Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2012/QĐ-UBND | Hoà Bình, ngày 15 tháng 8 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi số 32/2001/PL- UBTVQH10 ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Căn cứ Luật Hợp tác xã số 18/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ - CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
Căn cứ Nghị định số 115/2008/NĐ - CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ - CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
Căn cứ Nghị định số 151/2007/ NĐ - CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác;
Căn cứ Thông tư số 75/2004/TT-BNN ngày 20 tháng 12 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thành lập, củng cố và phát triển tổ chức hợp tác dùng nước;
Căn cứ Thông tư số 36/2009/TT - BTC ngày 26 tháng 02 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 115/2008/NĐ - CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi;
Căn cứ Thông tư số 11/2009/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi và quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi;
Căn cứ Thông tư số 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi;
Căn cứ Thông tư số 40/2011/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 178/TTr-SNN, ngày 04 tháng 6 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và thực hiện cấp bù do miễn thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký, các văn bản trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI VÀ THỰC HIỆN CẤP BÙ DO MIỄN THỦY LỢI PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HOÀ BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 09/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
PHÂN CẤP QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng
- Các công trình thủy lợi (bao gồm cả đầu mối, kênh mương, các công trình trên kênh) được đầu tư từ ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
- Các công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn không thuộc ngân sách nhà nước khuyến khích áp dụng các quy định ban hành tại Quyết định này.
2. Đối tượng áp dụng bao gồm: Các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao quản lý, khai thác công trình thủy lợi; các hộ dùng nước sử dụng nước từ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
1. Các công trình có quy mô lớn, quan trọng, có kỹ thuật vận hành phức tạp giao cho doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi thực hiện để đảm bảo vận hành an toàn và hiệu quả;
2. Hệ thống công trình thuỷ lợi được xây dựng trên địa bàn phục vụ tưới tiêu hoặc cấp nước sinh hoạt phục vụ gọn trong phạm vi xóm, liên xóm, xã (không liên quan đến hệ thống công trình do doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi quản lý) giao cho một tổ chức (hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, hợp tác xã điện năng, tổ thủy nông...vvv, sau đây gọi chung là tổ chức hợp tác dùng nước) quản lý, khai thác.
3. Một tổ chức hợp tác dùng nước có thể được tham gia quản lý nhiều công trình thủy lợi trên địa bàn.
Các công trình được phân cấp giao cho tổ chức hợp tác dùng nước quản lý, bao gồm:
- Công trình hồ chứa có chiều cao đập (Hđ) nhỏ hơn 12 m, hoặc dung tích chứa nhỏ hơn 500.000 m3.
- Công trình đập dâng có chiều cao đập (Hđ) nhỏ hơn 10 m.
- Trạm bơm điện, trạm bơm thuỷ luân phục vụ trong phạm vi xã hoặc cấp hành chính tương đương, có diện tích tưới dưới 100 ha.
- Các công trình kênh mương nội đồng thuộc hệ thống công trình thuỷ lợi lớn do các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi quản lý kể từ sau cống đầu kênh được phân cấp cho các tổ chức hợp tác dùng nước quản lý.
- Diện tích sau cống đầu kênh tính bằng 5% diện tích được tưới, tiêu do công trình phụ trách nhưng không lớn hơn 30 ha.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định danh mục các công trình thuộc phạm vi cấp huyện, thành phố (sau đây gọi tắt là cấp huyện) quản lý và danh mục các công trình thuộc cấp tỉnh giao cho doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn quản lý theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao công trình thuộc cấp huyện quản lý phân cấp cho các tổ chức hợp tác dùng nước hoặc doanh nghiệp có đủ năng lực theo quy định trực tiếp quản lý, khai thác.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo và hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã củng cố, kiện toàn các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, các tổ thủy nông ...vv đã có tại địa phương đang tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi, đảm bảo đủ năng lực Quy định tại Thông tư số 40/2011/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quyết định giao các công trình thủy lợi trên địa bàn (thuộc cấp huyện quản lý) cho các tổ chức này quản lý, khai thác.
3. Đối với các xã chưa có các tổ chức hợp tác dùng nước, căn cứ số lượng và quy mô công trình thủy lợi trên địa bàn xã, Ủy ban nhân dân cấp xã vận động thành lập hợp tác xã dùng nước hoặc tổ hợp tác dùng nước và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao các công trình thủy lợi trên địa bàn (thuộc cấp huyện quản lý) cho các tổ chức này quản lý, khai thác.
TỔ CHỨC QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 5. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của các tổ chức tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi
1. Có quy mô và hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện cụ thể về quy mô công trình, trình độ quản lý và đáp ứng yêu cầu của các hộ dùng nước.
2. Đối với tổ chức quản lý, khai thác là các doanh nghiệp: Tổ chức hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
3. Đối với tổ chức quản lý, khai thác là các hợp tác xã: Tổ chức và hoạt động theo Luật hợp tác xã.
4. Đối với tổ chức quản lý, khai thác là các tổ hợp tác: Tổ chức và hoạt động theo quy định của Nghị định số 151/2007/ NĐ - CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác, Thông tư số 04/2008/TT- BKH ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ.
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức tham gia quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi
1. Xây dựng kế hoạch dùng nước và ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ tưới, tiêu với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện.
2. Sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ môi trường nước.
3. Bảo vệ công trình thuỷ lợi trong phạm vi quản lý của mình, tổ chức tu bổ, sửa chữa công trình thuỷ lợi theo quy định của pháp luật.
4. Kiến nghị về việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
5. Được hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
6. Được ngân sách nhà nước hỗ trợ thuỷ lợi phí và cấp kinh phí sửa chữa, nâng cấp công trình.
7. Hợp tác xã dùng nước hoạt động theo điều lệ hoặc quy chế được Đại hội hoặc Hội nghị xã viên thông qua; quản lý tài chính theo nguyên tắc tự chủ, dân chủ, công khai theo hướng dẫn của ngành tài chính; hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng, được vay vốn của ngân hàng và có trụ sở làm việc.
8. Ngoài các dịch vụ tưới, tiêu, cấp nước sinh hoạt các tổ chức hợp tác dùng nước được kết hợp làm các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
9. Các tổ chức hợp tác dùng nước quản lý, điều hành hệ thống công trình thuỷ lợi chịu sự quản lý nhà nước của chính quyền địa phương (Uỷ ban nhân dân cấp xã); chịu sự quản lý kỹ thuật và nghiệp vụ của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện hoặc các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi nơi mà tổ chức này ký kết hợp đồng.
Điều 7. Tài sản và tài chính của các tổ chức hợp tác dùng nước
1. Tổ chức hợp tác dùng nước phải chịu trách nhiệm trước nhà nước và cộng đồng về việc bảo tồn và phát huy hiệu quả của tài sản đã được giao quản lý, phải chịu trách nhiệm khi làm thất thoát, hư hỏng, hoặc quản lý không hiệu quả. Tổ chức dùng nước không được ký hợp đồng, ủy quyền, giao, thuê cho đơn vị khác thực hiện quản lý khai thác công trình thủy lợi được giao.
2. Tài sản của các tổ chức hợp tác dùng nước bao gồm tài sản do tổ chức hợp tác đang quản lý và tài sản được nhà nước hoặc tập thể giao quyền cho tổ chức hợp tác trực tiếp quản lý. Tài sản giao cho tổ chức hợp tác dùng nước trực tiếp quản lý (bao gồm động sản và bất động sản) được bàn giao nguyên trạng và vẫn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.
3. Nguồn thu của tổ chức hợp tác dùng nước bao gồm thuỷ lợi phí do nhà nước hỗ trợ; từ nguồn thu phí dịch vụ lấy nước từ sau cống đầu kênh đến mặt ruộng (mức thu do tổ chức hợp tác dùng nước thoả thuận với hộ dùng nước); thu từ các hộ sử dụng nước làm dịch vụ như : Cấp nước sinh hoạt, nước làm dịch vụ du lịch, nuôi cá, sân golf, vui chơi giải trí...vv; từ các nguồn thu khác do đơn vị hoạt động, sản xuất, kinh doanh hợp pháp mà có.
4. Mức thu theo Điều 5, quy định mức thu thuỷ lợi phí, tiền nước được ban hành theo Quyết định số 36/2009/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình.
Điều 8. Quản lý, sử dụng thuỷ lợi phí và kinh phí do nhà nước cấp bù
1. Việc quản lý và sử dụng thuỷ lợi phí, tiền nước thu được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 143/2003/NĐ- CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, hướng dẫn tại Thông tư số 36/2009/TT-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2009 của Bộ Tài chính và theo định mức kinh tế kỹ thuật quản lý khai thác công trình thuỷ lợi do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành.
2. Theo phương án hoạt động, kinh doanh do Đại hội hoặc Hội nghị xã viên thông qua và tuân thủ theo các quy định về quản lý tài chính hiện hành.
3. Chi phí của tổ chức hợp tác dùng nước phải được Hội nghị toàn thể hội viên (hoặc Hội nghị đại biểu) thông qua.
THỰC HIỆN CẤP BÙ DO MIỄN THỦY LỢI PHÍ
Điều 9. Cơ quan đặt hàng dịch vụ tưới tiêu
1. Đối với công trình do cấp tỉnh quản lý:
- Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là người đặt hàng dịch vụ tưới tiêu hàng năm theo quy định của pháp luật; đơn vị nhận hợp đồng đặt hàng là các doanh nghiệp Khai thác công trình thuỷ lợi thuộc cấp tỉnh quản lý. Việc ký hợp đồng đặt hàng phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm trước năm kế hoạch;
- Các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi ký hợp đồng dịch vụ tưới tiêu với các hợp tác xã, tổ hợp tác quản lý một phần công trình trong hệ thống công trình do doanh nghiệp quản lý.
2. Đối với các công trình đã phân cấp cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý:
- Uỷ ban nhân dân cấp huyện uỷ quyền cho phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là người đặt hàng dịch vụ tưới tiêu hàng năm theo quy định của Pháp luật;
- Đơn vị nhận đặt hàng là các tổ chức hợp tác dùng nước như: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, hợp tác xã dùng nước, tổ hợp tác ...vv được giao quản lý khai thác công trình thuỷ lợi;
3. Hình thức nhận đặt hàng là giao kế hoạch hoặc đấu thầu theo quy định.
Điều 10. Xác định diện tích miễn thủy phí
1. Đơn vị quản lý khai thác công trình lập hồ sơ miễn thuỷ lợi phí gửi về phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện để tổng hợp; Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đối tượng miễn thuỷ lợi phí cư trú xác nhận và gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Bảng kê diện tích tưới nước, tiêu nước, cấp nước kèm theo Quyết định phê duyệt của Uỷ ban nhân dân tỉnh là căn cứ để giao kế hoạch hoặc đặt hàng cho các đơn vị quản lý công trình; là căn cứ để các cơ quan nhà nước thực hiện giám sát việc phục vụ tưới nước, tiêu nước, cấp nước của các đơn vị quản lý công trình; là căn cứ để lập dự toán kinh phí cấp bù do miễn thủy lợi phí của các đơn vị quản lý công trình.
1. Doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi: Lập kế hoạch tưới nước, tiêu nước, cấp nước theo từng biện pháp tưới, tiêu, dự toán kinh phí cấp bù do miễn thủy lợi phí, kinh phí hỗ trợ khác gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính tổng hợp dự toán chi ngân sách cấp tỉnh, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2. Đối với đơn vị quản lý công trình là các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân do cấp huyện quản lý và đơn vị quản lý công trình ngoài ngân sách: Lập kế hoạch về diện tích tưới nước, tiêu nước, cấp nước theo từng biện pháp tưới, tiêu được miễn thuỷ lợi phí và dự toán kinh phí ngân sách nhà nước cấp bù số thuỷ lợi phí được miễn gửi cho phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn và phòng Tài chính-Kế hoạch cấp huyện để tổng hợp dự toán chi, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
3. Đối với các tổ chức hợp tác dùng nước quản lý một phần công trình nằm trong hệ thống công trình thuỷ lợi do doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi quản lý thì dự toán của tổ hợp tác dùng nước được gửi cho doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi để tổng hợp trong kế hoạch chung của doanh nghiệp.
4. Phương pháp lập dự toán:
- Phương pháp lập dự toán hỗ trợ kinh phí do miễn giảm thuỷ lợi phí theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn;
- Khi lập dự toán phải căn cứ vào diện tích (ha) hoặc lượng nước (m3) được tưới, tiêu hoặc theo từng biện pháp tưới, tiêu đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; mức thu thuỷ lợi phí tính theo quy định tại Quyết định số 36/2009/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc các quy định hiện hành.
1. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện tổng hợp dự toán cấp bù do miễn thuỷ lợi phí của các đơn vị thuộc cấp huyện quản lý để báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện và gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính để tổng hợp trong dự toán ngân sách cấp huyện.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp dự toán cấp bù do miễn thủy lợi phí của các doanh nghiệp quản lý khai thác công trình gồm cả dự toán cấp bù thuỷ lợi phí được miễn của tổ chức hợp tác dùng nước do cấp huyện quản lý tổng hợp trình lên để báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh tiếp trình Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ngân sách Trung ương hỗ trợ.
Điều 13. Giao dự toán cho các đơn vị quản lý công trình thuộc diện giao kế hoạch
1. Căn cứ dự toán ngân sách địa phương được Hội đồng nhân dân thông qua, thông báo mức hỗ trợ kinh phí bù miễn thuỷ lợi phí của Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao dự toán cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và kinh phí mục tiêu miễn thuỷ lợi phí cho ngân sách cấp huyện.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính phân bổ kinh phí miễn thuỷ lợi phí cho các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi thuộc cấp tỉnh quản lý.
3. Căn cứ vào quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh về kinh phí hỗ trợ miễn thuỷ lợi phí, Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao dự toán kinh phí cho phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi có ý kiến thống nhất của phòng Tài chính cấp huyện phân bổ dự toán cho các đơn vị quản lý công trình thuộc cấp huyện quản lý. Việc giao dự toán phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm trước năm kế hoạch.
1. Đối với đơn vị giao dự toán:
- Kết thúc năm, đơn vị được giao dự toán là các doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi phải báo cáo tình hình thực hiện dự toán cho cơ quan giao dự toán và Sở Tài chính hoặc phòng Tài chính-Kế hoạch cấp huyện (đối với các đơn vị thuộc cấp huyện giao dự toán);
- Báo cáo thực hiện dự toán là căn cứ để quyết toán kinh phí cấp bù thuỷ lợi phí được miễn cho các đơn vị quản lý công trình.
2. Đối với đơn vị nhận đặt hàng:
Kết thúc năm kế hoạch, cơ quan đặt hàng và đơn vị nhận đặt hàng phải lập biên bản thanh lý hợp đồng đặt hàng. Biên bản thanh lý hợp đồng đặt hàng. Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý khai thác công trình thuỷ lợi là căn cứ để cơ quan đặt hàng thanh, quyết toán kinh phí cho đơn vị nhận đặt hàng và để cơ quan đặt hàng quyết toán kinh phí được ngân sách nhà nước cấp bù thuỷ lợi phí được miễn.
Điều 15. Cấp phát, thanh toán, quyết toán kinh phí cấp bù do miễn thuỷ lợi phí
1. Cấp phát kinh phí cấp bù thuỷ lợi phí được miễn thuộc ngân sách trung ương cho địa phương, thuộc ngân sách cấp tỉnh cho cấp huyện được xác định là khoản hỗ trợ có mục tiêu.
2. Thanh toán, quyết toán kinh phí thuỷ lợi phí được miễn đối với các đơn vị quản lý công trình thuộc diện đặt hàng thực hiện theo Quy định tại Thông tư số 36/2009/TT-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2009 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ.
Điều 16. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến trình thành lập các tổ chức hợp tác dùng nước.
2. Tổng hợp đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, căn cứ theo tiêu chí phân cấp và năng lực của các tổ chức hợp tác dùng nước trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phân cấp lại chủ thể quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi.
3. Tổng hợp danh mục các công trình, diện tích tưới tiêu được nhà nước cấp bù thuỷ lợi phí, danh mục các công trình cống đầu kênh điều chỉnh hoặc bổ sung hằng năm trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chuyển giao toàn bộ một hệ thống hoặc một hạng mục công trình do doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi quản lý cho các đơn vị quản lý mới và ngược lại sau khi có quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
5. Theo dõi, thẩm tra công tác duy tu bảo dưỡng thường xuyên hàng năm trong phạm vi ngân sách nhà nước cấp bù cho các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi.
6. Tổ chức xây dựng, điều chỉnh bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành.
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Thẩm tra dự toán kinh phí cấp bù, diện tích, danh mục công trình được miễn thuỷ lợi phí theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Hướng dẫn các đơn vị quản lý cấp huyện và các doanh nghiệp Khai thác công trình thuỷ lợi do cấp tỉnh quản lý trong việc lập dự toán cấp bù; công tác thu, chi, thanh quyết toán nguồn kinh phí được giao hàng năm.
Điều 18. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1. Rà soát lại hệ thống các công trình thủy lợi trên địa bàn; tổng hợp, đánh giá năng lực của các hợp tác xã, các tổ hợp tác theo quy định tại Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi; hướng dẫn các địa phương thành lập mới hoặc kiện toàn các tổ chức quản lý hiện có, tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2. Giao kế hoạch đặt hàng dịch vụ tưới, tiêu cho phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, hoặc phòng Kinh tế thành phố hàng năm; Giám sát hoạt động quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi của các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn; xác nhận, đánh giá kết quả tưới, tiêu theo từng mùa vụ và đề nghị các cơ quan tài chính thanh toán, quyết toán kinh phí cấp bù cho các tổ chức khai thác công trình.
1. Củng cố năng lực, sắp xếp lại bộ máy tổ chức quản lý cho phù hợp để thực hiện việc quản lý khai thác có hiệu quả, đảm bảo an toàn cho công trình.
2. Rà soát, xây dựng danh mục công trình, hạng mục công trình trong hệ thống công trình thuộc doanh nghiệp đang quản lý cần chuyển giao cho các tổ chức hợp tác dùng nước quản lý (hoặc ngược lại), gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
3. Tham gia xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa các doanh nghiệp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi và các tổ chức hợp tác dùng nước tại các địa phương.
Điều 20. Quy định về điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi quy định
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi phản ánh bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 15/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định phân cấp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 2Nghị quyết 195/2010/NQ-HĐND thông qua quy định phân cấp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; mức thu thuỷ lợi phí, tiền nước; sửa đổi chính sách đầu tư hỗ trợ kênh loại 3 trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên khóa XII, kỳ họp thứ 18 ban hành
- 3Quyết định 1051/QĐ-UBND năm 2012 điều chỉnh Quyết định 1799/2010/QĐ-UBND Quy định về tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 4Quyết định 842/2005/QĐ-UBND quy định mức thu thuỷ lợi phí và thu tiền sử dụng nước đối với các tổ chức, cá nhân tiêu thụ nước của các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 5Quyết định 333/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế phối hợp trong tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi; quản lý, sử dụng nguồn kinh phí thủy lợi phí, tiền nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 6Quyết định 15/2016/QĐ-UBND Quy định về phân cấp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 7Quyết định 19/2019/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 8Quyết định 254/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành kỳ 2019-2023
- 1Luật Doanh nghiệp 2005
- 2Thông tư 75/2004/TT-BNN hướng dẫn việc thành lập, củng cố và phát triển tổ chức hợp tác dùng nước do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành
- 3Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001
- 4Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 5Nghị định 143/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Luật Hợp tác xã 2003
- 8Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 9Nghị định 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác
- 10Thông tư 04/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 11Nghị định 115/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 143/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi
- 12Thông tư 11/2009/TT-BTC hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và Quy chế quản lý tài chính của Công ty Nhà nước làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi do Bộ Tài chính ban hành
- 13Thông tư 36/2009/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 115/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 143/2003/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi do Bộ Tài chính ban hành
- 14Thông tư 65/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 15Thông tư 56/2010/TT-BNNPTNT quy định hoạt động của tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 16Quyết định 15/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định phân cấp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 17Nghị quyết 195/2010/NQ-HĐND thông qua quy định phân cấp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; mức thu thuỷ lợi phí, tiền nước; sửa đổi chính sách đầu tư hỗ trợ kênh loại 3 trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên khóa XII, kỳ họp thứ 18 ban hành
- 18Thông tư 40/2011/TT-BNNPTNT về quy định năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 19Quyết định 1051/QĐ-UBND năm 2012 điều chỉnh Quyết định 1799/2010/QĐ-UBND Quy định về tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 20Quyết định 36/2009/QĐ-UBND quy định mức thu thủy lợi phí, tiền nước do tỉnh Hoà Bình ban hành
- 21Quyết định 842/2005/QĐ-UBND quy định mức thu thuỷ lợi phí và thu tiền sử dụng nước đối với các tổ chức, cá nhân tiêu thụ nước của các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 22Quyết định 333/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế phối hợp trong tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi; quản lý, sử dụng nguồn kinh phí thủy lợi phí, tiền nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 23Quyết định 15/2016/QĐ-UBND Quy định về phân cấp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Quyết định 09/2012/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và thực hiện cấp bù do miễn thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Hoà Bình
- Số hiệu: 09/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/08/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Bùi Văn Tỉnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/08/2012
- Ngày hết hiệu lực: 08/07/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra