Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2003/QĐ-BVHTT | Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2003 |
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12/11/1996;
Căn cứ Nghị định số 81/CP ngày 08/11/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hoá - Thông tin;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đào tạo;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Dạy âm nhạc.
Điều 2. Quy chế Dạy âm nhạc ban hành kèm theo Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Giám đốc các Sở Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn thi hành và kiểm tra thực hiện Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này.
| Phạm Quang Nghị (Đã ký) |
DẠY ÂM NHẠC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2003/QĐ-BVHTT ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin)
2. Đối tượng áp dụng của Quy chế này là tổ chức, cá nhân Việt Nam tổ chức dạy âm nhạc và cá nhân dạy âm nhạc trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm dạy có mục đích thu lợi nhuận và không có mục đích thu lợi nhuận, trừ trường hợp tổ chức dạy âm nhạc trong các trường theo quy định của Luật Giáo dục.
3. Việc tổ chức dạy âm nhạc của tổ chức, cá nhân nước ngoài không thu lợi nhuận được thực hiện theo quy định của Nghị định 18/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 quy định về lập và hoạt động của các cơ sở văn hoá, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.
4. Việc tổ chức dạy âm nhạc của tổ chức, cá nhân nước ngoài thu lợi nhuận được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam tổ chức dạy âm nhạc phải có các điều kiện sau:
1. Người đứng tên đăng ký tổ chức dạy âm nhạc phải là công dân Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, không có tiền án, tiền sự về hành vi truyền bá văn hoá phẩm độc hại, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
2. Tổ chức đứng tên đăng ký tổ chức dạy âm nhạc phải là tổ chức được thành lập hợp pháp;
3. Có địa điểm phù hợp, thuận lợi cho việc dạy và học âm nhạc;
4. Có trang thiết bị, nhạc cụ đáp ứng yêu cầu việc dạy và học;
5. Đảm bảo âm lượng không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn "mức ồn tối đa cho phép" (tiêu chuẩn Việt Nam số 5949-1995) và không gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng;
6. Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Tổ chức, cá nhân đăng ký tổ chức dạy âm nhạc phải tuân thủ các quy định sau:
1. Đối với việc tổ chức dạy âm nhạc nhằm mục đích thu lợi nhuận:
Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 6 Quy chế này, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tổ chức dạy âm nhạc phải gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh sở tại. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơ quan văn hoá-thông tin cùng cấp theo quy định tại Điều 20 Luật Doanh nghiệp.
2. Đối với việc tổ chức dạy âm nhạc không nhằm mục đích thu lợi nhuận:
Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 6 Quy chế này, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tổ chức dạy âm nhạc gửi văn bản thông báo cho Sở Văn hoá-Thông tin sở tại. Nội dung thông báo phải nêu rõ:
- Tên tổ chức, cá nhân tổ chức dạy âm nhạc, địa chỉ cư trú;
- Địa điểm dạy;
- Người dạy;
- Nội dung dạy và thời gian của các lớp học;
Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy âm nhạc có các quyền và nghĩa vụ sau:
1. Quyền được hưởng các thu nhập hợp pháp từ việc dạy âm nhạc
2. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân dạy âm nhạc:
a. Người tổ chức dạy âm nhạc chỉ được ký hợp đồng dạy âm nhạc với những người có đủ điều kiện quy định tại Điều 9 Quy chế này;
b. Phải có nội quy hoạt động trong đó quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của người tổ chức, người dạy, nội dung phải được phổ biến cho người dạy, người học biết;
c. Phải liên đới chịu trách nhiệm về những vi phạm nội dung và các hành vi trái pháp luật khác của người dạy, người học trong thời gian có mặt tại cơ sở mình;
d. Trong quá trình tổ chức dạy âm nhạc phải tuân thủ các quy định tại khoản 2, 4, 5, 6, 7 Điều 20 của Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ.
Cá nhân dạy âm nhạc phải có các điều kiện sau:
1. Về nhân thân :
- Là công dân từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Có sức khoẻ tốt đáp ứng việc dạy, không mắc các bệnh truyền nhiễm;
- Không có tiền án, tiền sự về những hành vi truyền bá văn hoá phẩm độc hại, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Về chuyên môn :
Phải có văn bằng, chứng chỉ âm nhạc đáp ứng yêu cầu giảng dạy do cơ sở đào tạo hợp pháp trong nước hoặc nước ngoài cấp. Trường hợp là nghệ nhân không có văn bằng hoặc chứng chỉ âm nhạc phải được Sở Văn hoá-Thông tin nơi đăng ký thẩm định trình độ chuyên môn.
Cá nhân dạy âm nhạc có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Được quyền hưởng thu nhập hợp pháp từ việc dạy của mình;
- Dạy theo chương trình đã được Sở Văn hoá-Thông tin sở tại thông qua.
2. Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy âm nhạc hoặc cá nhân dạy âm nhạc vi phạm các quy định tại Quy chế này và các quy định pháp luật có liên quan khác, tuỳ theo mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật;
3. Tổ chức, cá nhân khi bị xử phạt có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại và tố cáo.
2. Các Sở Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm xác định trình độ chuyên môn cho nghệ nhân quy định tại Điều 9 Quy chế này (có Mẫu ban hành kèm theo).
- 1Quyết định 23/2001/QĐ-BVHTT về Quy chế dạy khiêu vũ do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành
- 2Thông tư 05/2017/TT-BVHTTDL về bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 3Quyết định 646/QĐ-BVHTTDL năm 2018 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tính đến ngày 31/01/2018
- 4Quyết định 485/QĐ-BVHTTDL năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Thông tư 05/2017/TT-BVHTTDL về bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 2Quyết định 646/QĐ-BVHTTDL năm 2018 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tính đến ngày 31/01/2018
- 3Quyết định 485/QĐ-BVHTTDL năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Nghị định 87-CP năm 1995 về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng
- 2Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật 1996
- 3Luật Doanh nghiệp 1999
- 4Nghị định 18/2001/NĐ-CP về việc lập và hoạt động của các cơ sở văn hoá, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam
- 5Quyết định 23/2001/QĐ-BVHTT về Quy chế dạy khiêu vũ do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành
Quyết định 07/2003/QĐ-BVHTT ban hành Quy chế dạy âm nhạc do Bộ trưởng Bộ Văn hoá- Thông tin ban hành
- Số hiệu: 07/2003/QĐ-BVHTT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/03/2003
- Nơi ban hành: Bộ Văn hoá-Thông tin
- Người ký: Phạm Quang Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/03/2003
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra