Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2010/QĐ-UBND | TP. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 02 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Căn cứ điểm 6 Mục III Nghị quyết số 28/2009/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2009 của Hội đồng nhân dân thành phố khóa VII, kỳ họp thứ 17 về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2010;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Công văn số 871/STC-CS ngày 26 tháng 01 năm 2010 và ý kiến của Sở Tư pháp tại Công văn số 206/STP-VB ngày 20 tháng 01 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký; bãi bỏ Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI ĐƯỢC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẢM BẢO KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Quy định này quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại:
1. Cơ quan hành chính nhà nước (gọi tắt là cơ quan).
2. Đơn vị sự nghiệp công lập (gọi tắt là đơn vị).
3. Tổ chức chính trị - xã hội được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh thành phố - quận, huyện, Thành Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố, quận - huyện đoàn (gọi tắt là tổ chức).
Điều 2. Tài sản nhà nước tại cơ quan, đơn vị, tổ chức
1. Tài sản nhà nước tại cơ quan, đơn vị, tổ chức gồm:
a) Đất đai.
b) Trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Tài sản nhà nước tại cơ quan, đơn vị, tổ chức là tài sản được hình thành do nhà nước giao tài sản cho cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý, sử dụng; được đầu tư, mua sắm bằng tiền do ngân sách nhà nước cấp, từ tiền hàng viện trợ hoặc từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
NỘI DUNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Việc phân cấp quản lý đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố về quản lý thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh và các văn bản pháp luật có liên quan.
1. Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, nhà cửa, vật kiến trúc.
Căn cứ dự toán được giao hàng năm về sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, nhà cửa, vật kiến trúc từ nguồn kinh phí thường xuyên: giao cho thủ trưởng cơ quan, tổ chức quyết định việc sửa chữa theo nội dung như sau:
a) Đối với công trình sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có dự toán dưới 500 triệu đồng không phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật:
Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quyết định chủ trương sửa chữa, tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, chỉ định thầu đơn vị thi công, ký hợp đồng thi công, tổ chức giám sát việc thực hiện và nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; chịu toàn bộ trách nhiệm đối với các công việc thuộc phạm vi thẩm quyền quyết định và quản lý của mình.
Sau khi công trình hoàn thành, thủ trưởng cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm thẩm tra, phê duyệt quyết toán công trình theo quy định.
b) Đối với công trình sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư từ 500 triệu đồng đến dưới 3 tỷ đồng:
Thủ trưởng cơ quan, tổ chức (chủ đầu tư) tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình; trường hợp cần thiết có thể thuê tư vấn thẩm tra để làm cơ sở cho việc thẩm định. Sau đó, chủ đầu tư lập báo cáo kinh tế kỹ thuật gửi Sở Xây dựng (nếu là cơ quan, tổ chức thuộc thành phố), Ủy ban nhân dân quận - huyện (nếu là cơ quan, tổ chức thuộc quận - huyện) để phê duyệt.
Sau khi báo cáo kinh tế kỹ thuật được phê duyệt, chủ đầu tư tổ chức đấu thầu, chọn thầu và thực hiện các bước tiếp theo của quy trình quản lý dự án đầu tư theo quy định.
Khi công trình hoàn thành, thủ trưởng cơ quan, tổ chức phải lập quyết toán công trình gửi Sở Tài chính (nếu là cơ quan, tổ chức thuộc thành phố), Phòng Tài chính - Kế hoạch quận - huyện (nếu là cơ quan, tổ chức thuộc quận - huyện) để phê duyệt quyết toán vốn đầu tư theo quy định hiện hành.
2. Sửa chữa, bảo dưỡng các tài sản khác (phương tiện vận tải, phương tiện làm việc, máy móc thiết bị…).
a) Căn cứ vào dự toán được giao hàng năm về sửa chữa, bảo dưỡng các tài sản khác từ nguồn kinh phí thường xuyên: thủ trưởng cơ quan, tổ chức quyết định chủ trương, thực hiện thủ tục sửa chữa, bảo dưỡng; chịu toàn bộ trách nhiệm đối với quyết định của mình.
b) Về thẩm quyền quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa tài sản nhà nước:
- Đối với tài sản nhà nước đã có quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa tài sản nhà nước của Bộ quản lý chuyên ngành hoặc của Ủy ban nhân dân thành phố: giao thủ trưởng cơ quan, tổ chức thực hiện theo quy định.
- Đối với tài sản nhà nước chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa của Bộ quản lý chuyên ngành hoặc Ủy ban nhân dân thành phố: giao thủ trưởng cơ quan, tổ chức được giao quản lý sử dụng tài sản nhà nước quy định chế độ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản nhà nước thuộc phạm vi cơ quan, tổ chức quản lý.
Điều 5. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản
1. Đối với việc mua sắm trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất và xe ô tô phục vụ công tác của các cơ quan, tổ chức: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định việc mua sắm.
2. Đối với việc mua xe ô tô chuyên dùng: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đối với các cơ quan, tổ chức cấp thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách quận - huyện hàng năm, quyết định đối với các cơ quan, tổ chức cấp quận - huyện.
3. Đối với việc mua sắm các tài sản khác như phương tiện làm việc, máy móc thiết bị…: thủ trưởng cơ quan, tổ chức quyết định việc mua sắm từ nguồn kinh phí được giao trong dự toán hàng năm trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định.
Việc tổ chức mua sắm tài sản nhà nước tại khoản 1, 2, 3 Điều này được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính và các văn bản pháp luật có liên quan.
Điều 6. Thẩm quyền quyết định thuê trụ sở làm việc và tài sản khác
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định việc thuê trụ sở làm việc phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định việc thuê tài sản khác (không phải là trụ sở làm việc) phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước cấp thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện quyết định việc thuê tài sản khác (không phải là trụ sở làm việc) phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước cấp quận - huyện, phường - xã.
Điều 7. Thẩm quyền thu hồi tài sản nhà nước
1. Đối với tài sản là trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thu hồi trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính.
2. Đối với phương tiện vận tải của các cơ quan, tổ chức, cấp nào quyết định mua sắm thì cấp đó quyết định thu hồi tài sản.
3. Các tài sản nhà nước khác của các cơ quan, tổ chức:
a) Đối với tài sản của cơ quan, tổ chức cấp thành phố: giao Giám đốc Sở Tài chính quyết định thu hồi.
b) Đối với tài sản của cơ quan, tổ chức cấp quận - huyện: giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện quyết định thu hồi.
Điều 8. Thẩm quyền điều chuyển tài sản nhà nước
Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản nhà nước giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc thành phố quản lý:
1. Đối với tài sản là trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định điều chuyển trên cơ sở đề nghị của Sở Tài chính.
2. Đối với phương tiện vận tải của các cơ quan, tổ chức, cấp nào quyết định mua sắm thì cấp đó quyết định điều chuyển tài sản.
Các trường hợp điều chuyển tại khoản 1, khoản 2 Điều này chỉ trong phạm vi các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc thành phố quản lý. Nếu điều chuyển sang cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Trung ương hoặc tỉnh, thành phố khác quản lý thì Bộ Tài chính quyết định điều chuyển.
3. Các tài sản nhà nước khác tại các cơ quan, tổ chức:
a) Việc điều chuyển tài sản giữa các sở - ngành, đơn vị, tổ chức của thành phố, cơ quan, đơn vị, tổ chức quận - huyện: do Giám đốc Sở Tài chính quyết định điều chuyển.
b) Việc điều chuyển tài sản giữa các cơ quan, đơn vị trong nội bộ sở - ngành, đơn vị, tổ chức, quận - huyện: do Thủ trưởng sở - ngành, đơn vị, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện quyết định điều chuyển, đồng thời báo cáo Sở Tài chính để theo dõi quản lý.
4. Trường hợp cho, biếu tặng các tài sản không có nhu cầu sử dụng của các cơ quan, tổ chức thuộc thành phố và quận - huyện cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc tỉnh, thành khác, Bộ - Ngành Trung ương: do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định trên cơ sở đề nghị của cơ quan có liên quan và Sở Tài chính.
Điều 9. Thẩm quyền quyết định bán, chuyển đổi hình thức sở hữu tài sản nhà nước
1. Đối với tài sản là trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất: do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định bán, chuyển đổi hình thức sở hữu trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, tổ chức có liên quan và Sở Tài chính.
2. Đối với phương tiện vận tải của các cơ quan, tổ chức: cấp nào quyết định mua sắm thì cấp đó quyết định nhượng bán, chuyển đổi hình thức sở hữu tài sản.
3. Các tài sản nhà nước khác của các cơ quan, tổ chức:
a) Giám đốc Sở Tài chính quyết định bán, chuyển đổi hình thức sở hữu của các cơ quan, tổ chức thuộc thành phố và quận - huyện đối với tài sản có nguyên giá trên sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản.
b) Thủ trưởng cơ quan chủ quản (cơ quan, tổ chức thuộc thành phố), Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện (cơ quan, tổ chức thuộc quận - huyện) quyết định bán, chuyển đổi hình thức sở hữu đối với tài sản có nguyên giá trên sổ sách kế toán dưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản.
Điều 10. Thẩm quyền quyết định thanh lý tháo dỡ tài sản nhà nước
1. Đối với tài sản là trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất: do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thanh lý tháo dỡ trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, tổ chức có liên quan và Sở Tài chính.
Riêng việc thanh lý tháo dỡ trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân các quận - huyện để đầu tư xây dựng mới trụ sở làm việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện quyết định (trừ trụ sở làm việc là các công trình kiến trúc phải bảo tồn).
2. Đối với phương tiện vận tải của các cơ quan, tổ chức: cấp nào quyết định mua sắm thì cấp đó quyết định thanh lý tài sản.
3. Các tài sản nhà nước khác của các cơ quan, tổ chức:
a) Giám đốc Sở Tài chính quyết định thanh lý tài sản của các cơ quan, tổ chức thuộc thành phố và quận - huyện có nguyên giá trên sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản.
b) Thủ trưởng cơ quan chủ quản thuộc thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện quyết định thanh lý tài sản có nguyên giá trên sổ sách kế toán dưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản của các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý.
NỘI DUNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP (ĐƠN VỊ)
Việc phân cấp quản lý đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố về quản lý thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh và các văn bản pháp luật có liên quan.
Điều 12. Thẩm quyền quyết định sửa chữa, cải tạo tài sản nhà nước
Việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc và sửa chữa, bảo dưỡng các tài sản khác (phương tiện vận tải, phương tiện làm việc, máy móc thiết bị…), căn cứ dự toán được giao hàng năm từ nguồn kinh phí thường xuyên; kế hoạch sửa chữa cải tạo từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp được thủ trưởng cơ quan chủ quản thuộc thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện phê duyệt: thủ trưởng đơn vị thực hiện việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, nhà cửa vật kiến trúc và các tài sản khác tương tự như khoản 1, 2 Điều 4 của Quy định này.
Điều 13. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản
1. Đối với việc mua sắm trụ sở làm việc, các tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô phục vụ công tác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.
2. Đối với việc mua xe ô tô chuyên dùng, các trang thiết bị chuyên ngành và các tài sản khác:
a) Trường hợp sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên, nguồn viện trợ không hoàn lại, căn cứ vào dự toán hàng năm hoặc dự án viện trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Thủ trưởng đơn vị quyết định mua sắm phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
b) Trường hợp sử dụng nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: căn cứ vào kế hoạch mua sắm hàng năm về xe ô tô chuyên dùng, các trang thiết bị chuyên ngành được thủ trưởng cơ quan chủ quản thuộc thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện phê duyệt, thủ trưởng đơn vị quyết định mua sắm phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định. Riêng đối với các tài sản khác giao thủ trưởng đơn vị quyết định mua sắm.
Các trường hợp phân cấp cho thủ trưởng đơn vị quyết định mua sắm tại khoản 1, 2 Điều này, thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm về hồ sơ, trình tự, thủ tục mua sắm theo quy định của Bộ Tài chính và các văn bản pháp luật có liên quan.
Điều 14. Thẩm quyền quyết định thuê trụ sở làm việc và tài sản khác
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định việc thuê trụ sở làm việc phục vụ hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định việc thuê tài sản khác (không phải là trụ sở làm việc) phục vụ hoạt động của các đơn vị sự nghiệp cấp thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện quyết định việc thuê tài sản khác (không phải là trụ sở làm việc) phục vụ hoạt động của các đơn vị sự nghiệp cấp quận - huyện.
Điều 15. Thẩm quyền sử dụng tài sản nhà nước để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ
1. Việc sử dụng trụ sở làm việc, các tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô phục vụ công tác của đơn vị vào mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định. Riêng việc sử dụng một phần diện tích trụ sở làm việc, các tài sản khác gắn liền với đất để trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoặc hỗ trợ cho hoạt động của đơn vị, do thủ trưởng đơn vị quyết định.
2. Việc sử dụng xe ô tô chuyên dùng và các tài sản khác của đơn vị vào mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: do thủ trưởng đơn vị quyết định.
Điều 16. Thẩm quyền sử dụng tài sản nhà nước để sử dụng vào mục đích cho thuê
1. Việc sử dụng trụ sở làm việc, các tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô phục vụ công tác của đơn vị vào mục đích cho thuê: do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.
2. Việc sử dụng xe ô tô chuyên dùng và các tài sản khác của đơn vị vào mục đích cho thuê: do thủ trưởng đơn vị quyết định.
Việc sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị để liên doanh liên kết theo quy định của pháp luật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.
Điều 18. Thẩm quyền quyết định thu hồi, điều chuyển tài sản nhà nước tại đơn vị
Việc thu hồi, điều chuyển tài sản nhà nước tại đơn vị được thực hiện theo Điều 7, 8 của Quy định này.
Điều 19. Thẩm quyền quyết định bán, chuyển đổi hình thức sở hữu tài sản nhà nước tại đơn vị
Việc bán, chuyển đổi hình thức sở hữu tài sản nhà nước tại đơn vị được thực hiện theo Điều 9 của Quy định này.
Điều 20. Thẩm quyền quyết định thanh lý, tháo dỡ tài sản nhà nước tại đơn vị
Việc thanh lý, tháo dỡ tài sản nhà nước tại đơn vị được thực hiện theo Điều 10 của Quy định này.
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức do thành phố quản lý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân quận - huyện có trách nhiệm xây dựng quy chế quản lý sử dụng đối với tài sản nhà nước tại cơ quan, đơn vị, tổ chức. Trong đó quy định rõ trách nhiệm của bộ phận, cá nhân được giao quản lý sử dụng tài sản; chỉ đạo, tổ chức việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước một cách tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện việc đầu tư xây dựng, sửa chữa, mua sắm, thanh lý, bán và điều chuyển tài sản nhà nước tại cơ quan, đơn vị, tổ chức theo đúng các quy định tại Quy định này và các quy định khác có liên quan.
2. Sở Tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân cấp tài sản nhà nước tại Quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, Ủy ban nhân dân quận - huyện kịp thời báo cáo, đề xuất gửi Sở Tài chính để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 22/2008/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động do UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 07/2013/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý đối với công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3Quyết định 2507/2004/QĐ-UB sửa đổi Quy định về phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 4Nghị quyết 159/2014/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 40/2011/NQ-HĐND về chế độ chính sách đảm bảo hoạt động cho tổ chức của Hội đồng nhân dân 3 cấp tỉnh Long An
- 5Kế hoạch 3156/KH-UBND năm 2017 về triển khai Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo do tỉnh Hà Nam ban hành
- 6Quyết định 27/2018/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản công tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác được thành lập theo quy định pháp luật về Hội được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 7Quyết định 352/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2018 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 22/2008/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động do UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 38/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 10/2010/QĐ-UBND do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 27/2018/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản công tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác được thành lập theo quy định pháp luật về Hội được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 4Quyết định 352/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2018 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008
- 3Nghị định 52/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
- 4Nghị quyết 28/2009/NQ-HĐND về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2010 do Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa VII, kỳ họp thứ 17 ban hành
- 5Quyết định 07/2013/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý đối với công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 6Quyết định 2507/2004/QĐ-UB sửa đổi Quy định về phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 7Nghị quyết 159/2014/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 40/2011/NQ-HĐND về chế độ chính sách đảm bảo hoạt động cho tổ chức của Hội đồng nhân dân 3 cấp tỉnh Long An
- 8Kế hoạch 3156/KH-UBND năm 2017 về triển khai Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo do tỉnh Hà Nam ban hành
Quyết định 10/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 10/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/02/2010
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Thị Hồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 18
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra