ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2010/QĐ-UBND | Quận 12, ngày 05 tháng 8 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN VỀ LĨNH VỰC Y TẾ QUẬN 12
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 12
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25 tháng 4 năm 2008 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
Căn cứ công văn số 7212/SYT-TCCB-NVY ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh về việc phối hợp hoạt động chuyên môn về y tế trên địa bàn quận - huyện;
Xét Tờ trình số 137/TTr-PYT ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Phòng Y tế về việc ban hành quy chế phối hợp hoạt động chuyên môn về lĩnh vực y tế trên địa bàn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp hoạt động chuyên môn về lĩnh vực y tế quận 12.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân quận, Trưởng Phòng Nội vụ, Trưởng Phòng Y tế, Giám đốc Bệnh viện, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng quận, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp có liên quan thuộc quận chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN VỀ LĨNH VỰC Y TẾ QUẬN 12
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2010/QĐ-UBND ngày 05 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân quận 12)
Chương I
NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP
Điều 1. Quy chế này quy định về tổ chức phối hợp hoạt động chuyên môn giữa 3 đơn vị: Phòng Y tế; Bệnh viện; Trung tâm Y tế dự phòng quận.
Điều 2. Nguyên tắc phối hợp:
Phòng Y tế, Bệnh viện quận và Trung tâm Y tế dự phòng quận hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được phân công.
Phân định trách nhiệm cụ thể từng hoạt động có đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp.
Mỗi đơn vị có trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, đồng thời phải chủ động tích cực phối hợp với các đơn vị khác để thực hiện hiệu quả hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn.
Chương II
CÁC HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP
Điều 3. Công tác phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm:
Phòng Y tế là đầu mối phối hợp Trung tâm Y tế dự phòng và Bệnh viện tham mưu xây dựng kế hoạch, triển khai và giám sát các hoạt động phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường… trên địa bàn; tham mưu Ủy ban nhân dân quận tổ chức phối hợp liên ngành và huy động cộng đồng tham gia công tác phòng chống dịch bệnh.
Trung tâm Y tế dự phòng trực tiếp triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh theo kế hoạch của Sở Y tế và Ủy ban nhân dân quận, chịu trách nhiệm về các biện pháp kỹ thuật, chuyên môn, đảm bảo thực hiện đúng các quy trình về phòng chống dịch. Tổ chức thực hiện các biện pháp cách ly cộng đồng khi có yêu cầu.
Bệnh viện tổ chức điều trị kịp thời các ca bệnh truyền nhiễm, tổ chức cách ly điều trị kịp thời và hiệu quả. Thực hiện đúng các quy trình phòng chống lây nhiễm tại bệnh viện. Hỗ trợ Trung tâm Y tế dự phòng quận triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại cộng đồng khi có yêu cầu.
Công tác giám sát, báo cáo các ca bệnh truyền nhiễm mới mắc:
Bệnh viện khi phát hiện có ca bệnh truyền nhiễm gây dịch mới mắc phải thông tin ngay cho Trung tâm Y tế dự phòng quận (kể cả những ca bệnh của địa phương khác đang điều trị tại bệnh viện của mình), nội dung thông báo phải đầy đủ các thông tin như: họ tên, địa chỉ dịch tễ, địa chỉ liên lạc, số điện thoại liên hệ… (thực hiện theo Công văn số 3982/SYT-NVY ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Sở Y tế về quy trình phối hợp thực hiện điều tra dịch tễ các bệnh truyền nhiễm đang điều trị tại bệnh viện).
Phòng Y tế triển khai cho các cơ Sở Y tế tư nhân trên địa bàn khi phát hiện ca bệnh truyền nhiễm gây dịch mới mắc đến điều trị tại cơ sở của mình phải báo cáo ngay cho Trung tâm Y tế dự phòng quận biết đầy đủ thông tin dịch tễ.
Trung tâm Y tế dự phòng quận tổ chức giám sát, phát hiện các ca bệnh truyền nhiễm gây dịch mới mắc phải thực hiện báo cáo cho Phòng Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố và Sở Y tế theo đúng Quy chế thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm gây dịch ban hành kèm theo Quyết định số 4880/2002/QĐ-BYT ngày 06 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều 4. Thực hiện các chương trình sức khỏe (CTSK):
Tổ quản lý từng chương trình sức khỏe cấp quận: Trung tâm Y tế dự phòng quận chịu trách nhiệm.
Trung tâm Y tế dự phòng quận, Tổ quản lý từng chương trình sức khỏe tổ chức quản lý, xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các chương trình sức khỏe các khoa, phòng thuộc Trung tâm Y tế dự phòng, Trạm y tế và Bệnh viện quận (kể cả các cơ Sở Y tế tư nhân, tùy thuộc vào từng chương trình cụ thể). Bệnh viện quận phối hợp thực hiện các hoạt động của chương trình theo kế hoạch đã xây dựng.
Điều 5. Công tác khám và chữa bệnh thông thường, bảo hiểm y tế (cho người nghèo và tự nguyện) và trẻ em dưới 6 tuổi:
Bệnh viện chịu trách nhiệm chính trong công tác khám chữa bệnh cho các diện nêu trên, chịu trách nhiệm chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật.
Trung tâm Y tế dự phòng chịu trách nhiệm quản lý chung về việc tổ chức các hoạt động khám chữa bệnh tại Trạm y tế.
Việc khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi tại Trạm y tế và các khoa, phòng của Trung tâm Y tế dự phòng :
Trung tâm Y tế dự phòng tổ chức các hoạt động khám chữa bệnh (KCB) miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi tại các Trạm y tế và các khoa, phòng của Trung tâm Y tế dự phòng theo quy định của Sở Y tế.
Các bộ phận khám chữa bệnh trẻ em dưới 6 tuổi thống kê báo cáo định kỳ về Trung tâm Y tế dự phòng, để tổng hợp báo cáo cho Bệnh viện quận (theo hướng dẫn của Bệnh viện).
Bệnh viện có trách nhiệm cung ứng thuốc và quyết toán đầy đủ cho Trung tâm Y tế dự phòng theo báo cáo.
Các hướng dẫn trên được thực hiện cho đến khi “trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT” khi đó sẽ thực hiện theo quy định về khám BHYT.
Điều 6. Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe (GDSK):
Trung tâm Y tế dự phòng tham mưu cho Phòng Y tế và Ủy ban nhân dân quận, đồng thời chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai các hoạt động về truyền thông giáo dục sức khỏe trên địa bàn quận, bao gồn các hoạt động truyền thông tại cộng đồng, tại Bệnh viện quận, các phòng khám đa khoa tư nhân, Trạm y tế…
Bệnh viện quận thành lập Tổ truyền thông – GDSK (T3G) xây dựng và triển khai các hoạt động truyền thông tại Bệnh viện theo kế hoạch chung về công tác truyền thông của quận và của Trung tâm TTGDSK(4G). Tổ truyền thông – GDSK của Bệnh viện chịu sự quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của Phòng Truyền thông – GDSK thuộc Trung tâm Y tế dự phòng.
Trạm Y tế tổ chức các hoạt động truyền thông – GDSK tại Trạm y tế và trong cộng đồng dân cư theo kế hoạch của Trung tâm Y tế dự phòng và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Phòng truyền thông – GDSK thuộc Trung tâm Y tế dự phòng.
Phòng Y tế và Bệnh viện quận hỗ trợ để Trung tâm Y tế dự phòng triển khai các hoạt động truyền thông – GDSK tại các phòng khám đa khoa tư nhân trên địa bàn quận.
Điều 7. Công tác tiêm chủng:
Trung tâm Y tế dự phòng chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng trên địa bàn quận theo phân cấp quản lý. Phòng Y tế hỗ trợ Trung tâm Y tế dự phòng trong hoạt động kiểm tra, giám sát các đơn vị y tế tư nhân trên địa bàn.
Trung tâm Y tế dự phòng (bao gồm cả Trạm y tế) và Bệnh viện tổ chức các hoạt động tiêm chủng trong đơn vị của mình, theo đúng các quy định của Bộ Y tế và hướng dẫn của Sở Y tế về sử dụng vắc-xin, sinh phẩm trong dự phòng và điều trị.
Các đơn vị tổ chức tiêm chủng phải trách nhiệm báo cáo công tác tiêm chủng cho Trung tâm Y tế dự phòng đúng nội dung, hình thức và thời gian theo quy định để tổng hợp báo cáo định kỳ cho Trung tâm Y tế dự phòng thành phố.
Trong các đợt chiến dịch triển khai vắc-xin đại trà (ví dụ: uống sabin, tiêm sởi…) Bệnh viện phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng xây dựng kế hoạch sẵn sàng tổ chức cấp cứu kịp thời các trường hợp xảy ra tai biến.
Điều 8. Công tác chỉ đạo tuyến:
Bệnh viện chịu trách nhiệm chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật khám chữa bệnh đối với Trạm y tế phường.
Trung tâm Y tế dự phòng chịu trách nhiệm chỉ đạo tuyến về chuyên môn, kỹ thuật y tế dự phòng đối với Bệnh viện và Trạm y tế.
Điều 9. Đào tạo lại cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học:
1. Bệnh viện và Trung tâm Y tế dự phòng tổ chức phối hợp đào tạo liên tục cho các nhân viên trong Bệnh viện, Trung tâm Y tế dự phòng và Trạm y tế. Riêng các chuyên đề có tinh cách chuyên sâu về điều trị hoặc dự phòng thì các đơn vị có thể tổ chức riêng.
2. Bệnh viện, Trung tâm Y tế dự phòng, Trạm y tế có thể độc lập hoặc cùng phối hợp tham gia các công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học trong CSSKBĐ.
Điều 10. Công tác cấp giấy đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tại quận:
Tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn các thủ tục hành chính: Phòng Y tế.
Tập huấn kiến thức VSATTP và thẩm định cấp giấy đủ điều kiện VSATTP:
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Trung tâm Y tế dự phòng chịu trách nhiệm mở lớp tập huấn kiến thức VSATTP và cấp giấy chứng nhận đã qua tập huấn theo quy định.
Thẩm định:
+ Trung tâm Y tế dự phòng phối hợp với Phòng Y tế tổ chức thẩm định và chịu trách nhiệm về công tác thẩm định chuyên môn đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.
+ Phòng Y tế có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân quận ký đối với các cơ sở đã thẩm định đạt và đầy đủ hồ sơ.
+ Phòng Y tế thực hiện công tác quyết toán việc thu phí và lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy định .
+ Trung tâm Y tế dự phòng chịu trách nhiệm công tác quyết toán phí thẩm định vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy định.
Cấp giấy đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm: do Ủy ban nhân dân quận cấp theo phân cấp quản lý.
Điều 11. Hoạt động thanh, kiểm tra:
Thực hiện theo kế hoạch thanh tra của thành phố và quận hàng năm. Phòng Y tế chủ trì phối hợp với các đơn vị chuyên môn (Trung tâm Y tế dự phòng, Bệnh viện và Trạm y tế) tiến hành thanh, kiểm tra các hoạt động y tế trên địa bàn theo từng mảng công việc cụ thể.
Điều 12. Khám sức khỏe:
Sở Y tế sẽ có văn bản riêng.
Chương III
CHẾ ĐỘ HỘI HỌP, XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐỊNH KỲ
Điều 13. Hàng quý tổ chức họp giao ban định kỳ gồm Phòng Y tế, Bệnh viện, Trung tâm Y tế dự phòng quận do lãnh đạo Ủy ban nhân dân chủ trì nhằm giải quyết những vấn đề liên quan trong quá trình phối hợp hoạt động về y tế trên địa bàn. Có thể tổ chức giao ban định kỳ gần hơn hoặc tổ chức các cuộc họp đột xuất khác phụ thuộc vào tình hình cụ thể.
Điều 14. Hàng năm các đơn vị xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị mình trình Ủy ban nhân dân quận phê duyệt và gửi kế hoạch đã được phê duyệt cho Sở Y tế để theo dõi việc thực hiện. Riêng Trung tâm Y tế dự phòng và Bệnh viện gửi kế hoạch hoạt động đã được duyệt cho Phòng Y tế.
Điều 15. Phòng Y tế có nhiệm vụ theo dõi các hoạt động chuyên môn y tế trên địa bàn, tổng hợp các hoạt động chuyên môn hàng tháng, quý, năm và báo cáo cho Ủy ban nhân dân quận và Sở Y tế để theo dõi, đánh giá.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Phòng Y tế, Bệnh viện, Trung tâm Y tế dự phòng quận có trách nhiệm thực hiện Quy chế này sau khi Ủy ban nhân dân quận quyết định ban hành. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, cần thiết phải điều chỉnh cho phù hợp, Phòng Y tế có trách nhiệm tổng hợp và tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận xem xét, quyết định.
- 1Quyết định 918/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế phối hợp liên ngành trong hoạt động hỗ trợ người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Quyết định 1700/QĐ-UBND năm 2012 về Quy chế phối hợp công tác giữa Sở Y tế và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 3Quyết định 30/2013/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp thực hiện liên thông về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm y tế và đăng ký cư trú trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 1Quyết định 4880/2002/QĐ-BYT về Quy chế thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm gây dịch do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Thông tư liên tịch 03/2008/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện do Bộ Y tế - Bộ Nội vụ ban hành
- 4Quyết định 918/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế phối hợp liên ngành trong hoạt động hỗ trợ người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Quyết định 1700/QĐ-UBND năm 2012 về Quy chế phối hợp công tác giữa Sở Y tế và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 6Quyết định 30/2013/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp thực hiện liên thông về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm y tế và đăng ký cư trú trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Quyết định 07/2010/QĐ-UBND về quy chế phối hợp hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực y tế quận 12
- Số hiệu: 07/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/08/2010
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Trần Ngọc Hổ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/08/2010
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực