Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2016/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 16 tháng 02 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỊNH MỨC CHI TIẾT KINH TẾ - KỸ THUẬT – LAO ĐỘNG ÁP DỤNG CHO VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;

Căn cứ Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương;

Căn cứ Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

Căn cứ Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô;

Căn cứ Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;

Căn cứ Thông tư số 53/2014/TT-BGTVT ngày 20/10/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 65/2014/TT-BGTVT ngày 10/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Định mức khung kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 12/TTr-SGTVT ngày 26/01/2016 và Giám đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 192/BC-STP ngày 22/9/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Định mức chi tiết kinh tế - kỹ thuật - lao động áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Cục trưởng Cục thuế tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
- Cục kiểm tra Văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Báo Quảng Ngãi, Đài PTTH tỉnh;
- VPUB: KTTH, NC, CBTH;
- Lưu: VT, CNXD.npb.83.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Căng

 

ĐỊNH MỨC

CHI TIẾT KINH TẾ - KỸ THUẬT - LAO ĐỘNG ÁP DỤNG CHO VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 16/02/2016 của UBND tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Định mức chi tiết kinh tế - kỹ thuật - lao động áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (sau đây viết tắt là Định mức).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Định mức này áp dụng trong các trường hợp sau:

a) Tổ chức, cá nhân liên quan đến tổ chức quản lý và hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

b) Làm cơ sở để xây dựng đơn giá, chi phí vận tải và quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

2. Không áp dụng Định mức này trong trường hợp xe ô tô có sức chứa nhỏ hơn 17 hành khách để hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Định mức này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Định ngạch là quy định về thời gian hoặc quãng đường xe chạy (km) nhất định giữa các lần bảo dưỡng, sửa chữa hoặc sử dụng vật tư, phụ tùng thiết bị cơ khí ô tô.

2. Định mức chi tiết tiêu hao vật tư là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ trực tiếp cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác bảo dưỡng, sửa chữa xe buýt.

3. Định mức chi tiết lao động là số lượng ngày công lao động (giờ công lao động) của công nhân lái xe, nhân viên bán vé thực hiện công tác vận tải hành khách bằng xe buýt trong ngày, tháng, năm; số lượng giờ công lao động của công nhân trực tiếp cần thiết để thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác bảo dưỡng, sửa chữa xe buýt.

4. Định mức chi tiết tiêu hao nhiên liệu là lượng nhiên liệu chính trực tiếp cần thiết để vận hành trong một cự ly xác định của xe buýt.

5. Vật tư phụ là số lượng vật tư phụ tùng dùng để hỗ trợ trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa xe.

6. Vật tư phụ tùng chính là số lượng vật tư phụ tùng dùng để thay thế trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa xe.

Điều 4. Nguyên tắc áp dụng

1. Đối với các nội dung bảo dưỡng, sửa chữa và các định mức khác chưa được quy định tại Định mức này phải áp dụng theo Định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ban hành kèm theo Thông tư số 65/2014/TT-BGTVT ngày 10/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

2. Bậc lương và hệ số lương công nhân lái xe, nhân viên bán vé theo Định mức này là bậc lương và hệ số lương cơ bản. Việc tính lương được tính theo công thức: Mức lương tối thiểu vùng do nhà nước quy định nhân với hệ số lương cơ bản theo Định mức này và nhân với hệ số thu nhập tăng thêm (nếu có). Đối với các chế độ chính sách khác như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chế độ ăn giữa ca và các chế độ chính sách khác thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chương II

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT- LAO ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE BUÝT

Điều 5. Định ngạch bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa lớn, sử dụng vật tư và dầu bôi trơn

1. Định ngạch bảo dưỡng thường xuyên

TT

Loại xe

Định ngạch bảo dưỡng thường xuyên cấp I

Định ngạch bảo dưỡng thường xuyên cấp II

Đơn vị tính

Km hoạt động

Đơn vị tính

Km hoạt động

1

Xe buýt nhỏ

Km

4.000

Km

12.000

2

Xe buýt trung bình

4.000

12.000

3

Xe buýt lớn

4.000

12.000

2. Định ngạch sửa chữa lớn

a) Định ngạch sửa chữa lớn lần đầu

TT

Loại xe

Định ngạch sửa chữa lớn lần đầu (1.000 km)

Máy

Gầm + truyền lực

Điện

Điều hòa

Thân vỏ, khung xe và nội thất

1

Xe buýt nhỏ

200

200

200

220

300

2

Xe buýt trung bình

240

240

240

240

300

3

Xe buýt lớn

260

260

260

240

300

b) Định ngạch sửa chữa các lần tiếp theo bằng 90% định ngạch lần trước liền kề.

3. Định ngạch sử dụng vật tư chính cho bảo dưỡng

TT

Loại xe

Đơn vị tính (km)

Lọc gió

Lọc dầu

Lọc nhiên liệu tinh

Lọc nhiên liệu thô

Lọc tách ẩm khí nén

Dây đai

1

Xe buýt lớn

1.000

24

10

12

24

48

36

2

Xe buýt trung bình

1.000

24

10

12

24

48

36

3

Xe buýt nhỏ

1.000

24

10

12

24

48

36

4. Định ngạch sử dụng lốp

TT

Loại xe

Định mức thay một lần (b)

Định ngạch sử dụng (1.000 km)

Lốp nhập khẩu

Lốp sản xuất trong nước

1

Xe buýt nhỏ

06

50

40

2

Xe buýt trung bình

06

50

40

3

Xe buýt lớn

06

50

40

5. Định ngạch sử dụng bình điện

TT

Loại xe

Chủng loại (sản xuất trong nước)

Định mức thay một lần (bộ)

Định ngạch sử dụng

Km

Tháng

1

Xe buýt nhỏ

12V - 100 Ah

02

80.000

18

2

Xe buýt trung bình

12V - 100 Ah

12V - 200 Ah

02

80.000

18

3

Xe buýt lớn

12V - 200 Ah

02

80.000

18

Định ngạch trên quy định cho bình điện được sản xuất trong nước và được ưu tiên điều kiện nào đến trước.

6. Định ngạch sử dụng dầu bôi trơn

TT

Loại xe

ĐVT
(km)

Dầu máy

Dầu cầu

Dầu hộp số

Dầu côn

Dầu phanh

Dầu trợ lực

Nước làm mát

1

Xe buýt nhỏ

1.000

12

36

36

48

24

48

74

2

Xe buýt trung bình

1.000

12

36

36

48

24

48

74

3

Xe buýt lớn

1.000

12

36

36

48

24

48

74

Việc thay thế dầu máy, dầu cầu, dầu hộp số trong quá trình bảo dưỡng cấp I được phụ cấp 3%.

Điều 6. Định mức kinh tế - kỹ thuật - lao động

1. Định mức khấu hao cơ bản và tiêu hao nhiên liệu (dầu diesel)

TT

Loại xe

Định mức khấu hao cơ bản

Định mức tiêu hao nhiên liệu

Đơn vị tính

Định mức

Đơn vị tính

Định mức

1

Xe buýt nhỏ

%/năm

16,7

Lít/100 km

16

2

Xe buýt trung bình

16,7

24

3

Xe buýt lớn

16,7

30

Một số trường hợp được cộng thêm hoặc giảm trừ so với Định mức tiêu hao nhiên liệu, gồm:

a) Đối với xe hoạt động chủ yếu trên các tuyến đường ở các huyện miền núi, định mức tiêu hao nhiên liệu được cộng thêm nhưng không quá 15% so với định mức đã quy định;

b) Xe đã qua thời gian sử dụng có số km hoạt động từ trên 100.000 km đến 200.000 km được cộng thêm 5% so với định mức đã quy định;

c) Xe đã qua thời gian sử dụng có số km hoạt động từ trên 200.000 đến 300.000 km được cộng thêm 10% so với định mức đã quy định;

d) Xe đã qua thời gian sử dụng có số km hoạt động từ trên 300.000 km được cộng thêm 15% so với định mức đã quy định;

đ) Xe chạy không sử dụng điều hòa nhiệt độ giảm 10% so với định mức đã quy định.

2. Định mức lao động bảo dưỡng

a) Định mức lao động bảo dưỡng cấp I

TT

Nội dung công việc

Đơn vị tính (giờ công/ bậc thợ)

Xe buýt nhỏ

Xe buýt trung bình

Xe buýt lớn

Bậc thợ

1

Chuẩn bị hồ sơ bảo dưỡng, vật tư, dụng cụ, đồ nghề, phân công công việc và tổ chức sản xuất

0,5

0,5

0,5

3/7

2

Rửa xe (trong, ngoài, gầm xe), rửa cánh tản nhiệt (két nước) và dàn nóng máy lạnh

1,0

2,0

2,0

3/7

3

Đưa xe vào vị trí bảo dưỡng và kê kích

0,3

0,4

0,4

3/7

4

Kiểm tra độ kín của các ống dẫn bôi trơn, nhiệt liệu, nước làm mát, dầu phanh, côn, ống dẫn khí

0,3

0,8

0,8

3/7

5

Kiểm tra, siết chặt các cụm chi tiết lắp xung quanh phần máy và khung xe bắt phần máy

0,5

0,5

0,5

3/7

6

Tháo bầu lọc khí, rửa sạch, thông thổi, thay lọc (nếu cần), lắp lại

0,4

0,4

0,4

4/7

7

Kiểm tra, điều chỉnh độ chủng của các loại dây cu roa

0,5

0,5

0,5

3/7

8

Kiểm tra, siết chặt rô tuyn hệ thống lái

0,8

0,8

1,0

3/7

9

Kiểm tra vặn chặt quang nhíp, các đăng

0,8

0,8

0,8

3/7

10

Kiểm tra siết chặt bu lông, giá bắt hộp số

0,2

0,3

0,5

3/7

11

Kiểm tra hệ thống ly hợp, điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp theo các thông số kỹ thuật

0,4

0,4

0,4

3/7

12

Kiểm tra, điều chỉnh độ nhạy chân ga

0,3

0,3

0,4

3/7

13

Kiểm tra mức dầu trong các hộp chứa: động cơ, hộp số, cầu trước, cầu sau, dầu phanh, dầu côn, dầu trợ lực lái; bổ sung, thay thế dầu khi đến định ngạch

0,8

0,8

1,0

3/7

14

Xả bẩn trong bình chứa hơi

 

0,4

0,5

2/7

15

Kiểm tra sự làm việc và điều chỉnh tay, phanh chân theo các thông số kỹ thuật tiêu chuẩn

0,5

0,5

1,0

3/7

16

Kiểm tra mức tích điện trong ắc quy, bổ sung nước cất, thông lỗ thông hơi, kiểm tra đèn còi

0,3

0,4

0,5

3/7

17

Kiểm tra các lốp, độ đảo, méo, không đồng đều và áp suất hơi lốp, bơm lốp

0,8

0,8

0,8

3/7

18

Kiểm tra tình trạng của các cửa và sự làm việc của hệ thống đóng mở cửa bằng điện, hoặc bằng hơi

0,3

0,4

0,5

3/7

19

Kiểm tra sự hoạt động bình thường của hệ thống điều hòa: công tắc nguồn, công tắc làm mát, công tắc làm gió, độ lạnh, gió ra, đèn báo trên bàn táp lô.

Kiểm tra, vệ sinh các lưới lọc khí, dàn nóng, dàn lạnh, hoạt động bình thường của các dàn quạt nóng, dàn lạnh.

Kiểm tra sự bắt chặt của máy nén, puly tăng đai, puly ly hợp từ máy nén, độ căng và hư hỏng của dây đai máy nén. Tiến hành điều chỉnh, thay thế nếu cần thiết. Kiểm tra sự rò rỉ ga ở các mối nối, sự thiếu hụt ga, dầu bôi trơn máy nén, làm vệ sinh mặt ngoài các đường ống.

0,8

2,5

3,0

3/7

20

Bơm mỡ vào các vú mỡ

1,0

1,0

1,0

2/7

21

Vệ sinh và nghiệm thu xe sau bảo dưỡng

0,5

0,5

0,5

4/7

Tổng số giờ công

11,0

15,0

17,0

 

b) Định mức lao động bảo dưỡng cấp II

TT

Nội dung công việc

Đơn vị tính (giờ công/ bậc thợ)

Xe buýt nhỏ

Xe buýt trung bình

Xe buýt lớn

Bậc thợ

1

Chuẩn bị tác nghiệp (hồ sơ bảo dưỡng, vật tư, dụng cụ, đồ nghề, phân công công việc và tổ chức sản xuất)

0,8

0,8

0,8

3/7

2

Rửa xe (trong, ngoài, gầm xe) và các cụm tổng thành xe

1,6

2,0

2,5

2/7

3

Kiểm tra toàn bộ tình trạng kỹ thuật xe

0,8

1,0

1,5

3/7

4

Kê kích tháo 2 lốp trước, tháo rời các moay ơ rửa sạch. Kiểm tra bi, phớt, má phanh, cạo sạch tăm bua, thay mỡ mới, lắp hoàn chỉnh

5,0

7,0

10,0

3/7

5

Kê kích tháo 2 lốp sau, tháo rời các moay ơ rửa sạch. Kiểm tra bi, phớt, má phanh, cạo sạch tăm bua, thay mỡ mới, lắp hoàn chỉnh

5,3

7,5

10,5

3/7

6

Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp

1,8

2,2

2,8

4/7

7

Tháo rửa sạch, thay bầu lọc dầu bôi trơn động cơ, bầu lọc khí (thay ruột lọc theo định ngạch), lắp hoàn chỉnh

0,8

1,2

1,3

2/7

8

Xả cặn thùng nhiên liệu, thay ruột lọc. Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu

0,8

0,8

0,8

2/7

9

Kiểm tra siết chặt kết nước, thay nước làm mát, kiểm tra, điều chỉnh độ căng dây cu roa

1,5

2,2

2,8

3/7

10

Kiểm tra, điều chỉnh ly hợp: xả khí, điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp ly hợp, điều chỉnh cần đẩy ly hợp

1,8

2,8

3,8

3/7

11

Kiểm tra, siết chặt các mặt bích các đăng, thay các vòng bi chữ thập khi đến định ngạch hoặc hỏng

0,8

1,3

1,4

3/7

12

Siết chặt ốc giảm sóc, vặc chặt quang nhíp và điều chỉnh nhíp hơi nếu cần

1,5

2,3

2,8

3/7

13

Kiểm tra điều chỉnh độ rơ vành tay lái, độ chụm bánh trước, độ rơ đòn kéo ngang, dọc, siết chặt, kiểm tra dầu hệ thống lái (nếu thiếu bổ sung). Thay thế khi đến định ngạch

1,0

1,2

1,4

4/7

14

Thay dầu hộp số hoặc bổ sung theo quy định, siết chặt các ốc hộp số. Thay dầu cầu sau hoặc bổ sung

0,8

1,5

1,5

3/7

15

Kiểm tra hoạt động của hệ thống phanh (hệ thống khí nén, chân không, hệ thống ống dẫn...), xả cặn bẩn trong bình chứa hơi, kiểm tra các van điều chỉnh áp suất, kiểm tra mức dầu phanh, xả khí. Điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế khi đến định ngạch

0,8

1,5

2,0

3/7

16

Kiểm tra mức dung dịch ắc quy, đổ thêm nước cất, nạp điện (nếu cần), rửa sạch mặt ắc quy, thông lỗ thông hơi, làm sạch đầu chụp, bôi mỡ, lắp chặt.

0,8

0,8

1,3

3/7

17

Tháo bảo dưỡng máy phát điện, máy khởi động, làm sạch cổ góp, kiểm tra chổi than, thay thế khi đến định ngạch

3,5

4,5

5,5

3/7

18

Kiểm tra hoạt động của toàn bộ hệ thống điện trên xe như: đồng hồ, đèn, còi, gạt nước, hệ thống điện của hơi...

1,8

2,8

3,8

3/7

19

Kiểm tra, siết chặt chân máy, tra dầu các khớp cửa; kiểm tra hệ thống đóng mở cửa; kiểm tra, siết chặt các chân ghế; bôi trơn vào các chốt cửa, bản lề...

1,1

1,3

2,0

3/7

20

Kiểm tra độ mòn, đảo, không đồng đều, áp suất hơi lốp, bơm nếu thiếu, đảo lốp theo quy định. Nếu lốp có hiện tượng mòn bất thường phải kiểm tra các hệ thống liên quan

1,2

2,0

2,5

3/7

21

Kiểm tra sự hoạt động bình thường của toàn bộ hệ thống điều hòa: công tắc nguồn, công tắc làm mát, công tắc làm gió, độ lạnh, gió ra, đèn báo trên bàn táp lô... Chẩn đoán phát hiện những hư hỏng bất thường của hệ thống.

Tháo và làm vệ sinh các lưới lọc khí, kiểm tra và vệ sinh các cửa giá ra; lắp ráp các cụm chi tiết, bộ phận.

Tháo, kiểm tra và bảo dưỡng các mô tơ quạt dàn nóng, dàn lạnh; thay chổi than quạt khi mòn hoặc đến định ngạch; lắp ráp các chi tiết bộ phận.

Vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh.

Kiểm tra sự rò rỉ ga ở các khớp nối, vệ sinh các đường ống.

Kiểm tra sự hoạt động bình thường của máy nén khí; tháo kiểm tra và bảo dưỡng ly hợp từ của máy nén khí, kiểm tra sự thiếu hụt ga, dầu bôi trơn máy nén khí; bổ sung ga, dầu bôi trơn máy nén khi nếu thiếu; lắp ráp các cụm chi tiết, bộ phận. Kiểm tra sự hoạt động bình thường của hệ thống, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.

5,0

5,0

5,0

4/7

22

Bơm mỡ vào tất cả các vú mỡ

0,5

1,0

1,0

2/7

23

Đi thử kiểm tra chất lượng bảo dưỡng và các yêu cầu kỹ thuật khác sau khi bảo dưỡng.

1,0

1,5

2,0

4/7

24

Vệ sinh xe, bàn giao xe.

0,5

0,8

1,0

3/7

Tổng số giờ công

40,0

55,0

70,0

 

3. Định mức vật tư phụ

a) Định mức vật tư phụ cho bảo dưỡng cấp I

TT

Tên vật tư

ĐVT

Xe buýt nhỏ

Xe buýt trung bình

Xe buýt lớn

1

Dầu rửa

Lít

0,5

0,7

1,0

2

Mỡ bơm

Kg

0,5

0,7

1,0

3

Giẻ lâu

Kg

0,5

0,5

0,5

4

Các loại dầu: Động cơ, hộp số, cầu sau, phanh, ly hợp, trợ lực lái, nước làm mát

Lít

Bổ sung theo thực tế hao hụt hoặc thay khi đến định ngạch

Bổ sung theo thực tế hao hụt hoặc thay khi đến định ngạch

Bổ sung theo thực tế hao hụt hoặc thay khi đến định ngạch

b) Định mức vật tư phụ cho bảo dưỡng cấp II

TT

Tên vật tư

ĐVT

Xe buýt nhỏ

Xe buýt trung bình

Xe buýt lớn

1

Dầu rửa

Lít

2

3

4

2

Xăng rửa

Lít

1

1

1

3

Dầu chạy thử

Lít

2

3

4

4

Mỡ bi

Kg

2

3

4

5

Mỡ bơm

Kg

0,5

0,5

1

6

Băng dính cách điện

Cuộn

1

1

1

7

Giấy ráp

Tờ

1

1

1

8

Giẻ lau

Kg

2

2

2

9

Dầu bơm cao áp

Lít

0,2

0,2

0,2

4. Định mức sửa chữa thường xuyên

Định mức lao động một số công việc trong sửa chữa thường xuyên

TT

Nội dung công việc

Đơn vị tính (giờ công/bậc thợ)

 

Xe buýt nhỏ

Xe buýt trung bình

Xe buýt lớn

Bậc thợ

 

A

Phần động cơ

 

1

Tháo, lắp két nước

5

6

6

3/7

 

2

Tháo, lắp cánh quạt làm mát nước

2

2

2

3/7

 

3

Tháo, lắp bơm nước

4

5

5

3/7

 

4

Thay 01 vòi phun bơm cao áp

1

1

1

3/7

 

5

Thay bơm cao áp và điều chỉnh

6

7

7

3/7

 

6

Thay gioăng nắp máy

1

1,5

1,5

3/7

 

7

Thay dây đai dẫn động các loại

1

1

1

3/7

 

8

Tháo, lắp nắp máy

8

12

12

3/7

 

9

Điều chỉnh súp páp

2

3

3

4/7

 

10

Thay piston, xéc măng 1 máy (từ máy số 2 tính thêm 6 giờ/máy)

16

22

24

4/7

 

11

Thay 01 sơ mi xy lanh (từ máy số 2 tính thêm 4 giờ/máy)

20

26

28

4/7

 

12

Thay ống nước dưới

1

1

1

3/7

 

13

Tháo, lắp các te động cơ

3

4

4

3/7

 

14

Tháo, lắp các bầu lọc nhiên liệu, lọc dầu bôi trơn, thay gioăng

3

3

3

3/7

 

15

Thay đồng hồ các loại

1

1

1

3/7

 

16

Tháo, lắp bầu lọc gió

1

1

1

3/7

 

17

Thay 01 ống hơi, 01 ống dầu

1

1

1

3/7

 

18

Tháo, lắp thùng nhiên liệu

2,5

4

4

3/7

 

19

Tháo, lắp máy nén khí

4

5

5

3/7

 

20

Thay phớt đầu trục cơ

12

14

14

3/7

 

21

Thay phớt dầu đuôi trục cơ

24

30

30

3/7

 

22

Thay phớt bơm cao áp

6

8

8

3/7

 

23

Xử lý lọt khí vào hệ thống nhiên liệu

8

10

10

3/7

 

24

Thay bu lông chân máy 1 chiếc

1

1

1

3/7

 

25

Thay gioăng phin lọc dầu máy

2

2

2

3/7

 

26

Tháo, sửa chữa bu ly căng đai

1

1

1

3/7

 

B

Phần gầm

 

1

Tháo, lắp lốp 1 bên

1

1

1

3/7

 

2

Thay bu lông tắc kê 1 chiếc

0,5

1

1

3/7

 

3

Thay tang trống phanh

4

6

6

3/7

 

4

Tháo lắp moay ơ 1 cụm

4

6

6

3/7

 

5

Thay bi may ơ trong, ngoài

6

7

7

3/7

 

6

Thay má phanh trước 1 bên

4

5

5

3/7

 

7

Thay má phanh sau 1 bên

4

6

6

3/7

 

8

Tháo, lắp sửa chữa tông phanh chính

8

10

10

3/7

 

9

Tháo, lắp sửa chữa tông phanh tay

6

8

8

3/7

 

10

Sửa chữa cụm van phanh tay

4

6

6

3/7

 

11

Sửa chữa rô tuyn 1 bên

8

8

8

3/7

 

12

Sửa chữa đòn kéo dọc

4

4

4

3/7

 

13

Sửa chữa đòn quay ngang

3

3

3

3/7

 

14

Tháo, lắp sửa chữa cơ cấu lái

30

35

35

4/7

 

15

Thay nhíp gãy trong bộ nhíp

6

8

8

3/7

 

16

Thay 1 quang nhíp

2

2

2

3/7

 

17

Thay bộ nhíp trước

4

4

6

3/7

 

18

Thay bộ nhíp sau

6

6

10

3/7

 

19

Thay 1 bạc chốt nhíp

2

2

2

3/7

 

20

Thay 1 giảm chân

1

1

1

3/7

 

21

Tháo, lắp ly hợp

20

24

24

4/7

 

22

Tháo, lắp thay vành răng bánh đà

26

32

32

3/7

 

23

Sửa chữa bộ gài số

5

7

7

4/7

 

24

Thay phớt đuôi hộp số

3

3

3

4/7

 

25

Thay 1 bu lông sát xi

1

1

1

3/7

 

26

Tháo, lắp thay 1 bộ bi các đăng

3

3

3

4/7

 

27

Thay phớt trục bánh răng truyền lực chính

2

2

2

4/7

 

28

Tháo lắp, sửa chữa bánh răng truyền lực chính

24

28

28

4/7

 

C

Phần điện

 

1

Sửa chữa đường dây bình điện

2

2

2

3/7

2

Sửa chữa dây điện phía trước

2

2,5

2,5

3/7

3

Sửa chữa dây điện phía sau

2

2,5

2,5

3/7

4

Sửa chữa dây điện còi

1

1

1

3/7

5

Sửa chữa dây điện máy khởi động

2

2

2

3/7

6

Sửa chữa dây điện các rơ le

1

1

1

3/7

7

Sửa chữa công tắc khởi động

1

1

1

3/7

8

Sửa chữa công tắc pha, cốt

3

3

3

3/7

9

Sửa chữa công tắc còi

1

1

1

3/7

10

Sửa chữa công tắc đèn xi nhanh

1

1

1

3/7

11

Thay máy khởi động (demaruer)

2

2

2

3/7

12

Thay rơ le

1

1

1

3/7

13

Thay bình điện

1

1

1

2/7

14

Thay dây đai máy phát điện

1

1

1

2/7

15

Thay cáp máy khởi động

2

2

2

3/7

16

Thay đèn pha, cốt

1

1

1

2/7

17

Thay công tắc cắt mát

1

1

1

3/7

18

Thay 01 đồng hồ

1

1

1

3/7

19

Sửa chữa hệ thống dây điện

5

6

6

3/7

20

Thay công tắc máy khởi động

2

2

2

3/7

21

Hàn rô to đề: dưới 10 mối

3

3

3

3/7

Hàn rô to đề: trên 10 mối

4

4

4

3/7

22

Sửa chữa rơ le máy khởi động

6

6

6

3/7

23

Tháo, lắp, sửa chữa máy khởi động

12

12

12

3/7

24

Sửa chữa hệ thống đèn táp lô

5

5

5

3/7

25

Sửa chữa hệ thống đèn trần

2

2

2

3/7

26

Sửa chữa cụm công tắc tổng hợp

8

8

8

3/7

27

Tháo, lắp sửa chữa ổ khóa điện

4

4

4

3/7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Định mức sửa chữa lớn phần máy

a) Định mức lao động

TT

Nội dung công việc

Đơn vị tính (giờ công/bậc thợ)

Xe buýt nhỏ

Xe buýt trung bình

Xe buýt lớn

Bậc thợ

1

Làm các thủ tục tiếp nhận phương tiện trước khi đưa vào sửa chữa

1,2

1,5

1,5

3/7

2

Chuẩn bị sản xuất

8

12

12

3/7

3

Tháo toàn bộ phần máy ra khỏi xe

8

12

12

3/7

4

Cấu, rút máy đưa về nơi sửa chữa

1,2

1,5

1,5

3/7

5

Thông súc két nước và két làm mát khí nạp

10

12

12

3/7

6

Tháo rời các chi tiết phần máy

20

28

30

3/7

7

Cạo rửa các chi tiết máy

20

24

26

2/7

8

Kiểm tu các chi tiết khi tháo, lập phương án sửa chữa

12

12

12

4/7

9

Sửa chữa các chi tiết máy và lắp tổng thành

80

110

128

4/7

Rà xu páp

4

4

4

3/7

10

Lắp xe máy lên xe

20

24

24

4/7

11

Đổ các loại dầu, nước làm mát

1

1

1

2/7

12

Rà máy, điều chỉnh, vệ sinh

9,6

10

10

3/7

13

Hoàn thành, chạy thử, bàn giao

5

5

5

4/7

Tổng số giờ công

200

257

265

 

b) Định mức vật tư phụ

TT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Xe buýt nhỏ

Xe buýt trung bình

Xe buýt lớn

1

Dầu rửa chi tiết

Lít

6

6

6

2

Xăng rửa chi tiết

Lít

2

2

2

3

Nhiên liệu nổ rà, chạy thử, nghiệm thu

Lít

30

30

30

4

Keo làm kín (kéo dán sắt)

Hộp

2

2

2

5

Bột rà xúp páp

Kg

0,3

0,3

0,3

6

Giẻ lau

Kg

3

3

3

7

Giấy ráp

Tờ

3

5

5

8

Bìa amiang làm kín (loại to)

m2

1

1

1,2

9

Đá cắt (phục vụ xúc rửa các te dầu)

Viên

2

2

2

10

Dung dịch làm mát (pha vào nước)

Lít

1

1

1

6. Định mức sửa chữa lớn phần gầm

a) Định mức lao động

TT

Nội dung công việc

Đơn vị tính (giờ công/bậc thợ)

Xe buýt nhỏ

Xe buýt trung bình

Xe buýt lớn

Bậc thợ

1

Làm các thủ tục tiếp nhận phương tiện trước khi đưa vào sửa chữa

2

2

2

3/7

2

Chuẩn bị sản xuất

8

12

12

3/7

3

Đưa xe vào vị trí sửa chữa, kê kích toàn bộ xe, tháo lốp toàn bộ hệ thống lốp và các cụm tổng thành, chi tiết liên quan

6

8

8

3/7

4

Tháo lốp và các cụm tổng thành khỏi xe và lắp sau sửa chữa

40

42

44

3/7

5

Kiểm tu các chi tiết khi tháo, đo đạt các thông số kỹ thuật và lập phương án sửa chữa chi tiết

17

30

35

5/7

6

Sửa chữa, thay thế các chi tiết trục các đăng

4

4,5

5

3/7

7

Sửa chữa, thay thế các chi tiết hộp số

16

30

30

4/7

8

Sửa chữa cụm ly hợp, dẫn động, trợ lực

12

17

17

4/7

Sửa chữa cụm truyền lực chính

20

40

40

4/7

9

Sửa chữa các cụm moay ơ và các chi tiết liên quan

25

40

47

4/7

9

Sửa chữa, thay thế hệ thống lái và trợ lực

34

54

54

4/7

Sửa chữa nhíp, giảm xóc, giảm chấn

20

30

30

3/7

10

Sửa chữa, thay thế hệ thống dẫn động phanh

15

20

20

4/7

11

Châm dầu cho các hệ thống

1

1

1

2/7

12

Kiểm tra, hiệu chỉnh

9

9

12

4/7

13

Chạy thử, bàn giao

4

4

4

4/7

 

Tổng số giờ công

233

343,5

361

 

b) Định mức vật tư phụ

TT

Tên vật tư

ĐVT

Xe buýt nhỏ

Xe buýt trung bình

Xe buýt lớn

1

Dầu rửa chi tiết

Lít

14

21

21

2

Xăng rửa chi tiết

Lít

4

8

8

3

Nhiên liệu nổ rà, chạy thử, nghiệm thu

Lít

10

10

10

4

Keo làm kín (kéo dán sắt)

Hộp

2

2

2

5

Giẻ lau

Kg

3

3

3

6

Giấy ráp

Tờ

3

5

5

7

Mỡ moay ơ

Kg

3

4

4

8

Mỡ bơm

Kg

0,5

1

1

7. Định mức sửa chữa lớn phần điện

a) Định mức lao động

TT

Nội dung công việc

Đơn vị tính (giờ công/bậc thợ)

Xe buýt nhỏ

Xe buýt trung bình

Xe buýt lớn

Bậc thợ

1

Làm các thủ tục tiếp nhận phương tiện trước khi đưa vào sửa chữa lớn

2

2

2

3/7

2

Rửa toàn bộ xe, lau chùi, vệ sinh, làm khô

2

2

2

2/7

3

Chuẩn bị sản xuất

12

16

16

3/7

4

Tháo, lắp toàn bộ hệ thống chi tiết điện, cụm chi tiết ra khỏi xe

100

110

120

3/7

5

Sửa chữa máy phát điện

4

4

4

3/7

6

Sửa chữa máy khởi động (demarơ)

4

4

4

3/7

7

Sửa chữa cụm dây đầu xe

14

16

16

4/7

8

Sửa chữa cụm dây trần xe

14

16

16

4/7

9

Sửa chữa cụm dây đuôi xe

14

16

16

4/7

10

Sửa chữa cụm dây sát xi

14

16

16

4/7

11

Sửa chữa cụm dây khoang động cơ

14

16

16

4/7

12

Kiểm tra, hoàn thiện, bàn giao

4

5

5

4/7

Tổng số giờ công

198

223

233

 

b) Định mức vật tư phụ

TT

Tên vật tư

ĐVT

Xe buýt nhỏ

Xe buýt trung bình

Xe buýt lớn

1

Băng dính điện

Cuộn

2

4

4

2

Xăng rửa chi tiết

Lít

1

2

2

3

Nhiên liệu nổ rà, chạy thử, nghiệm thu

Lít

15

15

15

4

Dây điện

m

6

10

10

5

Dây thít to, nhỏ

Cái

30

50

50

6

Chất tẩy rửa (RP7)

Hộp

1

2

2

7

Giấy ráp

Tờ

2

3

4

8

Giẻ lau

Kg

1

2

2

Các vật tư phụ tùng chính của hệ thống điện tùy theo thực tế sử dụng và hư hỏng để giải quyết.

8. Định mức sửa chữa lớn phần điều hòa

a) Định mức lao động

TT

Nội dung công việc

Đơn vị tính (giờ công/ bậc thợ)

Xe buýt nhỏ

Xe buýt trung bình

Xe buýt lớn

Bậc thợ

1

Làm các thủ tục tiếp nhận phương tiện trước khi đưa vào sửa chữa lớn

2

2

2

3/7

2

Rửa toàn bộ phân xe, lau chùi, vệ sinh, làm khô

2

2

2

2/7

3

Chuẩn bị sản xuất

16

16

16

3/7

4

Tháo, lắp chi tiết và cụm chi tiết phần điều hòa

70

80

80

4/7

5

Sửa chữa, thay thế quạt dàn nóng, dàn lạnh

4

6

6

4/7

6

Kiểm tra, xúc rửa, sửa chữa, thay thế cánh tản nhiệt dàn nóng

15

15

15

4/7

7

Kiểm tra, xúc rửa, sửa chữa, thay thế cánh tản nhiệt dàn lạnh

15

15

15

4/7

8

Kiểm tra, sửa chữa, thay thế cụm máy nén

20,2

20,2

20,2

4/7

9

Sửa chữa, thay thế cụm buly trang gian

2,4

2,4

2,4

3/7

10

Sửa chữa giá đỡ máy nén

2,4

2,4

2,4

3/7

11

Kiểm tra, sửa chữa, thay thế hệ thống điều khiển

7,2

9,6

9,6

4/7

12

Kiểm tra, xử lý độ kín hệ thống

9,6

9,6

9,6

4/7

13

Đổ dầu máy nén, hút chân không, nạp ga

7,2

9,6

9,6

4/7

14

Kiểm tra, hoàn chỉnh, bàn giao

4

4

4

4/7

Tổng số giờ công

177

193,8

159

 

b) Định mức vật tư phụ

TT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Xe buýt nhỏ

Xe buýt trung bình

Xe buýt lớn

1

Băng dính điện

Cuộn

1

2

2

2

Dây thít to, nhỏ

Cái

12

28

28

3

Chất tẩy rửa (RP7)

Hộp

1

1

1

4

Dây điện

Mét

5

5

5

5

Giẻ lau

Kg

1

2

2

6

Nhiên liệu nổ rà, chạy thử, nghiệm thu

Lít

15

15

15

Các vật tư phụ tùng chính của hệ thống điện tùy theo thực tế sử dụng và hư hỏng để giải quyết.

9. Định mức lao động sửa chữa lớn khung xương, vỏ và nội thất

TT

Nội dung công việc

Đơn vị tính (giờ công/ bậc thợ)

Xe buýt nhỏ

Xe buýt trung bình

Xe buýt lớn

Bậc thợ

1

Tháo gỡ toàn bộ kính, tôn vỏ, ghế đệm, cửa xe, bậc lên xuống, chắn bùn xe

60

70

70

3/7

2

Sửa chữa phục hồi các khung cửa vỏ xe

400

430

432

4/7

3

Sửa chữa phục hồi phần tôn vỏ, bậc lên xuống, chắn bùn xe

440

450

454

4/7

4

Sửa chữa phục hồi các ghế, đệm, tựa, lắp ráp hoàn chỉnh lên xe

300

380

400

3/7

5

Sửa chữa phục hồi các dầm, xà, sàn xe, lớp bọc lót thành trong xe

350

450

470

4/7

6

Sửa chữa phục hồi, cửa lên xuống, các khung cửa kính, cửa thông gió

110

120

130

4/7

7

Lắp ráp hoàn chỉnh

80

100

100

4/7

8

Làm sạch bề mặt tôn vỏ xe, ma tít, sơn lót toàn phần trọng và ngoài vỏ xe, sơn bóng toàn bộ xe, kẻ các chữ trong và ngoài xe

300

380

380

4/7

Tổng số giờ công

2.040

2.380

2.436

 

Các vật tư phụ tùng chính của hệ thống khung xương, vở và nội thất tùy theo thực tế sử dụng và hư hỏng để giải quyết.

10. Định mức vật tư sơn toàn bộ xe

TT

Tên vật tư

Đơn vị

Xe buýt nhỏ

Xe buýt trung bình

Xe buýt lớn

1

Sơn chống gỉ

Lít

10

12

14

2

Sơn ghi lót

Lít

3

4

4

3

Sơn màu

Lít

8

10

10

4

Sơn gầm ô tô

Lít

6

8

8

5

Đông cứng lót

Lít

6

6,5

6,5

6

Dung môi pha sơn

Lít

3

5

15

7

Mỡ bơm

Kg

1

1

1

8

Giấy ráp các loại

Tờ

35

40

40

9

Đông cứng mầu

Lít

1

1

1

10

Bả keo hai thành phần

Kg

31

35

38

11

Vải giáp nga để mài

Mét

3

4

5

12

Băng dính

Cuộn

15

18

20

13

Giấy báo

Kg

3

4

4

14

Giẻ lau

Kg

4

6

8

Điều 7. Định mức lao động, bậc lương cho công nhân lái xe và nhân viên bán vé

1. Định mức lao động cho công nhân lái xe và nhân viên bán vé

TT

Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật

Đơn vị

Xe buýt nhỏ

Xe buýt trung bình

Xe buýt lớn

1

Thời gian làm việc một ca

Giờ

8

8

8

2

Số ngày làm việc trong năm

Ngày

288

288

288

3

Hệ số ngày làm việc

 

1,32

1,32

1,32

4

Số ngày làm việc trong tháng

Ngày

24

24

24

5

Vận tốc xe chạy bình quân

Km/h

30

30

30

6

Hành trình bình quân 1 ca xe

Km/ca xe

200

200

200

7

Hệ số ca xe bình quân/ngày

Ca xe/ngày

2,0

2,0

2,0

8

Số lao động của lái xe

Người/ca

1

1

1

9

Số lao động của bán vé

Người/ca

1

1

1

10

Tỷ lệ lao động dự phòng

%

10

10

10

2. Định mức bậc lương và hệ số lương công nhân lái xe, nhân viên bán vé

TT

Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật

Đơn vị

Xe buýt nhỏ

Xe buýt trung bình

Xe buýt lớn

1

Bậc lương công nhân lái xe

Bậc

3/4

3/4

4/4

2

Hệ số lương công nhân lái xe

Hệ số

3,25

3,44

3,64

3

Bậc lương nhân viên bán vé

Bậc

2/5

2/5

3/5

4

Hệ số lương nhân viên bán vé

Hệ số

2,33

2,33

2,73

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Trách nhiệm của các sở, ngành

1. Sở Giao thông vận tải: Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, khai thác, sử dụng xe buýt tên địa bàn tỉnh theo Định mức này.

2. Sở Tài chính: Tổ chức quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định việc lập dự toán chi phí khai thác, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ xe buýt tên địa bàn tỉnh theo Định mức này.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Trên cơ sở định mức này thực hiện việc quản lý, kiểm tra các chế độ, chính sách, tiền lương đối với người lao động tham gia hoạt động xe buýt.

Điều 9. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác, sử dụng xe buýt

1. Thực hiện kiểm tra tình trạng hoạt động các chi tiết, hệ thống, tổng thành để đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện trước khi tham gia giao thông.

2. Kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên trước và sau mỗi chuyến đi hoặc: sau mỗi ngày hoạt động để nắm chắc tình trạng kỹ thuật của xe buýt. Kịp thời phát hiện, khắc phục các hư hỏng, đảm bảo cho xe buýt hoạt động an toàn, ổn định.

3. Căn cứ Định mức này đơn vị lập dự toán dự toán đơn giá, chi phí quản lý hoạt động của xe buýt để báo cáo các cơ quan chức năng.

Điều 10. Sửa đổi, bổ sung

Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các sở, ngành; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Giao thông vận tải) để xem xét, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.