Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 08/2005/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 10 tháng 1 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 08/2005/QĐ-BGTVT NGÀY 10 THÁNG 01 NĂM 2005 BAN HÀNH "QUY ĐỊNH VỀ BẾN XE ÔTÔ KHÁCH"

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị định 92/2001/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô;
Căn cứ Nghị định 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của các ông Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về bến xe ôtô khách".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 4128/2001/QĐ-BGTVT ngày 5 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Chánh Thanh tra Bộ, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Đào Đình Bình

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH

VỀ BẾN XE ÔTÔ KHÁCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08 /2005/QĐ-BGTVT ngày 10 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Văn bản này quy định điều kiện cơ bản về quy hoạch, tiêu chuẩn, đầu tư xây dựng và tổ chức quản lý hoạt động của bến xe ôtô khách (sau đây gọi là bến xe).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với cơ quan quản lý, ban quản lý bến xe, cơ quan, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, kinh doanh, khai thác dịch vụ tại bến xe, tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách và khách đi xe ôtô tại bến xe.

Điều 3. Chức năng, loại hình bến xe

1. Bến xe là bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, được xây dựng để ôtô đón, trả khách; nơi các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thực hiện quyền quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Đơn vị kinh doanh, khai thác bến xe là một loại hình doanh nghiệp.

Chương 2:

QUY HOẠCH VÀ TIÊU CHUẨN BẾN XE

Điều 4. Quy hoạch bến xe

1. Quy hoạch bến xe phải đáp ứng nhu cầu đi lại trước mắt và lâu dài của nhân dân địa phương và khu vực, đồng thời phải phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt.

2. Quy hoạch bến xe đã được phê duyệt phải công bố công khai để tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng.

Điều 5. Yêu cầu cơ bản khi xác định vị trí bến xe

1. Phải gắn với đường giao thông công cộng, thuận tiện cho khách đi xe, gần khu dân cư hoặc trung tâm kinh tế, trung tâm thương mại.

Trường hợp vị trí bến xe không gắn với đường giao thông công cộng thì không cách quá xa đường giao thông công cộng và có đường nối với đường giao thông công cộng phù hợp với quy định của pháp luật về an toàn giao thông.

2. Bến xe được xây dựng gần nơi chuyển tiếp với các phương thức vận tải khác hoặc gần nơi chuyển tiếp với xe buýt đô thị.

3. Bến xe phải có biển báo, biển chỉ dẫn rõ ràng.

Điều 6. Tiêu chuẩn bến xe

1. Tiêu chuẩn từng loại bến xe được quy định tại bảng sau:

TT

Tiêu chuẩn

từng loại bến xe

Đơn vị tính

Loại bến xe

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 4

Loại 5

Loại 6

A

B

C

1

2

3

4

5

6

A.

Phân loại bến xe:

1

Diện tích tối thiểu

m2

15.000

10.000

5.000

3.000

2.000

500

2

Số lượng xe xuất bến tối thiểu trong 1 ngày đêm (xe tiêu chuẩn b/quân 30 chỗ)

Xe

300

150

70

50

30

10

3

Lưu lượng khách xuất bến tối thiểu trong một ngày

lượt người

6.000

3.000

1.400

1.000

600

200

B

Tiêu chuẩn từng loại bến xe:

I

Nơi đỗ xe:

 

 

 

 

 

 

 

1

Số vị trí và diện tích đỗ xe đón trả khách tối thiểu:

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số vị trí

vị trí

22

15

10

5

2

2

 

- Diện tích

m2

900

600

400

200

80

80

2

Diện tích đỗ xe qua đêm và chờ vào vị trí đón trả khách

m2

6000

4200

2640

1080

500

300

3

Bãi đỗ xe cho các phương tiện khác

m2

2000

1400

880

360

 

 

4

Độ dốc thoát nước

Có hệ thống tiêu thoát nước bảo đảm không ứ đọng nước.

5

Cường độ mặt đường bãi đỗ xe (H10)

N/cm2

10.000

10.000

10.000

10.000

Không quy định

Không quy định

A

B

C

1

2

3

4

5

6

II

Đường xe ra vào bến

 

 

 

 

 

 

 

1

Đường xe ra, vào bến

 

Đường xe vào, ra riêng biệt

Đường xe vào, ra riêng biệt

Đường xe vào, ra riêng biệt

Đường xe chung

Đường xe chung

Đường xe chung

2

Số làn xe của đường xe ra hoặc vào bến

làn xe

2

2

2

2

2

2

III

Khu nhà bến:

 

 

 

 

 

 

 

1

Phòng khách chờ

m2

300

200

160

100

50

30

2

Cửa bán vé

Cửa

22

15

10

5

2

2

3

Phòng y tế

m2

24

18

12

6

 

 

4

Có hệ thống thông tin chỉ dẫn:

Có hệ thống thông tin chỉ dẫn khách, lái xe, phụ xe và phương tiện vận tải

5

Văn phòng làm việc

 

4,5 m2 /người

 

 

 

 

 

IV

Điều kiện về cơ sở vật chất khác

 

 

 

 

 

 

1

Độ chiếu sáng chung trong bến

Theo TCN 20 -16-86

2

Số máy điện thoại công cộng

máy

4

3

2

2

1

1

3

Trang bị hệ thống cứu hoả:

Theo quy định của cơ quan phòng cháy, chữa cháy

V

Khu dịch vụ

(không bắt buộc)

 

Diện tích bến xe dành cho từng loại hình dịch vụ phụ thuộc vào khối lượng công việc và điều kiện thực tế của mặt bằng.

1

Nhà bảo dưỡng sửa chữa

 

-

Số vị trí bảo dưỡng sửa chữa

Vị trí

-

Diện tích

m2

2.

Cầu rửa xe

 

-

Số cầu rửa xe tối thiểu

cái

3.

Các diện tích khác:

 

-

Nhà gửi hành lý

m2

-

Nhà nghỉ của lái xe và khách đi xe

m2

-

Các quầy giải khát, ăn uống

m2

Ghi chú: Kqđ là hệ số quy đổi loại xe cụ thể theo số ghế chiếm diện tích trong bến xe ra xe tiêu chuẩn (xe 30 chỗ) được tính như sau:

Kqđ = Sxeqđ

Sxe30chỗ

Trong đó: - Sxeqđ: Diện tích của loại xe quy đổi.

- Sxe30 chỗ: Diện tích của xe tiêu chuẩn 30 chỗ.

2. Bến xe loại 5 và loại 6 quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với bến xe cấp huyện hoặc cấp xã.

3. Những bến xe xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp sau ngày Quy định này có hiệu lực thi hành cần thiết kế xây dựng công trình, bố trí thiết bị phục vụ người tàn tật và có nơi hút thuốc lá riêng biệt, không để khách hút thuốc lá tại phòng chờ xe.

Chương 3:

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẾN XE

Điều 7. Đầu tư xây dựng bến xe

1. Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng mới hoặc đầu tư nâng cấp, cải tạo các bến xe đang khai thác.

2. Chủ đầu tư xây dựng mới hoặc đầu tư nâng cấp cải tạo bến xe có thể trực tiếp hoặc gián tiếp kinh doanh, khai thác bến xe.

3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào vị trí địa lý, tình hình trật tự- an ninh, kinh tế - xã hội và các quy hoạch khác trên địa bàn lãnh thổ để xác định tầm quan trọng của những bến xe Nhà nước cần đầu tư 100% vốn hoặc giữ cổ phần chi phối.

Điều 8. Điều kiện xây dựng bến xe

1. Phù hợp với quy hoạch đã được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

2. Việc đầu tư, xây dựng và nâng cấp cải tạo bến xe được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng.

3. Bảo đảm các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Quy định này.

4. Đáp ứng các yêu cầu về bảo đảm trật tự-an ninh, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ.

Điều 9. Thủ tục đưa bến xe vào khai thác

Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính kiểm tra, đối chiếu với các tiêu chuẩn quy định, quyết định công bố việc đưa bến xe vào khai thác. Bến xe được đưa vào hoạt động sau 30 ngày tính từ ngày cơ quan có thẩm quyền quyết định việc đưa bến xe vào khai thác.

Điều 10. Ngừng khai thác bến xe

Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định việc ngừng khai thác bến xe tạm thời hoặc vĩnh viễn khi bến xe đó không phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải, hoặc không đảm bảo các tiêu chuẩn khai thác hoặc vì các lý do khác.

Việc ngừng khai thác bến xe phải được thông báo rộng rãi trước 15 ngày.

Chương 4:

TỔ CHỨC, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BẾN XE

Điều 11. Quản lý Nhà nước chuyên ngành tại bến xe

1. Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính là cơ quan giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước chuyên ngành đối với các bến xe tại địa phương.

2. Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính thống nhất với Sở Nội vụ trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mô hình tổ chức, biên chế của Ban quản lý bến xe phù hợp với Luật Giao thông đường bộ.

3. Căn cứ vào số lượng, quy mô của các bến xe trên địa bàn, Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính tổ chức quản lý và chỉ đạo hoạt động của Ban quản lý bến xe theo Điều 62 Luật Giao thông đường bộ.

Trong quá trình hoàn thiện công tác tổ chức Ban quản lý bến xe, Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính xem xét để uỷ quyền phòng nghiệp vụ của Sở hoặc đơn vị kinh doanh, khai thác bến xe (là doanh nghiệp nhà nước hoặc Công ty cổ phần mà nhà nước giữ cổ phần chi phối) thực hiện nhiệm vụ của Ban quản lý bến xe quy định tại Điều 13 của Quy định này.

Điều 12. Trách nhiệm, quyền hạn của Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính trong quản lý bến xe

1. Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành đối với hoạt động của bến xe trong phạm vi toàn quốc, bao gồm các nội dung sau:

a. Hướng dẫn việc quản lý hoạt động của bến xe;

b. Thanh tra, kiểm tra, việc quản lý hoạt động của bến xe;

c. Quy định cụ thể chế độ báo cáo thống kê về hoạt động của bến xe;

2. Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính:

a. Trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với bến xe tại địa phương;

b. Tổ chức xây dựng quy hoạch hệ thống bến xe thuộc địa phương trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và quản lý, thực hiện quy hoạch;

c. Kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định có liên quan đến hoạt động của bến xe;

d. Tham gia xét duyệt hồ sơ thiết kế đối với việc xây dựng các bến xe trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức nghiệm thu công bố việc đưa bến xe vào khai thác hoặc ngừng khai thác bến xe.

Quyết định việc đưa bến xe vào khai thác hoặc ngừng khai thác phải được thông báo đến các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính liên quan để phối hợp, đồng thời gửi Cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp, theo dõi.

Điều 13. Trách nhiệm, quyền hạn của Ban quản lý bến xe

Ban quản lý bến xe thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về vận tải khách bằng ôtô trong bến xe như:

1. Kiểm tra việc chấp hành các quy định về vận tải tại bến xe;

2. Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm tại bến xe theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị kinh doanh, khai thác bến xe đối với khách đi xe và doanh nghiệp vận tải

1. Ký hợp đồng với doanh nghiệp vận tải để thực hiện việc đón trả khách tại bến theo quy định của cơ quan quản lý tuyến và các hợp đồng dịch vụ phục vụ lái xe, phụ xe, nhân viên phục vụ trên xe và các dịch vụ kỹ thuật;

2. Được quyền từ chối phục vụ khi doanh nghiệp vận tải vi phạm các quy định tại Điều 15 của Quy định này; khi đó doanh nghiệp bến xe phải báo cáo cơ quan quản lý tuyến bằng văn bản;

3. Xác nhận vào "Sổ nhật trình chạy xe";

4. Bảo đảm trật tự an toàn, vệ sinh cho khách và xe trong bến;

5. Chấp hành các quy định về quản lý bến xe và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước.

6. Giữ gìn trật tự - an ninh, ngăn chặn các hành vi gây mất trật tự, mỹ quan và vệ sinh-môi trường tại bến xe; đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm tại bến xe và được yêu cầu bồi thường thiệt hại do những hành vi đó gây ra.

Điều 15. Trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp vận tải

1. Chấp hành các quy định liên quan đến vận tải khách bằng ôtô và các quy định khác có liên quan đến trật tự an toàn tại bến xe;

2. Thực hiện hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh, khai thác bến xe; được trực tiếp bán vé tại bến hoặc uỷ thác cho đơn vị kinh doanh, khai thác bến xe bán vé;

3. Bố trí đủ và đúng số xe đảm bảo chất lượng đã được cơ quan quản lý tuyến chấp thuận đưa vào hoạt động tại bến xe;

4. Tổ chức thực hiện đúng hành trình, lịch trình vận tải khách trên tuyến;

5. Đón, trả khách đúng vị trí quy định trong phạm vi bến xe.

Điều 16. Trách nhiệm và quyền hạn của khách tại bến xe

1. Chấp hành sự hướng dẫn của đơn vị kinh doanh, khai thác bến xe, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và những quy định khác của Nhà nước tại bến xe;

2. Không mang theo những hàng hoá Nhà nước cấm lưu thông;

3. Được yêu cầu bán vé theo đúng giá quy định và bố trí chỗ ngồi trên ôtô theo đúng số ghế đã được ghi trên vé, được mang theo hành lý nhỏ gọn đến 10kg miễn cước và được xếp hàng hoá đã mua vé cước lên ôtô theo hướng dẫn;

4. Khi không có nhu cầu đi, được trả lại vé trước khi chuyến xe đó làm thủ tục xuất bến ít nhất là 30 phút, khi đó sẽ được hoàn lại 90% số tiền ghi trong vé.

Điều 17. Kinh doanh, khai thác bến xe

1. Đơn vị kinh doanh, khai thác bến xe chịu sự quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường bộ và của cơ quan quản lý Nhà nước khác có liên quan tại bến xe.

2. Nội dung kinh doanh, khai thác bến xe:

a. Cho thuê quầy bán vé hoặc ký hợp đồng nhận uỷ thác bán vé với các doanh nghiệp vận tải;

b. Tổ chức bán vé cho khách, sắp xếp xe ôtô khách vào bến đón khách, trả khách bảo đảm trật tự an toàn;

c. Tổ chức trông giữ xe;

d. Tổ chức các dịch vụ xếp, dỡ, bảo quản hàng, hành lý cho khách;

e. Tổ chức các dịch vụ bảo đảm vệ sinh môi trường;

g. Tổ chức các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa xe;

h. Tổ chức các dịch vụ phục vụ khách, lái xe, phụ xe và nhân viên phục vụ trên xe;

i. Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng, phòng chống cháy nổ trong bến xe;

k. Kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

3. Nguồn thu của doanh nghiệp khai thác bến xe:

a. Đơn vị khai thác bến xe được thu tiền các loại dịch vụ tại bến xe theo quy định của pháp luật;

b. Nghiêm cấm việc thu giá trọn gói đối với doanh nghiệp vận tải.

Chương 5:

KIỂM TRA, THANH TRA, XỬ LÝ VÀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 18. Thanh tra, kiểm tra

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về vận chuyển khách của các doanh nghiệp vận tải, về tổ chức hoạt động kinh doanh các dịch vụ tại bến xe, và các lĩnh vực khác có liên quan phải thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 19. Khiếu nại, tố cáo

Đơn vị kinh doanh, khai thác bến xe, doanh nghiệp vận tải, khách đi xe và những người có liên quan khác có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật về việc cơ quan quản lý nhà nước, cá nhân thi hành công vụ có hành vi vi phạm Quy định này.

Điều 20. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy định này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 6:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 21. Nguyên tắc thực hiện

1. Căn cứ Quy định này, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc công bố quy hoạch bến xe, yêu cầu cấp kỹ thuật từng loại bến xe, nhu cầu về vốn đầu tư để mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng bến xe.

2. Bến xe xây dựng mới phải xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đã ban hành và chỉ được công bố khai thác khi có đủ điều kiện.

Điều 22. Trách nhiệm thực hiện

Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các đơn vị, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến tổ chức hoạt động của bến xe trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện Quy định này.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 08/2005/QĐ-BGTVT về bến xe ôtô khách do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 08/2005/QĐ-BGTVT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/01/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Đào Đình Bình
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 17 đến số 18
  • Ngày hiệu lực: 01/02/2005
  • Ngày hết hiệu lực: 15/10/2010
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản