thu hồi một phần diện tích đất đang sử dụng được hỗ trợ kinh phí đo vẽ, chỉnh lý biến động đất đai trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Luật đất đai.

Mức hỗ trợ căn cứ theo diện tích đất còn lại; đơn giá đo vẽ, phí và lệ phí chỉnh lý hoặc cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành của UBND tỉnh. Tin hỗ trợ kinh phí chnh biến động được phê duyệt trong phương án bồi thường hỗ trợ và chi trả cho cơ quan thực hiện chỉnh lý biến động về đất đai.

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai có trách nhiệm điều chnh kịp thời Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để giao trả cho người sử dụng đất cùng thời điểm chi trả tiền bồi thường và nhận bàn giao mặt bằng đối với phần diện tích đất thu hồi.

5. Trường hợp cần áp dụng biện pháp hỗ trợ khác để đảm bảo đời sống và sản xuất cho người bị thu hồi đất thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng báo cáo để Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; trường hợp đặc biệt, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

6. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất phải di chuyển chở nhưng không được bồi thường đất ở (thuộc đối tượng tại khoản 4 Điều 23 Quy định này) thì được hỗ trợ ổn định đời sống và thuê nhà bằng 70% mức hỗ trợ của các trường hợp quy định tại Điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này.

7. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã xây dựng nhà ở trên đất ở của cha, mẹ, anh, chị, em cho tặng, mua bán và đã tách nhân khẩu, hộ khẩu riêng trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 nhưng chưa hoàn thành hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất theo quy định, trên thửa đất thu hồi đó có nhà ở và người sử dụng đất thực tế ăn, ở, sinh hoạt trước ngày có Thông báo thu hồi đất và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận thì được giải quyết hỗ trợ như trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.

8. Hỗ trợ đối với công trình xây dựng là tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân được tạo lập trái quy định của pháp luật nhưng đã tạo lập trước khi có Thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:

a) Đối với loại công trình vật kiến trúc thuộc hạng mục tường rào, bờ kè, móng trụ để bảo vệ khuôn viên thửa đất, hỗ trợ bằng 100% đơn giá xây dựng mới tính bồi thường của loại của công trình vật kiến trúc đó;

b) Đối với loại công trình vật kiến trúc có kết cấu dạng mái, trụ đ là nhà , mái che, công trình phụ phục vụ mục đích đở và sinh hoạt có tính chất sử dụng thường xuyên của hộ gia đình, cá nhân, mức hỗ trợ bng 70% đơn giá xây dựng mới tính bồi thường của loại của công trình vật kiến trúc đó;

c) Đối với loại công trình, vật kiến trúc khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản này, giao y ban nhân dân cấp huyện xem xét từng trường hợp cụ thđể giải quyết, mức hỗ trợ tối đa không quá 50% đơn giá xây dựng mới tính bồi thường của loại của công trình vật kiến trúc đó.

Chương V

CHÍNH SÁCH TÁI ĐỊNH CƯ

Điều 23. Bồi thường bằng đất ở (sau đây gọi là đất ở tái định cư) theo quy định tại khoản 1, 2, 4 Điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP

Việc bồi thường bằng đất ở tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở đối với các trường hợp tại khoản 1, 2 và 4 Điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP được quy định như sau:

1. Các đối tượng sử dụng đất quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, khi Nhà nước thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi thì được Nhà nước bồi thường bằng một lô đất ở tái định cư tại khu tái định cư. Trừ trường hợp đất ở bị thu hồi có nguồn gốc được tách từ thửa đất ở khác để hình thành thửa đất ở mới mà thời điểm tách thửa đất ở đó sau thời đim có Thông báo thu hi đất thì thực hiện bồi thường bằng tiền, không giải quyết bồi thường bng một lô đất ở tái định cư tại khu tái định cư.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu nhận lô đất ở tái định cư nhưng có nhu cầu mua hoặc thuê nhà ở tái định cư thì thực hiện việc bán, cho thuê nhà ở tái định cư theo quy định pháp luật hiện hành;

2. Nếu hộ gia đình, cá nhân tại khoản 1 Điều này có diện tích đất ở bị thu hi lớn: từ 300 m2 trở lên đối với các phường nội thành thành phố Nha Trang; từ 500 m2 trở lên đối với đô thị các huyện, thị xã, thành phố còn lại; từ 1.000 m2 trở lên đối với đất ở nông thôn thì ngoài lô đất ở tái định cư tại khoản 1 Điều này, còn được giao thêm một lô đất ở tái định cư hoặc một căn hộ chung cư tái định cư;

3. Trường hợp hộ gia đình sử dụng đất theo quy định tại khoản 29 Điều 3 Luật đất đai thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, mà trong hộ có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống đủ điều kiện tách hộ (từ 3 cặp vợ chồng trở lên), hoặc hộ gia đình có từ 8 nhân khẩu trở lên cùng chung sống trên thửa đất ở bị thu hồi, có hộ khẩu tại nơi có đất bị thu hồi trước ngày có quy hoạch xây dựng được cấp thẩm quyền phê duyệt và công khai hoặc trước ngày có Thông báo thu hồi đất (nếu khu vực đó chưa có quy hoạch xây dựng) và diện tích đất ở bị thu hồi lớn hơn diện tích lô đất ở tái định cư tại khoản 1 Điều này thì ngoài lô đất tái định cư được giao theo quy định, UBND tỉnh giao UBND cấp huyện căn cứ thẩm quyền, căn cứ quỹ đất ở của địa phương và hồ sơ của từng trưng hợp cụ thể đxem xét giải quyết giao thêm 01 lô đất ở tái định cư (trừ trường hợp đã được giải quyết giao thêm đất theo khoản 2 Điều này) theo giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại khoản 1 Điều 25 Quy định này;

4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, được bồi thường về đất nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, trên thửa đất đó có nhà ở và người sử dụng đất thực tế ăn, , sinh hoạt trước ngày có quy hoạch xây dựng được cấp thm quyn phê duyệt và công khai hoặc trước ngày có Thông báo thu hồi đất (nếu khu vực đó chưa có quy hoạch xây dựng), phần diện tích đất còn lại sau thu hồi (nếu có) không đủ điều kiện chuyển mục đích sang sử dụng đất ở để xây dựng nhà ở theo quy định, và được Ủy ban nhân dân cp xã xác nhận thì được bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất.

Giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở tái định cư; giá đất ở để tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất để tái định cư là giá đất cụ thể được quy định tại khon 1, khoản 2 Điều 25 Quy định này.

Các trường hợp được giải quyết tại khoản này không được xét hỗ trợ tái định cư theo khoản 2 Điều 27 Quy định này.

5. Lô đất ở tái định cư được thực hiện theo sơ đồ phân lô quy hoạch tại các khu tái định cư; diện tích, kích thước của mỗi lô đất tái định cư thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ và không nhỏ hơn diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa và không vượt quá hạn mức diện tích giao đất ở theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 24. Giao đất ở đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, và trường hợp xây dựng nhà ở trên đất ở của cha, mẹ, anh, chị, em cho tặng quyền sử dụng đất nhưng chưa hoàn thành hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất theo quy định

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà có nguồn gốc do lấn, chiếm, khi Nhà nước thu hồi đất nếu không có chỗ ở nào khác và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất.

2. Hộ gia đình, cá nhân đã xây dựng nhà ở trên đất ở của cha, mẹ, anh, chị, em cho tặng, mua bán và đã tách nhân khẩu, hộ khu riêng trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 nhưng chưa hoàn thành hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất theo quy định, trên thửa đất đó có nhà ở và người sử dụng đất thực tế ăn, ở, sinh hoạt trước ngày quy hoạch xây dựng được cấp thẩm quyền phê duyệt và công khai hoặc trước ngày có Thông báo thu hồi đất (nếu khu vực đó chưa có quy hoạch xây dựng), phần diện tích đất còn lại sau thu hồi (nếu có) không đủ điều kiện xây dựng nhà ở, chuyển mục đích sang sử dụng đất ở để xây dựng nhà ở theo quy định, không còn chỗ ở nào khác tại địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất.

Giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở tái định cư; giá tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất ở để tái định cư cho trường hợp quy định tại Điều này tính bằng một phẩy năm (1,5) lần giá cụ thể theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 25 Quy định này.

Điều 25. Giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư, giá bán nhà ở tái định cư theo khoản 3 Điều 86 Luật đất đai

Giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư, giá bán nhà ở tái định cư được quy định như sau:

1. Giá đất để tính thu tiền sử dụng đất tái định cư, giá bán nhà ở tái định cư là giá cụ thể (gọi là giá đất cụ thể, giá nhà cụ thể tái định cư) được xác định cùng thời điểm và theo phương pháp xác định giá đất, giá nhà cụ thể để tính bồi thường do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;

2. Giá bán, giá cho thuê nhà ở tái định cư do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho từng trường hợp theo quy định tại Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở và Nghị định số 30/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP, trên cơ sở đơn giá xây dựng và thực tế nhà ở tại địa phương do SXây dựng đề nghị.

Điều 26. Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Các trường hợp được giao đất ở tại khu tái định cư phải thực hiện khấu trừ tiền bồi thường, hỗ trợ về đất vào giá trị đất ở được giao tại khu tái định cư trước khi chi trả số tiền bồi thường còn lại (theo Điều 30 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP về Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư), việc khấu trừ được thực hiện theo quy định cụ thể như sau:

1. Trường hợp số tiền bồi thường, hỗ trợ (bao gồm tiền bồi thường, hỗ trợ về đất, nhà, vật kiến trúc trên đất bị thu hồi) nhỏ hơn số tiền xây dựng nhà ở tái định cư tối thiểu, thì không thực hiện khấu trừ tiền bồi thường, hỗ trợ về đất vào giá trị lô đất tái định cư; người có đất thu hồi được nhận toàn bộ số tiền bồi thường, hỗ trợ để xây dựng nhà ở tái định cư và cho phép được ghi nợ tiền sử dụng đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 79/2019/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi Điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất với thời hạn tối đa là 05 năm;

2. Trường hợp số tiền bồi thường, hỗ trợ về nhà và vật kiến trúc trên đất (chưa tính tiền bồi thường, hỗ trợ về đất) nhỏ hơn số tiền xây dựng nhà ở tái định cư tối thiểu, thì người có đất thu hồi được nhận một phần tiền bồi thường, hỗ trợ về đất cho đủ để xây dựng nhà ở tái định cư tối thiểu, số tiền bồi thường, hỗ trợ về đất còn lại phải thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai (khu trừ) đối với lô đất tái định cư, nếu còn thiếu thì cho phép được ghi nợ số tiền sử dụng đất chênh lệch còn thiếu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với thời hạn tối đa là 05 năm;

3. Giá trị nhà ở tái định cư tối thiểu được xác định theo công thức:

PNhà min = SNhà min x GXD min

Trong đó:

- PNhà min là giá trị xây dựng nhà ở tái định cư tối thiểu (đồng), sử dụng để xác định chi phí xây dựng nhà ở ti thiu làm cơ sở chi trả trước khi khấu trừ;

- SNhà min là diện tích xây dựng nhà ở tái định cư tối thiểu (m2), được xác định như sau: SNhà min = SĐơn vị x N:

+ SĐơn vị là diện tích đơn vị tối thiểu 15m2/người (phù hợp với diện tích phân lô tái định cư hiện nay là 60m2, được tính cho hộ gia đình 4 người). Diện tích của nhà tái định cư tối thiểu không dưới 60m2.

+ N là số nhân khẩu của hộ tái định cư (người).

- GXD min là đơn giá xây dựng công trình (đồng/m2), được xác định theo Bảng giá xây dựng các loại công trình, vật kiến trúc trên đất tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa do UBND tỉnh ban hành hàng năm để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Quy mô kết cấu xây dựng nhà ở tái định cư tối thiểu là nhà một tầng, tường gạch 200, móng đá chẻ cao trên cốt nền lớn hơn hoặc bằng () 0,6 m, nền lát gạch, cửa gỗ, sắt, kính, trần gỗ, formica, mái lợp ngói, tole, tường quét vôi, mặt tiền sảnh sử dụng kết cấu BTCT có trang trí p lát, hệ vệ sinh hoàn chnh và hệ thống điện, nước.

4. Các trường hợp được giao đất ở tái định cư theo khoản 2 Điều 23 Quy định này và được hỗ trợ tái định cư, thì số tiền hỗ trợ tái định cư (nếu có) được giữ lại để nộp tiền sử dụng đất tái định cư, không được cộng vào giá trị bồi thường, hỗ trợ về đất để chi trả.

5. Trình tự thủ tục ghi nợ và thanh toán nợ tiền sử dụng đất tái định cư thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 27. Suất tái định cư tối thiểu và hỗ trợ tái định cư theo Điều 27 và 22 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP

1. Suất tái định cư tối thiểu được quy ra bằng tiền tương đương với giá trị một suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở trên địa bàn tỉnh và quy định cụ thể cho các khu vực trong tỉnh như sau:

- Các phường thuộc thành phố Nha Trang: by mươi lăm (75) triệu đồng;

- Các xã thuộc thành phố Nha Trang; các phường thuộc thành phố Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa và thị trấn các huyện ở đồng bằng: sáu mươi (60) triệu đồng;

- Các xã thuộc khu vực đồng bằng còn lại và thị trấn hai huyện miền núi (huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh): năm mươi (50) triệu đồng;

- Các xã thuộc hai huyện miền núi (huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh) và các thôn miền núi, xã miền núi của huyện đồng bằng: bốn mươi (40) triệu đồng.

2. Hỗ trợ tái định cư.

a) Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bị thu hồi đất ở, đủ điều kiện bố trí tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất ở nhhơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu tại khoản 1 Điều này thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị một suất tái định cư được giao (ti thiu) và số tiền được bồi thường về đất ở (gọi là hỗ trợ tái định cư). Cụ thể như sau:

- Trường hợp nhận đất ở tại khu tái định cư thì được hỗ trợ chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư được giao và số tiền bồi thường, hỗ trợ về đất, nhưng giá trị suất tái định cư được giao không quá giá trị của sut tái định cư ti thiu quy định tại khoản 1 Điều này;

- Trường hợp không có nhu cầu nhận đất ở tại khu tái định cư thì được hỗ trợ chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này và số tiền bi thường, hỗ trợ về đất.

b) Số tiền bồi thường về đất ở để tính chênh lệch hỗ trợ, được tính trên tổng diện tích đất ở bị thu hi theo phương án bồi thường của dự án đó, bao gồm cả diện tích đất ở thu hồi thêm (nếu có).

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN (KHOẢN 2 ĐIỀU 33 NGHỊ ĐỊNH SỐ 47/2014/NĐ-CP)

Điều 28. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng

1. Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng gồm:

a) Tổ chức phát triển quđất: là đơn vị sự nghiệp công lập, được thành lập và hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP. Tổ chức phát triển quỹ đất có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh giao nhiệm vụ.

Tổ chức phát triển quỹ đất có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan cùng cấp có liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao;

b) Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập cho từng dự án; căn cứ tính chất đặc thù của từng dự án, UBND cấp huyện quyết định các thành viên tham gia Hội đồng phù hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng được giao. Quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư phải quy định nguyên tắc hoạt động, cơ chế phối hợp và trách nhiệm của từng thành viên Hội đồng.

2. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm:

a) Thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định của nhà nước về bồi thường, giải phóng mặt bằng;

b) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu kiểm kê; tính pháp lý của đất đai, tài sản; đề xuất bồi thường, hỗ trợ hoặc không được bồi thường, hỗ trợ; sự phù hợp chính sách, pháp luật của phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư;

c) Hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của người sử dụng đất về những vấn đề liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Điều 29. Giao Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý một số trường hợp cụ thể

1. Đối với dự án khi thực hiện công tác bồi thường mà đối tượng bị thu hồi đất chỉ thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 66 Luật đất đai thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định và gửi hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền tại điểm a khoản 3 Điều 69 Luật đất đai.

2. Đối với các dự án đầu tư do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty, đơn vị sự nghiệp thuộc Trung ương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành tiu dự án riêng, thực hiện độc lập và giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện, để bảo đảm tiến độ đầu tư của dự án, theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 13 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại địa bàn cấp huyện có liên quan đến dự án đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện thì Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

Trường hợp thu hồi đất mà người có đất thu hồi là đất nông nghiệp, đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm thì phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt như phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Thời gian thẩm định tối đa không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình thẩm định đến thời điểm cơ quan tài nguyên và môi trường, lao động thương binh và xã hội trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm.

4. Trường hợp cần thiết phải sử dụng tạm thời phần diện tích đất ngoài phạm vi dự án đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt để phục vụ thi công dự án thì chủ đầu dự án đó tự tha thuận với người sử dụng đất để thuê đất. Việc sử dụng đất phải phù hợp với mục đích thuê, hết thời hạn thuê đất chủ đu tư dự án có trách nhiệm giao trmặt bằng theo hiện trạng như trước khi thuê đất sử dụng.

Điều 30. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất bị thu hồi có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Chỉ đạo Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; thực hiện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền;

c) Phối hợp với các Sở, ban, ngành, các tổ chức và chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng, phương án tạo lập các khu tái định cư tại địa phương theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:

Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền được giao. Ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc, Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc, Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất, Quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế trong trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định tại các Điều 69, 70, 71 Luật đất đai.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

a) Tổ chức tuyên truyền về mục đích thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án;

b) Phối hợp với Tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện xác nhận nguồn gốc đất đai, tài sản của người bị thu hồi; Chịu trách nhiệm về những số liệu, hồ sơ do mình xác minh, cung cấp;

c) Phối hợp và tạo điều kiện hỗ trợ cho việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và b trí tái định cư cho người bị thu hồi đất và tạo điều kiện cho việc giải phóng mặt bằng.

Điều 31. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Sở Tài chính có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Ủy ban nhân dân tnh phê duyệt về giá thuộc lĩnh vực ngành tài chính để tính bồi thường;

b) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh về định mức chi phí cho công tác tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của Bộ Tài chính;

c) Thông báo giá gạo tẻ thường tại địa phương bình quân của 06 tháng (06 tháng đu năm để áp dụng cho thời điểm 06 tháng cuối năm đó, hoặc 06 tháng cuối năm trước để áp dụng cho 06 tháng đu năm sau lin kề) gửi Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện để làm cơ sở xét hỗ trợ;

d) Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quyết toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ đối với dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, htrợ, bao gồm cả trường hợp các dự án, tiu dự án được ứng vốn từ Quỹ phát triển đất hoặc tạm ứng vốn từ Kho bạc Nhà nước.

2. Sở Xây dựng có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn việc xác định quy mô, diện tích, tỷ lệ chất lượng còn lại, tính chất hợp pháp, không hợp pháp của các công trình xây dựng gn liền với đất bị thu hồi làm cơ sở cho việc tính toán bồi thường và hỗ trợ cho từng đi tượng;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt giá nhà và các công trình xây dựng gắn liền với đất, các chi phí đầu tư vào đất, đơn giá tháo dỡ và hoàn thiện công trình để tính bồi thường;

c) Chủ trì, phối hp với các cơ quan chức năng xác định vị trí, quy mô khu tái định cư cho phù hợp với quy hoạch phát triển chung trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

d) Lập và hướng dẫn về biểu mẫu kê khai chi phí đầu tư vào đất còn lại thuộc lĩnh vực ngành xây dựng đối với trường hợp không có hồ sơ chứng từ tại khoản 1 Điều 3 Quy định này để thực hiện thống nhất trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hp với các Sở, ban, ngành có liên quan xác định giá đất cụ thể để tính bồi thường, tái định cư theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật đất đai. Hướng dẫn việc xác định diện tích đất, loại đất và điều kiện được bồi thường, không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất;

b) Hướng dẫn việc xác định quy mô diện tích đất thuộc đối tượng được bồi thường hoặc không được bồi thường, mức độ bồi thường hoặc hỗ trợ cho từng người sử dụng đất bị thu hồi làm cơ sở cho việc tính toán bồi thường và hỗ trợ cho từng đối tượng;

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phạm vi thu hồi đất của từng dự án;

d) Chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện và các cơ quan có liên quan xây dựng hệ thống biểu mẫu phục vụ cho việc lập phương án và báo cáo công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tnh giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách, bồi thường hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm: hướng dẫn, kiểm tra việc lập và thực hiện các dự án tái định cư.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Ủy ban nhân dân tnh phê duyệt giá cây trồng, vật nuôi để tính bồi thường; hướng dẫn xử lý những vướng mắc về việc xác định giá cây trồng, vật nuôi theo chức năng, nhiệm vụ được giao; lập và hướng dẫn về biểu mẫu kê khai chi phí đầu tư vào đất còn lại thuộc lĩnh vực ngành nông nghiệp đối với trường hợp không có hồ sơ chứng từ tại khoản 1 Điều 3 Quy định này để thực hiện thống nhất trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

Chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện và các cơ quan có liên quan xây dựng hệ thống biểu mẫu phục vụ cho việc lập phương án hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người lao động bị thu hồi đất; Hướng dẫn Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện trong việc lập phương án hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm; Tổ chức kiểm tra, giám sát việc lập và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người lao động bị thu hồi đất theo đúng quy định.

7. Các Sở, ban, ngành khác có trách nhiệm: phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong quá trình thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng có liên quan đến lĩnh vực ngành thuộc chức năng, thẩm quyền của cơ quan mình đúng quy định.

Điều 32. Trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

Các cơ quan chuyên môn thuộc y ban nhân dân cấp huyện gồm: Tài chính - Kế hoạch, Quản lý đô thị (Kinh tế - Hạ tầng), Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm căn cứ theo chức năng phạm vi của ngành được phân cấp thực hiện theo nội dung quy định tại Điều 31 Quy định này.

Điều 33. Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan

Các cơ quan liên quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phối hợp cùng Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng về các lĩnh vực chuyên ngành của mình khi có yêu cầu và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cùng cấp về những nội dung do mình thực hiện.

Điều 34. Chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng quy định tại khoản 1, 2 Điều 31 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP được thực hiện như sau:

1. Mc chi phí được trích để bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng của mỗi dự án (trừ các dự án quy định tại khoản 2 Điều này) bng hai phần trăm (02%) của tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án.

2. Đối với các dự án thực hiện trên các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến hoặc trường hợp phải thực hiện cưỡng chế kim đếm thì tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lập dự toán chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án theo khối lượng công việc thực tế, không khống chế mức trích 02% của tng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quyết định mức trích kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho từng dự án theo quy định pháp luật.

3. Mức chi phí được trích nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, được quy thành 100% để phân bcho tổ chức, cá nhân thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng của mỗi dự án như sau:

a) Trích 90% cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để chi thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

b) Trích 05% cho Phòng Tài nguyên và Môi trường để thực hiện nhiệm vụ thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trường hợp thu hồi đất vừa có phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vừa có phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người lao động bị thu hồi đất thì tổng mức trích 05% được phân bổ như sau:

Trích 4,5% cho Phòng Tài nguyên và Môi trường để thực hiện nhiệm vụ thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; trích 0,5% cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện nhiệm vụ thẩm định;

c) Trích 03% cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi thực hiện công tác xác minh nguồn gốc đất đai liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án tại địa phương;

d) Trích 01% để chi khen thưng cho tổ chức, cá nhân đã tham gia tốt công tác bồi thường tại địa phương;

đ) Trích 01% cho Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện xác định giá đất bồi thường; kiểm tra và hướng dẫn các nội dung vướng mc liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án; xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh; thẩm định phương án bồi thường hỗ trợ, tái định cư theo quy định hoặc khi được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ;

e) Giao Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bng trực tiếp chi trả cho tổ chức, cá nhân thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng cho từng dự án; quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

4. Giao Sở Tài chính tham mưu về định mức chi phù hợp với quy định hiện hành. Trường hợp chưa có định mức chi thì thực hiện theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 35. Khen thưởng và xử lý vi phạm

1. Khen thưởng.

a) Các trường hợp thực hiện bàn giao mặt bằng theo quy định dưới đây thì được thưởng 10% tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ; mức thưởng thấp nhất không dưới 01 triệu đồng và cao nhất không quá 08 triệu đồng:

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chấp hành tốt quyết định thu hồi đất, giao mặt bằng trong thời gian quy định (do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thông báo);

- Hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện bố trí tái định cư theo quy định và chấp hành tt quyết định giao đất tái định cư, bàn giao mặt bằng trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đất tái định cư.

b) Trường hợp theo yêu cầu phải bàn giao mặt bằng cho dự án trước thời hạn (khi chưa nhận tiền hoặc chưa nhận đất tái định cư) thì ngoài khoản thưng nêu tại Điểm a khoản này còn được thưởng động viên ba (03) triệu đồng/hộ;

c) Nếu hộ gia đình, cá nhân có nhiều thửa đất bị thu hồi trong cùng một dự án mà các thửa đất đó ở các địa bàn cấp xã khác nhau thì mức thưởng động viên quy định tại điểm b khoản này được tính cho địa bàn từng xã nhưng mức khen thưởng tối đa của một dự án không quá sáu (06) triệu đồng và không vượt quá 20% tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ của phần diện tích đất bị thu hồi.

2. Xử lý vi phạm.

a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cố ý kéo dài thời gian di dời, cản trviệc thu hồi giải phóng mặt bng hoặc có những hành vi trái pháp luật khác gây thiệt hại cho Nhà nước và các tổ chức, cá nhân thì phải bị xử lý theo pháp luật;

b) Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của pháp luật nhằm trục lợi hoặc thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, phải chịu trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm vật chất hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 36. Báo cáo thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo khoản 2 Điều 33 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP

1. Các tổ chức, đơn vị thực hiện báo cáo.

a) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mt bằng tổng hợp số liệu đất thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, các vướng mắc, kế hoạch thực hiện các dự án trên địa bàn huyện - báo cáo theo định kỳ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp;

b) Căn cứ báo cáo của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện để báo cáo công tác bồi thường, giải ta, tái định cư trên địa bàn gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời gửi Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo 6 tháng vào ngày 20 tháng 6 hàng năm và báo cáo năm vào ngày 20 tháng 11 hàng năm;

c) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra số liệu báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, tổng hợp báo cáo kết quả công tác thu hồi đất, và bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên toàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 12 hàng năm theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra sliệu báo cáo của Ủy ban nhân dân cp huyện, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người lao động bthu hồi đất trên toàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Nội dung báo cáo: Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng các mẫu biểu và hướng dẫn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện báo cáo định ktheo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng các mẫu biểu và hướng dẫn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện báo cáo định kỳ theo yêu cầu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 37. Quy định chuyển tiếp

Đối với dự án đã có Quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (kể cả các trường hợp quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo từng đợt) trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì không căn cứ áp dụng quy định tại Quyết định này.

Điều 38. Điều khoản thi hành

Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan gửi ý kiến bằng văn bản về Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu hướng dẫn thực hiện hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết.

Đính kèm 10 Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này./.

 

PHỤ LỤC 1

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ (PHƯỜNG)……
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /XN-UBND

, ngày tháng năm 20…

 

GIẤY XÁC NHẬN

Về thửa đất thu hồi để phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Tên d án, công trình:……………………

Căn cứ Quyết định số/2021/QĐ-UBND ngày / /2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc Ban hành Quy định Quy định chi tiết một snội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;

Căn cứ Thông báo thu hồi đất số ngàycủa Ủy ban nhân dân…………………., về việc thu hồi đất để thực hiện dự án: ………………………………………………

Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) ……………………………..

Xác nhận tình trạng sử dụng đất đối với đất bị thu hồi của:

Hộ gia đình, cá nhân: ……………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………….

* Thời gian thường trú hoặc tạm trú tại địa phương:

- Số Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận tạm trú dài hạn: ……………………………;

- Ngày cấp: …………………………; Cơ quan cấp: ……………………………………;

- Số nhân khẩu hiện có: …………………….; Ngày chuyển đến: …………………….;

I. Trường hợp không có giấy thợp lệ, không giấy tờ chứng minh thời đim sử dụng, mục đích sử dụng đất hoặc có giấy tờ chứng minh thời điểm sử dụng nhưng trên giấy tờ đó không ghi rõ thời điểm xác lập giấy tờ và mục đích sdụng đất:

1. Về nguồn gốc đất, nhà, vật kiến trúc xây dựng trên đất:

+ Nguồn gốc (Ghi rõ do thừa kế, mua bán, chuyển nhượng, tặng cho của ai, do khai hoang, hay do lấn chiếm đất công, đất của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác): ………………

+ Thời điểm sử dụng đất (Ghi rõ thời điểm bắt đầu sử dụng của thửa đất, nếu không xác định được thì ghi theo thời điểm thay đi người sử dụng đất do nhận thừa kế, mua bán, chuyển nhượng, tặng cho tại thời điểm lâu nhất có thể xác định được): ……………………………..

+ Tổng diện tích đất (Ghi rõ diện tích tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất, nếu không xác định được thì ghi theo thời điểm thay đổi người sử dụng đất do nhận thừa kế, mua bán, chuyển nhượng, tặng cho tại thời điểm lâu nhất có thể xác định được): ………………………………………….

+ Khuôn viên, ranh giới thửa đất:

Đông giáp: ………………………………………………., dài: ………..m,

Tây giáp: ………………………………………………., dài: ………..m,

Nam giáp ………………………………………………., dài: ………..m,

Bắc giáp: ……………………………………………….., dài: ………..m,

- Loại đất (Ghi đầy đủ các loại đất, diện tích, vị trí từng loại đất trong thửa đất, nếu không xác định được diện tích, vị trí thì ghi đầy đủ tên các loại đất đã hình thành tại thời điểm hình thành nguồn gốc của thửa đất): ………………………………………………………………..

2. Quá trình sử dụng đất; nhà, vật kiến trúc xây dựng trên đất (nếu có):

+ Những thay đổi về diện tích đất, khuôn viên, ranh giới thửa đất (Ghi rõ thay đổi, biến động về diện tích, thời điểm, ngun nhân tăng, giảm diện tích; thay đổi, biến động về khuôn viên, ranh giới): …………………………………………………………………………………………..

+ Những thay đổi về loại đất: (Ghi rõ nội dung thay đổi loại đất, diện tích, thời đim, nguyên nhân thay đi từng loại đất): ……………………………………………………………………..

II. Tình hình tranh chấp đối với thửa đất (Ghi rõ nguồn gốc, quá trình sử dụng và hiện tại có lấn chiếm, tranh chấp với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nào không?): ……………………………………………………………………………………………………………

III. Trường hp diện tích đất thể hiện trên giấy tờ về quyền sử dụng đất có sự chênh lệch so với diện tích đất thực tế đang sử dụng.

- Diện tích đất theo giấy tờ: ……………………………………………….m2:

- Diện tích đất thực tế đang sử dụng: …………………………………….m2;

- Diện tích đất chênh lệch tăng hoặc giảm:……………………………….m2:

- Nguồn gốc tăng hoặc gim do: ………………………………………………………………

- Thời điểm tăng hoặc giảm từ ngày /..,./200; loại đất: ………………………..

IV. Trường hợp địa chỉ thửa đất thực tế đang sử dụng khác với địa chỉ thể hiện trên giấy tờ:

- Địa chthửa đất theo giấy tờ: ………………………………………………………..

- Địa chthửa đất thực tế đang sử dụng: …………………………………………….

Nay đổi thành địa chỉ: …………………………………………………………………..

(Hai địa chnêu trên thực tế là cùng một thửa đất)

V. Các loại giấy tờ, tài liệu, người làm chứng làm căn cứ xác nhận các nội dung trên:

- ………………………………………………………………………………………………….

- ………………………………………………………………………………………………….

- ………………………………………………………………………………………………….

Nội dung xác nhận trên đây chđể phục vụ cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất theo Thông báo số ……/TB-UBND ngày / /20…… , không có giá trị sử dụng vào các mục đích khác./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

Họ và tên

Phần hướng dẫn:

Mục I. Dùng để xác nhận trong trường hợp không có giấy tờ hợp lệ theo quy định, không có giy tchứng minh thời điểm sử dụng, mục đích sử dụng hoặc có giấy tờ chứng minh thời điểm sử dụng, mục đích sử dụng nhưng không ghi rõ thời điểm xác lập giy tờ và mục đích sử dụng thì không ghi vào Mục I này (gạch /)

Mục II. Xác nhận cho tất cả các trường hợp bị thu hồi đất.

Mục III. Xác nhận trong trường hợp diện tích đất thể hiện trong giấy tờ về quyền sử dụng đất có sự chênh lệch so với diện tích đất thực tế đang sử dụng. Trường hợp không có sự chênh lệch diện tích thhiện trên giấy tờ vquyền sử dụng đất và diện tích đất thực tế đang sử dụng hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì không ghi vào Mục III này (gạch /).

Mục IV. Xác nhận trong trường hợp địa ch thhiện trên giấy tờ và địa chthửa đất bị thu hồi có sự thay đi. Trường hợp không có sự thay đổi thì không ghi vào Mục IV này (gạch /)

 

PHỤ LỤC 2

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ (PHƯỜNG)……
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /UBND-……

………, ngày tháng năm 20…

 

BIÊN BẢN KIỂM KÊ KHỐI LƯỢNG GIẢI TỎA

Dự án:…………………………….

Hạng mục:…………………………

Căn cứ Quyết định số /2021/QĐ-UBND ngày //2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc Ban hành Quy định Quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;

Căn cứ ……………………………………………………………………………………………….

Hôm nay vào lúc....giờ ....phút ngày   /    /20 tại hiện trường, chúng tôi tiến hành kiểm kê khối lượng bị thiệt hại do thu hồi đất của:……………….

I. Thành phần tham gia:

1. Đại diện Trung tâm phát triển quỹ đất hoặc (Hội đồng bồi thường hỗ trvà tái định cư):

- Ông (Bà):………………………………………… ; Chức v:…………………………..

- Ông (Bà):………………………………………… ; Chức v:…………………………..

- Ông (Bà):………………………………………… ; Chức v:…………………………..

2. Đi din UBND xã:

- Ông (Bà):………………………………………… ; Chức v:…………………………..

- Ông (Bà):………………………………………… ; Chức v:…………………………..

3. Đại diện tổ chức, hộ gia đình, hoặc cá nhân bị thu hồi đất:

- Ông (Bà):…………………………………………………………………………………..

- Ông (Bà):………………………………………………………………………………….

II. Xác nhận khối lượng, diện tích đất và tài sản trên đất bị thu hồi theo hiện trạng sử dụng đất được kiểm kê như sau:

1. Đất: (Ghi rõ diện tích bị thu hồi,diện tích còn lại của từng thửa và hiện trạng đang sử dụng). Cụ thể:

- Thửa 1:……………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

- Thửa 2: :………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

2. Nhà và vật kiến trúc: (Ghi rõ diện tích, cấu trúc từng loại nhà vật kiến trúc; Phần diện tích còn lại nhà và vật kiến trúc. Nếu nhà giải tỏa một phần phi ghi đầy đủ kết cấu hiện trạng phần bị giải tỏa để làm cơ scho việc bồi thường phần hoàn thiện công trình)

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

3. Cây trng: (Ghi rõ tên các loại cây trng và phân loại)

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

4. Sơ họa (nếu cn):

 

 

 

 

 

III. Hồ sơ nhà, đt đính kèm: (Nếu giải ta một phần nộp bản photo công chứng, nếu giải tỏa toàn bộ phải nộp bản gốc).

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

IV. Ý kiến của đại diện tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất về các nội dung trên đây và đề nghị (nếu có):

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Biên bn làm xong lúc giờ phút ngày    /    /20    đã được đọc lại cho mọi người cùng nghe, thng nht với các nội dung trên và đồng ký tên. Biên bản được lập thành 02 bản, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng gi01 bản; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có tài sản kim kê giữ 01 bản./.

 

ỦY BAN NHÂN DÂN CP XÃ
(Ký, ghi rõ họ tên)

TỔ CHỨC LÀM NHIỆM VỤ BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
(Trung tâm Phát triển quỹ đất hoặc Hội đồng bồi thường, htrợ và tái định cư)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN BỊ THU HỒI ĐẤT
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc

 ……., ngày tháng năm 20...

BẢN TỰ KÊ KHAI

Kính gửi:

- Trung tâm phát triển quỹ đất hoặc (Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư) ……
- UBND xã ( phường, thị trấn) ………………..

 

Tôi tên: ……………………………năm sinh: ……………………..

Chứng minh nhân dân / Căn cước công dân số: ……………………, cấp ngày: …………..Tại: ………………..

Địa chthường trú: ……………………………………………………………….

Là cá nhân, hoặc đại diện tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi đất để thực hiện dự án ……………………………………………………………………………………………

Kê khai về đất và tài sản trên đất bị thu hồi để xét bồi thường, hỗ trợ như sau:

1. Đất:

1.1 Tổng số thửa đất bị ảnh hưởng: …………………………………………….

(Thng kê diện tích từng thửa và hiện trạng sử dụng)

Cụ thể:

- Thửa 1: ……………………………………………………………………………..

- Thửa 2: ……………………………………………………………………………..

- Thửa 3: ……………………………………………………………………………..

1.2. Diện tích đất nông nghiệp xâm canh (nếu có) ở đâu ?: ……………………………………………………………………………..

2. Nhà và vật kiến trúc:

- Thống kê: số lượng nhà, loại nhà, cấp nhà, thời gian đã sử dụng các loại nhà và các công trình khác trên đất:

……………………………………………………..………………………………………………

……………………………..………………………………………………………………………

……..……………………………………………………………………………..………………..

…………………………………………………………..…………………………………………

3. Cây trồng:

Thống kê: Số lượng, loại cây, tuổi cây đối với cây lâu năm; diện tích loại cây, năng sut, sn lượng đối với cây hàng năm; diện tích:

……………………………………………………..………………………………………………

……………………………..………………………………………………………………………

……..……………………………………………………………………………..………………..

…………………………………………………………..…………………………………………

4. Số nhân khu, lao động trong gia đình:

Thống kê:

- Số nhân khẩu

+ Đăng ký thường trú kể từ ngày tháng năm............................................................

+ Tạm trú tại địa phương kể từ ngày tháng năm……………………………………….

- Snhân khẩu trong độ tuổi lao động: ………………………………………………………

- Số nhân khẩu ngoài độ tuổi lao động: ………………………………………………………

- Nguyện vọng tái định cư: ……………………………………………………..………………………………………………

……………………………..………………………………………………………………………

- Nguyện vọng chuyn đi nghề nghiệp (nếu có): ……..……………………………………………………………………………..………………..

…………………………………………………………..…………………………………………

5. Số lượng mồ mphải di dời (Ghi rõ số mộ xây, mộ đất và các loại kiến trúc khác): …………………………………………………………………………………………………………….

Nguyện vọng của gia đình về việc di dời mmả:

(Ghi rõ tự nhận tiền để tự di dời hoặc đề xuất tổ chức thực hiện bồi thường sử dụng kinh phí bồi thường thuê cơ quan chức năng di dời) ……………………………………………………………………………………

Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời khai của mình trước pháp luật.

 

 

NGƯỜI TỰ KÊ KHAI
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 …………, ngày tháng năm 20...

BẢN CAM KẾT

Tôi tên: ……………………………………………, năm sinh : ………………………..

Chứng minh nhân dân / Căn cước công dân số: ……………………cấp ngày:………………….. tại:…………………………………………..

Địa chỉ thường trú: …………………………………………………….

Là cá nhân hoặc đại diện cho tổ chức, hộ gia đình: ……………………………., có đất bị thu hồi để thực hiện dự án ………………………………………………..nhận số tiền bồi thường, hỗ trợ như sau:

1. Tiền bồi thường, hỗ trợ đất và tài sản trên đất: ………………………………..đồng.

2. Tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp: …………………………………………….đồng.

3. Các khoản hỗ trợ khác: ……………………………………………………………đồng.

Tổng số tiền : …………………………………………………………………………..đồng.

Viết bằng ch:

……..……………………………………………………………………………..………………..

Gia đình chúng tôi cam kết giải tỏa và giao trả mặt bằng toàn bộ diện tích bị thu hồi (tại Quyết định số            ngày    tháng    năm 20    của UBND…………………….. ) cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường trước ngày       tháng          năm 20…… Nếu quá thời hạn trên, gia đình chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.

 

XÁC NHN CỦA UBND CP XÃ
(Ký và ghi rõ họ, tên, đóng dấu)

NGƯỜI CAM KT
(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

PHỤ LỤC 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………………., ngày thángnăm 20...

BẢN KÊ KHAI CHI PHÍ ĐẦU TƯ VÀO ĐẤT

Kính gửi:

- Trung tâm phát triển quỹ đất hoặc (Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư) ………………………
- UBND xã ( phường, thị trấn)……………………….

Tôi tên: ……………………………năm sinh: …………………..

Địa chỉ thửa đất bị thu hồi ………………………………………………………

Là cá nhân, hoặc đại diện tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi để thực hiện dự án ………………………………………………………………………………………

Kê khai về các loại chi phí đầu tư vào đất để xét bồi thường, hỗ trợ gồm:

Chi phí san lấp mặt bằng; Chi phí ci tạo làm tăng độ màu mỡ, rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất đất nông nghiệp; Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh; Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.

1. Quá trình đầu tư vào đất:

- Nguồn gốc sử dụng đất và hiện trạng (về vị trí, chiều sâu, loại đất như cát, sét, thịt, đá cuội hay bùn...):

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

- Diện tích đất: …… Thời gian bt đu sử dụng đất ………………….. Thời gian sử dụng đất còn lại ……………..

2. Kê khai cụ thể (kèm theo các chng từ nếu có);

Các mốc thời gian đầu tư chi phí vào đất; khối lượng; số tiền mua, địa điểm mua, thời gian mua.

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời khai của mình trước pháp luật.

 

 

NGƯỜI TỰ KÊ KHAI
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC SỐ 6.1

PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ

Dự án:…………………………………
Đính kèm Tờ trình (trường hợp trình thm định phương án). Đính kèm Quyết định (trường hợp trình phê duyệt phương án)

STT

HỌ TÊN & ĐỊA CHỈ (nơi ở và nơi giải ta)

GIẤY TỜ NGUỒN GỐC NHÀ ĐẤT

NỘI DUNG BỒI THƯỜNG, HTRỢ

ĐVT

KHỐI LƯỢNG BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ

ĐƠN GIÁ ng)

MỨC BI THƯỜNG H TR(%)

THÀNH TIỀN ng)

TNG TIỀN (đồng)

KÝ NHN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

1

Nguyễn Văn A

* Giấy xác nhận nguồn gốc đất số ...

1/ Về đất: Tổng diện tích

m2

 

 

 

 

 

 

 

100 Hồng Bàng, N.Trang

về việc

- Diện tích bồi thường (theo loại đất)

m2

200.00

1.000.000

100%

200.000.000

210.000.000

 

 

Địa ch tha đất giải tỏa

* Giấy chứng nhận QSD đất số…

Cơ sở pháp lý áp dụng (giải thích thêm ở đây

 

 

 

 

 

 

 

 

Đường Đệ, Vĩnh Hòa...

* Hộ khu thường trú số ngày ...

...tha số, tờ BĐ, loại đất, vị trí 1, hệ s 1.)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Htrợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Điều, khon của Văn bản số …

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II/ Tài sản gắn liền với đất

m2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1/ Nhà tạm, mái lợp tole ....

m2

20,00

500.000

100%

10.000.000

 

 

 

 

 

(Áp dụng theo khon, Điều...)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2/ Công trình khác (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3/ Cây trng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Chính sách hỗ trợ theo quy định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Áp dụng theo khoản, Điều…)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Htrợ khác của tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

210.000.000

Tng cộng: ………………………..đng; Bằng chữ: ( ……………………………………..)

 


NGƯỜI LẬP PHƯƠNG ÁN
(Ký, ghi rõ họ tên)


CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN
(Ký, ghi rõ họ n)

……, ngày tháng năm
TRUNG TÂM PTQĐ (HOẶC HỘI ĐỒNG BTHT, TĐC)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú:

- Đối vi Phương án bồi thường niêm yết công khai: Người lập phương án và Phụ trách bộ phận lp phương án đó ký trước khi niêm yết công khai.

- Đối với Phương án bi thường sau khi niêm yết (trình thẩm định): Người lập phương án. Lãnh đạo Tchức làm nhiệm vụ bồi thường. GPMB, Ch đu tư (nếu có dự án đầu tư) phi ký đầy đủ trước khi trình UBND cp có thm quyền phê duyệt

- Tùy theo nh hình thực tế của dự án, nếu phương án btrí tái định cư ti (Phlục 6.2) có thể gộp với phương án bồi thường, htrợ tái định cư (Phụ lục 6.1) thì lp chung trên một Phụ lục 6.1)

 

PHỤ LỤC 6.2

PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ TÁI ĐỊNH CƯ

Dự án: ……………………………………

Đính kèm Tờ trình (trường hợp trình thm định phương án), Đính kèm Quyết định (trường hợp trình phê duyệt phương án)

STT

HỌ TÊN & ĐỊA CH(hộ gia đình, cá nhân được xét tái định cư)

ĐIU KIỆN ĐĐƯỢC BỐ TRÍ TÁI ĐỊNH CƯ (Quy định tại Điều, khon ca QĐ số ……/2021/QĐ-UBND)

HẠNG MỤC B TRÍ TÁI ĐNH CƯ (Bằng suất nhà ở/đt /sut đầu tư hạ tầng Quy định tại QĐ s./2021/QĐ-UBND)

ĐVT (m2)

DIỆN TÍCH (m2)

ĐƠN GIÁ (đồng)

THÀNH TIỀN (đồng)

TNG SỐ TIỀN ĐƯỢC BI THƯỜNG, HTRỢ V ĐT

HTRỢ TÁI ĐỊNH CƯ (đng)

GHI CHÚ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

1

Nguyễn Văn A

Giải tỏa toàn bộ nhà và đất ở

B trí tái định cư bng đất ở tại khu dân cư Đất Lành xã Vĩnh Thái

m2

60,00

1.500.000

90.000.000

40.000.000

5.000.000

Suất TĐC tối thiểu tại địa bàn các xã thuộc thành phố Nha Trang = 45.000.000 đồng

001 Hng Bàng, N.Trang

(Theo quy định tại…....)

 

 

 

 

 

 

 

Địa chỉ thửa đất giải tỏa

 

 

 

 

 

 

 

 

Xã Vĩnh Thái, Nha Trang

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Nguyễn Văn B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TNG CỘNG

 

 

 

 

- Tổng cộng số trường hợp tái định cư:…………… (trường hợp) trong đó:

Tng số diện tích bố trí tái định cư bằng nhà ở ………………… (m2)

Tng số diện tích bố trí tái định cư bng đất ở …………………..(m2)

Tổng số tiền htrợ định cư hoặc suất đầu tư hạ tầng ……..(đồng)

Tng số tiền Nhà nước hỗ trợ tái định cư (nếu khi suất tái định cư có giá trị ln hơn so với tng số tiền bồi thường, hỗ trợ về đất) của trường hợp được bố trí tái định cư, suất đầu tư htầng …………………………………(đồng)

Bằng chữ: ( ………………………………………………….)

 


NGƯỜI LẬP PHƯƠNG ÁN
(Ký, ghi rõ họ tên)


CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN
(Ký, ghi rõ họ n)

……, ngày tháng năm
TRUNG TÂM PTQĐ (HOẶC HỘI ĐỒNG BTHT,TĐC)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú:

- Đối vi Phương án bồi thường niêm yết công khai: Người lập phương án và Phụ trách bộ phận lp phương án đó ký trước khi niêm yết công khai.

- Đối với Phương án bi thường sau khi niêm yết (trình thẩm định): Người lập phương án. Lãnh đạo Tchức làm nhiệm vụ bồi thường. GPMB, Ch đu tư (nếu có dự án đầu tư) phi ký đầy đủ trước khi trình UBND cp có thm quyền phê duyệt

-  Tùy theo nh hình thực tế của dự án, nếu phương án btrí tái định cư ti (Phlục 6.2) có thể gộp với phương án bồi thường, htrợ tái định cư (Phụ lục 6.1) thì lp chung trên một Phụ lục 6.1)

 

PHỤ LỤC 7.1

UBND………………..
…………………….

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:    /………..
V/v báo cáo tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

…………., ngày tháng năm….

 

Kính gửi: …………………………………..

Thực hiện nội dung quy định tại Điều 32 Quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, (Ban hành kèm theo Quyết định số     /2021/QĐ-UBND ngày ... /.../2021 của UBND tỉnh), ……………………. kính báo cáo …………………………………. như sau:

1. Tổng quát về tình hình thực hiện:

- Công tác thu hồi đất.

- Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

- Tiến độ thực hiện (nhanh/chm/lý do).

- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: số đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, các nội dung khiếu nại, tố cáo (giá bồi thường, chính sách, thủ tục...) và tình hình giải quyết địa phương.

2. Nêu khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân (nếu có):

- Liên quan đến cơ chế, chính sách, quy định chung

- Trình tự, thủ tục quy định hiện hành về (thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư)

- Hồ sơ về đất đai.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.

- Công tác tổ chức thực hiện.

3. Kiến nghị:

Từ kết quả thực hiện, những khó khăn, vướng mắc nêu trên để có đề xuất hướng giải quyết cụ thể.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ……..;
- Lưu: ……;

TM (KT). ………………
……………………..
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC 7.2

Y BAN NHÂN DÂN...

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ - NĂM ...

TT

Tên dự án

Diện tích đất thu hồi (m2)

Số trường hợp bị thu hồi đất (Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân)

Stiền bồi thường, hỗ trợ (đơn vị tính Triệu đồng)

 

Tổng diện tích đất thu hi của dự án

Đất

Đất phi nông nghiệp

Đất nông nghiệp

Tổng số

Hộ gia đình

Tổ chức

Tổng Số tiền bồi thường, hỗ trợ của dự án

Bồi thường, hỗ trợ về đất

Bồi thường, hỗ trợ về tài sn

Hỗ trợ khác

Ghi chú

 

1

2 = 3+4+5

3

4

5,00

6=7+8

7

8

9=10...+13

10

11

12

13

I

Tình hình thực hiện dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A

Dự án thuộc vốn ngân sách nhà nước

116.000,00

14.000,00

12.000.00

90.000,00

208

200

8

118.400

110.400

4.000

4.000

 

1

Dự án A. Tng diện tích, trường hợp, stiền phi báo cáo chính xác theo dự án đu tư đã phê duyệt

58.000,00

7.000,00

6.000,00

45.000,00

104

100

4

59.200

55.200

2.000

2.000

xong

-

Đợt 1 (diện tích, số trường hợp, s tin phải báo cáo chính xác theo phương án chi tiết đã phê duyt)

22.000,00

5.000,00

2.000,00

15.000,00

51

50

1

27.850

25.200

1.150

1.500

xong

-

Đợt 2

36.000,00

2.000,00

4.000,00

30.000,00

53

50

3

31.350

30.000

850

500

xong

-

Đt ....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Đợt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Dự án B (tương tdự án A)

58.000,00

7.000,00

6.000,00

45.000,00

104

100

4

59.200

55.200

2.000

2.000

chưa xong

 

Đợt 1

22.000,00

5.000,00

2.000,00

15.000,00

51

50

1

27.850

25.200

1.150

1.500

xong

 

Đợt 2

36.000,00

2.000,00

4.000,00

30 000,00

53

50

3

31.350

30.000

850

500

chưa xong

 

Đợt ....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đợt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Dự án có vốn ngoài ngân sách nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(tương tự mục A)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Kế hoạch thực hiện thời gian tới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lưu ý: Trên đây là ví dụ minh họa đcác đơn vị lập báo cáo phải thhiện đy đủ số liệu ở các hạng mục, nhm phn ánh đúng thực tế của từng dự án.

 

Người lp biu
(ký, ghi rõ họ tên)

……, ngàytháng năm....
UBND cấp huyện
(ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC 7.3

ỦY BAN NHÂN DÂN...

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÁI ĐỊNH CƯ - NĂM ...

TT

Tên khu tái định cư (và dự án được bố trí tái định cư)

Bố trí tái định cư bằng đất (m2)

Btrí tái định cư bng nhà (m2)

Số hộ được cấp đất (nhà) tái định cư

Hỗ trợ tái định cư

Ghi chú

Tng diện tích đất

Tổng số lô (thửa)

Vị trí trong khu đất TĐC

Tổng diện tích nhà

Tổng số căn hộ

Vị trí trong khu nhà TĐC

Số hộ được hỗ tr TĐC

Số tiền hỗ trợ (triệu đồng)

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

I

Tình hình xây dựng các khu tái định cư

25.000

250

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Khu tái định cư A: Tng điện tích, s lô TĐC, vị trí lô TĐC phải báo cáo chính xác theo dự án đu tư (phương án tng th) đã phê duyệt

15.000

150

1,2,3...

 

 

 

 

 

 

 

2

Khu tái định cư B

10.000

100

1,2,3...

 

 

 

 

 

 

 

3

……………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Tình hình bố trí tái định cư cho các dự án

4.200

42

 

 

 

 

42

1

5

 

1

Dự án A, btrí tái định cư trên khu tái định cư B (diện tích, số lô đất TĐC, số trường hợp TĐC, stiền phải báo cáo chính xác theo phương án chi tiết đã phê duyệt)

2.200

22

 

 

 

 

22

1

5

 

-

Đợt 1

2.000

20

1,2,3

 

 

 

20

1

5

 

-

Đợt 2

200

2

1

 

 

 

2

 

 

 

-

Đợt....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Dự án B (tương tự dự án A)

2.000

20

 

 

 

 

20

 

 

 

-

Đợt 1

1.000

10

2 và 3

 

 

 

10

 

 

 

-

Đt 2

300

3

1

 

 

 

3

 

 

 

-

Đt....

700

7

2

 

 

 

7

 

 

 

III

Kế hoạch thực hiện khu tái định cư trong thời gian ti

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Ví dụ minh họa trên để các đơn vị báo cáo đúng số liệu, nếu cn giải thích thêm thì bổ sung lại phn ghi chú

 

Người lp biu
(ký, ghi rõ họ tên)

……, ngàytháng năm....
UBND cấp huyện
(ký, ghi rõ họ tên)