- 1Luật Đê điều 2006
- 2Quyết định 55/2004/QĐ-BNN Quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 56/2004/QĐ-BNN về thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Thông tư 45/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn lập và phê duyệt phương án bảo vệ công trình thuỷ lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Thông tư 21/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuỷ lợi theo Nghị quyết 57/NQ-CP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 6Luật đất đai 2013
- 1Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001
- 2Nghị định 143/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
- 3Thông tư 65/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Nghị định 139/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2017/QĐ-UBND | Hà Nam, ngày 21 tháng 02 năm 2017 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều;
Căn cứ Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 3 năm 2017.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Giám đốc các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Nam; Giám đốc các Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 06/2017/QĐ-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Quy định này quy định về phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đã xây dựng và đưa vào khai thác, sử dụng trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
1. Kênh chìm: Là kênh có mặt cắt ngang kênh theo thiết kế đào hoàn toàn trong nền đất tự nhiên.
2. Kênh nổi: Là kênh có mặt cắt ngang kênh theo thiết kế đắp nổi trên nền đất tự nhiên hoặc nửa đào, nửa đắp.
3. Bờ vùng: Là công trình bảo vệ cho một khu sản xuất, dân cư nhất định. Bờ vùng có thể là bờ kênh kết hợp hoặc bờ vùng độc lập.
4. Vùng phụ cận: Là vùng không gian theo phương ngang và phương thẳng đứng bao quanh công trình thủy lợi, phục vụ cho công tác quản lý khai thác công trình. Vùng phụ cận còn được gọi là hành lang bảo vệ công trình.
Điều 4. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
1. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm công trình và vùng phụ cận.
2. Trong phạm vi vùng phụ cận, việc sử dụng đất phải bảo đảm không gây cản trở cho việc vận hành và bảo đảm an toàn công trình; phải có đường đi lại để quan trắc, theo dõi, quản lý và có mặt bằng để tu bổ, sửa chữa và xử lý khi công trình xảy ra sự cố.
3. Phạm vi vùng phụ cận được quy định như sau:
a) Kênh nổi có lưu lượng nhỏ hơn 2 m3/s, phạm vi vùng phụ cận tính từ chân mái ngoài của kênh trở ra là 1,5 m; lưu lượng từ 2 m3/s đến 10 m3/s, phạm vi vùng phụ cận tính từ chân mái ngoài của kênh trở ra là 3 m; lưu lượng lớn hơn 10 m3/s, phạm vi vùng phụ cận tính từ chân mái ngoài của kênh trở ra là 5 m.
b) Kênh chìm:
Kênh chìm có lưu lượng nhỏ hơn 10 m3/s, phạm vi vùng phụ cận tính từ điểm giao mái trong của kênh với mặt đất tự nhiên trở ra là 3 m; lưu lượng từ 10 m3/s trở lên, phạm vi vùng phụ cận tính từ điểm giao mái trong của kênh với mặt đất tự nhiên trở ra là 5 m. Kênh chìm phải có nơi để làm bể lắng bùn cát phục vụ nạo vét.
c) Kênh đã kiên cố hóa
Kênh đã kiên cố hóa phải có đường đi lại để quản lý, chiều rộng mặt đường tối thiểu là 1m kể từ phần xây đúc ngoài cùng của kênh trở ra.
Đối với kênh kiên cố hóa có đắp đất bờ kênh thì bờ kênh kết hợp làm đường đi lại để quản lý, phạm vi vùng phụ cận tính như quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
Đối với kênh kiên cố hóa không đắp đất bờ kênh, phạm vi vùng phụ cận tính như quy định tại điểm b khoản 3 Điều này cộng thêm 1 m chiều rộng mặt đường đi lại để quản lý tính từ điểm xây đúc ngoài cùng của kênh trở ra.
Đối với kênh, lưu lượng để xác định phạm vi vùng phụ cận là lưu lượng lớn nhất theo thiết kế mà công trình phải chuyển tải.
d) Công trình trên kênh: cống, đập, xi phông, cầu máng...
Phạm vi vùng phụ cận tính từ điểm xây đúc ngoài cùng của công trình hoặc điểm gia cố bảo vệ ngoài cùng của công trình trở ra là 3 m về mọi phía.
đ) Bờ vùng:
- Bờ vùng độc lập: phạm vi vùng phụ cận tính từ chân bờ trở ra mỗi phía 2 m.
- Bờ vùng do bờ kênh kết hợp: phạm vi vùng phụ cận xác định như đối với kênh.
e) Khi kênh đi dưới đường dây tải điện hoặc đi song song với đường dây tải điện, các hành lang bảo vệ an toàn tuân theo tiêu chuẩn của đường dây tải điện hiện hành.
f) Những đoạn kênh, tuyến kênh có bờ kênh kết hợp làm đường giao thông, phạm vi vùng phụ cận thực hiện theo quy định về hành lang bảo vệ công trình giao thông nhưng không được nhỏ hơn phạm vi vùng phụ cận của công trình thủy lợi. Việc cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ do đơn vị quản lý giao thông thực hiện, có sự tham gia, phối hợp của đơn vị trực tiếp quản lý khai thác công trình thủy lợi.
g) Cống qua đê phạm vi bảo vệ tuân theo Luật đê điều, các cống điều tiết trên các đập chắn ngang các trục sông Châu Giang, sông Nhuệ, sông Duy Tiên, sông Sắt, sông Mỹ Đô phạm vi vùng phụ cận tính từ điểm xây đúc ngoài cùng của công trình hoặc điểm gia cố bảo vệ ngoài cùng của công trình trở ra là 50 m về mọi phía.
4. Việc bảo vệ trạm bơm tuân theo quy định sau:
Trạm bơm phải có hàng rào bảo vệ, vùng phụ cận quy định như sau:
a) Khu vực trạm bơm đã có hàng rào bảo vệ: Phạm vi vùng phụ cận tính từ điểm xây đúc ngoài cùng của hàng rào bảo vệ trở ra là 3 m.
b) Khu vực trạm bơm chưa có hàng rào bảo vệ: Phạm vi công trình trạm bơm được tính là toàn bộ diện tích đất được Nhà nước giao khi xây dựng công trình đưa vào sử dụng, đơn vị trực tiếp quản lý khai thác trạm bơm phải xây dựng hàng rào bảo vệ theo ranh giới được giao đất. Phạm vi vùng phụ cận tính như quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
5. Trường hợp trong một cụm công trình thủy lợi có công trình đất kết hợp với công trình xây đúc thì phạm vi bảo vệ công trình xác định theo thứ tự lần lượt như sau: công trình xây đúc kiên cố, công trình đất.
6. Phạm vi bảo vệ của những công trình không có trong quy định này phải tuân theo Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 5. Xử lý đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc khác nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
1. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất mà đất đó nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thì thực hiện theo khoản 3 điều 157 Luật Đất đai năm 2013.
2. Nhà ở, công trình xây dựng và vật kiến trúc nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà không được cấp phép theo quy định thì phải xem xét xử lý theo Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi, Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003, Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo Điều 28 Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi.
Điều 7. Cấp giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
Việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải tuân theo Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, Quyết định số 56/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi, Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 8. Cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ công trình
Việc cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ công trình tuân theo quy định sau:
1. Kênh nổi có lưu lượng từ 10 m3/s trở lên, kênh chìm có lưu lượng từ 50 m3/s trở lên: Khoảng cách 2 mốc liền nhau là 100 m (kênh đi qua đô thị, khu dân cư tập trung) và 300 m (kênh không đi qua đô thị, khu dân cư tập trung).
2. Kênh nổi có lưu lượng nhỏ hơn 10 m3/s, kênh chìm có lưu lượng nhỏ hơn 50 m3/s: Tùy theo đặc điểm từng công trình mà đơn vị trực tiếp quản lý khai thác công trình thủy lợi xác định khoảng cách mốc, song khoảng cách giữa 2 mốc liền nhau không được nhỏ hơn khoảng cách quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 9. Xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
Các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bị xử phạt theo Quy định tại Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều; phòng, chống lụt, bão và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chủ trì, tổ chức hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công trình thủy lợi thực hiện quy định này.
b) Hướng dẫn các Công ty khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL), Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN), địa phương, đơn vị tổ chức triển khai cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình; tuyên truyền, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định hiện hành.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các Công ty KTCTTL, các HTXDVNN, tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác công trình thủy lợi rà soát hiện trạng sử dụng đất trong hành lang bảo vệ công trình.
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giao đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo thẩm quyền; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan có liên quan thực hiện việc quản lý và sử dụng đất theo quy định.
3. Sở Giao thông vận tải:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc quy hoạch mạng lưới giao thông thủy, giao thông bộ, xác định lộ giới, phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có kết hợp giao thông, thực hiện cắm biển báo, chỉ giới đảm bảo an toàn giao thông theo quy định hiện hành.
4. Sở Tài chính: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định hiện hành.
5. Các Sở, ngành khác
Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi thực hiện quy định này.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thực hiện quy định này.
b) Tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định này trên địa bàn; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác công trình thủy lợi, các đơn vị có liên quan trên địa bàn thực hiện quy định này.
c) Thực hiện bảo vệ công trình thủy lợi tại địa phương theo quy định của pháp luật. Xử lý các hành vi vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi theo thẩm quyền.
d) Tổ chức thực hiện việc thu hồi đất, giao đất theo thẩm quyền.
7. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn:
a) Tuyên truyền, phổ biến quy định này tại địa phương.
b) Thực hiện bảo vệ công trình thủy lợi tại địa phương theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Công ty KTCTTL, HTXDVNN cắm mốc và quản lý mốc giới bảo vệ công trình khi được bàn giao.
c) Phối hợp kịp thời với các Công ty KTCTTL, các đơn vị có liên quan, chỉ đạo HTXDVNN trong việc rà soát hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định.
d) Kịp thời xử lý những hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ công trình trên địa bàn theo thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền xử lý thì phải báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý.
8. Các Công ty KTCTTL, HTXDVNN, tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác công trình thủy lợi:
a) Lập, trình thẩm định, phê duyệt phương án bảo vệ công trình theo Thông tư số 45/2009/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập và phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi và các quy định khác có liên quan.
b) Tổ chức cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình; trực tiếp quản lý các mốc chỉ giới, kinh phí cho việc cắm mốc được lấy từ nguồn cấp bù thủy lợi phí và các nguồn khác của đơn vị.
c) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình rà soát hiện trạng sử dụng đất trong hành lang bảo vệ công trình, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định hiện hành.
d) Lập và bàn giao hồ sơ quản lý phạm vi bảo vệ công trình cho Ủy ban nhân dân cấp xã để phối hợp quản lý.
đ) Chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, quản lý hành lang, mốc giới bảo vệ công trình. Trường hợp hành lang bảo vệ công trình bị lấn chiếm, sử dụng trái phép thì phải kịp thời báo cáo và yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hành lang bị vi phạm để xử lý.
e) Thực hiện chế độ tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
f) Thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm; phối hợp các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức tuyên truyền việc thực hiện quy định này trên địa bàn.
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan hướng dẫn tổ chức triển khai việc thực hiện quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các địa phương, đơn vị phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét, giải quyết./.
- 1Quyết định 47/2015/QĐ-UBND Quy định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và đê điều trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 2Quyết định 15/2016/QĐ-UBND Quy định về phân cấp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 3Quyết định 24/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang kèm theo Quyết định 29/2014/QĐ-UBND
- 4Quyết định 37/2016/QĐ-UBND Quy định về phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và đê, kè trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 5Quyết định 19/2017/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn do tỉnh Long An ban hành
- 6Quyết định 36/2018/QĐ-UBND ban hành quy định về phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và đê điều trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 7Quyết định 41/2018/QĐ-UBND quy định về phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 8Quyết định 76/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2018 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 1Luật Đê điều 2006
- 2Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001
- 3Nghị định 143/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
- 4Quyết định 55/2004/QĐ-BNN Quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 56/2004/QĐ-BNN về thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Thông tư 45/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn lập và phê duyệt phương án bảo vệ công trình thuỷ lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Thông tư 65/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Thông tư 21/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuỷ lợi theo Nghị quyết 57/NQ-CP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 9Nghị định 139/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão
- 10Luật đất đai 2013
- 11Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 12Quyết định 47/2015/QĐ-UBND Quy định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và đê điều trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 13Quyết định 15/2016/QĐ-UBND Quy định về phân cấp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 14Quyết định 24/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang kèm theo Quyết định 29/2014/QĐ-UBND
- 15Quyết định 37/2016/QĐ-UBND Quy định về phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và đê, kè trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 16Quyết định 19/2017/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn do tỉnh Long An ban hành
- 17Quyết định 36/2018/QĐ-UBND ban hành quy định về phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và đê điều trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Quyết định 06/2017/QĐ-UBND Quy định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- Số hiệu: 06/2017/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/02/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Nguyễn Xuân Đông
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/03/2017
- Ngày hết hiệu lực: 01/12/2018
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực