Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
*****

Số: 10/2006/QĐ-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH  

BAN HÀNH BỘ CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH KHOA HỌC AN NINH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng Tư vấn xây dựng chương trình khung giáo dục đại học Khối ngành Khoa học An ninh ngày 15 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chương trình khung giáo dục đại học bao gồm tám chương trình khung của tám ngành sau:

1. Ngành Điều tra hình sự, trình độ đại học;

2. Ngành Kỹ thuật hình sự, trình độ đại học;

3. Ngành Điều tra trinh sát an ninh, trình độ đại học;

4. Ngành Điều tra trinh sát cảnh sát, trình độ da95i học;

5. Ngành Quản lý, giáo dục và cải tạo phạm nhân, trình độ đại học;

6. Ngành Quản lý hành chính về trật tự xã hội, trình độ đại học;

7. Ngành Phòng cháy và chữa cháy, trình độ đại học.

8. Ngành Tình báo an ninh, trình độ đại học.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bộ chương trình khung ban hành kèm theo Quyết định này được dùng trong các đại học, học viện, trường đại học có nhiệm vụ đào tạo 8 ngành có tên tại Điều 1 ở trình độ đại học.

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học chịu trách nhiệm hướng dẫn giám đốc các đại học, học viện và hiệu trưởng các trường đại học xây dựng các chương trình giáo dục cụ thể của trường, tổ chức biên soạn và duyệt các giáo trình sử dụng chung theo quy định.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, giám đốc các đại học, học viện và hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bành Tiến Long

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Quản lý, giáo dục và cải tạo phạm nhân

(Administration, Education and Reeducation for Conviets)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2006/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo cán bộ công an trình độ đại học ngành Quản lý, giáo dục và cải tạo phạm nhân có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức tốt; có phương pháp tư duy khoa học; có trình độ, năng lực chuyên môn và sức khỏe tốt sẵn sàng nhận và hoàn thiện nhiệm vụ được giao.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 270 Đơn vị học trình (đvht), chưa kể các nội dung Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).

- Thời gian đào tạo: 5 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

2.2.1. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu:            90 đvht

(Không kể các nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu:            180 đvht

Trong đó tối thiểu:

- Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành             62

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)    45

- Kiến thức bổ trợ

- Khối lượng khóa luận                                               15

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC:

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương            64 ĐVHT*

TT

Học phần

Số đvht

Ghi chú

1

Triết học Mác – Lênin

6

 

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

5

 

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

 

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

 

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

 

6

Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam

3

 

7

Tâm lý học đại cương và Tâm lý học xã hội

6

 

8

Đạo đức học

2

 

9

Xã hội học

3

 

10

Tin học cơ sở

5

 

11

Lôgic học

3

 

12

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

 

13

Ngoại ngữ

15

 

14

Môi trường và Bảo vệ môi trường

3

 

15

Giáo dục thể chất

5

 

16

Giáo dục quốc phòng

165 tiết

 

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                92 đvht

A. Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành      62 đvht

TT

Học phần

Số đvht

Ghi chú

17

Lý luận cơ sở về An ninh trật tự

3

 

18

Vận động quần chúng bảo vệ An ninh trật tự

2

 

19

Lý luận nhà nước và pháp luật

3

 

20

Tham mưu tổng hợp trong Công an nhân dân

2

 

21

Khoa học lãnh đạo chỉ huy

2

 

22

Luật Quốc tế

3

 

23

Luật Dân sự

3

 

24

Luật Hình sự (I, II)

9

 

25

Luật tố tụng hình sự (I, II)

9

 

26

Luật Kinh tế

5

 

27

Tư pháp vị thành niên

2

 

28

Một số vấn đề cơ bản về Kỹ thuật hình sự

4

 

29

Khoa học Điều tra hình sự

3

 

30

Nhận thức về ma túy và phòng chống ma túy

2

 

31

Quản lý hành chính nhà nước về An ninh trật tự

2

 

32

Võ thuật Công an nhân dân

8

240 tiết

B. Kiến thức ngành               30 đvht

TT

Học phần

Số đvht

Ghi chú

33

Những vấn đề cơ bản của luật pháp về thi hành án phạt tù

4

 

34

Lý luận chung về giáo dục phạm nhân

3

 

35

Nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục phạm nhân

4

 

36

Tổ chức giáo dục phạm nhân

4

 

37

Tổ chức cho phạm nhân thi đua chấp hành án

3

 

38

Tổ chức lao động và quản lý kinh tế trong trại giam

5

 

39

Tổ chức thực hiện chính sách đối với phạm nhân

5

 

40

Phòng chống kiểm soát ma túy trong trại giam

2

 

3.2. MÔ TẢ NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN BẮT BUỘC

1. Triết học Mác – Lênin      6 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin     5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học          4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam           4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh                3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

6. Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam       3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

- Nội dung môn học: Vị trí, đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn khoa học Xây dựng Đảng; học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản; công tác tư tưởng của Đảng; tổ chức cơ sở Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, đội ngũ đảng viên; công tác bảo vệ Đảng.

7. Tâm lý học đại cương và Tâm lý học xã hội       6đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin, Xã hội học

- Nội dung môn học: Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học; cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lý người; bản chất chức năng của tâm lý người và phân loại các hiện tượng tâm lý; các quá trình tâm lý; các thuộc tính tâm lý; nhân cách và sự hình thành nhân cách.

Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học xã hội; các hiện tượng tâm lý xã hội phổ biến (tâm trạng xã hội, dư luận xã hội, nhu cầu xã hội…); tâm lý của đám đông; tâm lý của nhóm, tập thể; tâm lý tôn giáo, dân tộc.

8. Đạo đức học           2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

- Nội dung môn học: Đối tượng, nhiệm vụ, bản chất, vai trò, chức năng của đạo đức học; các kiểu đạo đức và quan hệ đạo đức với các hình thái ý thức xã hội; các phạm trù cơ bản của đạo đức học; những nguyên tắc đạo đức mới; tính quy luật của sự hình thành đạo đức mới và xây dựng đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị trường

9. Xã hội học              3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

- Nội dung môn học: Những vấn đề cơ bản về đối tượng, nhiệm vụ, chức năng của xã hội học; phương pháp điều tra xã hội học; một số lĩnh vực nghiên cứu về: xã hội học nông thôn, xã hội học đô thị, xã hội học gia đình, xã hội học văn hóa, xã hội học thông tin đại chúng và dư luận xã hội; xã hội học tội phạm.

10. Tin học cơ sở       5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Các kiến thức cơ bản, cần thiết về máy tính, các hệ điều hành MS DOS và WINDOWS, soạn thảo văn bản trên máy tính, sử dụng bảng tính Excel, sử dụng các dịch vụ cơ bản của Internet, bảo mật thông tin, phát hiện đột nhập hacker…

11. Lôgic học              3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Lý luận chung về logic hình thức và những phép toán, phương hướng vận dụng logic hình thức và thực tiễn cuộc sống và công tác.

12. Phương pháp nghiên cứu khoa học      2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu, cấu trúc của khoa học luận; khái niệm, phương pháp, phân loại phương pháp luận nghiên cứu khoa học, các phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, hoạt động thông tin khoa học phục vụ nghiên cứu khoa học; phương pháp lựa chọn và thực hiện đề tài khoa học.

13. Ngoại ngữ: Gồm 3 phần (I, II, III)          15 đvht

- Điều kiện tiên quyết: không

- Nội dung môn học: Gồm ngoại ngữ cơ sở và ngoại ngữ chuyên ngành, cụ thể:

Về ngữ âm, ngữ điệu, ngữ pháp: Vai trò của ngữ âm, ngữ điệu đối với việc truyền tải thông tin trong ngôn ngữ giao tiếp với người nước ngoài; hệ thống ngữ pháp cơ bản; chương trình thực hành để nâng cao kỹ năng nhận biết và sử dụng hệ thống ngôn ngữ.

Về ngữ văn cơ bản: Hệ thống từ vựng và các cấu trúc cơ bản để vận dụng trong các kỹ năng ngôn ngữ như nghe, nói, đọc, viết.

Về kỹ năng nghe, hiểu cơ bản: Kỹ năng nghe cơ bản để học viên có thể vận dụng được tất cả các yếu tố liên quan đến ngôn ngữ trong quá trình nghe, hiểu những chủ đề liên quan đến đời sống sinh hoạt, đất nước, con người.

Về kỹ năng đọc hiểu cơ bản: Những kỹ năng cơ bản về đọc hiểu các tài liệu giáo trình về các lĩnh vực sinh hoạt, đời sống, đất nước, con người.

Về kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ cơ bản: Những kiến thức cơ bản về giao tiếp bằng ngoại ngữ.

Về kỹ năng viết cơ bản: Kỹ năng diễn đạt bằng ngoại ngữ dưới dạng văn bản liên quan đến các chủ đề quan hệ gia đình, quan hệ xã hội và quan hệ công việc.

Về kỹ năng nói liên quan đến chuyên ngành: Khả năng trình bày một vấn đề về lĩnh vực chính trị, nghiệp vụ… một cách dễ hiểu.

Về kỹ năng nghe hiểu chuyên ngành: Kiến thức vốn từ vựng và kỹ năng nghe hiểu các lĩnh vực chuyên ngành để nắm bắt những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiệp vụ.

Về kỹ năng đọc hiểu liên quan đến chuyên ngành: Trang bị kiến thức và thực hành để rèn luyện kỹ năng đọc hiểu những tài liệu liên quan đến chuyên ngành. Qua đọc hiểu có thể thâu tóm được những thông tin cần thiết để phục vụ công tác nghiệp vụ.

 14. Môi trường và Bảo vệ môi trường        3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Những kiến thức cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường; an ninh môi trường và trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân; vấn đề tài nguyên môi trường trong An ninh quốc gia và quốc tế hiện nay; đấu tranh phòng, chống tội phạm môi trường.

15. Giáo dục Thể chất           5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

16. Giáo dục quốc phòng      165 tiết

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

17. Lý luận cơ bản về bảo vệ an ninh trật tự          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử Công an nhân dân

- Nội dung môn học: Lịch sử hình thành và phát triển của đường lối bảo vệ ANTT qua các thời kỳ. Các khái niệm cơ bản, đối tượng, quan điểm, phương châm, nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo của Đảng và nhà nước về bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; lực lượng, biện pháp và mối quan hệ phối hợp trong đấu tranh bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội;

18. Vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự              2 đvht  

- Điều kiện tiên quyết: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về quần chúng và vai trò của quần chúng trong bảo vệ an ninh trật tự; phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; công tác vận động quần chúng; hình thức, phương pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng.

19. Lý luận Nhà nước và Pháp luật            3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

- Nội dung môn học: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu lý luận Nhà nước và Pháp luật; nguồn gốc, bản chất và kiểu nhà nước; chức năng, hình thức của pháp luật, quy phạm pháp luật; quan hệ pháp luật; ý thức pháp luật; thực hiện và áp dụng pháp luật; hành vi pháp luật và trách nhiệm pháp lý. Những ý kiến cơ bản về các kiểu pháp luật trong lịch sử: Pháp luật chiếm hữu nô lệ, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật Xã hội chủ nghĩa; pháp chế xã hội chủ nghĩa; pháp luật trong kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa; xây dựng, hệ thống hóa và giải thích pháp luật; hệ thống pháp luật Việt Nam.

20. Tham mưu – Tổng hợp trong Công an nhân dân       2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Xây dựng lực lượng Công an nhân dân.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về công tác tham mưu trong lực lượng Công an nhân dân; tổ chức công tác tham mưu – tổng hợp; kỹ thuật soạn thảo và xử lý văn bản; Số vấn đề về hồ sơ trong Công an nhân dân; hệ thống tổ chức cơ quan tham mưu và công tác xây dựng lực lượng tham mưu trong lực lượng công an nhân dân.

21. Khoa học lãnh đạo chỉ huy                    2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức đại cương.

- Nội dung môn học: Khái niệm, đối tượng, phương pháp, nội dung của tâm lý học quản lý; bản chất của tâm lý học quản lý, cấu trúc của hoạt động quản lý, các yếu tố cấu thành của sự lãnh đạo, các kiểm phong cách lãnh đạo, phương pháp lựa chọn quyết định và tổ chức thực hiện quyết định cũng như đặc điểm tâm lý của người chỉ huy.

22. Luật quốc tế                     3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật

- Nội dung môn học: Hệ thống luật quốc tế; quốc gia trong luật quốc tế; tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế; lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế; quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế và tố tụng dân sự quốc tế.

23. Luật dân sự

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật.

- Nội dung môn học: Khái niệm, đặc điểm, phân loại và phân quyền tài sản; căn cứ xác lập và chấm dứt quyền sở hữu, các hình thức sở hữu, khái niệm về quyền thừa kế, thừa kế theo di chúc; thừa kế theo pháp luật và phân chia tài sản. Một số kiến thức cơ bản về hợp đồng; giao kết, thực hiện, các điều kiện đảm bảo giao kết, thực hiện; sửa đổi, chấm dứt hợp đồng dân sự. Những kiến thức lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Khái niệm, đặc điểm của bồi thường thiệt hại; các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; nguyên tắc bồi thường thiệt hại; trách nhiệm liên đới.

24. Luật Hình sự I, II

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật

- Nội dung môn học:

I. Luật Hình sự - Phần chung: Khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự; khái niệm, cấu tạo hiệu lực của luật hình sự; tội phạm, cấu thành tội phạm; khách thể của tội phạm; các giai đoạn thực hiện tội phạm; đồng phạm; những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm của hành vi; khái niệm trách nhiệm hình sự, trách nhiệm và mục đích của hình phạt; hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp khác; quyết định hình phạt; các chế định có liên quan; trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội.

II. Luật Hình sự - Phần Các tội phạm cụ thể: Bao gồm dấu hiệu pháp lý và đường lối xử lý đối với một số tội phạm xâm phạm ANQG và TTATXH.

25. Luật tố tụng hình sự I, II            9 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Luật hình sự

- Nội dung môn học:

Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; chứng cứ trong luật tố tụng hình sự; những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự; kiến thức cơ bản về khởi tố, điều tra vụ án hình sự;

Truy tố; xét xử sơ thẩm, xét lại bản án và quyết định của Tòa án; xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật; thủ tục tố tụng đối với những vự án mà bị can, bị cáo là người chưa thanh niên và thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

26. Luật kinh tế

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật.

- Nội dung môn học: Quản lý, quản lý nhà nước; khái niệm Luật hành chính, kinh tế, khoa học luật hành chính, kinh tế; quản lý nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; chủ thể luật hành chính, kinh tế; các hình thức, phương pháp quản lý nhà nước; Đảm bảo pháp chế, kỷ luật trong quản lý nhà nước; một số quy phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý trật tự, an toàn xã hội.

Những khái niệm cơ bản về tài sản: Khái niệm, đặc điểm, phân loại và phân quyền tài sản; căn cứ xác lập và chấm dứt quyền sở hữu, các hình thức sở hữu, khái niệm về quyền thừa kế, thừa kế theo di chúc; thừa kế theo pháp luật và phân chia tài sản. Những vấn đề cơ bản về các hình thức kinh tế, các thành phần kinh tế cơ bản.

Những kiến thức cơ bản về hợp đồng: khái niệm, phân loại, các điều kiện của hợp đồng; giao kết, thực hiện, các điều kiện đảm bảo giao kết, thực hiện hợp đồng; sửa đổi, chấm dứt hợp đồng; một số hợp đồng dân sự và một số hợp đồng khác.

Những kiến thức lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Khái niệm, đặc điểm của bồi thường thiệt hại; các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; nguyên tắc bồi thường thiệt hại; trách nhiệm liên đới.

27. Tư pháp vị thành niên                2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Các môn học của phần đại cương, một số môn luật.

- Nội dung môn học: Quyền của trẻ em, vị thành niên, những vấn đề cơ bản cần phải bảo vệ trẻ em, giáo dục trẻ em; pháp luật về xét xử, giam giữ trẻ em khi phạm tội, những công ước quốc tế về quyền trẻ em.

28. Một số vấn đề cơ bản về Kỹ thuật hình sự       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Các môn phần kiến thức đại cương, kiến thức Luật.

- Nội dung môn học: Nghiên cứu đặc điểm dạng người (nhận thức chung; hệ thống đặc điểm dạng người và nguyên tắc, phương pháp mô tả; truy nguyên đồng nhất người qua đặc điểm dạng người).

Nhiếp ảnh hình sự (nhận thức chung về nhiếp ảnh hình sự và kỹ thuật chụp ảnh hình sự; ứng dụng ảnh Kỹ thuật số trong KTHS)

Dấu vết pháp lý: nhận thức chung về dấu vết pháp lý; các loại dấu vết pháp lý cụ thể. Nghiên cứu giám định tài liệu Pháy y hình sự: nhận thức chung; tử thi và khám nghiệm tử thi; thương tích, vật gây thương tích và dấ`ư hiệu đặc trưng; một số dạng chết cơ bản và dấu hiệu đặc trưng.

29. Khoa học điều tra hình sự                      3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Các môn thuộc phần kiến thức đại cương và luật.

- Nội dung môn học: Đối tượng, phương pháp, hệ thống và quá trình hình thành, phát triển của khoa học điều tra hình sự; tổ chức cơ quan điều tra hình sự; công tác chỉ đạo, phân công, phân cấp mối quan hệ giữa các lực lượng tham gia hoạt động điều tra; một số vấn đề cơ bản về tổ chức và chiến thuật điều tra hình sự.

30. Nhận thức về ma túy và phòng chống ma túy              2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Các môn đại cương và các môn luật, một số môn nghiệp vụ của lực lượng CSND.

- Nội dung môn học: Những kiến thức về ma túy như các loại ma túy, đặc điểm, cách thức nhận dạng… Những biện pháp phòng ngừa và phát hiện ma túy.

31. Quản lý hành chính nhà nước về ANTT          2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Các môn cơ sở thuộc nhóm ngành và ngành: Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước

- Nội dung môn học: Những vấn đề cơ bản về ANTT; Quan điểm của Đảng và Nhà nước về ANTT; Nội dung quản lý hành chính nhà nước về ANQG giữ gìn TTATXH.

32. Võ thuật Công an nhân dân      8 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Các môn cơ sở

- Nội dung môn học: Gồm 2 phần (Phần kỹ thuật và phần chiến thuật).

Phần kỹ thuật bao gồm những nội dung: Các tư thế chiến đấu trong võ thuật; các động tác kỹ thuật tiến công; các động tác phối hợp chân – tay; các động tác phòng ngừa;

Phần chiến thuật bao gồm: Những vị trí xung yếu trên cơ thể con người; các tình huống bất ngờ; các tình huống gỡ khóa, các tình huống đánh ở tư thế gần và đánh khi địch có vũ khí.

33. Những vấn đề cơ bản của luật pháp về thi hành án phạt tù   6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Các môn Luật, Tâm lý tội phạm, Tư pháp vị thành niên.

- Nội dung môn học: Pháp luật về thi hành án phạt tù; khái niệm, vị trí, nhiệm vụ, nguyên tắc của công tác thi hành án phạt tù; tổ chức bộ máy và mối quan hệ phối hợp trong công tác thi hành án phạt tù.

34. Lý luận chung về giáo dục phạm nhân             3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Các môn đại cương, một số môn luật, Nghiệp vụ điều tra, Tâm lý tội phạm.

- Nội dung môn học: Lý luận cơ bản về giáo dục học; khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc, đặc điểm giáo dục phạm nhân.

35. Nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục phạm nhân       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Các môn đại cương; một số môn luật; Nghiệp vụ điều tra; Tâm lý tội phạm; Lý luận chung về giáo dục phạm nhân.

- Nội dung môn học:

I. Nội dung giáo dục phạm nhân; hình thức giáo dục phạm nhân;

II. Phương pháp giáo dục phạm nhân; cơ chế hoạt động và mối quan hệ phối hợp trong công tác giáo dục phạm nhân.

36. Tổ chức giáo dục phạm nhân I, II         7 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Các môn đại cương; một số môn luật, nghiệp vụ điều tra; Tâm lý tội phạm; Lý luận chung về giáo dục phạm nhân; Nội dung hình thức giáo dục phạm nhân.

- Nội dung môn học:

I. Giáo dục công dân; Giáo dục pháp luật; Giáo dục văn hóa, thẩm mỹ; Giáo dục đạo đức, lối sống;

II. Giáo dục lao động và dạy nghề.

37. Tổ chức cho phạm nhân thi đua chấp hành án           3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Một số môn luật: nghiệp vụ điều tra; Tâm lý tội phạm; Lý luận chung về giáo dục phạm nhân; Nội dung hình thức giáo dục phạm nhân; Những vấn đề cơ bản về ma túy và phòng chống ma túy.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về tổ chức cho phạm nhân thi đua chấp hành án; tổ chức cho phạm nhân thi đua chấp hành án; một số phong trào thi đua của phạm nhân trong các trại giam.

38. Tổ chức lao động và quản lý kinh tế trong trại giam               5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Một số môn luật; Nghiệp vụ điều tra; Tâm lý tội phạm; Lý luận chung về giáo dục phạm nhân; Nội dung hìnht hức giáo dục phạm nhân; Những vấn đề cơ bản về ma túy và phòng chống ma túy; Tổ chức cho phạm nhân thi đau chấp hành án.

- Nội dung môn học: Những vấn đề chung về tổ chức lao động sản xuất và quản lý kinh tế trong trại giam. Tổ chức lao động; quản lý kinh tế trong trại giam.

39. Tổ chức thực hiện chính sách đối với phạm nhân       5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận chung về giáo dục phạm nhân; Nội dung hình thức giáo dục phạm nhân; Những vấn đề cơ bản về ma túy và phòng chống ma túy; Tổ chức cho phạm nhân thi đua chấp hành án.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về chính sách của Nhà nước đối với phạm nhân; chính sách của Nhà nước đối với phạm nhân; tổ chức thực hiệnc hính sách của Nhà nước đối với phạm nhân

40. Phòng chống kiểm soát ma túy trong trại giam            2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Điều tra hình sự; Hoạt động nghiệp vụ của lực lượng CSTG; Tổ chức vũ trang bảo vệ trại giam; Lý luận chung về giáo dục phạm nhân; Nội dung hình thức giáo dục phạm nhân; Những vấn đề cơ bản về ma túy và phòng chống ma túy.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về phòng chống, kiểm soát ma túy trong trại giam; các biện pháp phòng chống và kiểm soát ma túy trong trại giam; quản lý phạm nhân nghiện ma túy.

4. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH QUẢN LÝ, GIÁO DỤC VÀ CẢI TẠO PHẠM NHÂN THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ GD&ĐT quản lý chất lượng quá trình đào tạo đại học do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học.

4.1. Chương trình khung ngành Quản lý, giáo dục và cải tạo phạm nhân được thiết kế theo kiểu đơn ngành. Danh mục các môn học (học phần) tại Mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Các cơ sở đào tạo đại học thuộc ngành Công an bổ sung thêm những môn học (học phần) cần thiết ở cả hai khối kiến thức (giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp) cho phù hợp với mục tiêu đào tạo đối với từng ngành và chuyên ngành; điều kiện cụ thể của từng vùng, miền sao cho khối lượng kiến thức toàn khóa không dưới 270 đvht

4.2. Quá trình thiết kế chương trình đào tạo cụ thể, về thời lượng các môn học (học phần) quy định trong chương trình khung được cấu trúc và thực hiện theo tỷ lệ:

- Kiến thức giáo dục đại cương: 2/3 lý thuyết; 1/3 tham quan, thực tế, thực hành (trừ giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng có quy định riêng).

- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, nhất là phần kiến thức ngành và chuyên ngành: ½ lý thuyết, ½ thực hành.

4.3. Phần kiến thức chuyên ngành được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên môn hẹp của ngành Quản lý, giáo dục và cải tạo phạm nhân. Sự khác biệt nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành không vượt quá giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.

4.4. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) được thiết kế theo hướng lựa chọn những nội dung không thuộc ngành Quản lý, giáo dục và cải tạo phạm nhân nhưng xét thấy có lợi cho việc nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn cho sinh viên khi tốt nghiệp.

4.5. Bộ Công an hướng dẫn Giám đốc các Học viện, Hiệu trưởng các trường Đại học Công an căn cứ vào chương trình khung này tổ chức xây dựng và ban hành chương trình đào tạo cụ thể để thực hiện trong phạm vi cơ sở đào tạo của mình./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bành Tiến Long

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Tình báo an ninh (Security Intelligence)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2006/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo cán bộ công an trình độ đại học ngành Tình báo an ninh có bản lĩnh chính trị vững vàng; có phẩm chất đạo đức tốt; có lối sống trong sạch, lành mạnh; có phương pháp tư duy khoa học; có trình độ, năng lực nghệp vụ và ngoại ngữ; có sức khỏe để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. KHUNG CHƯỜNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 270 Đơn vị học trình (đvht), chưa kể các nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).

- Thời gian đào tạo: 5 năm.

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu:          90 đvht

(Chưa kể các nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu               180 đvht

Trong đó tối thiểu:

- Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành             68

- Kiến thức ngành (cả kiến thức chuyên ngành)         45

- Kiến thức bổ trợ                  

- Khối lượng khóa luận                                               15

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu:          69 đvht*

TT

Học phần

Số đvht

Ghi chú

1

Triết học Mác – Lênin

6

 

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

5

 

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

 

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

 

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

 

6

Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam

3

 

7

Xã hội học

2

 

8

Tâm lý học

5

 

9

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

 

10

Địa chính trị thế giới

2

 

11

Tôn giáo đại cương

2

 

12

Dân tộc học đại cương

2

 

13

Lịch sử văn minh thế giới

3

 

14

Logic hình thức

3

 

15

Toán cao cấp

3

 

16

Tin học cơ sở

5

 

17

Ngoại ngữ

15

 

18

Giáo dục thể chất

5

 

19

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

 

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp      90 đvht

A. Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành 68 đvht

TT

Học phần

Số đvht

Ghi chú

20

Lý luận cơ bản về bảo vệ An ninh trật tự

3

 

21

Vận động quần chúng bảo vệ An ninh trật tự

2

 

22

Lý luận nhà nước và pháp luật

3

 

23

Tham mưu tổng hợp trong Công an nhân dân

2

 

24

Khoa học lãnh đạo chỉ huy

2

 

25

Luật quốc tế

3

 

26

Luật dân sự

3

 

27

Luật Hình sự (I, II)

9

 

28

Luật tố tụng hình sự (I, II)

9

 

29

Đại cương một số ngành Luật Việt Nam

5

 

30

Tâm lý học nghiệp vụ

3

 

31

Luật Kinh tế quốc tế

4

 

32

Lịch sử quan hệ quốc tế và chính trị đối ngoại

3

 

33

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài

3

 

34

Ngoại ngữ (IV)

6

 

35

Võ thuật CAND

8

240 tiết

B. Kiến thức ngành               22 đvht

TT

Học phần

Số đvht

Ghi chú

36

Lý luận chung về nghiệp vụ quan hệ Quốc tế

4

 

37

Nghiệp vụ quan hệ Quốc tế I

5

 

38

Nghiệp vụ quan hệ Quốc tế II

4

 

39

Nhiệm vụ quan hệ Quốc tế III

4

 

40

Nhiệm vụ quan hệ Quốc tế IV

5

 

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc             

1. Triết học Mác – Lênin                  6 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin                 5 đvht

Nội dung ban hành Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học                      4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 ngày 31/7/2003  của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam           4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh                3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam       3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

- Nội dung tổng quát của môn học: Vị trí, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn học Xây dựng Đảng; học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản; công tác tư tưởng của Đảng; công tác bảo vệ Đảng.

7. Xã hội học              2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

- Nội dung môn học: Những vấn đề cơ bản về đối tượng, nhiệ vụ, chức năng của xã hội học; phương pháp điều tra xã hội học; một số lĩnh vực nghiên cứu về: xã hội học nông thôn, xã hội học đô thị, xã hội học gia đình, xã hội học văn hóa, xã hội học thông tin đại chúng và dư luận xã hội; xã hội học tội phạm.

8. Tâm lý học (Tâm lý học đại cương và tâm lý học xã hội)              5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

- Nội dung môn học: Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học; cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lý người; bản chất, chức năng của tâm lý người và phân loại các hiện tượng tâm lý; các quá trình tâm lý; các thuộc tính tâm lý; nhân cách và sự hình thành nhân cách.

Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học xã hội; các hiện tượng tâm lý xã hội phổ biến (tâm trạng xã hội, dư luận xã hội, nhu cầu xã hội…); tâm lý của nhóm, tập thể; tâm lý của đám đông; tâm lý tôn giáo, dân tộc.

9. Phương pháp nghiên cứu khoa học        2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung  môn học: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu, cấu trúc của khoa học luận; khái niệm phương pháp, phân loại phương pháp luận nghiên cứu khoa học, các phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, hoạt động thông tin khoa học phục vụ nghiên cứu khoa học; phương pháp lựa chọn và thực hiện một đề tài khoa học.

10. Địa chính trị thế giới                   2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Lịch sử và diễn biến sự kiện; quá trình chính trị - xã hội nổi bật đang diễn ra ở những quốc gia, khu vực chủ yếu trên thế giới.

11. Tôn giáo học đại cương              2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin.

- Nội dung môn học: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu về tín ngưỡng tôn giáo; quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; hệ thống tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam; quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước ta đối với tôn giáo và công tác tôn giáo.

12. Dân tộc học đại cương    2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

- Nội dung môn học: Những vấn đề chung về dân tộc; các chủng tộc và mối quan hệ với dân tộc; các ngữ hệ trên thế giới; các tiêu chí và loại hình cộng đồng tộc người; tộc người và quan hệ tộc người; các dân tộc ở Việt Nam; chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

13. Lịch sử văn minh thế giới                       3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Quá trình ra đời và phát triển của nền văn minh tiêu biểu trong lịch sử loài người; những điều kiện hình thành nền văn minh, giới thiệu trình độ phát triển kinh tế và phân hóa xã hội, sơ lược lịch sử thành lập và cấu trúc nhà nước, những học thuyết chính trị, quan điểm triết học và các tôn giáo lớn cùng những thành tựu khoa học tự nhiên, kỹ thuật, văn học nghệ thuật.

14. Logic hình thức               3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Lý luận chung về logic hình thức; các quy luật của logic hình thức; các tư duy – khái niệm, phán đoán, suy lý, giả thiết; sự thống nhất giữa phép biện chứng; lý luận nhận thức và logic biện chứng.

15. Toán cao cấp                   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Kiến thức đại cương về tập hợp, quan hệ và logic suy luận, cũng như các kiến thức cơ bản về Đại số tuyến tính: mệnh đề, tập hợp, ánh xạ, cấu trúc đại số; hệ phương trình đại số, ma trận, định thức, các khái niệm về không gian véc tơ, tọa độ và các phép tính véc tơ; đường thẳng và mặt phẳng. Giải tích: Hàm một biến, đạo hàm và vi phân hàm đột biến, công thức Taylo, tích phân, chuỗi số và các loại chuỗi số, hàm nhiều biến, tích phân 2 lớp, phương trình vi phân.

16. Tin học cơ sở                   5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp

- Nội dung môn học: Các kiến thức cơ bản, cần thiết về máy tính, các hệ điều hành MS DOS và WINDOWS, soạn thảo văn bản trên máy vi tính, sử dụng bảng tính Excel, sử dụng các dịch vụ cơ bản của Internet, bảo mật thông tin, phát hiện đột nhập hacker và một số kiến thức cơ bản về lập trình Foxpro, Pasca.

17. Ngoại ngữ: Gồm 3 học phần I, II và III              15 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung cơ bản của môn học: Ngoại ngữ cơ sở và ngoại ngữ chuyên ngành. cụ thể:

- Ngoại ngữ cơ sở

Về ngữ âm, ngữ điệu, ngữ pháp: Vai trò của ngữ âm, ngữ điệu đối với việc truyền tải thông tin trong ngôn ngữ giao tiếp với người nước ngoài; hệ thống ngữ pháp cơ bản; chương trình thực hành để nâng cao kỹ năng nhận biết và sử dụng hệ thống ngôn ngữ.

Về ngữ văn cơ bản: Hệ thống từ vựng và các cấu trúc cơ bản để vận dụng trong các kỹ năng ngôn ngữ như nghe, nói, đọc, viết.

Về kỹ năng nghe hiểu cơ bản: Kỹ năng nghe cơ bản để học viên có thể vận dụng được tất cả các yếu tố liên quan đến ngôn ngữ trong quá trình nghe, hiểu những chủ đề liên quan đến đời sống, đất nước, con người.

Về kỹ năng đọc hiểu cơ bản: Những kỹ năng cơ bản về đọc hiểu các tài liệu, giáo trình về các lĩnh vực sinh hoạt, đời sống, đất nước, con người.

Về kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ cơ bản: Những kiến thức cơ bản về giao tiếp bằng ngoại ngữ.

Về kỹ năng viết cơ bản: Kỹ năng diễn đạt bằng ngoại ngữ dưới dạng văn bản liên quan đến các chủ đề quan hệ gia đình, quan hệ xã hội và quan hệ công việc.

- Ngoại ngữ chuyên ngành

Về kỹ năng nói liên quan đến chuyên ngành: Kỹ năng trình bày kỹ năng nghe hiểu các lĩnh vực chuyên ngành để nắm bắt những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiệp vụ.

Về kỹ năng đọc hiểu liên quan đến chuyên ngành: Trang bị kiến thức và thực hành để rèn luyện kỹ năng đọc hiểu những tài liệu liên quan đến chuyên ngành. Qua đọc hiểu có thể thâj tóm được những thôn tin cần thiết để phục vụ công tác nghiệp vụ.

18. Giáo dục Thể chất           5 đvht  

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

19. Giáo dục Quốc phòng

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

20. Lý luận cơ bản về bảo vệ an ninh trật tự          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử Công an nhân dân.

- Nội dung môn học: Lịch sử hình thành và phát triển của đường lối bảo vệ ANTT qua các thời kỳ. Các khái niệm cơ bản, đối tượng, quan điểm, phương châm, nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; lực lượng, biện pháp và mối quan hệ phối hợp trong đấu tranh bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội;

21. Vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự              2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về quần chúng và vai trò của quần chúng trong bảo vệ an ninh trật tự; phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; công tác vận động quần chúng; hình thức, phương pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng.

22. Lý luận Nhà nước và Pháp luật

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

- Nội dung môn học: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu lý luận Nhà nước và Pháp luật; nguồn gốc, bản chất và kiểu nhà nước; chức năng, hình thức và bộ máy nhà nước, nguồn gốc, bản chất, kiểu pháp luật; chức năng, hình thức của pháp luật, quy phạm pháp luật; quan hệ pháp luật; ý thức pháp luật; thực hiện và áp dụng pháp luật; hành vi pháp luật và trách nhiệm pháp lý. Những kiến thức cơ bản về các kiểu pháp luật trong lịch sử: Pháp luật chiếm hữu nô lệ, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật Xã hội chủ nghĩa; pháp chế Xã hội chủ nghĩa; pháp luật trong kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa; xây dựng, hệ thống hóa và giải thích pháp luật; hệ thống pháp luật Việt Nam.

23. Tham mưu – Tổng hợp trong Công an nhân dân       2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Xây dựng lực lượng Công an nhân dân.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về công tác tham mưu trong lực lượng Công an nhân dân; tổ chức công tác tham mưu – tổng hợp; kỹ thuật soạn thảo và xử lý văn bản; Số vấn đề về hồ sơ trong Công an nhân dân; hệ thống tổ chức cơ quan tham mưu và công tác xây dựng lực lượng tham mưu trong lực lượng công an nhân dân.

24. Khoa học lãnh đạo chỉ huy        2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức đại cương.

- Nội dung môn học: Khái niệm, đối tượng, phương pháp, nội dung của tâm lý học quản lý; bản chất của tâm lý học quản lý, cấu trúc của hoạt động quản lý, các yếu tố cấu thành của sự lãnh đạo, các kiểu phong cách lãnh đạo, phương pháp lựa chọn quyết định và tổ chức thực hiện quyết định cũng như đặc điểm tâm lý của người chỉ huy.

25. Luật quốc tế         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật

- Nội dung môn học: Hệ thống luật quốc tế; quốc gia trong luật quốc tế; tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế; lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế; quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế và tố tụng dân sự quốc tế.

26. Luật dân sự         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật

- Nội dung môn học: Khái niệm, đặc điểm, phân loại và phân quyền tài sản; căn cứ xác lập và chấm dứt quyền sở hữu, các hình thức sở hữu, khái niệm về quyền thừa kế, thừa kế theo di chúc; thừa kế theo pháp luật và phân chia tài sản. Một số kiến thức cơ bản về hợp đồng; giao kết, thực hiện, các điều kiện đảm bảo giao kết, thực hiện; sửa đổi, chấm dứt hợp đồng dân sự. Những kiến thức lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Khái niệm, đặc điểm của bồi thường thiệt hại; các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; nguyên tắc bồi thường thiệt hại; trách nhiệm liên đới.

27. Luật Hình sự I, II            9 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật.

- Nội dung môn học:

1. Luật Hình sự - Phần chung: Khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự; khái niệm, cấu tạo hiệu lực của luật hình sự; tội phạm, cấu thành tội phạm; khách thể của tội phạm; các giai đoạn thực hiện tội phạm; đồng phạm; những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm của hành vi; khái niệm trách nhiệm hình sự, khái niệm và mục đích của hình phạt; hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp khác; quyết định hình phạt; các chế định có liên quan; trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội.

II. Luật Hình sự - Phần Các tội phạm cụ thể: Bao gồm dấu hiệu pháp lý và đường lối xử lý đối với một số tội phạm xâm phạm ANQG và TTATXH.

28. Luật Tố tụng hình sự I, II          9 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Luật hình sự

- Nội dung môn học:

Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; chứng cứ trong luật tố tụng hình sự; những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự; kiến thức cơ bản về khởi tố, điều tra vụ án hình sự;

Truy tố; xét xử sơ thẩm, xét lại bản án và quyết định của Tòa án; xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật; thủ tục tố tụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên và thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

29. Đại cương một số ngành luật Việt Nam            5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và pháp luật

- Nội dung môn học: Trình bày khái quát các ngành luật Việt Nam, trong đó tập trung vào một số ngành luật chính như: Luật hiến pháp, luật hành chính Nhà nước, luật hình sự, luật tố tụng hình sự, luật dân sự, luật tố tụng dân sự, luậ thôn nhân và gia đình, luật môi trường, tư pháp quốc tế, luật kinh tế…

30. Tâm lý học nghiệp vụ

- Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương và tâm lý học xã hội

- Mục tiêu môn học: Trang bị cho học viên những kiến thức về tâm lý của những hiện tượng quá trình, trạng thái tâm lý trong hoạt động nghiệp vụ; biết vận dụng kiến thức tâm lý vào từng hoạt động nghiệp vụ; vận dụng những tác động tâm lý thích hợp để thực hiện hoạt động nghiệp vụ.

- Nội dung môn học: Tâm lý hoạt động phạm tội; tâm lý hoạt động tội phạm; tâm lý hoạt động trinh sát; tâm lý hoạt động đặc tình.

31. Luật kinh tế quốc tế        4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về luật kinh tế quốc tế, quan hệ tài chính – tiền tệ xuyên quốc gia, thương mại quốc tế, đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ, giải quyết tranh chấp trong quan hệ kinh tế quốc tế.

32. Lịch sử quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại         5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Quy luật vận động, phát triển của những chủ thể của thời đại và quan hệ chính trị thế giới; đường lối chiến lược, phương pháp cách mạng và những bài học của quá trình cách mạng thế giới; Quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền nói chung và quan hệ với Việt Nam nói riêng.

33. Cộng đồng người Việt ở nước ngoài                 2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Tình hình, đặc điểm, tiềm năng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài chống phá Việt Nam.

34. Ngoại ngữ chuyên ngành           6 đvht

Về kỹ năng nghe hiểu chuyên ngành: Nâng cao vốn từ vựng và kỹ năng nghe hiểu các lĩnh vực chuyên ngành để phục vụ cho công tác nghiệp vụ.

Về kỹ năng đọc hiểu liên quan đến chuyên ngành: Bổ sung kiến thức và tăng thực hành rèn luyện kỹ năng đọc hiểu những tài liệu liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn cần thiết để phục vụ công tác nghiệp vụ.

35. Võ thuật Công an nhân dân      8 đvht (240 tiết)

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức đại cương

- Nội dung cơ bản của môn học 2 phần: Phần kỹ thuật (các tư thế chiến đấu trong võ thuật, các động tác kỹ thuật tiến công, các động tác phối hợp chân – tay, các động tác phòng ngừa); phần chiến thuật (những vị trí xung yếu trên cơ thể người, các tình huống bất ngờ, các tình huống gỡ khóa, các tình huống đánh ở tư thế gần và đánh khi địch có vũ khí).

36. Lý luận chung về nghiệp vụ quan hệ Quốc tế              4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức cơ sở ngành và nhóm ngành

- Mục tiêu môn học: Giúp học viên nắm được những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ quan hệ Quốc tế

- Nội dung môn học: Những vấn đề chung như: chức năng, nhiệm vụ, đối tượng, địa bàn, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc hoạt động, phương pháp, phương tiện hoạt động nghiệp vụ quan hệ Quốc tế.

37. Nghiệp vụ quan hệ Quốc tế I                 5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận chung về nghiệp vụ quan hệ Quốc tế

- Mục tiêu môn học: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về công tác điều tra xử lý, xác minh tin nghiệp vụ quan hệ Quốc tế; biết vận dụng nội dung vào quy trình công tác điều tra cơ bản.

- Nội dung môn học: Một số vấn đề về đối tượng, địa bàn, nội dung, phương pháp điều tra cơ bản quan hệ Quốc tế. Đồng thời tổ chức thực hành để học viên nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, biết cách làm điều tra cơ bản trong công tác thực tế.

38. Nghiệp vụ quan hệ Quốc tế II                4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Điều tra cơ bản

- Mục tiêu môn học: Giúp học viên nắm vững lý thuyết và biết cách làm công tác xác minh nghệp vụ trong thực tế.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về công tác xác minh nghiệp vụ, đối tượng, nhiệm vụ, địa bàn, phương pháp và quy trình xác minh nghiệp vụ quan hệ Quốc tế.

39. Nghiệp vụ quan hệ Quốc tế III              5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận chung về công tác tình báo

- Mục tiêu môn học: Trang bị cho học viên những kiến thức chung về công tác Quan hệ có ích trong quan hệ Quốc tế.

- Nội dung môn học: Khái niệm, vị trí vai trò, nguyên tắc chỉ đạo công tác Quan hệ có ích trong quan hệ Quốc tế: Căn cứ, điều kiện tuyển chọn và xây dựng; phương pháp và trình tự xây dựng, tuyển chọn, lãnh đạo và sử dụng.

40. Nghiệp vụ Quan hệ IV                5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận chung về công tác tình báo

- Mục tiêu môn học: Trang bị cho học viên những kiến thức chung về công tác quan hệ có ích; biết thiết lập và sử dụng các quan hệ có ích; huấn luyện cho học viên biết cách tiến hành thiết lập và sử dụng quan hệ có ích.

- Nội dung môn học: Khái niệm, vị trí, tầm quan trọng, nguyên tắc thiết lập và sử dụng quan hệ có ích.

4. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH TÌNH BÁO AN NINH THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ GD&ĐT quản lý chất lượng quá trình đào tạo đại học do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học.

4.1. Chương trình khung ngành Tình báo an ninh được thiết kế theo kiểu đơn ngành. Danh mục các môn học (học phần) tại Mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Các cơ sở đào tạo đại học thuộc ngành Công an bổ sung thêm những môn học (học phần) cần thiết ở cả hai khối kiến thức (giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp) cho phù hợp với mục tiêu đào tạo đối với từng ngành và chuyên ngành; điều kiện cụ thể của từng vùng, miền sao cho khối lượng kiến thức toàn khóa không dưới 270 đvht.

4.2. Quá trình thiết kế chương trình đào tạo cụ thể, về thời lượng các môn học (học phần) quy định trong chương trình khung được cấu trúc và thực hiện theo tỷ lệ:

- Kiến thức giáo dục đại cương: 2/3 lý thuyết; 1/3 tham quan, thực tế, thực hành (trừ giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng có quy định riêng).

- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, nhất là phần kiến thức ngành và chuyên ngành: 1/2 lý thuyết, 1/2 thực hành.

4.3. Phần kiến thức chuyên ngành (nếu có) được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên môn hẹp của ngành Tình báo an ninh. Sự khác biệt nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành không vượt quá giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.

4.4. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) được thiết kế theo hướng lựa chọn những nội dung không thuộc ngành Tình báo an ninh nhưng xét thấy có lợi cho việc nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn cho sinh viên khi tốt nghiệp.

4.5. Bộ Công an hướng dẫn Giám đốc các Học viện, Hiệu trưởng các trường Đại học Công an căn cứ vào chương trình khung này tổ chức xây dựng và ban hành chương trình đào tạo cụ thể để thực hiện trong phạm vi cơ sở đào tạo của mình./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bành Tiến Long

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Điều tra trinh sát an ninh

(Security of Reconnaissance Investigation)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2006/QĐ-BGDĐT

ngày 29 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo cán bộ công an trình độ đại học ngành Điều tra Trinh sát an ninh có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt; có phương pháp tư duy khoa học; có kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp; có sức khỏe tốt sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 270 đơn vị học trình (đvht), chưa kể các nội dung Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).

- Thời gian đào tạo: 5 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu:          90 đvht

(Chưa kể các nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

2.2.1. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu:              180 đvht

Trong đó tối thiểu:

- Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành             52

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)    45

- Kiến thức bổ trợ                              

- Khóa luận tốt nghiệp                                                15

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương:            64 đvht*

TT

Học phần bắt buộc

Số đvht

Ghi chú

1

Triết học Mác – Lênin

6

 

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

5

 

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

 

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

 

5

Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam

3

 

6

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

 

7

Xã hội học

3

 

8

Đạo đức học

2

 

9

Dân tộc học đại cương

2

 

10

Tôn giáo học đại cương

2

 

11

Tâm lý học

5

 

12

Logic hình thức

3

 

13

Tin học cơ sở

5

 

14

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

 

15

Ngoại ngữ

15

 

16

Giáo dục Thể chất

5

 

17

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

 

* Chưa kể học phần 16 và 17

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp      75 đvht

A. Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành      52 đvht

TT

Tên học phần

Số đvht

Ghi chú

18

Lý luận cơ bản về bảo vệ An ninh trật tự

3

 

19

Vận động quần chúng bảo vệ An ninh trật tự

2

 

20

Lý luận nhà nước và pháp luật

3

 

21

Tham mưu tổng hợp trong Công an nhân dân

2

 

22

Khoa học lãnh đạo chỉ huy

2

 

23

Luật Quốc tế

3

 

24

Luật Dân sự

3

 

25

Luật Hình sự (I, II)

9

 

26

Luật Tố tụng hình sự (I, II)

9

 

27

Tội phạm học

3

 

28

Tâm lý học nghiệp vụ

5

 

29

Võ thuật CAND

8

240 tiết

B. Kiến thức ngành               23 đvht

TT

Tên học phần

Số đvht

Ghi chú

30

Lý luận về Nghiệp vụ Điều tra trinh sát An ninh

4

 

31

Nghiệp vụ Điều tra trinh sát An ninh I

4

 

32

Nghiệp vụ Điều tra trinh sát An Ninh II

4

 

33

Nghiệp vụ Điều tra trinh sát an ninh III

5

 

34

Nghiệp vụ Điều tra trinh sát an ninh IV

6

 

3.2. MÔ TẢ NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN BẮT BUỘC

1. Triết học Mác – Lênin      6 đvht            

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin     5 đvht

Nội dung ban hành Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học          4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam           4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam       3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Nội dung môn học: Vị trí, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn học Xây dựng Đảng; học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản; công tác tư tưởng của Đảng; tổ chức cơ sở đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, đội ngũ đảng viên; công tác bảo vệ Đảng.

6. Tư tưởng Hồ Chí Minh    3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Xã hội học 3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

- Nội dung môn học: Những vấn đề cơ bản về đối tượng, nhiệm vụ, chức năng của xã hội học; phương pháp điều tra xã hội học; một số lĩnh vực nghiên cứu về: xã hội học nông thôn, xã hội học đô thị, xã hội học gia đình, xã hội học văn hóa, xã hội học thông tin đại chúng và dư luận xã hội; xã hội học tội phạm.

8. Đạo đức học           2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

- Nội dung môn học: Đối tượng, nhiệm vụ, bản chất, vai trò, chức năng của đạo đức học; các kiểu đạo đức và quan hệ đạo đức với các hình thái ý thức xã hội; các phạm trù cơ bản của đạo đức học; những nguyên tắc đạo đức mới; tính quy luật của hình sự hình thành đạo đức mới và xây dựng đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị trường.

9. Dân tộc học đại cương      2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

- Nội dung môn học: những vấn đề chung về dân tộc; các chủng tộc và mối quan hệ với dân tộc; các ngữ hệ trên thế giới; các tiêu chí và loại hình cộng đồng tộc người; tộc người và quan hệ tộc người; các dân tộc ở Việt Nam; chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

10. Tôn giáo học đại cương              2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

- Nội dung môn học: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu về tín ngưỡng tôn giáo; quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; hệ thống tín ngưỡng các tôn giáo ở Việt Nam; quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước ta đối với tôn giáo và công tác tôn giáo.

11. Tâm lý học           5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

- Nội dung môn học: Tâm lý học đại cương và tâm lý học XH, gồm: Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học; cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lý người; bản chất, chức năng của tâm lý người và phân loại các hiện tượng tâm lý; các quá trình tâm lý; các thuộc tính tâm lý; nhân cách và sự hình thành nhân cách.

Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học xã hội; các hiện tượng tâm lý xã hội phổ biến (tâm trạng xã hội, dư luận xã hội. nhu cầu xã hội…); tâm lý của nhóm, tập thể; tâm lý của đám đông; tâm lý tôn giáo, dân tộc.

12. Logic hình thức   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Lý luận chung về logic hình thức; các quy luật của logic hình thức; các tư duy – khái niệm, phán đoán, suy lý, giả thiết; sự thống nhất giữa phép biện chứng; lý luận nhận thức và logic biện chứng

13. Tin học cơ sở       5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung cơ bản của môn học: Các kiến thức cơ bản, cần thiết về máy tính, các hệ điều hành MS DOS và WINDOWS, soạn thảo văn bản trên máy tính, sử dụng bảng tính Excel, sử dụng các dịch vụ cơ bản của Internet, bảo mật thông tin, phát hiện đột nhập hacker và một số kiến thức cơ bản về lập trình Foxpro, Pascal.

14. Phương pháp nghiên cứu khoa học      2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu, cấu trúc của khoa học luận; khái niệm, phương pháp, phân loại phương pháp luận nghiên cứu khoa học, các phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, hoạt động thông tin khoa học phục vụ nghiên cứu khoa học; phương pháp lựa chọn và thực hiện đề tài khoa học.  

15. Ngoại ngữ Gồm 3 học phần: I, II và III 15 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Ngoại ngữ cơ sở và ngoại ngữ chuyên ngành

Cụ thể:

- Ngoại ngữ cơ sở

Về ngữ âm, ngữ điệu, ngữ pháp: Vai trò của ngữ âm, ngữ điệu đối với việc truyền tải thông tin trong ngôn ngữ giao tiếp với người nước ngoài, hệ thống ngữ pháp cơ bản; chương trình thực hành để nâng cao kỹ năng nhận biết và sử dụng hệ thống ngôn ngữ.

Về ngữ văn cơ bản: Hệ thống từ vựng và các cấu trúc cơ bản vận dụng trong kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Về kỹ năng nghe hiểu cơ bản: Kỹ năng nghe cơ bản và vận dụng ngôn ngữ trong quá trình nghe, hiểu những chủ đề liên quan đến đời sống sinh hoạt, đất nước, con người.

Về kỹ năng đọc hiểu cơ bản: Những kỹ năng cơ bản về đọc hiểu về các lĩnh vực sinh hoạt, đời sống, đất nước, con người.

Về kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ cơ bản: Những kiến thức cơ bản về giao tiếp bằng ngoại ngữ.

Về kỹ năng viết cơ bản: Kỹ năng diễn đạt bằng ngoại ngữ dưới dạng văn bản liên quan đến các chủ đề quan hệ gia đình, quan hệ xã hội và quan hệ công việc.

- Ngoại ngữ chuyên ngành

Về kỹ năng nói liên quan đến chuyên ngành: Kỹ năng trình bày một cách thông thường một vấn đề về lĩnh vực chính trị, nghiệp vụ.

Về kỹ năng nghe hiểu chuyên ngành: vốn từ vựng và kỹ năng nghe hiểu các lĩnh vực chuyên ngành (những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghệp vụ).

Về kỹ năng đọc hiểu liên quan đến chuyên ngành: Trang bị kiến thức và thực hành để rèn luyện kỹ năng đọc hiểu những tài liệu liên quan đến chuyên ngành và thâu tóm được những thông tin cần thiết để phục vụ công tác nghiệp vụ.

16. Giáo dục Thể chất           165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

17. Giáo dục Quốc phòng     3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

18. Lý luận cơ bản về bảo vệ an ninh trật tự          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử Công an nhân dân.

- Nội dung môn học: Lịch sử hình thành và phát triển của đường lối bảo vệ ANTT qua các thời kỳ. Các khái niệm cơ bản, đối tượng, quan điểm, phương châm, nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo của đảng và Nhà nước về bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; lực lượng, biện pháp và mối quan hệ phối hợp trong đấu tranh bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

19. Vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự 2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về quần chúng và vai trò của quần chúng trong bảo vệ an ninh trật tự; phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; công tác vận động quần chúng; hình thức, phương pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng.

20. Lý luận Nhà nước và Pháp luật            3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin.

- Nội dung môn học: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu lý luận Nhà nước và Pháp luật; nguồn gốc, bản chất và kiểu nhà nước; chức năng, hình thức và bộ máy nhà nước, nguồn gốc, bản chất, kiểu pháp luật; chức năng, hình thức của pháp luật, quy phạm pháp luật; quan hệ pháp luật; ý thức pháp luật; thực hiện và áp dụng pháp luật; hành vi pháp luật và trách nhiệm pháp lý. Những kiến thức cơ bản về các kiểu pháp luật trong lịch sử: Pháp luật chiếm hữu nô lệ, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật Xã hội chủ nghĩa; pháp chế Xã hội chủ nghĩa; pháp luật trong kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa; xây dựng, hệ thống hóa và giải thích pháp luật; hệ thống pháp luật Việt Nam.

21. Tham mưu – Tổng hợp trong Công an nhân dân       2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Xây dựng lực lượng Công an nhân dân

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về công tác tham mưu trong lực lượng Công an nhân dân; tổ chức công tác tham mưu – tổng hợp; kỹ thuật soạn thảo và xử lý văn bản; Số vấn đề về hồ sơ trong Công an nhân dân; hệ thống tổ chức cơ quan tham mưu và công tác xây dựng lực lượng tham mưu trong lực lượng công an nhân dân.

22. Khoa học lãnh đạo chỉ huy        2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức đại cương

- Nội dung môn học: Khái niệm, đối tượng, phương pháp, nội dung của tâm lý học quản lý; bản chất của tâm lý học quản lý, cấu trúc hoạt động quản lý, các yếu tố cấu thành của sự lãnh đạo, các kiểu phong cách lãnh đạo, phương pháp lựa chọn quyết định và tổ chức thực hiện quyết định cũng như đặc điểm tâm lý của người chỉ huy.

23. Luật quốc tế         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật.

- Nội dung môn học: Hệ thống luật quốc tế; quốc gia trong luật quốc tế; quyền sơ hữu trong tư pháp quốc tế và tố tụng dân sự quốc tế.

24. Luật dân sự         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật.

- Nội dung môn học: Khái niệm, đặc điểm, phân loại và phân quyền tài sản; căn cứ xác lập và chấm dứt quyền sở hữu, các hình thức sở hữu, khái niệm về quyền thừa kế, thừa kế theo di chúc; thừa kế theo pháp luật và phân chia tài sản. Một số kiến thức cơ bản về hợp đồng; giao kết, thực hiện, các điều kiện đảm bảo giao kết, thực hiện; sửa đổi, chấm dứt hợp đồng dân sự. Những kiến thức lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Khái niệm, đặc điểm của bồi thường thiệt hại; các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; nguyên tắc bồi thường thiệt hại; trách nhiệm liên đới.

25. Luật Hình sự I, II            9 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật.

- Nội dung môn học:

I. Luật Hình sự - Phần chung: Khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự; khái niệm, cấu tạo hiệu lực của luật hình sự; tội phạm, cấu thành tội phạm; khách thể của tội phạm; các giai đoạn thực hiện tội phạm; đồng phạm; những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm của hành vi; khái niệm trách nhiệm hình sự, khái niệm và mục đích của hình phạt; hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp khác; quyết định hình phạt; các chế định có liên quan; trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội.

II. Luật hình sự - Phần Các tội phạm cụ thể: Bao gồm dấu hiệu pháp lý và đường lối xử lý đối với một số tội phạm xâm phạm ANQG và TTATXH.

26. Luật Tố tụng hình sự I, II          9 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Luật hình sự

- Nội dung môn học:

Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; chứng cứ trong luật tố tụng hình sự; những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự; kiến thức cơ bản về khởi tố, điều tra vụ án hình sự;

Truy tố; xét xử sơ thẩm, xét lại bản án và quyết định của Tòa án; xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật; thủ tục tố tụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên và thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữ bệnh.

27. Tội phạm học       3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức đại cương

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về tình hình tội phạm; nghiên cứu tình hình tội phạm; nguyên nhân, điều kiện của tình ình tội phạm và tội phạm cụ thể; nhân thân người phạm tội; phòng ngừa đối với tình hình tội phạm và tội phạm cụ thể; dự báo tình hình tội phạm.

28. Luật quốc tế (Công pháp và tư pháp quốc tế):    4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận nhà nước và pháp luật

- Nội dung môn học: Hệ thống luật quốc tế; những nội dung về hệ thống luật quốc tế; quốc gia trong luật quốc tế, những kiến thức chung về tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế; lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế; quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế và tố tụng dân sự quốc tế.

29. Tâm lý học nghiệp vụ     5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương và tâm lý học xã hội

- Nội dung môn học: Tâm lý hoạt động trinh sát; tâm lý hoạt động điều tra trinh sát, xử lý tình huống nghiệp vụ; vận dụng những tác động tâm lý trong hoạt động nghiệp vụ.

30. Võ thuật Công an nhân dân      8 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Gồm 2 phần (Phần kỹ thuật và phần chiến thuật).

Phần kỹ thuật bao gồm những nội dung: Các tư thế chiến đấu trong võ thuật; các động tác kỹ thuật tiến công; các động tác phối hợp chân – tay; các động tác phòng ngừa;

Phần chiến thuật bao gồm: Những vị trí xung yếu trên cơ thể con người; các tình huống bất ngờ; các tình huống gỡ khóa, các tình huống đánh ở tư thế gần và đánh khi địch có vũ khí.

31. Lý luận chung về Điều tra trinh sát an ninh    4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức ngành cơ sở của nhóm ngành và ngành.

- Nội dung môn học: Khái niệm về các hoạt động xâm phạm ANQG; nhiệm vụ của cơ quan an ninh; quan điểm chỉ đạo, phương châm, nguyên tắc và lịch sử khái quát; hệ thống tổ chức và chiến thuật đấu tranh chống các loại hoạt động này.

32. Nghiệp vụ điều tra trinh sát an ninh I  4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Điều tra cơ bản, mạng lưới bí mật;

- Nội dung môn học: Khái niệm, vị trí, tác dụng của dự báo nghiệp vụ; nội dung (cấu trúc) của dự báo nghiệp vụ; quy trình tiến hành dự báo nghiệp vụ.

33. Nghiệp vụ điều tra trinh sát an ninh II             4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức ngành cơ sở của nhóm ngành và ngành

- Nội dung môn học: Khái niệm và những nguyên tắc trong công tác quản lý. Tổ chức quản lý và chỉ huy một đơn vị nghiệp vụ an ninh; chức năng, nhiệm vụ và những hoạt động chủ yếu của lãnh đạo trong quá trình quản lý, chỉ huy đơn vị nghiệp vụ trinh sát An ninh.

34. Nghiệp vụ điều tra trinh sát an ninh III            5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức cơ sở của nhóm ngành

- Nội dung môn học: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về công tác điều tra trinh sát ANIII; biết vận dụng nội dung vào quy trình công tác điều tra trinh sát An ninh III. Nội dung gồm: Khái niệm, vị trí, mục đích, đối tượng công tác điều tra trinh sát an ninh; nội dung, đối tượng và quy trình tiến hành công tác điều tra điều tra trinh sát III.

35. Nhiệm vụ điều tra trinh sát an ninh IV             6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Điều tra cơ bản

- Nội dung môn học: Khái niệm, mục đích, yêu cầu của công tác nghiệp vụ điều tra trinh sát An ninh IV; đối tượng kiểm tra nghiệp vụ; các hoạt động xác lập, xác minh và kết thúc nghiệp vụ điều tra trinh sát An ninh IV.

4. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH ĐIỀU TRA TRINH SÁT AN NINH THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ GD&ĐT quản lý chất lượng quá trình đào tạo đại học do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học.

4.1 Chương trình khung ngành Điều tra Trinh sát An ninh được thiết kế theo kiểu đơn ngành. Danh mục các môn học (học phần) Mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. các cơ sở đào tạo đại học thuộc ngành Công an bổ sung thêm những môn học (học phần) cần thiết ở cả hai khối kiến thức (giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp) cho phù hợp với mục tiêu đào tạo đối với từng ngành và chuyên ngành; điều kiện cụ thể của từng vùng, miễn sao cho khối lượng kiến thức toàn khóa không dưới 270 đvht.

4.2. Quá trình thiết kế chương trình đào tạo cụ thể, về thời lượng các môn học (học phần) quy định trong chương trình khung được cấu trúc và thực hiện theo tỷ lệ:

- Kiến thức giáo dục đại cương: 2/3 lý thuyết; 1/3 tham quan, thực tế, thực hành (trừ giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng có quy định riêng).

- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, nhất là phần kiến thức ngành và chuyên ngành: 1/2 lý thuyết, 1/2 thực hành.

4.3. Phần kiến thức chuyên ngành (nếu có) được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên môn hẹp của ngành Điều tra trinh sát an ninh. Sự khác biệt nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành không vượt quá giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.

4.4. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) được thiết kế theo hướng lựa chọn những nội dung không thuộc ngành Điều tra trinh sát an ninh nhưng xét thấy có lợi cho việc nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn cho sinh viên khi tốt nghiệp.

4.5. Bộ Công an hướng dẫn Giám đốc các Học viện, Hiệu trưởng các trường Đại học Công an căn cứ vào chương trình khung này tổ chức xây dựng và ban hành chương trình đào tạo cụ thể để thực hiện trong vi phạm cơ sở đào tạo của mình./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Bành Tiến Long


 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Quản lý hành lý hành chính về trật tự xã hội

(Administration Management of Public Orders)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2006/QĐ-BGDĐT

ngày 29 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo cán bộ công an trình độ đại học ngành Quản lý hành chính về trật tự xã hội, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có phương pháp tư duy khoa học, có trình độ, năng lực nghiệp vụ chuyên môn sức khỏe tốt, sẵn sàng đảm nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 270 đơn vị học trình (đvht), chưa kể các nội dung Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).

- Thời gian đào tạo: 5 năm.

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu:          90 đvht

(Chưa kể các nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng)

2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu: 180 đvht

Trong đó tối thiểu:

- Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành             59

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)    45

- Kiến thức bổ trợ      

- Khóa luận tốt nghiệp                                                15

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương:            63 đvht*

TT

Tên học phần

Số đvht

Ghi chú

1

Triết học Mác – Lênin

6

 

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

5

 

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

 

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

 

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

 

6

Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam

3

 

7

Tâm lý học đại cương và tâm lý học xã hội

5

 

8

Đạo đức học

2

 

9

Xã hội học

3

 

10

Tin học cơ sở

5

 

11

Gôgic hình thức

3

 

12

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

 

13

Ngoại ngữ

15

 

14

Môi trường và bảo vệ môi trường

3

 

15

Giáo dục Thể chất

5

 

16

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

 

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                  91 đvht

A. Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành      59 đvht

TT

Tên học phần

Số đvht

Ghi chú

17

Lý luận cơ bản về bảo vệ an ninh trật tự

3

 

18

Vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự

2

 

19

Lý luận Nhà nước và Pháp luật

3

 

20

Tham mưu tổng hợp trong Công an nhân dân

2

 

21

Khoa học lãnh đạo chỉ huy

2

 

22

Luật Quốc tế

3

 

23

Luật Dân sự

3

 

24

Luật Hình sự (I, II)

9

 

25

Luật Tố tụng hình sự (I, II)

9

 

26

Phòng, chống và kiểm soát ma túy

3

 

27

Luật Nhà nước, Luật tổ chức Viện kiểm sát, Tòa án

3

 

28

Luật Hành chính

3

 

29

Luật Kinh tế

3

 

30

Lý luận chung về Khoa học Điều tra hình sự

3

 

31

Võ thuật Công an nhân dân

8

240 tiết

B. Kiến thức ngành   32 đvht

TT

Tên học phần

Số đvht

Ghi chú

32

Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước

3

 

33

Những vấn đề cơ bản quản lý hành chính về an ninh trật tự

2

 

34

Những vấn đề cơ bản về quản lý trật tự công cộng và đô thị

3

 

35

Kỹ thuật nghiệp vụ quản lý trật tự xã hội

2

 

36

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự

3

 

37

Một số vấn đề về kỹ thuật hình sự

3

 

38

Tổ chức và hoạt động của Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội

3

 

39

Công tác cấp phát, quản lý chứng minh nhân dân và giấy tờ đi lại khác của công dân

4

 

40

Một số hoạt động điều tra của Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội

4

 

41

Tuần tra kiểm soát giao thông và xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông

5

 

3.2. MÔ TẢ NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN BẮT BUỘC:

1. Triết học Mác – Lênin      6 đvht

Nội dung ban hành Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin     5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học          4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam           4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh    3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởn Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam       3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung môn học: Vị trí, đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn học Xây dựng Đảng; học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản; công tác tư tưởng của Đảng; tổ chức cơ sở đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, đội ngũ đảng viên; công tác bảo vệ Đảng.

7. Tâm lý học đại cương và tâm lý học xã hội        5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

- Nội dung môn học: Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học; cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lý người; bản chất, chức năng của tâm lý người và phân loại các hiện tượng tâm lý; các quá trình tâm lý; các thuộc tính tâm lý; nhân cách và sự hình thành nhân cách.

Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học xã hội; các hiện tượng tâm lý xã hội phổ biến (tâm trạng xã hội, dư luận xã hội, nhu cầu xã hội…), tâm lý của nhóm, tập thể; tâm lý của đám đông; dư luận xã hội; tâm lý tôn giáo, dân tộc.

8. Đạo đức học           2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

- Nội dung môn học: Đối tượng, nhiệm vụ, bản chất, vai trò, chức năng của đạo đức học; các kiểu đạo đức và quan hệ đạo đức với các hình thái ý thức xã hội; các phạm trù cơ bản của đạo đức học; những nguyên tắc đạo đức mới; tính quy luật của sự hình thành đạo đức mới và xây dựng đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị trường.

9. Xã hội học 3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

- Nội dung môn học: Đối tượng, nhiệm vụ, chức năng của xã hội học; phương pháp điều tra xã hội học; một số lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học (xã hội học nông thôn, xã hội học đô thị, xã hội học gia đình, xã hội học văn hóa, xã hội học thông tin đại chúng và dư luận xã hội, xã hội học tội phạm).

10. Tin học cơ sở       5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Một số kiến thức chung về máy tính; các hệ điều hành MS – DOS và WINDOWS; soạn thảo văn bản trên máy tính; sử dụng bảng tính EXCEL; sử dụng các dịch vụ cơ bản của Internet; bảo mật thông tin; phát hiện đột nhập Hacker.

11. Lôgíc hình thức   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học, bao gồm: Lý luận chung về logic hình thức và những phép toán; phương hướng vận dụng lôgíc hình thức vào thực tiễn cuộc sống và công tác.

12. Phương pháp nghiên cứu khoa học      2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu, cấu trúc của khoa học luận; khái niệm, phương pháp, phân loại phương pháp luận nghiên cứu khoa học, các phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, hoạt động thông tin khoa học phục vụ nghiên cứu khoa học; phương pháp lựa chọn và thực hiện một đề tài khoa học.

13. Ngoại ngữ            15 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Ngoại ngữ cơ sở và ngoại ngữ chuyên ngành. Cụ thể:

- Ngoại ngữ cơ sở

Về ngữ âm, ngữ điệu, ngữ pháp: Vai trò của ngữ âm, ngữ điệu đối với việc truyền tải thông tin trong ngôn ngữ giao tiếp với người nước ngoài; hệ thống ngữ pháp cơ bản; chương trình thực hành để nâng cao nhận biết và sử dụng hệ thống ngôn ngữ.

Về ngữ văn cơ bản: Hệ thống từ vựng và các cấu trúc cơ bản vận dụng trong kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Về kỹ năng nghe hiểu cơ bản: Kỹ năng nghe cơ bản và vận dụng ngôn ngữ trong quá trình nghe, hiểu những chủ đề liên quan đến đời sống sinh hoạt, đất nước, con người.

Về kỹ năng đọc hiểu cơ bản: Những kỹ năng cơ bản về đọc hiểu về các lĩnh vực sinh hoạt, đời sống, đất nước, con người.

Về kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ cơ bản: Những kiến thức cơ bản về giao tiếp bằng ngoại ngữ.

Về kỹ năng viết cơ bản: Kỹ năng diễn đạt bằng ngoại ngữ dưới dạng văn bản liên quan đến các chủ đề quan hệ gia đình, quan hệ xã hội và quan hệ công việc.

- Ngoại ngữ chuyên ngành

Về kỹ năng nói liên quan đến chuyên ngành: Kỹ năng trình bày một cách thông thường một vấn đề về lĩnh vực chính trị, nghiệp vụ.

Về kỹ năng nghe hiểu chuyên ngành: vốn từ vựng và kỹ năng nghe hiểu các lĩnh vực chuyên ngành (những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiệp vụ).

Về kỹ năng đọc hiểu liên quan đến chuyên ngành: Trang bị kiến thức và thực hành để rèn luyện kỹ năng đọc hiểu những tài liệu liên quan đến chuyên ngành và thâu tóm được những thông tin cần thiết để phục vụ công tác nghiệp vụ.

14. Môi trường và bảo vệ môi trường         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Những kiến thức cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường; an ninh môi trường và trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân; vấn đề tài nguyên môi trường trong An ninh quốc gia và quốc tế hiện nay, đấu tranh phòng, chống tội phạm môi trường.

15. Giáo dục Thể chất           5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

16. Giáo dục quốc phòng:    165 tiết

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

17. Lý luận cơ bản về bảo vệ an ninh trật tự          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử Công an nhân dân.

- Nội dung môn học: Lịch sử hình thành và phát triển của đường lối bảo vệ ANTT qua các thời kỳ. Các khái niệm cơ bản, đối tượng, quan điểm, phương châm, nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo của Đảng và nhà nước về bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; lực lượng, biện pháp và mối quan hệ phối hợp trong đấu tranh bảo vệ An ninh quốc gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

18. Vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự 2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ An ninh quốc gia và giữa gìn trật tự an toàn xã hội.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về quần chúng và vai trò của quần chúng trong bảo vệ an ninh trật tự; phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; công tác vận động quần chúng; hình thức, phương pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng.

19. Lý luận Nhà nước và Pháp luật            3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

- Nội dung môn học: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu lý luận Nhà nước và Pháp luật; nguồn gốc, bản chất và kiểu nhà nước; chức năng, hình thức và bộ máy nhà nước, nguồn gốc, bản chất, kiểu pháp luật; chức năng, hình thức của pháp luật, quy phạm pháp luật; quan hệ pháp luật, ý thức pháp luật; thực hiện và áp dụng pháp luật; hành vi pháp luật và trách nhiệm pháp lý. Những kiến thức cơ bản về các kiểu pháp luật trong lịch sử: Pháp luật chiếm hữu nô lệ, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật Xã hội chủ nghĩa; pháp chế Xã hội chủ nghĩa; pháp luật trong kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa; xây dựng, hệ thống hóa và giải thích pháp luật; hệ thống pháp luật Việt Nam

20. Tham mưu – Tổng hợp trong Công an nhân dân       2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Xây dựng lực lượng Công an nhân dân.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về công tác tham mưu trong lực lượng Công an nhân dân; tổ chức công tác tham mưu – tổng hợp; kỹ thuật soạn thảo và xử lý văn bản; Số vấn đề về hồ sơ trong Công an nhân dân; hệ thống tổ chức cơ quan tham mưu và công tác xây dựng lực lượng tham mưu trong lực lượng công an nhân dân.

21. Khoa học lãnh đạo chỉ huy        2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức đại cương

- Nội dung môn học: Khái niệm, đối tượng, phương pháp, nội dung của tâm lý học quản lý; bản chất của tâm lý học quản lý, cấu trúc của hoạt động quản lý, các yếu tố cấu thành của sự lãnh đạo, các kiểu phong cách lãnh đạo, phương pháp lựa chọn quyết định và tổ chức thực hiện quyết định cũng như đặc điểm tâm lý của người chỉ huy.

22. Luật quốc tế         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật

- Nội dung môn học: Hệ thống luật quốc tế; quốc gia trong luật quốc tế; tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế; lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế; quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế và tố tụng dân sự quốc tế.

23. Luật dân sự         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật

- Nội dung môn học: Hệ thống luật quốc tế; quốc gia trong luật quốc tế; tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế; lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế; quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế và tố tụng dân sự quốc tế.

23. Luật dân sự         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật

- Nội dung môn học: Khái niệm, đặc điểm, phân loại và phân quyền tài sản; căn cứ xác lập và chấm dứt quyền sở hữu, các hình thức sở hữu, khái niệm về quyền thừa kế, thừa kế theo di chúc; thừa kế theo pháp luật và phân chia tài sản. Một số kiến thức cơ bản về hợp đồng; giao kết, thực hiện, các điều kiện đảm bảo giao kết, thực hiện; sửa đổi, chấm dứt hợp đồng dân sự. Những kiến thức lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Khái niệm, đặc điểm của bồi thường thiệt hại; các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; nguyên tắc bồi thường thiệt hại; trách nhiệm liên đới.

24. Luật Hình sự I, II            9 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật.

- Nội dung môn học:

I. Luật Hình sự - Phần chung: Khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự; khái niệm, cấu tạo hiệu lực của luật hình sự; tội phạm, cấu thành tội phạm; khách thể của tội phạm; các giai đoạn thực hiện tội phạm; đồng phạm; những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm của hành vi; khái niệm trách nhiệm hình sự, khái niệm và mục đích của hình phạt; hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp khác; quyết định hình phạt; các chế định có liên quan; trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội.

II. Luật hình sự - Phần các tội phạm cụ thể: Bao gồm dấu hiệu pháp lý và đường lối xử lý đối với một số tội phạm xâm phạm ANQG và TTATXH.

25. Luật Tố tụng hình sự I, II          9 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Luật hình sự

- Nội dung môn học:

Khái niệm, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; chứng cứ trong luật tố tụng hình sự; những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự; kiến thức cơ bản về khởi tố, điều tra vụ án hình sự.

Truy tố; xét xử sơ thẩm, xét lại bản án và quyết định của Tòa án; xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật; thủ tục tố tụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên và thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữ bệnh.

26. Phòng, chống và kiểm soát ma túy        3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức đại cương

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về ma túy; một số vấn đề cơ bản về phòng chống và kiểm soát ma túy; đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy.

27. Luật Nhà nước, Luật tổ chức Viện Kiềm sát, Tòa án                         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật

- Nội dung môn học: Khoa họcv luật nhà nước và ngành luật nhà nước; Hiến pháp; Luật Tòa án nhân dân; Luật Viện Kiểm sát nhân dân;

28. Luật hành chính              3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật

- Nội dung môn học: Quản lý, quản lý nhà nước; khái niệm Luật hành chính, khoa học luật hành chính; quản lý nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chủ thể luật hành chính; các hình, phương pháp quản lý nhà nước; đảm bảo pháp chế, kỷ luật trong quản lý nhà nước; một số quy phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý trật tự, an toàn xã hội.

29. Luật kinh tế         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật

- Nội dung môn học: Những vấn đề lý luận chung về luật kinh tế Việt Nam; địa vị pháp lý của các loại doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; trọng tài kinh tế.

30. Lý luận chung về Khoa học điều tra hình sự               3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Luật tố tụng hình sự

- Nội dung môn học: Đối tượng, phương pháp, hệ thống và quá trình hình thành, phát triển của khoa học điều tra hình sự; tổ chức cơ quan điều tra hình sự; công tác chỉ đạo, phân công phân cấp mối quan hệ giữa các lực lượng tham gia hoạt động điều tra.

31. Võ thuật Công an nhân dân      8 đvht (240 tiết)

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức đại cương

- Nội dung cơ bản của môn học 2 phần: Phần kỹ thuật (các tư thế chiến đấu trong võ thuật, các động tác kỹ thuật tiến công, các động tác phối hợp chân – tay, các động tác phòng ngừa); phần chiến thuật (những vị trí xung yếu trên cơ thể người, các tình huống bất ngờ, các tình huống gỡ khóa, các tình huống đánh ở tư thế gần và đánh khi địch có vũ khí).

32. Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận nhà nước và pháp luật, Luật tổ chức Nhà nước, Luật tổ chức Viện Kiểm sát, Tòa án, Luật hành chính.

- Nội dung cơ bản của môn học: Khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý xã hội, quản lý nhà nước, quản lý hành chính nhà nước; các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước, cải cách hành chính nhà nước, nội dung, công cụ, hình thức, quy trình, phương pháp quản lý hành chính nhà nước; quyết định quản lý hành chính nhà nước; văn bản quản lý hành chính nhà nước.

33. Những vấn đề cơ bản quản lý hành chính về an ninh trật tự             2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước

- Nội dung môn học: Những vấn đề lý luận cơ bản về an ninh trật tự; quan điểm của Đảng và Nhà nước về an ninh trật tự; nội dung quản lý hành chính về an ninh quốc gia, về trật tự an toàn xã hội.

34. Những vấn đề cơ bản về quản lý trật tự công cộng và đô thị             3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những vấn đề cơ bản quản lý hành chính về an ninh trật tự.

- Nội dung môn học: Khái niệm, vị trí, tác dụng của quản lý trật tự công cộng và đô thị; nội dung, yêu cầu quản lý trật tự công cộng và đô thị; phương pháp tổ chức quản lý trật tự công cộng và đô thị; phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp các lực lượng trong và ngoài ngành về quản lý trật tự công cộng và đô thị.

35. Kỹ thuật nghiệp vụ quản lý hành chính           2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước.

- Nội dung môn học: Những quan niệm chung về kỹ thuật nghiệp vụ hành chính, kỹ thuật tổ chức công việc trong cơ quan hành chính nhà nước; khái niệm, ý nghĩa của thủ tục hành chính, các loại thủ tục hành chính, các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính, cách thức tiến hành thủ tục hành chính, vấn đề cải cách thủ tục hành chính; vận dụng kiến thức hành chính Nhà nước vào lĩnh vực an ninh trật tự.

36. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự       3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật hành chính.

- Nội dung cơ bản của môn học: Các khái niệm cơ bản, vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính, sự khác nhau vi phạm hành chính với vi phạm pháp luật hình sự, vai trò của xử lý hành chính, nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính, các hình thức xử lý hành chính, trình tự thủ tục, các bước trong vi phạm hành chính, phương pháp và thẩm quyền trong xử lý vi phạm hành chính về an ninh trật tự, một số Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt, xử lý hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự…

37. Một số vấn đề về kỹ thuật hình sự         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở ngành và nhóm ngành.

- Nội dung môn học: Nhận thức cơ bản về kỹ thuật hình sự; truy nguyên hình sự; giám định kỹ thuật hình sự; ảnh hình sự; dấu vết pháp lý; pháp y.

38. Tổ chức và hoạt động của Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội    3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở ngành và nhóm ngành.

- Nội dung môn học: Chức năng, nhiệm vụ, hệ thống tổ chức và hoạt động của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

39. Công các cấp pháp, quản lý chứng minh nhân dân và giấy tờ đi lại khác của công dân

4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Quản lý cư trú đối với công dân

- Nội dung môn học: Nhận thức về giấy chứng minh nhân dân; cấp và quản lý giấy chứng minh nhân dân; vai trò, mục đích của việc cấp, quản lý giấy chứng minh nhân dân; đối tượng, thủ tục, nội dung, quy trình và phương pháp cấp và quản lý giấy chứng minh nhân dân; nội dung cấp pháp và quản lý các loại giấy tờ đi lại khác đối với công dân.

40. Một số hoạt động điều tra của Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội

4 đvht

- Điều kiện: Tổ chức và hoạt động của Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về chiến thuật điều tra; sự tham gia vào một số hoạt động điều tra của Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (điều tra tại hiện trường, bắt, khám xét, thu giữ, bảo quản vật chứng, hỏi cung bị can, lấy lời khai…).

41. Tuần tra kiểm soát giao thông và xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông

5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tổ chức và hoạt động của lực lượng Cảnh sát giao thông

- Nội dung môn học: Khái niệm, vị trí, đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ cơ bản của hoạt động tuần tra kiểm soát giao thông; quyền hạn và mối quan hệ phối hợp lực lượng trong tổ chức tiến hành hoạt động tuần tra kiểm soát giao thông; đội hình tuần tra; nội dung, phương pháp, chiến thuật tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ, đường thủy đồng thời biết sử dụng thành thục các trang thiết bị kỹ thuật cơ bản được trang bị; thẩm quyền, trình tự thủ tục quan hệ phối hợp lực lượng các chiến thuật tiến hành xử lý vi phạm hành chính về tuần tra kiểm soát giao thông của Cảnh sát giao thông.

4. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI VÀ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung ngành Quản lý hành chính về trật tự xã hội được thiết kế theo kiểu đơn ngành. Danh mục các môn học (học phần) tại Mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Các cơ sở đào tạo đại học thuộc ngành Công an bổ sung thêm những môn học (học phần) cần thiết ở cả hai khối kiến thức (giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp) cho phù hợp với mục tiêu đào tạo đối với từng ngành và chuyên ngành; điều kiện cụ thể của từng vùng, miền sao cho khối lượng kiến thức toàn khóa không dưới 270 đvht.

4.2. Quá trình thiết kế chương trình đào tạo cụ thể, về thời lượng các môn học (học phần) quy định trong chương trình khung được cấu trúc và thực hiện theo tỷ lệ:

- Kiến thức giáo dục đại cương: 2/3 lý thuyết; 1/3 tham quan, thực tế, thực hành (trừ giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng có quy định riêng).

- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, nhất là phần kiến thức ngành và chuyên ngành: 1/2 lý thuyết, 1/2 thực hành.

4.3. Phần kiến thức chuyên ngành được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên môn hẹp của ngành Quản lý hành chính về trật tự xạ hội. Sự khác biệt nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành không vượt quá thời hạn 20% kiến thức chung của ngành.

4.4. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) được thiết kế theo hướng lựa chọn những nội dung không thuộc ngành Quản lý hành chính về trật tự xã hội nhưng xét thấy có lợi cho việc nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn cho sinh viên khi tốt nghiệp.

4.5. Bộ Công an hướng dẫn Giám đốc các Học viên, Hiệu trưởng các trường Đại học Công an căn cứ vào chương trình khung này tổ chức xây dựng và ban hành chương trình đào tạo cụ thể để thực hiện trong phạm vi cơ sở đào tạo của mình./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Bành Tiến Long


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ

ĐÀO TẠO

*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Kỹ thuật hình sự (Science of Criminal techniques)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2006/QĐ-BGDĐT

ngày 29 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo cán bộ công an trình độ đại học ngành Kỹ thuật hình sự có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có phương pháp tư duy khoa học, có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ Kỹ thuật Hình sự và sức khỏe tốt, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1 Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 270 đơn vị học trình (đvht), chưa kể các nội dung Giáo dục thể chết (5 đvht)

- Thời gian đào tạo: 5 năm.

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu:

90 đvht

(Chưa kể các nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng)

2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

180 đvht

Trong đó tối thiểu:

- Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành

49

- Kiến thức ngành (cả kiến thức chuyên ngành)

46

- Kiến thức bổ trợ

 

- Khóa luận tốt nghiệp

15

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương:            59 đvht*

TT

Tên học phần

Số đvht

Ghi chú

1

Triết học Mác – Lênin

6

 

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

5

 

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

 

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

 

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

 

6

Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam

3

 

7

Đạo đức học

2

 

8

Xã hội học

3

 

9

Tin học cơ sở

6

 

10

Lôgic hình thức

3

 

11

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

 

12

Môi trường và bảo vệ môi trường

3

 

13

Ngoại ngữ

15

 

14

Giáo dục Thể chất

5

 

15

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

 

* Chưa kể các học phần 14 và 15

3.1.2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp       95 đvht

A. Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành      49 đvht

TT

Tên học phần

Số đvht

Ghi chú

16

Lý luận cơ bản về bảo vệ An ninh trật tự

3

 

17

Vận động quần chúng bảo vệ An ninh trật tự

2

 

18

Lý luận nhà nước pháp luật

3

 

19

Tham mưu tổng hợp trong Công an nhân dân

2

 

20

Khoa học lãnh đạo chỉ huy

2

 

21

Luật Quốc tế

3

 

22

Luật Dân sự

3

 

23

Luật Hình sự (I, II)

9

 

24

Luật Tố tụng hình sự (I, II)

9

 

25

Phòng, chống và kiểm soát ma túy

3

 

26

Lý luận chung về Khoa học điều tra hình sự

3

 

27

Võ thuật Công an nhân dân

8

240 tiết

B. Kiến thức ngành: 46 đvht

TT

Tên học phần

Số đvht

Ghi chú

28

Lý luận chung về khám nghiệp hiện trường

2

 

29

Khám nghiệm hiện trường

4

 

30

Nhiếp ảnh hình sự

4

 

31

Nghiên cứu đặc điểm dạng người

3

 

32

Giám định tài liệu

3

 

33

Giám định ma túy

3

 

34

Lý luận chung về dấu vết hình sự

3

 

35

Dấu vết hình sự truyền thống

4

 

36

Dấu vết cháy nổ và sự cố kỹ thuật

4

 

37

Dấu vết hóa pháp lý

4

 

38

Dấu vết sinh pháp lý

4

 

39

Tàng thu vân tay

4

 

40

Pháp y hình sự

4

 

3.2. MÔ TẢ NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN BẤT BUỘC

1. Triết học Mác – Lênin      6 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin     5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học          4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam           4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/200/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh    3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

6. Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam       3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Nội dung môn học: Vị trí, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn học Xây dựng Đảng; học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản; công tác tư tưởng của Đảng; tổ chức cơ sở đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, đội ngũ đảng viên; công tác bảo vệ Đảng.

7. Đạo đức học           2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

- Nội dung môn học: Đối tượng, nhiệm vụ, bản chất, vai trò, chức năng của đạo đức học; các kiểu đạo đức và quan hệ đạo đức với các hình thái ý thức xã hội; các phạm trù cơ bản của đạo đức học; những nguyên tắc đạo đức mới; tính quy luật của sự hình thành đạo đức mới và xây dựng đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị trường.

8. Xã hội học              3 đvht  

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

- Nội dung môn học: Đối tượng, nhiệm vụ, chức năng của xã hội học; phương pháp điều tra  xã hội học; một số lĩnh vực nghiên cứu của  xã hội học (xã hội học nông thôn, xã hội học đô thị,  xã hội học gia đình,  xã hội học văn hóa,  xã hội học thông tin đại chúng và dư luận xã hội,  xã hội học tội phạm).

9. Tin học cơ sở         6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Một số kiến thức chung về máy tính; các hệ điều hành MS – DOS và WINDOWS; soạn thảo văn bản trên máy tính; sử dụng bảng tính EXCEL; sử dụng các dịch vụ cơ bản của Internet; bảo mật thông tin; phát hiện đột nhập Hacker…

10. Logic hình thức   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Lý luận chung về logic hình thức và những phép toán; phương hướng vận dụng logic hình thức vào thực tiễn cuộc sống và công tác.

11. Phương pháp nghiên cứu khoa học      2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu, cấu trúc của khoa học luận; khái niệm, phương pháp, phân loại phương pháp luận nghiên cứu khoa học, cácv phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, hoạt động thông tin khoa học phục vụ nghiên cứu khoa học; phương pháp lựa chọn và thực hiện một đề tài khoa học.

12. Môi trường và bảo vệ môi trường         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Những kiến thức cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường; an ninh môi trường và trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân; vấn đề tài nguyên môi trường trong An ninh quốc gia và quốc tế hiện nay, đấu tranh phòng, chống tội phạm môi trường.

13. Ngoại ngữ (Gồm 3 phần: I, II và III)      15 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Ngoại ngữ cơ sở và ngoại ngữ chuyên ngành

Cụ thể:

- Ngoại ngữ cơ sở

Về ngữ âm, ngữ điệu, ngữ pháp: Vai trò của ngữ âm, ngữ điệu đối với việc truyền tải thông tin trong ngôn ngữ giao tiếp với người nước ngoài; hệ thống ngữ pháp cơ bản; chương trình thực hành để nâng cao kỹ năng nhận biết và sử dụng hệ thống ngôn ngữ.

Về ngữ văn cơ bản: Hệ thống từ vựng và cấu trúc cơ bản vận dụng trong kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Về kỹ năng nghe hiểu cơ bản: Kỹ năng nghe cơ bản và vận dụng ngôn ngữ trong quá trình nghe, hiểu những chủ đề liên quan đến đời sống sinh hoạt, đất nước, con người.

Về kỹ năng đọc hiểu cơ bản: Những kỹ năng cơ bản về đọc hiểu về các lĩnh vực sinh hoạt, đời sống, đất nước, con người.

Về kỹ năng viết cơ bản: Kỹ năng diễn đạt bằng ngoại ngữ dưới dạng văn bản liên quan đến các chủ đề quan hệ gia đình, quan hệ xã hội và quan hệ công việc.

- Ngoại ngữ chuyên ngành

Về kỹ năng nói liên quan đến chuyên ngành: Khả năng trình bày một cách thông thường một vấn đề về lĩnh vực chính trị, nghiệp vụ.

Về kỹ năng nghe hiểu chuyên ngành: vốn từ vựng và kỹ năng nghe hiểu các lĩnh vực chuyên ngành (những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiệp vụ).

Về kỹ năng đọc hiểu liên quan đến chuyên ngành: Trang bị kiến thức và thực hành để rèn luyện kỹ năng đọc hiểu những tài liệu liên quan đến chuyên ngành và thâu tóm được những thông tin cần thiết để phục vụ công tác nghiệp vụ.

14. Giáo dục Thể chất           5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

15. Giáo dục quốc phòng      165 tiết

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

16. Lý luận cơ bản về bảo vệ an ninh trật tự

- Điều kiện tiên quyết: Các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử Công an nhân dân.

- Nội dung môn học: Lịch sử hình thành và phát triển của đường lối bảo vệ ANTT qua các thời kỳ. Các khái niệm cơ bản, đối tượng, quan điểm, phương châm, nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; lực lượng, biện pháp và mối quan hệ phối hợp trong đấu tranh bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội;

17. Vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự              2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về quần chúng và vai trò của quần chúng trong bảo vệ an ninh trật tự; phát triển quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; công tác vận động quần chúng; hình thức, phương pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng.

18. Lý luận Nhà nước và Pháp luật            3 đvht

- Điều kiện tiên quyết:Triết học Mác – Lênin

- Nội dung môn học: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu lý luận Nhà nước và Pháp luật; nguồn gốc, bản chất và kiểu nhà nước; chức năng, hình thức và bộ máy nhà nước, nguồn gốc, bản chất, kiểu pháp luật; chức năng, hình thức của pháp luật, quy phạm pháp luật; quan hệ pháp luật; ý thức pháp luật; thực hiện và áp dụng pháp luật; hành vi pháp luật và trách nhiệm pháp lý. Những kiến thức cơ bản về các kiểu pháp luật trong lịch sử: Pháp luật chiếm hữu nô lệ, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật Xã hội chủ nghĩa; pháp chế Xã hội chủ nghĩa; pháp luật trong kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa; xây dựng, hệ thống hóa và giải thích pháp luật; hệ thống pháp luật Việt Nam.

19. Tham mưu – tổng hợp trong Công an nhân dân         2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Xây dựng lực lượng Công an nhân dân.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về công tác tham mưu trong lực lượng Công an nhân dân; tổ chức công tác tham mưu – tổng hợp; kỹ thuật soạn thảo và xử lý văn bản; Số vấn đề về hồ sơ trong Công an nhân dân; hệ thống tổ chức cơ quan tham mưu và công tác xây dựng lực lượng tham mưu trong lực lượng công an nhân dân.

20. Khoa học lãnh đạo chỉ huy        2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức đại cương

- Nội dung môn học: Khái niệm, đối tượng, phương pháp, nội dung của tâm lý học quản lý; bản chất của tâm lý học quản lý, cấu trúc của hoạt động quản lý, các yếu tố cấu thành của sự lãnh đạo, các kiểu phong cách lãnh đạo, phương pháp lựa chọn quyết định và tổ chức thực hiện quyết định cũng như đặc điểm tâm lý của người chỉ huy.

21. Luật quốc tế         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật.

- Nội dung môn học: Hệ thống luật quốc tế; quốc gia trong luật quốc tế; tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế; lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế; quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế và tố tụng dân sự quốc tế.

22. Luật dân sự         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật.

- Nội dung môn học: Khái niệm, đặc điểm, phân loại và phân quyền tài sản; căn cứ xác lập và chấm dứt quyền sở hữu, các hình thức sở hữu, khái niệm về quyền thừa kế, thừa kế theo di chúc; thừa kế theo pháp luật và phân chia tài sản. Một số kiến thức cơ bản về hợp đồng; giao kết, thực hiện, các điều kiện đảm bảo giao kết, thực hiện; sửa đổi, chấm dứt hợp đồng dân sự. Những kiến thức lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Khái niệm, đặc điểm của bồi thường thiệt hại; các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; nguyên tắc bồi thường thiệt hại; trách nhiệm liên đới.

23. Luật Hình sự I, II            9 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật.

- Nội dung môn học:

I. Luật Hình sự - Phần chung: Khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự; khái niệm, cấu tạo hiệu lực của luật hình sự; tội phạm, cấu thành tội phạm; khách thể của tội phạm; các giai đoạn thực hiện tội phạm; đồng phạm; những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm của hành vi; khái niệm trách nhiệm hình sự, khái niệm và mục đích của hình phạt; hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp khác; quyết định hình phạt; hệ thống hình phạt; các chế định có liên quan; trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội.

II. Luật hình sự - Phần Các tội phạm cụ thể: Bao gồm dấu hiệu pháp lý và đường lối xử lý đối với một số tội phạm xâm phạm ANQG và TTATXH.  

24. Luật Tố tụng hình sự I, II          9 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Luật hình sự

- Nội dung môn học:

Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; chứng cứ trong luật tố tụng hình sự; những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự; kiến thức cơ bản về khởi tố, điều tra vụ án hình sự;

Truy tố; xét xử sơ thẩm, xét lại bản án và quyết định của Tòa án; xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật; thủ tục tố tụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên và thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

25. Phòng, chống và kiểm soát ma túy        2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức đại cương

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về ma túy; một số vấn đề cơ bản về phòng chống và kiểm soát ma túy; đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy.

26. Lý luận chung về Khoa học Điều tra hình sự 3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Luật tố tụng hình sự

- Nội dung môn học: Đối tượng, phương pháp, hệ thống và quá trình hình thành phát triển của khoa học điều tra hình sự; tổ chức cơ quan điều tra hình sự; công tác chỉ đạo, phân công cấp mối quan hệ giữa các lực lượng tham gia hoạt động điều tra.

27. Võ thuật Công an nhân dân      8 đvht (240 tiết)

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức giáo dục đại cương

- Nội dung môn học 2 phần:

Phần kỹ thuật: Các tư thế chiến đấu trong võ thuật, các động tác kỹ thuật tiến công, các động tác phối hợp chân – tay, các động tác phòng ngừa.

Phần chiến thuật: Những vị trí xung yếu trên cơ thể người, các tình huống bất ngờ, các tình huống gỡ khóa, các tình huống đánh ở tư thế gần và đánh khi địch có vũ khí.

28. Lý luận chung về khám nghiệp hiện trường    2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận chung về Kỹ thuật hình sự và tổ chức hoạt động của lực lượng Kỹ thuật hình sự.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về hiện trường; khám nghiệm hiện trường; trình tự, thủ tục, nội dung, nguyên tắc… khám nghiệm hiện trường.

29. Khám nghiệm hiện trường         4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận chung về khám nghiệm hiện trường.

- Nội dung chính, bao gồm: Đặc điểm và phương pháp khám nghiệm hiện trường cụ thể; một số vấn đề cần chú ý trong khám nghiệm một số loại hiện trường: hiện trường có người chết; hiện trường trộm; hiện trường cháy nổ; hiện trường tai nạn giao thông; một số hiện trường khác.

30. Nhiếp ảnh Hình sự          4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận chung về Kỹ thuật hình sự và tổ chức hoạt động của lực lượng Kỹ thuật hình sự.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về nhiếp ảnh và kỹ thuật chụp ảnh; nhận thức chung về nhiếp ảnh hình sự kỹ thuật chụp ảnh hình sự; ứng dụng ảnh kỹ thuật số trong Kỹ thuật hình sự.

31. Nghiên cứu đặc điểm dạng người          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận chung về Kỹ thuật hình sự và tổ chức hoạt động của lực lượng Kỹ thuật hình sự.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về nghiên cứu đặc điểm dạng người; hệ thống đặc điểm của dạng người và nguyên tắc, phương pháp mô tả; truy nguyên đồng nhất người qua đặc điểm dạng người.

32. Giám định tài liệu            3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận chung về Kỹ thuật hình sự và tổ chức hoạt động của lực lượng Kỹ thuật hình sự.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về nghiên cứu giám định tài liệu và nghiên cứu giám định chữ viết, chữ ký; nhận thức chung về kỹ thuật tài liệu và nghiên cứu giám định kỹ thuật tài liệu.

33. Giám định ma túy           3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận chung về Kỹ thuật hình sự và tổ chức hoạt động của lực lượng Kỹ thuật hình sự.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về nghiên cứu giám định ma túy, nghiên cứu giám định các chất ma túy; nội dung, nguyên tắc, phương pháp giám định ma túy.

34. Lý luận chung về dấu vết Hình sự         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận chung về Kỹ thuật hình sự và tổ chức hoạt động của lực lượng Kỹ thuật hình sự.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về dấu vết hình sự và phương pháp phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, đánh giá dấu vết hình sự.

35. Dấu vết hình sự truyền thống    4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận chung về dấu vết hình sự

- Nội dung môn học:

I. Nhận thức chung các loại dấu vết truyền thống. Khái niệm, đặc điểm, cơ chế hình thành.

II. Phương pháp phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, đánh giá dấu vết hình sự truyền thống (dấu vết đường vân; dấu vết chân, giày dép; dấu vết công cụ; dấu vết súng đạn; dấu vết phương tiện giao thông đường bộ; dấu vết răng).

36. Dấu vết cháy nổ và sự cố kỹ thuật         4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận chung về dấu vết hình sự.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung và phương pháp phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, đánh giá dấu vết cháy nổ và sự cố kỹ thuật.

37. Dấu vết hóa pháp lý        4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận chung về dấu vết hình sự.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung và phương pháp phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, đánh giá dấu vết hóa pháp lý (dấu vết các chất ma túy; dấu vết độc chất và các sản phẩm hóa học khác).

38. Dấu vết sinh pháp lý       4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận chung về dấu vết hình sự.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung và phương pháp phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, đánh giá dấu vết sinh pháp lý (dấu vết máu; dấu vết các chất bài tiết; dấu vết lông tóc; dấu vết sinh vật có nguồn gốc thực vật).

39. Tàng thư vân tay             4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận chung về dấu vết hình sự.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về vân tay; phương pháp phân loại vân tay Ganton henry; phương pháp sắp xếp, tra cứu vân tay.

40. Pháp y Hình sự    4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận chung về dấu vết hình sự.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về pháp y hình sự; tử thi và khám nghiệm tử thi; thương tích, vật gây thương tích và dấu hiệu đặc trưng; một số dạng chết cơ bản và dấu hiệu đặc trưng.

4. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH KỸ THUẬT HÌNH SỰ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ GD&ĐT quản lý chất lượng quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học.

4.1. Chương trình khung ngành Kỹ thuật hình sự được thiết kế theo kiểu đơn ngành. Danh mục các môn học (học phần) tại Mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Các cơ sở đào tạo đại học thuộc ngành Công an bổ sung thêm những môn học (học phần) cần thiết ở cả hai khối kiến thức (giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp) cho phù hợp với mục tiêu đào tạo đối với từng ngành và chuyên ngành; điều kiện cụ thể của từng vùng, miền sao cho khối lượng kiến thức toàn khóa không dưới 270 đvht.

4.2. Quá trình thiết kế chương trình đào tạo cụ thể, về thời lượng các môn học (học phần) quy định trong chương trình khung được cấu trúc và thực hiện theo tỷ lệ:

- Kiến thức giáo dục đại cương 2/3 lý thuyết; 1/3 tham quan, thực tế, thực hành (trừ giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng có quy định riêng).

- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, nhất là phần kiến thức ngành và chuyên ngành: 1/2 lý thuyết, 1/2 thực hành.

4.3. Phần kiến thức chuyên ngành (nếu có) được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên môn hẹp của ngành Kỹ thuật hình sự. Sự khác biệt nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành không vượt quá giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.

4.4. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) được thiết kế theo hướng lựa chọn những nội dung không thuộc ngành Kỹ thuật hình sự nhưng xét thấy có lợi cho việc nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn cho sinh viên khi tốt nghiệp.

4.5. Bộ Công an có hướng dẫn Giám đốc các Học viện, Hiệu trưởng các trường Đại học Công an căn cứ vào chương trình khung này tổ chức xây dựng và ban hành chương trình đào tạo cụ thể để thực hiện trong phạm vi cơ sở đào tạo của mình./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Bành Tiến Long


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ

ĐÀO TẠO

*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Điều tra trinh sát cảnh sát

(Reconnaissance Investigation of the Police)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2006/QĐ-BGDĐT

ngày 29 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo cán bộ công an trình độ đại học ngành Điều tra trinh sát Cảnh sát, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có phương pháp tư duy khoa học, có trình độ, năng lực nghiệp vụ chuyên môn về Điều tra trinh sát Cảnh sát; có đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 270 đơn vị học trình (đvht), chưa kể các nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).

- Thời gian đào tạo: 5 năm.

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu:          90 đvht

Chưa kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng

2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu: 180 đvht

Trong đó tối thiểu:

- Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành             44

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)    45

- Kiến thức bổ trợ      

- Khóa luận tốt nghiệp                                                15

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương             63 đvht*

TT

Tên học phần

Số dvht

Ghi chú

1

Triết học Mác – Lênin

6

 

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

5

 

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

 

4

Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

4

 

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

 

6

Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam

3

 

7

Tâm lý học

5

 

8

Đạo đức học

5

 

9

Xã hội học

3

 

10

Tin học cơ sở

5

 

11

Logic hình thức

3

 

12

Môi trường và bảo vệ môi trường

3

 

13

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

 

14

Ngoại ngữ

15

 

15

Giáo dục Thể chất

5

 

16

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

 

* Chưa kể các học phần 15 và 16.

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp      76 đvht

A. Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành      44 đvht

TT

Tên học phần

Số dvht

Ghi chú

27

Lý luận chung Khoa học điều tra hình sự

5

 

28

Tổ chức và hoạt động của lực lượng Cảnh sát Điều tra

5

 

29

Chiến thuật điều tra hình sự

6

 

30

Kỹ thuật hình sự I

5

 

31

Kỹ thuật hình sự II

5

 

32

Nghiệp vụ cơ bản Điều tra trinh sát Cảnh sát

6

 

3.2. MÔ TẢ NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN BẮT BUỘC

1. Triết học Mác – Lênin      6 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin     5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học          4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam           4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh    3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam       5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Nội dung môn học: Vị trí, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn học Xây dựng Đảng; học tuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản; công tác tư tưởng của Đảng; tổ chức cơ sở Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, đội ngũ đảng viên; công tác bảo vệ Đảng.

7. Tâm lý học             5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

- Nội dung môn học: Gồm hai phần tâm lý học đại cương và tâm lý học xã hội

Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học đại cương; cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lý người; bản chất, chức năng của tâm lý người và phân loại các hiện tượng tâm lý; các quá trình tâm lý; các thuộc tính tâm lý; nhân cách và sự hình thành nhân cách.

Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học xã hội; các hiện tượng tâm lý xã hội phổ biến (tâm trạng xã hội, dư luận xã hội, nhu cầu xã hội…); tâm lý của nhóm, tập thể; tâm lý của đám đông; dư luận xã hội; tâm lý tôn giáo, dân tộc

8. Đạo đức học           2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin           

- Nội dung môn họcL: Đối tượng, nhiệm vụ, bản chất, vai trò, chức năng của đạo đức học; các kiểu đạo đức và quan hệ đạo đức với các hình thái ý thức xã hội; các phạm trù cơ bản của đạo đức học; những nguyên tắc đạo đức mới; tính quy luật của sự hình thành đạo đức mới và xây dựng đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị trường.

9. Xã hội học              3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

- Nội dung môn học: Đối tượng, nhiệm vụ, chức năng của xã hội học; phương pháp điều tra xã hội học; một số lĩnh vực nghiên cứu của  xã hội học ( xã hội học nông thôn,  xã hội học đô thị,  xã hội học gia đình,  xã hội học văn hóa,  xã hội học thông tin đại chúng và dư luận xã hội,  xã hội học tội phạm).

10. Tin học cơ sở       5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Một số kiến thức chung về máy tính; các hệ điều hành MS – DOS và WINDOWS; soạn thảo văn bản trên máy tính; sử dụng bảng tính EXCEL; sử dụng các dịch vụ cơ bản của Internet; bảo mật thông tin; phát hiện đột nhập Hacker…

11. Lôgíc hình thức   3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Lý luận chung về lôgíc hình thức và những phép toán; phương hướng vận dụng lôgíc hình thức vào thực tiễn cuộc sống và công tác.

12. Môi trường và bảo vệ môi trường         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Những kiến thức cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường; an ninh môi trường và trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân; vấn đề tài nguyên môi trường trong An ninh quốc gia và quốc tế hiện nay, đấu tranh phòng, chống tội phạm môi trường.

13. Phương pháp nghiên cứu khoa học      2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu, cấu trúc của khoa học luận; khái niệm, phương pháp, phân loại phương pháp luận nghiên cứu khoa học, các phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, hoạt động thông tin khoa học phục vụ nghiên cứu khoa học; phương pháp lựa chọn và thực hiện một đề tài khoa học.

14. Ngoại ngữ Gồm 3 học phần I, II, III       15 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Ngoại ngữ cơ sở và ngoại ngữ chuyên ngành.

Cụ thể:

- ngoại ngữ cơ sở

Về ngữ âm, ngữ điệu, ngữ pháp: Vai trò của ngữ âm, ngữ điệu đối với việc truyền tải thông tin trong ngôn ngữ giao tiếp với người nước ngoài; hệ thống ngữ pháp cơ bản; thực hành nâng cao kỹ năng nhận biết và sử dụng hệ thống ngôn ngữ.

Về ngữ văn cơ bản: Hệ thống từ vựng và các cấu trúc cơ bản vận dụng trong kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Về kỹ năng nghe hiểu cơ bản: Kỹ năng nghe cơ bản và vận dụng ngôn ngữ trong quá trình nghe, hiểu những chủ đề liên quan đến đời sống sinh hoạt, đất nước, con người.

Về kỹ năng đọc hiểu cơ bản: Những kỹ năng cơ bản về đọc hiểu về các lĩnh vực sinh hoạt, đời sống, đất nước, con người.

Về kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ cơ bản: Những kiến thức cơ bản về giao tiếp bằng ngoại ngữ.

Về kỹ năng viết cơ bản: Kỹ năng diễn đạt bằng ngoại ngữ dưới dạng văn bản liên quan đến các chủ đề quan hệ gia đình, quan hệ xã hội và quan hệ công việc.

- Ngoại ngữ chuyên ngành

Về kỹ năng nói liên quan đến chuyên ngành: Kỹ năng trình bày một cách thông thường một vấn đề về lĩnh vực chính trị, nghiệp vụ.

Về kỹ năng nghe hiểu chuyên ngành: vốn từ vựng và kỹ năng nghe hiểu các lĩnh vực chuyên ngành (những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiệp vụ).

Về kỹ năng đọc hiểu liên quan đến chuyên ngành: Trang bị kiến thức và thực hành để rèn luyện kỹ năng đọc hiểu những tài liệu liên quan đến chuyên ngành và thâu tóm được những thông tin cần thiết để phục vụ công tác nghiệp vụ.

15. Giáo dục thể chất            5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1265/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

16. Giáo dục quốc phòng      165 tiết

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

17. Lý luận cơ bản về bảo vệ an ninh trật tự          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử Công an nhân dân

- Nội dung môn học: Lịch sử hình thành và phát triển của đường lối bảo vệ ANTT qua các thời kỳ. Các khái niệm cơ bản, đối tượng, quan điểm, phương châm, nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; lực lượng, biện pháp và mối quan hệ phối hợp trong đấu tranh bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội;

18. Vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự 2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về quần chúng và vai trò của quần chúng trong bảo vệ an ninh trật tự; phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; công tác vận động quần chúng; hình thức, phương pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng.

19. Lý luận Nhà nước và Pháp luật            3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin.

- Nội dung môn học: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu lý luận Nhà nước và Pháp luật; nguồn gốc, bản chất và kiểu nhà nước; chức năng, hình thức và bộ máy nhà nước, nguồn gốc, bản chất, kiểu pháp luật; chức năng, hình thức của pháp luật, quy phạm pháp luật; quan hệ pháp luật; ý thức pháp luật; thực hiện và áp dụng pháp luật; hành vi pháp luật và trách nhiệm pháp lý. Những kiến thức cơ bản về các kiểu pháp luật trong lịch sử: Pháp luật chiếm hữu nô lệ, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật Xã hội chủ nghĩa; pháp chế Xã hội chủ nghĩa; pháp luật trong kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa; xây dựng, hệ thống hóa và giải thích pháp luật; hệ thống pháp luật Việt Nam.

20. Tham mưu – tổng hợp trong Công an nhân dân         2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Xây dựng lực lượng công an nhân dân.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về công tác tham mưu trong lực lượng Công an nhân dân; tổ chức công tác tham mưu – tổng hợp; kỹ thuật soạn thảo và xử lý văn bản; Số vấn đề về hồ sơ trong Công an nhân dân; hệ thống tổ chức cơ quan tham mưu và công tác xây dựng lực lượng tham mưu trong lực lượng công an nhân dân.

21. Khoa học lãnh đạo chỉ huy        2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức đại cương.

- Nội dung môn họcv: Khái niệm, đối tượng, phương pháp, nội dung của tâm lý học quản lý; bản chất của tâm lý học quản lý, cấu trúc của hoạt động quản lý, các yếu tố cấu thành của sự lãnh đạo, các kiểu phong cách lãnh đạo, phương pháp lựa chọn quyết định và tổ chức thực hiện quyết định cũng như đặc điểm tâm lý của người chỉ huy.

22. Luật quốc tế         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật

- Nội dung môn học: Hệ thống luật quốc tế; quốc gia trong luật quốc tế; tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế; lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế; quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế và tố tụng dân sự quốc tế.

23. Luật dân sự         3 đvht  

- Điều kiện tiên quyết: lý luận Nhà nước và Pháp luật.

- Nội dung môn học: Khái niệm, đặc điểm, phân loại và phân quyền tài sản; căn cứ xác lập và chấm dứt quyền sở hữu, các hình thức sở hữu, khái niệm về quyền thừa kế, thừa kế theo di chúc; thừa kế theo pháp luật và phân chia tài sản. Một số kiến thức cơ bản về hợp đồng; giao kết, thực hiện, các điều kiện đảm bảo giao kết, thực hiện; sửa đổi, chấm dứt hợp đồng dân sự. Những kiến thức lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Khái niệm, đặc điểm của bồi thường thiệt hại; các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; nguyên tắc bồi thường thiệt hại; trách nhiệm liên đới.

24. Luật Hình sự I, II            9 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật

- Nội dung môn học:

I. Luật Hình sự - Phần chung: Khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự; khái niệm, cấu tạo hiệu lực của luật hình sự; tội phạm, cấu thành tội phạm; khách thể của tội phạm; các giai đoạn thực hiện tội phạm; đồng phạm; những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm của hành vi; khái niệm trách nhiệm hình sự, khái niệm và mục đích của hình phạt; hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp khác; quyết định hình phạt; các chế định có liên quan; trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội.

II. Luật Hình sự - Phần các tội phạm cụ thể: Bao gồm dấu hiệu pháp lý và đường lối xử lý đối với một số tội phạm xâm phạm ANQG và TTATXH.

25. Luật Tố tụng hình sự I, II          9 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Luật hình sự

- Nội dung môn học:

Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; chứng cứ trong tố tụng hình sự; những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự; kiến thức cơ bản về khởi tố, điều tra vụ án hình sự;

Truy tố, xét xử sơ thẩm, xét lại bản án và quyết định của Tòa án; xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật; thủ tục tố tụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên và thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

26. Võ thuật Công an nhân dân      8 đvht (240 tiết)

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức đại cương

- Nội dung môn học:

Phần kỹ thuật (các tư thế chiến đấu trong võ thuật, các động tác kỹ thuật tiến công, các động tác phối hợp chân – tay, các động tác phòng ngừa);

Phần chiến thuật (những vị trí xung yếu trên cơ thể người, các tình huống bất ngờ, các tình huống gỡ khóa, các tình huống đánh ở tư thế gần và đánh khi địch có vũ khí.

27. Lý luận chung về Khoa học điều tra hình sự               5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Chuyên án trinh sát

- Nội dung môn học: Đối tượng, phương pháp, hệ thống và quá trình hình thành, phát triển của khoa học điều tra hình sự;

28. Tổ chức và hoạt động của lực lượng Cảnh sát điều tra          5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành

- Nội dung môn học: Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức cơ quan điều tra hình sự; công tác chỉ đạo, phân công, phân cấp mối quan hệ giữa các lực lượng tham gia hoạt động điều tra; hệ thống tổ chức và quan hệ công tác của lực lượng điều tra trinh sát Cảnh sát; đối tượng phòng ngừa và điều tra; những biện pháp và phương tiện nghiệp vụ sử dụng trong công tác của lực lượng điều tra trinh sát Cảnh sát.

29. Chiến thuật điều tra hình sự                  6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận chung về điều tra hình sự

- Nội dung cơ bản của môn học: Lý luận chung về chiến thuật điều tra hình sự; giả thuyết điều tra, kế hoạch điều tra; quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động điều tra hình sự và công tác chỉ đạo hoạt động điều tra hình sự; các hình thức và tổ chức hoạt động điều tra vụ án hình sự.

30. Kỹ thuật hình sự I           5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành

- Nội dung môn học: Dấu vết hình sự (nhận thức chung về dấu vết hình sự; các loại dấu vết hình sự cụ thể); Bảo vệ và khám nghiệm hiện trường (nhận thức chung về bảo vệ và khám nghiệm hiện trường, bảo vệ và khám nghiệm các loại hiện trường cụ thể).

31. Kỹ thuật hình sự II         5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành.

- Nội dung môn học: Nhiếp ảnh hình sự; Nghiên cứu đặc điểm dạng người; Giám định tài liệu và pháp y hình sự.

32. Nghiệp vụ cơ bản Điều tra trinh sát Cảnh sát              6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành.

- Nội dung môn học: Khái niệm, vị trí, tác dụng của hoạt động nghiệp vụ trinh sát: Hệ thống lý luận cơ bản về nghiệp vụ điều tra trinh sát Cảnh sát.

4. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH ĐIỀU TRA TRINH SÁT CẢNH SÁT THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ GD&ĐT quản lý chất lượng quá trình đào tạo đại học do đó được bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học.

4.1. Chương trình khung ngành Điều tra Trinh sát được thiết kế theo kiểu đơn ngành. Danh mục các môn học (học phần) tại Mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Các cơ sở đào tạo đại học thuộc ngành Công an bổ sung thêm những môn học (học phần) cần thiết ở cả hai khối kiến thức (giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp) cho phù hợp với mục tiêu đào tạo với từng ngành và chuyên ngành; điều kiện cụ thể của từng vùng, miền sao cho khối lượng kiến thức toàn khóa không dưới 270 đvht

4.2. Quá trình thiết kế chương trình đào tạo cụ thể, về thời lượng các môn học (học phần) quy định trong chương trình khung được cấu trúc và thực hiện theo tỷ lệ:

- Kiến thức giáo dục đại cương: 2/3 lý thuyết; 1/3 tham quan, thực tế, thực hành (trừ giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng có quy định riêng).

- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, nhất là phần kiến thức ngành và chuyên ngành: 1/2 lý thuyết, 1/2 thực hành.

4.3. Phần kiến thức chuyên ngành được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên môn hẹp của ngành Điều tra trinh sát cảnh sát. Sự khác biệt nội dung đào tạo và chuyên ngành không vượt quá giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.

4.4. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) được thiết kế theo hướng lựa chọn những nội dung không thuộc ngành Điều tra trinh sát cảnh sát nhưng xét thấy có lợi cho việc nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn cho sinh viên khi tốt nghiệp.

4.5. Bộ Công an hướng dẫn Giám đốc các Học viện, Hiệu trưởng các trường Đại học Công an căn cứ vào chương trình khung này tổ chức xây dựng và ban hành chương trình đào tạo cụ thể để thực hiện trong phạm vi cơ sở đào tạo của mình./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Bành Tiến Long

BỘ GIÁO DỤC VÀ

ĐÀO TẠO

*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*******

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Điều tra hình sự (Criminal Investigation)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2006/QĐ-BGDĐT

ngày 29 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo cán bộ công an trình độ đại học ngành Điều tra hình sự có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt; có phương pháp tư duy khoa học; có kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp; có sức khỏe tốt, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 270 Đơn vị học trình (đvht), chưa kể các nội dung Giáo dục thể chết (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).

- Thời gian đào tạo: 5 năm.

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu:        90 đvht

(Chưa kể các nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu:            180 đvht

Trong đó tối thiều:

- Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành             59

- Kiến thức ngành (cả kiến thức chuyên ngành)         45

- Kiến thức bổ trợ

- Khóa luận tốt nghiệp                                                15

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN BẮC BUỘC

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương:           61 đvht*

TT

Tên học phần

Số đvht

Ghi chú

1

Triết học Mác – Lênin

6

 

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

5

 

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

 

4

Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

4

 

5

Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam

3

 

6

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

 

7

Xã hội học

3

 

8

Đạo đức học

2

 

9

Dân tộc học đại cương

2

 

10

Tôn giáo học đại cương

2

 

11

Tâm lý học

5

 

12

Tin học cơ sở

5

 

13

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

 

14

Ngoại ngữ

15

 

15

Giáo dục Thể chất

5

 

16

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

 

* Không kể các học phần 15 và 16

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:               79 đvht

A. Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành      59 đvht

TT

Tên học phần

Số đvht

Ghi chú

17

Lý luận cơ bản về bảo vệ an ninh trật tự

3

 

18

Vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự

2

 

19

Lý luận nhà nước và pháp luật

3

 

20

Tham mưu tổng hợp trong Công an nhân dân

2

 

21

Khoa học lãnh đạo chỉ huy

2

 

22

Luật Quốc tế

3

 

23

Luật Dân sự

3

 

24

Luật hình sự (I, II)

9

 

25

Luật tố tụng hình sự (I, II)

9

 

26

Tội phạm học

3

 

27

Tâm lý học tư pháp

5

 

28

Lý luận nghiệp vụ cơ bản trinh sát I

4

 

29

Lý luận nghiệp vụ cơ bản trinh sát II

3

 

30

Võ thuật CAND

8

240 tiết

B. Kiến thức ngành:             20 đvht

TT

Tên học phần

Số đvht

Ghi chú

31

Lý luận chung về khoa học Điều tra Hình sự

4

 

32

Nghiệp vụ khoa học điều tra hình sự I

3

 

33

Nghiệp vụ khoa học điều tra hình sự II

5

 

34

Nghiệp vụ khoa học điều tra hình sự II

4

 

35

Nghiệp vụ khoa học điều tra hình sự IV

4

 

MÔ TẢ NỘI DUNG CÁC HỌC P HẦN BẮT BUỘC

1. Triết học Mác – Lênin                  6 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin     5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học          4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam           4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

5. Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam       3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.

- Nội dung môn học: Vị trí, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn học xây dựng Đảng; học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản; công tác tư tưởng của Đảng; tổ chức cơ sở Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, đội ngũ đảng viên; công tác bảo vệ Đảng.

6. Tư tưởng Hồ Chí Minh    3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. xã hội học               3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

- Nội dung môn học: Những vấn đề cơ bản về đối tượng, nhiệm vụ, chức năng của  xã hội học; phương pháp điều tra  xã hội học; một số lĩnh vực nghiên cứu về:  xã hội học nông thôn,  xã hội học đô thị,  xã hội học gia đình,  xã hội học văn hóa,  xã hội học thông tin đại chúng và dư luận xã hội; xã hội học tội phạm. 

8. Đạo đức học           2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

- Nội dung môn học: Đối tượng, nhiệm vụ, bản chất, vai trò, chức năng của đạo đức học; các kiểu đạo đức và quan hệ đạo đức với các hình thái ý thức xã hội; các phạm trù cơ bản của đạo đức học; những nguyên tắc đạo đức mới; tính quy luật của sợ hình thành đạo đức mới và xây dựng đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị trường.

9. Dân tộc học đại cương      2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

- Nội dung môn học: Những vấn đề chung về dân tộc; các chủng tộc và mối quan hệ với dân tộc; các ngữ hệ trên thế giới; các tiêu chí và loại hình cộng đồng tộc người; tộc người và quan hệ tộc người; các dân tộc ở Việt Nam; chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

10. Tôn giáo học đại cương              2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

- Nội dung của môn học: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu về tín ngưỡng tôn giáo; quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; hệ thống tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam; quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước ta đối với tôn giáo và công tác tôn giáo.

11. Tâm lý học                       5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

- Nội dung môn học: Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học; cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lý người; bản chất, chức năng của tâm lý người và phân loại các hiện tượng tâm lý; các quá trình tâm lý; các thuộc tính tâm lý; nhân cách và sự hình thành nhân cách.

Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học xã hội; các hiện tượng tâm lý xã hội phổ biến (tâm trạng xã hội, nhu cầu xã hội…); tâm lý của nhóm, tập thể; tâm lý của đám đông; tâm lý tôn giáo, dân tộc.

12. Tin học đại cương           5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Các kiến thức cơ bản, cần thiết về máy tính, các hệ điều hành MS DOS và WINDOWS, soạn thảo văn bản trên máy tính, sử dụng bảng tính Excel, sử dụng các dịch vụ cơ bản của Internet, bảo mật thông tin, phát hiện đột nhập Hacker và một số kiến thức cơ bản về lập trình Foxpro, Pascal.

13. Phương pháp nghiên cứu khoa học      2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu, cấu trúc của khoa học luận; khái niệm, phương pháp, phân loại phương pháp luận nghiên cứu khoa học, các phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, hoạt động thông tin khoa học phục vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ, hoạt động thông tin khoa học phục vụ nghiên cứu khoa học; phương pháp lựa chọn và thực hiện một đề tài khoa học.

14. Ngoại ngữ: Gồm 3 học phần I, II, III                  15 đvht  

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Ngoại ngữ cơ sở và ngoại ngữ chuyên ngành, cụ thể:

- Ngoại ngữ cơ sở

Về ngữ âm, ngữ điệu, ngữ pháp: Vai trò của ngữ âm, ngữ điệu đối với việc truyền tải thông tin trong ngôn ngữ giao tiếp với người nước ngoài; hệ thống ngữ pháp cơ bản; chương trình thực hành để nâng cao kỹ năng nhận biết và sử dụng hệ thống ngôn ngữ.

Về ngữ văn cơ bản: Hệ thống từ vựng và các cấu trúc cơ bản vận dụng trong kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Về kỹ năng nghe hiểu cơ bản: Kỹ năng nghe cơ bản và vận dụng ngôn ngữ trong quá trình nghe, hiểu những chủ đề liên quan đến đời sống sinh hoạt, đất nước, con người.

Về kỹ năng đọc hiểu cơ bản: Những kỹ năng cơ bản về đọc hiểu về các lĩnh vực sinh hoạt, đời sống, đất nước, con người.

Về kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ cơ bản: Những kiến thức cơ bản về giao tiếp bằng ngoại ngữ.

Về kỹ năng viết cơ bản: Kỹ năng diễn đạt bằng ngoại ngữ dưới dạng văn bản liên quan đến các chủ đề quan hệ gia đình, quan hệ xã hội và quan hệ công việc.

- Ngoại ngữ chuyên ngành

Về kỹ năng nói liên quan đến chuyên ngành: Kỹ năng trình bày một cách thông thường một vấn đề về lĩnh vực chính trị, nghiệp vụ.

Về kỹ năng nghe hiểu chuyên ngành: Vốn từ vựng và kỹ năng nghe hiểu các lĩnh vực chuyên ngành (những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiệp vụ).

Về kỹ năng đọc hiểu liên quan đến chuyên ngành: Trang bị kiến thức và thực hành để rèn luyện kỹ năng đọc hiểu những tài liệu liên quan đến chuyên ngành và thâu tóm được những thông tin cần thiết để phục vụ công tác nghiệp vụ.

15. Giáo dục thể chất            5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

16. Giáo dục quốc phòng      165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

17. Lý luận cơ bản về bảo vệ an ninh trật tự          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử công an nhân dân.

- Nội dung môn học: Lịch sử hình thành và phát triển của đường lối bảo vệ ANTT qua các thời kỳ. Các khái niệm cơ bản, đối tượng, quan điểm, phương châm, nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo của Đảng và nhà nước về bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; lực lượng, biện pháp và mối quan hệ phối hợp trong đấu tranh bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội;

18. Vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự              2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về quần chúng và vai trò của quần chúng trong bảo vệ an ninh trật tự; phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; công tác vận động quần chúng; hình thức, phương pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng.

19. Lý luận Nhà nước và Pháp luật            3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin.

- Nội dung môn học: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu lý luận Nhà nước và Pháp luật; nguồn gốc, bản chất và kiểu nhà nước; chức năng, hình thức và bộ máy nhà nước, nguồn gốc, bản chất, kiểu pháp luật; chức năng, hình thức của pháp luật, quy phạm pháp luật; quan hệ pháp luật; ý thức pháp luật; thực hiện và áp dụng pháp luật; hành vi pháp luật và trách nhiệm pháp lý. Những kiến thức cơ bản về các kiểu pháp luật trong lịch sử; Pháp luật chiếm hữu nô lệ, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật Xã hội chủ nghĩa; pháp chế Xã hội chủ nghĩa; pháp luật trong kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa; xây dựng, hệ thống hóa và giải thích pháp luật; hệ thống pháp luật Việt Nam.

20. Tham mưu – Tổng hợp Công an nhân dân     2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Xây dựng lực lượng Công an nhân dân.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về công tác tham mưu trong lực lượng Công an nhân dân; tổ chức công tác tham mưu – tổng hợp; kỹ thuật soạn thảo và xử lý văn bản; Số vấn đề hồ sơ trong Công an nhân dân; hệ thống tổ chức cơ quan tham mưu và công tác xây dựng lực lượng tham mưu trong lực lượng công an nhân dân.

21. Khoa học lãnh đạo chỉ huy        2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức đại cương.

- Nội dung môn học: Khái niệm, đối tượng, phương pháp, nội dung của tâm lý học quản lý; bản chất của tâm lý học quản lý, cấu trúc của hoạt động quản lý, các yếu tố cấu thành của sự lãnh đạo, các kiểu phong cách lãnh đạo, phương pháp lựa chọn quyết định và tổ chức thực hiện quyết định cũng như đặc điểm tâm lý của người chỉ huy.

22. Luật quốc tế                     3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật

- Nội dung môn học: Hệ thống luật quốc tế; quốc gia trong luật quốc tế; tranh chấp giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế; lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế; quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế và tố tụng dân sự quốc tế.

23. Luật dân sự                     3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật.

- Nội dung môn học: Khái niệm, đặc điểm, phân loại và phân quyền tài sản; căn cứ xác lập và chấm dứt quyền sở hữu, các hình thức sở hữu, khái niệm về quyền thừa kế, thừa kế theo di chúc; thừa kế theo pháp luật và phân chia tài sản. Một số kiến thức cơ bản về hợp đồng; giao kết, thực hiện, các điều kiện đảm bảo giao kết, thực hiện; sửa đổi, chấm dứt hợp đồng dân sự. Những kiến thức lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Khái niệm, đặc điểm của bồi thường thiệt hại; các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; nguyên tắc bồi thường thiệt hại; trách nhiệm liên đới.

24. Luật Hình sự I, II            9 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật.

- Nội dung môn học:

I. Luật Hình sự - Phần chung: Khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự, khái niệm, cấu tạo hiệu lực của luật hình sự; tội phạm, cấu thành tội phạm; khách thể của tội phạm; các giai đoạn thực hiện tội phạm; đồng phạm; những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm của hành vi; khái niệm trách nhiệm hình sự, khái niệm và mục đích của hình phạt; hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp khác; quyết định hình phạt; các chế định có liên quan; trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội.

II. Luật Hình sự - Phần Các tội phạm cụ thể: Bao gồm dấu hiệu pháp lý và đường lối xử lý đối với một số tội phạm xâm phạm ANQG và TTATXH.

25. Luật Tố tụng hình sự I, II          9 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Luật hình sự

- Nội dung môn học:

Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; chứng cứ trong luật tố tụng hình sự; những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự; kiến thức cơ bản về khởi tố, điều tra vụ án hình sự;

Truy tố; xét xử sơ thẩm, xét lại bản án và quyết định của Tòa án; xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật; thủ tục tố tụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên và thủ tục biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

26. Tội phạm học       3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức đại cương

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về tình hình tội phạm; nghiên cứu tình hình tội phạm; nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm và tội phạm cụ thể; nhân thân người phạm tội; phòng ngừa đối với tình hình tội phạm và tội phạm cụ thể; dự báo tình hình tội phạm.

27. Tâm lý học tư pháp         5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương và tâm lý học xã hội

- Nội dung môn học: Trang bị cho học viên những kiến thức về tâm lý của những hiện tượng quá trình, trạng thái tâm lý trong hoạt động tư pháp hình sự; biết vận dụng kiến thức vào từng hoạt động pháp lý; vận dụng những tác động tâm lý thích hợp để thực hiện hoạt động nghiệp vụ chuyên môn. Nội dung cơ bản của môn học: Tâm lý hoạt động phạm tội; tâm lý hoạt động tội phạm; tâm lý hoạt động điều tra hình sự.

28. Lý luận nghiệp vụ cơ bản trinh sát I                 4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Khái niệm, vị trí, mục đích, đối tượng công tác nhiệm vụ cơ bản trinh sát I của lực lượng An ninh, Cảnh sát; nội dung và quy trình tiến hành công tác nghiệp vụ cơ bản trinh sát I.

29. Lý luận nghiệp vụ cơ bản trinh sát II               3đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận nghiệp vụ cơ bản trinh sát I

- Nội dung môn học: Khái niệm, mục đích, vị trí, tác dụng của công tác nghiệp vụ cơ bản trinh sát II; đối tượng; nội dung, phương pháp tiến hành công tác nghiệp vụ cơ bản trinh sát II.

30. Võ thuật Công an nhân dân      8 đvht  

- Điều kiện tiên quyết: Các môn cơ sở

- Nội dung môn học: Gồm 2 phần:

Phần kỹ thuật bao gồm những nội dung: Các tư thế chiến đấu trong võ thuật; các động tác kỹ thuật tiến công; các động tác phối hợp chân – tay; các động tác phòng ngừa.

Phần chiến thuật bao gồm: Những vị trí xung yếu trên cơ thể con người; các tình huống bất ngờ; các tình huống gỡ khóa, các tình huống đánh ở tư thế gần và đánh khi địch có vũ khí.

31. Lý luận chung về Khoa học điều tra hình sự               3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Luật hình sự và tố tụng hình sự.

- Nội dung môn học: Đối tượng, phương pháp, hệ thống và sự phát triển của khoa học điều tra hình sự; nhiệm vụ, nguyên tắc, yêu cầu của Điều tra hình sự; sử dụng tri thức khoa học điều tra hình sự trong hoạt động của các cơ quan bảo vệ tư pháp; lịch sử phát triển khoa học điều tra hình sự Việt Nam.

32. Nghiệp vụ điều tra hình sự I                  5 đvht

- Điều kiên tiên quyết: Luật hình sự và tố tụng hình sự; Lý luận chung về khoa học điều tra hình sự.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về Khoa học điều tra hình sự; tổ chức tiến hành và quan hệ phối hợp trong hoạt động điều tra hình sự.

33. Nghiệp vụ điều tra hình sự II                 4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Luật hình sự và tố tụng hình sự. Lý luận chung về khoa học điều tra hình sự, nghiệp vụ điều tra hình sự I

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về KH điều tra hình sự

Khái niệm, nhiệm vụ; tổ chức và phương pháp và cách tiến hànht ổ chức hoạt động về nghiệp vụ điều tra hình sự II

34. Nghiệp vụ điều tra hình sự III               4 đvht

- Điều kiên tiên quyết: Luật hình sự và tố tụng hình sự; nghiệp vụ điều tra hình sự II

- Nội dung môn học: Nhận thức chung: Khái niệm, căn cứ, yêu cầu; biết xét quyết định, lựa chọn hình thức, trường hợp, biện pháp; tổ chức và tiến hành; trình tự thủ tục áp dụng và hồ sơ nghiệp vụ điều tra hình sự III.

35. Nghiệp vụ điều tra hình sự IV               4 đvht

-  Điều kiện tiên quyết: Luật hình sự và tố tụng hình sự: Nghiệp vụ điều tra hình sự I, II và III

- Nội dung môn học: Nhận thức chung: Khái niệm, nhiệm vụ, căn cứ và yêu cầu tiến hành nghiệp vụ điều tra hình sự IV.

4. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH ĐIỀU TRA HÌNH SỰ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ GD&ĐT quản lý chất lượng quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục có đào tạo trình độ đại học.

4.1. Chương trình khung ngành Điều tra hình sự được thiết kế theo kiểu đơn ngành. Danh mục các các môn học (học phần) Mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Các cơ sở đào tạo đại học thuộc ngành Công an bổ sung thêm những môn học (học phần) cần thiết ở cả hai khối kiến thức (giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp) cho phù hợp với mục tiêu đào tạo đối với từng ngành và chuyên ngành; điều kiện cụ thể của từng vùng, miền sao cho khối lượng kiến thức toàn khóa không dưới 270 đvht.

4.2. Quá trình thiết kế chương trình đào tạo cụ thể, về thời lượng các môn học (học phần) quy định trong chương trình khung được cấu trúc và thực hiện theo tỷ lệ;

- Kiến thức giáo dục đại cương: 2/3 lý thuyết; 1/3 tham quan, thực tế, thực hành (trừ giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng có quy định riêng).

- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, nhất là phần kiến thức ngành và chuyên ngành: 1/2 lý thuyết, 1/2 thực hành.

4.3. Phần kiến thức chuyên ngành (nếu có) được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên môn hẹp của ngành Điều tra Hình sự. Sự khác biệt nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành không vượt quá giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.

4.4. Phần kiến thức bộ trợ (nếu có) được thiết kế theo hướng lựa chọn những nội dung không thuộc ngành Điều tra hình sự nhưng xét thấy có lợi cho việc nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn cho sinh viên khi tốt nghiệp.

4.5. Bộ Công an hướng dẫn Giám đốc các Học viện, Hiệu trưởng các trường Đại học Công an căn cứ vào chương trình khung này tổ chức xây dựng và ban hành chương trình đào tạo cụ thể thực hiện trong phạm vi cơ sở đào tạo của mình./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Bành Tiến Long


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ

ĐÀO TẠO

*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*******

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Phòng cháy và chữa cháy

(Fire Prevention and Fighting)

Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2006/QĐ-BGDĐT

ngày 29 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo kỹ sư ngành Phòng cháy chữa cháy; có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; có hiểu biết về một số lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn và khoa học tự nhiên; có kiến thức và kỹ năng về nghiệp vụ chuyên môn, có sức khỏe tốt sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 270 đơn vị học trình (đvht), chưa kể các nội dung Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).

- Thời gian đào tạo: 5 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu:                    90 đvht

(chưa kể cả nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu:            180 đvht

Trong đó tối thiểu:

- Kiến thức cơ sở của ngành               70

- Kiến thức ngành                               45

- Kiến thức bổ trợ

- Khóa luận tốt nghiệp                        15

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương:            74 đvht*

TT

Tên học phần

Số đvht

Ghi chú

1

Triết học Mác – Lênin

6

 

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

5

 

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

 

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

 

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

 

6

Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam

2

 

7

Toán cao cấp I

5

 

8

Toán cao cấp II

5

 

9

Xác suất thống kê

3

 

10

Vật lý đại cương I

4

 

11

Vật lý đại cương II

4

 

12

Hóa đại cương 

6

 

13

Hóa học môi trường

3

 

14

Ngoại ngữ

15

 

15

Tin học cơ sở

5

 

16

Giáo dục Thể chất

5

 

17

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

 

* Chưa kể các học phần 16 và 17

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                  111 đvht

A. Kiến thức cơ sở ngành                 70 đvht

TT

Tên học phần

Số đvht

Ghi chú

18

Lý luận cơ bản về bảo vệ An ninh trật tự

3

 

19

Vận động quần chúng bảo vệ An ninh trật tự

2

 

20

Lý luận nhà nước và pháp luật

3

 

21

Tham mưu tổng hợp trong Công an nhân dân

2

 

22

Khoa học lãnh đạo chỉ huy

2

 

23

Luật Quốc tế

3

 

24

Luật Dân sự

3

 

25

Luật hình sự (I, II)

9

 

26

Luật Tố tụng hình sự (I, II)

9

 

27

Luật hành chính

4

 

28

Luật Phòng cháy và chữa cháy

3

 

29

Quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy

3

 

30

Vẽ kỹ thuật

6

 

31

Kỹ thuật điện

5

 

32

Lý thuyết quá trình cháy

5

 

33

Võ thuật công an nhân dân

8

240 tiết

B. Kiến thức ngành:             41 đvht

TT

Tên học phần

Số đvht

Ghi chú

34

Kỹ thuật cá nhân và đội hình chữa cháy cơ bản

4

 

35

Cung cấp nước chữa cháy

5

 

36

Phòng cháy thiết bị điện

6

 

37

Phòng cháy trong xây dựng

6

 

38

Những vấn đề cơ bản phòng cháy trong các quá trình công nghệ sản xuất

6

 

39

Chiến thuật chữa cháy một số cơ sở kinh tế - văn hóa – xã hội

6

 

40

Kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy

4

 

41

Phòng cháy một số quá trình công nghệ sản xuất

4

 

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác – Lênin      6 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin                 5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học                      4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam           4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh                3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam       2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

- Nội dung môn học: Vị trí, đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn học Xây dựng Đảng; học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản; công tác tư tưởng của Đảng; tổ chức cơ sở Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, đội ngũ đảng viên; công tác bảo vệ Đảng.

7. Toán cao cấp I                   5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Một số kiến thức cơ bản về đại số tuyến tính: tập hợp, ánh xạ, ma trận, định thức và hệ phương trình tuyến tính; Các cấu đại số: nhóm, vành, trường; Số phức; Ôn tập, bổ sung các kiến thức về vectơ và hình học giải tích; Một số kiến thức cơ bản của môn giải tích cổ điển: Hàm số, giới hạn, tính liên tục của hàm một biến; Phép tính vi phân, tích phân hàm một biến.

8. Toán cao cấp II                  5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp I

- Nội dung môn học: Lý thuyết chuỗi; Hàm số nhiều biến số; Tích phân phụ thuộc tahm số; Tích phân bội. Tích phân đường, tích phân mặt. Phương trình vi phân.

9. Xác suất thống kê              3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp II.

- Nội dung môn học: Xát xuất: (nghiên cứu về quy luật của các hiện tượng ngẫu nhiên) bao gồm các khái niệm cơ bản, các công thức xác suất cơ bản tính toán, một số quy luật phân phối xác suất cơ bản và phổ biến, các tham số đặc trưng; Thống kê: (xử lý số liệu thống kê và đưa ra các kết luận, quyết định trong điều kiện thiếu thông tin nhằm gặp rủi ro ít nhất) bao gồm sơ lược về lý thuyết chọn mẫu, hai bài toán thống kê cơ bản và ước lượng và kiểm định.

10. Vật lý đại cương I                       4 đvht  

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: những vấn đề cơ bản về Cơ học, Nhiệt học, Quang học và Điện học.

11. Vật lý đại cương II                      4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Vật lý đại cương I

- Nội dung môn học: Thuyết tương đối, cơ học lượng tử, Vật lý nguyên tử, Vật lý hạt nhân, 19 bài thí nghiệm bao gồm các lĩnh vực về Cơ học, Nhiệt học, Quang học và Điện học.

12. Hóa đại cương                 6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung môn học: Cấu tạo chất, nhiệt động hóa học, động hóa học và nhiệt hóa học.

13. Hóa học môi trường        3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: hóa đại cương

- Nội dung môn học: Một số vấn đề chung về môi trường, Hóa học của khí quyển, thủy quyển và địa quyển. Các vòng tuần hoàn của Cácbon, nitơ, oxi, phốt pho và lưu huỳnh trong tự nhiên.

14. Ngoại ngữ: Gồm 3 phần (I, II, III)                    15 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Nội dung cơ bản Tiếng Anh I: 9 unit (từ Unit 1 đến Unit 9) giáo trình tiếng Anh “Headway elemnetary”. Căn cứ một số từ vựng về các chủ đề gia đình, mua sắm, nghề nghiệp, nhà trường, đồ ăn thức uống.

- Nội dung cơ bản Tiếng Anh II: 6 Unit (từ Unit 10 đến 10 Unit 15) trong giáo trình Tiếng Anh “Heagway elementary”.

4 bài luyện nghe trong giáo trình “Let’s listen”

2 bài học hiểu trong giá trình “Task reading”

Cung cấp từ vựng về các chủ đề như mô tả nơi chốb, mô tả con người, kế hoạch cho tương lai, cách biểu thị những hồi tưởng về quá khứ và những kỳ vọng về tương lai.

- Nội dung cơ bản Tiếng Anh III: 7 bài khóa về tiếng Anh chuyên ngành trong tập bài giảng “English through Fire prevention and protection” được sắp xếp nâng cao dần từ dễ đến khó: sơ lược về lịch sử của ngành Phòng cháy chữa cháy Việt Nam và của trường đào tạo nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, khái niệm về quá trình cháy, các chất dễ cháy và chất thường dùng chữa cháy, phòng cháy nhà cao tầng, phòng cháy khí đối và khí hóa lỏng, bình chữa cháy, trung tâm báo cháy, một số loại đầu báo cháy và một loại đầu phun nước tự động.

15. Tin học cơ sở                   5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp II

- Nội dung môn học: Các kiến thức nhập môn; soạn thảo văn bản; ngôn ngữ lập trình TURBO, PASCAL và kỹ thuật lập trình.

16. Giáo dục thể chất            5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1265/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

17. Giáo dục quốc phòng      6 đvht (165 tiết)

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

18. Lý luận cơ bản về bảo vệ an ninh trật tự          3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sự Công an nhân dân.

- Nội dung môn học: Lịch sử hình thành và phát triển của đường lối bảo vệ ANTT qua các thời kỳ. Các khái niệm cơ bản, đối tượng, quan điểm, phương châm, nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; lực lượng, biện pháp và mối quan hệ phối hợp trong đấu tranh bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

19. Vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự              2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: những vấn đề cơ bản về bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về quần chúng và vai trò của quần chúng trong bảo vệ an ninh trật tự; phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; công tác vận động quần chúng; hình thức, phương pháp vận động quần chúng bảo vê an ninh tổ quốc; Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng.

20. Lý luận Nhà nước và Pháp luật            3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin

- Nội dung môn học: đối tượng, phương pháp nghiên cứu lý luận Nhà nước và Pháp luật; nguồn gốc, bản chất và kiểu nhà nước; chức năng, hình thức và bộ máy nhà nước, nguồn gốc, bản chất và kiểu pháp luật; chức năng, hình thức của pháp luật, quy phạm pháp luật; quan hệ pháp luật; ý thức pháp luật; thực hiện và áp dụng pháp luật; hành vi pháp luật và trách nhiệm pháp lý. Những kiến thức cơ bản về các kiểu pháp luật trong lịch sử: Pháp luật chiếm hữu nô lệ, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật Xã hội chủ nghĩa; pháp chế Xã hội chủ nghĩa; pháp luật trong kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa; xây dựng, hệ thống hóa và giải thích pháp luật; hệ thống pháp luật Việt Nam.

21. Tham mưu – Tổng hợp trong Công an nhân dân       2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Xây dựng lực lượng công an nhân dân.

- Nội dung môn học: Nhận thức chung về công tác tham mưu trong lực lượng công an nhân dân; tổ chức công tác tham mưu – tổng hợp; kỹ thuật soạn thảo và xử lý văn bản; Số vấn đề về hồ sơ trong công an nhân dân; hệ thống tổ chức cơ quan tham mưu và công tác xây dựng lực lượng tham mưu trong lực lượng công an nhân dân.

22. Khoa học lãnh đạo chỉ huy                    2 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức đại cương.

- Nội dung môn học: Khái niệm, đối tượng, phương pháp, nội dung của tâm lý học quản lý; bản chất của tâm lý học quản lý, cấu trúc của hoạt động quản lý, các yếu tố cấu thành của sự lãnh đạo, các kiểu phong cách lãnh đạo, phương pháp lựa chọn quyết định và tổ chức thực hiện quyết định cũng như đặc điểm tâm lý của người chỉ huy.

23. Luật quốc tế         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật

- Nội dung môn học: Hệ thống luật quốc tế; quốc gia trong luật quốc tế; tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế; lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế; quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế và tố tụng dân sự quốc tế.

24. Luật dân sự         3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật

- Nội dung môn học: Khái niệm, đặc điểm, phân loại và phân quyền tài sản; căn cứ xác lập và chấm dứt quyền sở hữu, các hình thức sở hữu, khái niệm về quyền thừa kế, thừa kế theo di chúc; thừa kế theo pháp luật và phân chia tài sản. Một số kiến thức cơ bản về hợp đồng; giao kết, thực hiện, các điều kiện đảm bảo giao kết, thực hiện; sửa đổi, chấm dứt hợp đồng dân sự. Những kiến thức lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ntoài hợp đồng: Khái niệm, đặc điểm của bồi thường thiệt hại; các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; nguyên tắc bồi thường thiệt hại; trách nhiệm liên đới.

25. Luật hình sự I, II             9 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật

- Nội dung môn học:

I. Luật Hình sự - Phần chung: Khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự; khái niệm, cấu tạo hiệu lực của luật hình sự; tội phạm, cấu thành tội phạm; khách thể của tội phạm; các giai đoạn thực hiện tội phạm; đồng phạm; những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm của hành vi; khái niệm trách nhiệm hình sự, khái niệm và mục đích của hình phạt; hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp khác; quyết định hình phạt; các chế định có liên quan; trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội.

II. Luật hình sự - Phần Các tội phạm cụ thể: Bao gồm dấu hiệu pháp lý và đường lối xử lý đối với một số tội phạm xâm phạm ANQG và TTATXH.

26. Luật Tố tụng hình sự I, II          9 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Luật hình sự

- Nội dung môn học:

Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; chứng cứ trong luật tố tụng hình sự; những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự; kiến thức cơ bản về khởi tố, điều tra vụ án hình sự;

Truy tố; xét xử sơ thẩm, xét lại bản án và quyết định của Tòa án; xét lại bản án và quyết định đã có biệu lực pháp luật; thủ tục tố tụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên và thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

27. Luật hành chính              4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật

- Nội dung môn học: Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính: quy phạm và quan hệ pháp luật hành chính; các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước; hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước; vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính; thủ tục hành chính; quyết định hành chính và cơ quan hành chính nhà nước.

28. Luật phòng cháy và chữa cháy              3 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Lý luận Nhà nước và Pháp luật

- Nội dung môn học: Phần Luật phòng cháy chữa cháy: Khái niệm, đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng cháy chữa cháy; nguyên tắc phòng cháy chữa cháy; các quy định về phòng cháy; các quy định về chữa cháy; tổ chức lực lượng Phòng cháy chữa cháy; trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện và đầu tư cho Phòng cháy chữa cháy; trách nhiệm phòng cháy chữa cháy.

Các Luật khác có liên quan đến phòng cháy chữa cháy: một số vấn đề cơ bản trong Luật hình sự; một số vấn đề cơ bản trong Luật tố tụng hình sự; một số vấn đề cơ bản trong Luật tố tụng hình sự và Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

29. Quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy          3 đvht  

- Điều kiện tiên quyết: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự

- Nội dung môn học: Khái niệm, tính chất, đặc điểm, nguyên tắc, nội dung của quản lý nhà nước về Phòng cháy chữa cháy; hình thức và phương pháp quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy; các biện pháp tổ chức thực hiện của Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy; văn bản quản lý Nhà nước và kỹ thuật xây dựng văn bản quản lý nhà nước về Phòng cháy chữa cháy.

30. Vẽ kỹ thuật          6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Mục tiêu môn học: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật để làm cơ sở cho các môn học chuyên ngành “Phòng cháy trong xây dựng”, “Chiến thuật chữa cháy”…

- Nội dung môn học: Những tiêu chuẩn cơ bản để thiết lập bản vẽ kỹ thuật; Biểu diễn điểm – đường thẳng – mặt phẳng; Biểu diễn vật thể trên bản vẽ; Bản vẽ kết cấu công trình; Bản vễ nhà.

31. Kỹ thuật điện       5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Mục tiêu môn học: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện làm cơ sở cho môn học chuyên ngành “Phòng cháy thiết bị điện”

- Nội dung môn học: Mạch điện một pha; mạch điện ba pha; máy biến áp; các máy điện xoay chiều; máy điện một chiều; những vấn đề cơ bản truyền động điện, đo lường điện.

32. Lý thuyết quá trình cháy            5 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Không

- Mục tiêu môn học: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về bản chất quá trình cháy, những thông số đánh giá mức độ nguy hiểm cháy của các loại chất và vật liệuc háy, đặc điểm của các hiện tượng và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cháy trong đám cháy.

- Nội dung môn học: Những khái niệm cơ bản, bản chất của sự cháy, những yếu tố và điều kiện cần thiết để làm xuất hiện sự cháy, phương trình cân bằng vật chất và cân bằng nhiệt của quá trình cháy. Những đặc trưng cơ bản của các quá trình cháy. Các hiện tượng tự cháy, tự bốc cháy và bốc cháy cưỡng bức các quá trình cháy của chất cháy rắn – lỏng – khí.  

33. Võ thuật Công an nhân dân      8 đvht (240 tiết)

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức giáo dục đại cương

- Nội dung môn học 2 phần:

Phần kỹ thuật: Các tư thế chiến đấu trong võ thuật, các động tác kỹ thuật tiến công, các động tác phối hợp chân – tay, các động tác phòng ngừa.

Phần chiến thuật: Những vị trí xung yếu trên cơ thể người, các tình huống bất ngờ, các tình huống gỡ khóa, các tình huống đánh ở tư thế gần và đánh khi địch có vũ khí.

34. Kỹ thuật cá nhân và các đội hình chữa cháy cơ bản               4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức cơ sở ngành.

- Nội dung môn học: Các loại mẫu giáo án huấn luyện. Cấu tạo, tác dụng, cách sử dụng, bảo quản và kiểm tra đối với các trang thiết bị cá nhân và các phương tiện chữa cháy ban đầu. Kỹ thuật cá nhân sử dụng các trang phục, lăng, vòi, vượt chướng ngại vật, tahng và các phương tiện chữa cháy. Các đội hình chữa cháy cơ bản và sự phối hợp triển khai đội hình chiến đấu giữa các cán bộ chiến sỹ và các đội hình thể thao nghiệp vụ chữa cháy.

35. Căn cứ nước chữa cháy             5 đvht 

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức cơ sở ngành

- Nội dung môn học: Các hệ thống cung cấp nước chữa cháy, phương pháp tính toán thủy lực của các hệ thống cung cấp nước chữa cháy và các phương pháp truyền nước đến đám cháy phục vụ cho quá trình chữa cháy cũng như thiết kế các hệ thống chữa cháy cố định, chữa cháy tự động cho nhà và công trình.

36. Phòng cháy thiết bị điện             6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức cơ sở ngành.

- Nội dung môn học: Những vấn đề cơ bản an otàn cháy, nổ trong sử dụng thiết bị điện; an toàn cháy cho các mạng điện; an toàn cháy cho các mạng điện động lực và chiếu sáng; nối đất và nối trung tính cho các thiết bị điện; bảo vệ chống sét và chống tĩnh điện; Thẩm duyệt thiết kế về an toàn cháy đối với hệ thống điện của các ngôi nhà và công trình.

37. Phòng cháy trong xây dựng       6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức cơ sở ngành

- Nội dung môn học: Tính chịu lửa của nhà và công trình; các giải pháp về quy hoạch và công trình; thoát nạn cho người trong điều kiện cháy; chống tụ khói cho nhà và công trình; an toàn nổ cho nhà và công trình; thẩm quyền duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy đối với nhà và công trình.

38. Những vấn đề cơ bản phòng cháy trong các quá trình công nghệ sản xuất    

6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức cơ sở ngành

- Nội dung môn học: Một số vấn đề chung về phòng cháy trong quá trình công nghệ sản xuất; những nguyên nhân hình thành môi trường nguy hiểm cháy nổ trong các máy móc thiết bị và biện pháp phòng cháy; sự hình thành môi trường nguy hiểm cháy nổ do chất cháy thoát ra ngoài từ máy móc thiết bị trong điều kiện hoạt động bình thường và các biện pháp phòng cháy; sự hình thành môi trường nguy hiểm cháy nổ do chất cháy thoát ra ngoài từ máy móc thiết bị trong trường hợp sự cố và biện pháp phòng cháy; các nguồn nhiệt gây cháy, sự hình thành và biện pháp phòng ngừa; các biện pháp phòng chống cháy lan trong các quá trình công nghệ sản xuất; hạng sản xuất.

39. Chiến thuật chữa cháy một số cơ sở kinh tế - văn hóa – xã hội          6 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức cơ sở ngành

- Nội dung môn học: Chiến thuật chữa cháy nhà ở và nhà công cộng; chiến thuật chữa cháy một số cơ sở sản xuất; chiến thuật chữa cháy một số cơ sở khai thác và bảo quản tài nguyên thiên nhiên; chiến thuật chữa cháy một số phương tiện giao thông vận tải; chiến thuật chữa cháy trong những điều kiện đặc biệt.

40. Kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy     4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức cơ sở ngành

- Nội dung môn học: Một số vấn đề chung về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy; điều tra cơ bản, lập phiếu quản lý cơ sở, kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy và một số thủ tục trong kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.

41. Phòng cháy một số quá trình công nghệ sản xuất        4 đvht

- Điều kiện tiên quyết: Kiến thức cơ sở ngành

- Mục tiêu môn học: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về đặc điểm nguy hiểm cháy nổ và biện pháp phòng cháy một số quá trình công nghệ sản xuất.

- Nội dung của môn học: Phòng cháy và quá trình gia công cơ khí; phòng cháy quá trình vận chuyển các chất và vật liệu trong dây chuyền sản xuất; phòng cháy quá trình chưng cất, đốt nóng; phòng cháy quá trình sơn sấy; phòng cháy quá trình khai thác, chế biến, vận chuyển, bảo quản, sử dụng dầu khí.

4. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHUNG NGÀNH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ  

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ GD&ĐT quản lý chất lượng quá trình đào tạo đại học do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học.

4.1. Chương trình khung ngành phòng cháy chữa cháy được thiết kế theo kiểu đơn ngành. Danh mục các môn học (học phần) tại Mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Các cơ sở đào tạo đại học thuộc ngành Công an bổ sung thêm những môn học (học phần) cần thiết ở cả hai khối kiến thức (giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp) cho phù hợp với mục tiêu đào tạo đối với từng ngành và chuyên ngành; điều kiện cụ thể của từng vùng, miền sao cho khối lượng kiến thức toàn khóa không dưới 270 đvht.

4.2. Quá trình thiết kế chương trình đào tạo cụ thể, về thời lượng các môn học (học phần)             uy định trong chương trình khung được cấu trúc và thực hiện theo tỷ lệ:

- Kiến thức giáo dục đại cương: 2/3 lý thuyết; 1/3 tham quan, thực tế, thực hành (trừ giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng có quy định riêng).

- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, nhất là phần kiến thức ngành và chuyên ngành: 1/2 lý thuyết, 1/2 thực hành. Một số môn học thực hiện đồ án môn học.

4.3. Phần kiến thức chuyên ngành (nếu có) được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên môn hẹp của ngành Phòng cháy chữa cháy. Sự khác biệt nội dung của ngành.

4.4. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) được thiết kế theo hướng lựa chọn những nội dung không thuộc ngành Phòng cháy chữa cháy nhưng xét thấy có lợi cho việc nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn cho sinh viên khi tốt nghiệp.

4.5. Bộ Công an hướng dẫn Hiệu trưởng trường Đại học Phòng cháy chữa cháy căn cứ và chương trình khung này tổ chức xây dựng và ban hành chương trình đào tạo cụ thể để thực hiện trong phạm vi cơ sở đào tạo của mính./.



* Chưa kể học phần 15 và 16

*  Chưa kể các học phần 18 và 19

*  Chưa kể các học phần 15 và 16

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 10/2006/QĐ-BGDĐT ban hành Bộ Chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Khoa học An ninh trình độ đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

  • Số hiệu: 10/2006/QĐ-BGDĐT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/03/2006
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Người ký: Bành Tiến Long
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 25 đến số 26
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản