Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2008/QĐ-UBND | Đồng Hới, ngày 23 tháng 7 năm 2008 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VIỆC XỬ LÝ KỶ LUẬT CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ, về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức; Thông tư số 03/2006/TT-BNV ngày 08 tháng 02 năm 2006 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005;
Căn cứ Thông tư số 03/2007/TT-BNV ngày 12 tháng 6 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật công chức cấp xã;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 692/SNV-XDCQ ngày 03 tháng 7 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định việc xử lý kỷ luật công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VIỆC XỬ LÝ KỶ LUẬT CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-UBND, ngày 23 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh.
1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Quy định này là công chức cấp xã gồm các chức danh sau: Trưởng Công an (nơi chưa bố trí lực lượng Công an chính quy), Chỉ huy trưởng quân sự, Văn phòng - Thống kê, Địa chính - Xây dựng, Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch, Văn hóa - Xã hội có các hành vi vi phạm pháp luật.
2. Riêng đối với cán bộ chuyên trách cấp xã:
a) Cán bộ chuyên trách cấp xã giữ các chức danh bầu cử như Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân nếu vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật thuộc các trường hợp nêu tại Điều 2 Quy định này, thì theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ, cấp có thẩm quyền căn cứ vào Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân để xem xét xử lý kỷ luật.
b) Cán bộ chuyên trách cấp xã là Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Thường trực Đảng ủy (nơi không có Phó Bí thư chuyên trách công tác Đảng), Bí thư chi bộ, Phó Bí thư chi bộ (nơi chưa thành lập Đảng ủy cấp xã); người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã nếu vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật thuộc các trường hợp nêu tại Điều 2 Quy định này, thì theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ, cấp có thẩm quyền căn cứ vào Điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để xem xét xử lý kỷ luật.
Điều 2. Các trường hợp bị xử lý kỷ luật.
Công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật trong các trường hợp sau:
1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Điều 8, vi phạm những việc cán bộ, công chức cấp xã không được làm quy định tại Điều 11 và vi phạm việc thực hiện Quy chế làm việc quy định tại Điều 9, Nghị định số 114/2003/NĐ-CP, ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
2. Vi phạm pháp luật bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tòa án tuyên là có tội nhưng chưa bị phạt tù giam;
3. Vi phạm pháp luật bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về các hành vi vi phạm;
4. Vi phạm việc quản lý và sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp. Gian dối trong kê khai hồ sơ lý lịch;
5. Trong thời gian được cử đi học tập, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vi phạm Quy chế đào tạo;
6. Vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng, chống tệ nạn mại dâm, ma túy.
Điều 3. Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật đối với công chức cấp xã:
1. Đang trong thời gian nghỉ phép, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cho phép;
2. Đang điều trị tại các bệnh viện;
3. Đang bị tạm giam, tạm giữ chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm pháp luật;
4. Công chức nữ nghỉ thai sản.
Điều 4. Không áp dụng các hình thức kỷ luật đối với công chức cấp xã trong các trường hợp sau:
1. Vi phạm pháp luật trong trường hợp mất năng lực hành vi dân sự theo kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
2. Vi phạm pháp luật trong tình thế bất khả kháng khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và được cấp có thẩm quyền xác nhận;
3. Phải thi hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 7 Điều 8 Nghị định số 114/2003/NĐ-CP;
Điều 5. Các nguyên tắc xem xét xử lý kỷ luật công chức cấp xã.
1. Khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng thời hiệu và quy định của pháp luật.
2. Khi xử lý kỷ luật công chức phải thành lập Hội đồng kỷ luật, trừ trường hợp công chức phạm tội bị Tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo.
3. Quyết định xử lý kỷ luật phải do người có thẩm quyền ký theo đúng Điều 6 Quy định này.
4. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu công chức có nhiều hành vi vi phạm thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi và chịu hình thức kỷ luật cao hơn một mức.
5. Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của công chức trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật; cấm áp dụng biện pháp phạt tiền thay cho hình thức kỷ luật.
6. Không áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức nữ khi đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Điều 6. Thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức cấp xã.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xử lý kỷ luật công chức cấp xã thuộc quyền quản lý.
THÀNH PHẦN CỦA HỘI ĐỒNG KỶ LUẬT
Điều 7. Thành phần, số lượng thành viên và thẩm quyền thành lập Hội đồng kỷ luật công chức cấp xã.
1. Hội đồng kỷ luật công chức cấp xã, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thành lập; số lượng thành viên tham gia Hội đồng kỷ luật công chức cấp xã là 5 người.
2. Thành phần Hội đồng kỷ luật gồm có:
a) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Một ủy viên Hội đồng là đại diện Cấp uỷ cấp xã;
c) Một ủy viên Hội đồng là đại diện Công đoàn cơ sở cấp xã, ở những nơi chưa thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở thì ủy viên Hội đồng là công chức phụ trách Văn phòng - Thống kê;
d) Một ủy viên Hội đồng là cán bộ, công chức được phân công theo dõi công tác tổ chức cán bộ, công chức cấp xã;
đ) Một ủy viên Hội đồng là đại diện các tổ chức đoàn thể khác của cấp xã;
Ngoài số lượng và thành phần quy định trên, Hội đồng kỷ luật có thể mời thêm đại diện của một số tổ chức cấp xã có liên quan nơi có công chức vi phạm. Các đại diện dự họp được tham gia ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật nhưng không được tham gia biểu quyết;
1. Cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng được pháp luật công nhận;
2. Cha, mẹ vợ (hoặc chồng);
3. Vợ hoặc chồng của người vi phạm kỷ luật;
4. Con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi được pháp luật công nhận;
5. Anh, chị, em ruột; anh, chị, em dâu (rể); anh, chị, em được cha, mẹ nhận làm con nuôi được pháp luật công nhận.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG KỶ LUẬT
Điều 9. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật:
1. Hội đồng kỷ luật làm việc theo chế độ tập thể, khách quan, công khai, dân chủ và tuân thủ theo các quy định hiện hành của pháp luật.
2. Hội đồng kỷ luật chỉ họp khi có đủ các thành viên Hội đồng.
3. Kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật được thực hiện thông qua hình thức bỏ phiếu kín và theo nguyên tắc đa số.
4. Hội đồng kỷ luật họp phải có biên bản và được Hội đồng thông qua trước khi Chủ tịch Hội đồng kỷ luật ký.
Điều 10. Trách nhiệm của các thành viên trong Hội đồng kỷ luật.
1. Chủ tịch Hội đồng:
- Chỉ định thư ký và giao nhiệm vụ cho thư ký chuẩn bị nội dung liên quan;
- Nghiên cứu xem xét hồ sơ, liên hệ với cơ quan chức năng nắm chắc sự việc xảy ra để đưa ra Hội đồng xem xét;
- Quyết định ngày họp, chủ trì cuộc họp Hội đồng kỷ luật.
2. Thư ký Hội đồng: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu có liên quan theo khoản 3 Điều 11 Quy định này; ghi biên bản cuộc họp Hội đồng kỷ luật.
3. Ủy viên Hội đồng: Nắm các quy định của pháp luật có liên quan, phân tích đánh giá tìm hiểu sự việc liên quan mà công chức vi phạm và kiến nghị hình thức kỷ luật.
Điều 11. Công việc chuẩn bị trước khi họp Hội đồng kỷ luật:
1. Công chức vi phạm kỷ luật phải làm bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức cuộc họp để công chức vi phạm kỷ luật kiểm điểm trước tập thể đơn vị Văn phòng Ủy ban nhân dân. Biên bản cuộc họp kiểm điểm có kiến nghị hình thức kỷ luật của đơn vị.
3. Hồ sơ trình Hội đồng kỷ luật gồm:
- Bản tự kiểm điểm của người vi phạm kỷ luật (được viết lại sau khi đã kiểm điểm tại đơn vị);
- Biên bản họp kiểm điểm người vi phạm kỷ luật của cơ quan, đơn vị (có kiến nghị hình thức kỷ luật);
- Trích ngang sơ yếu lý lịch của người vi phạm kỷ luật;
- Các tài liệu, hồ sơ có liên quan đến việc vi phạm kỷ luật của công chức.
4. Công chức vi phạm kỷ luật được Hội đồng kỷ luật gửi giấy báo triệu tập trước khi Hội đồng kỷ luật họp 07 ngày làm việc, (tức là 07 ngày không kể các ngày nghỉ theo chế độ quy định). Trường hợp người vi phạm kỷ luật không viết bản tự kiểm điểm theo yêu cầu hoặc vắng mặt không có lý do chính đáng, nếu đã gửi giấy triệu tập 02 lần mà đương sự vẫn vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật vẫn tiến hành cuộc họp để xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật.
Điều 12. Trình tự và quy trình xem xét xử lý kỷ luật:
1. Chủ tịch Hội đồng kỷ luật tuyên bố lý do, giới thiệu thành viên tham dự họp.
2. Thư ký Hội đồng trình bày trích ngang, sơ yếu lý lịch, hồ sơ và các tài liệu có liên quan.
3. Người vi phạm kỷ luật đọc bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật. Trường hợp người vi phạm vắng mặt thì Thư ký Hội đồng đọc giúp bản kiểm điểm.
4. Thư ký Hội đồng đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm công chức vi phạm của tập thể đơn vị.
5. Các thành viên dự họp Hội đồng kỷ luật thảo luận, phân tích tính chất, mức độ vi phạm và đề nghị hình thức kỷ luật.
6. Công chức vi phạm kỷ luật phát biểu ý kiến trước khi Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín.
7. Hội đồng kỷ luật tiến hành bỏ phiếu kín kiến nghị hình thức kỷ luật.
8. Kết quả kiến nghị hình thức kỷ luật của Hội đồng được thông báo tại cuộc họp. Thư ký Hội đồng thông qua biên bản họp Hội đồng kỷ luật.
Điều 13. Các hình thức kỷ luật và các trường hợp xem xét để tăng nặng, giảm nhẹ hình thức kỷ luật.
1. Công chức cấp xã nêu tại khoản 1 Điều 1 Quy định này vi phạm các quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để xem xét kỷ luật theo một trong những hình thức sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Cách chức (nếu là Trưởng Công an hoặc Chỉ huy trưởng quân sự);
đ) Buộc thôi việc.
2. Khi xem xét hình thức kỷ luật, Hội đồng kỷ luật có thể kiến nghị hình thức kỷ luật cao hơn một mức đối với người vi phạm trong các trường hợp sau:
- Trong thời gian bị thi hành kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật;
- Vi phạm kỷ luật có tính hệ thống, nhiều lần trong 1 năm;
- Có hành vi che dấu hoặc gây cản trở trong quá trình điều tra, kết luận sai phạm.
3. Khi xem xét hình thức kỷ luật, Hội đồng kỷ luật có thể kiến nghị hình thức kỷ luật thấp hơn một mức đối với người vi phạm trong các trường hợp sau:
- Đã đạt nhiều thành tích trong công tác ở 2 năm trước liền kề trở lên, như đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, khen thưởng cấp huyện trở lên;
- Có thái độ thành khẩn và đã cố gắng giải quyết, khắc phục các hậu quả do mình gây ra.
Điều 14. Thời hạn và trách nhiệm ra quyết định kỷ luật:
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải gửi hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, hồ sơ bao gồm:
a) Biên bản họp Hội đồng kỷ luật;
b) Hồ sơ được nêu tại khoản 3, Điều 11 Quy định này.
d) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ từ Hội đồng kỷ luật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải có tờ trình (đính kèm hồ sơ của Hội đồng kỷ luật) gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét.
3. Trong thời gian chậm nhất là 15 ngày làm việc, sau khi nhận được tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã và hồ sơ của Hội đồng kỷ luật cấp xã chuyển đến, Phòng Nội vụ thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ra quyết định kỷ luật.
1. Việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức cấp xã phải tuân thủ theo quy định của Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ, về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức; Thông tư số 03/2006/TT-BNV ngày 08 tháng 02 năm 2006 của Bộ Nội vụ, hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 35/2005/NĐ-CP và Thông tư số 03/2007/TT-BNV ngày 12 tháng 6 năm 2007 của Bộ Nội vụ, hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật công chức cấp xã; Quy định này và các văn bản pháp luật có liên quan khác.
2. Căn cứ các Quy định này, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo và hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện; Sở Nội vụ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện xử lý kỷ luật công chức cấp xã và định kỳ tập hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các địa phương báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 104/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định về khen thưởng, xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức; cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Nhà nước thuộc thành phố Đà Nẵng trong việc giải quyết hồ sơ, công việc của tổ chức, cá nhân do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Quyết định 1457/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Quyết định 14/2008/QĐ-UBND quy định tạm thời về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 4Quyết định 2428/2007/QĐ-UBND về Quy định xử lý kỷ luật công chức cấp xã do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 5Quyết định 58/2007/QĐ-UBND về Quy chế xử lý kỷ luật công chức cấp xã do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 6Quyết định 32/2021/QĐ-UBND bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong lĩnh vực Nội vụ
- 7Quyết định 105/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ và một phần do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành được rà soát trong năm 2021
- 8Quyết định 412/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2019–2023
- 1Quyết định 07/2005/QĐ-UB ban hành Quy định về quản lý, điều động, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Tỉnh Quảng Bình ban hành
- 2Quyết định 32/2021/QĐ-UBND bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong lĩnh vực Nội vụ
- 3Quyết định 105/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ và một phần do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành được rà soát trong năm 2021
- 4Quyết định 412/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2019–2023
- 1Thông tư 03/2006/TT-BNV hướng dẫn thi hành Nghị định 35/2005/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 2Nghị định 114/2003/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 35/2005/NĐ-CP về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
- 5Thông tư 03/2007/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật công chức cấp xã do Bộ Nội vụ ban hành.
- 6Quyết định 104/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định về khen thưởng, xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức; cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Nhà nước thuộc thành phố Đà Nẵng trong việc giải quyết hồ sơ, công việc của tổ chức, cá nhân do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 7Quyết định 1457/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 8Quyết định 14/2008/QĐ-UBND quy định tạm thời về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 9Quyết định 2428/2007/QĐ-UBND về Quy định xử lý kỷ luật công chức cấp xã do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 10Quyết định 58/2007/QĐ-UBND về Quy chế xử lý kỷ luật công chức cấp xã do tỉnh Đắk Lắk ban hành
Quyết định 07/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định việc xử lý kỷ luật công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Số hiệu: 07/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/07/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Phan Lâm Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/08/2008
- Ngày hết hiệu lực: 15/09/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra