Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/NHNN/QĐ | Hà Nội, ngày 07 tháng 1 năm 1991 |
QUYẾT ĐỊNH
SỐ 05-NHNN/QĐ NGÀY 7/1/1991 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BAN HÀNH QUY CHẾ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 04/7/1981
Căn cứ pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt nam và pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính theo lệnh số 37-LCT/HĐNN8 và 38-LYC/HĐNN 8 ngày 24-5-1990.
Căn cứ Nghị định số 196/HĐBT ngày 12/11/1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ.
Căn cứ quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng tại thông báo số 32/TB ngày 05-11-1990 của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng và thoả thuận của Bộ Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này "Quy chế cấp giấy phép hoạt động cho các tổ chức tín dụng Việt Nam".
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các quy định trước đây về cấp giấy phép hoạt động cho các tổ chức tín dụng Việt Nam nay đều hết hiệu lực.
Điều 3: Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ các ngân hàng và tổ chức tín dụng, các thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng nhà nước Trung ương, giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, đặc khu và các tổ chức tín dụng Việt Nam có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Cao Sĩ Kiêm (Đã ký) |
CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM
(Ban hành theoQuyết định số 05/NH - QĐ ngày 07 tháng 01 năm 1991 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước).
Điều 1: Mọi tổ chức thực hiện các nghiệp vụ của tổ chức tín dụng Việt Nam đều phải có giấy phép hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp.
Điều 2: Các tổ chức tín dụng Việt Nam, dưới đây gọi chung là tổ chức tín dụng, được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động theo Quy chế này, bao gồm:
1. Ngân hàng thương mại quốc doanh
2. Ngân hàng thương mại cổ phần
3. Ngân hàng đầu tư và phát triển
4. Hợp tác xã tín dụng
a. Phương án hoạt động: xác định rõ nội dung, phương thức kinh doanh, địa bàn hoạt động, lợi ích đối với nền kinh tế và đối với tổ chức tín dụng. Trong đó, xác định phương án cụ thể trong 3 năm đầu, được chia ra từng năm.
b. Bản điều lệ xây dựng theo mẫu điều lệ do Ngân hàng Nhà nước ban hành và đã được đại hội cổ đông (hoặc đại hội xã viên) thông qua.
c. Biên bản đại hội cổ đông (hoặc đại hội xã viên) bầu Hội đồng quản trị và quyết định của Hội đồng quản trị bổ nhiệm người điều hành.
d. Lý lịch tóm tắt của Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị và người điều hành.
e. Bản kê khai vốn điều lệ và tài sản hiện có: vốn góp cổ phần của các cổ đông; giá trị bất động sản và phương tiện hoạt động khác thuộc quyền sở hữu của tổ chức tín dụng.
g. Văn bản chấp thuận của cấp chính quyền nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở.
h. Tài liệu khác nhằm làm rõ những vấn đề có liên quan đến hồ sơ nói trên.
a. Ngân hàng Nhà nước có kết luận về sự cần thiết của tổ chức tín dụng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn.
b. Đã có ít nhất 50% vốn điều lệ của các cổ đông và đã gửi số vốn đó vào tài khoản phong toả tại Ngân hàng Nhà nước. Số còn thiếu phải có cam kết bảo đảm góp đủ trước ngày khai trương. Riêng công ty tài chính phải góp đủ 100% vốn điều lệ mới được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động.
c. Có trụ sở phù hợp với quy mô địa bàn và đặc điểm kinh doanh và phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp trụ sở đó.
d. Có cơ sở vững chắc để dự tính số thu nhập, chi phí và lợi nhuận.
e. Nội dung, hình thức kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng đúng pháp luật và theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
f. Người điều hành có năng lực, kinh nghiệm về các lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và hoạt động của tổ chức tín dụng. Những người này phải có văn bằng tốt nghiệp đại học về ngân hàng, tài chính hoặc kinh tế (trừ người điều hành hợp tác xã tín dụng ở nông thôn).
g. Thành viên Hội đồng quản trị và người điều hành tổ chức tín dụng là những người không phạm một trong 4 khoản tại điều 16 Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính và được Thống đốc Ngân hàng nhà nước hoặc người được uỷ quyền chuẩn y.
2. Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động, tổ chức tín dụng phải nộp lệ phí cho Ngân hàng Nhà nước bằng 0,2% (hai phần nghìn) vốn điều lệ.
Điều 7: Nghiêm cấm tổ chức tín dụng chuyển nhượng giấy phép hoạt động đã được Ngân hàng Nhà nước cấp.
Điều 8: Ngân hàng nhà nước thu hồi giấy phép hoạt động đã cấp cho tổ chức tín dụng trong những trường hợp sau đây:
2. Kinh doanh bị lỗ, không có khả năng phục hồi số lỗ đó và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Ngừng trả tiền gửi, không có lý do hợp pháp thông báo trước cho khách hàng.
4. Tự nguyện xin giải thể
5. Bị tuyên bố phá sản
6. Tách ra thành một số tổ chức hoặc sáp nhập vào một tổ chức khác.
7. Kinh doanh trái với 1 trong các nội dung hoạt động đã ghi trong giấy phép.
8. Vi phạm nghiêm trọng Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính.
9. Chuyển nhượng giấy phép hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp
10. Giấy phép hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp đã hết thời hạn nhưng không được gia hạn.
1. Thẩm quyền cấp và thu hồi giấy phép hoạt động
- Thống đốc Ngân hàng nhà nước quyết định cấp hoặc thu hồi giấy phép hoạt động đối với các tổ chức tín dụng quy định tại điều 2, quy chế này (trừ hợp tác xã tín dụng).
- Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, đặc khu quyết định cấp hoặc thu hồi giấy phép hoạt động đối với hợp tác xã tín dụng.
2. Sau khi cấp hoặc thu hồi giấy phép hoạt động, Ngân hàng Nhà nước sẽ đăng báo.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
........, ngày...... tháng...... năm 199
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG
Tại Đại hội cổ đông ngày........... 19.... đã thông qua điều lệ và bầu Hội đồng quản trị của tổ tín dụng có tên là:.................................................................................
Nay Hội đồng quản trị thay mặt cho cổ đông đề nghị Ngân hàng Nhà nước xét cấp giấy phép hoạt động cho tổ chức tín dụng.
1. Tên của tổ chức tín dụng
- Bằng tiếng Việt (gọi tắt là...................)
- Bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, nếu có (gọi tắt là........)
2. Trụ sở chính tại:
- Trụ sở của các chi nhánh
3. Địa bàn hoạt động
4. Nội dung hoạt động
5. Thời gian hoạt động
6. Vốn điều lệ
+ Đã có
+ Số còn thiếu phải nộp tiếp
7. Tài khoản phong toả đã mở tại Ngân hàng Nhà nước
+ Số liệu
+ Số vốn đã gửi
8. Giá trị bất động sản và các phương tiện hoạt động khác đã có
Sau khi được cấp giấy phép hoạt động, chúng tôi sẽ thực hiện đủ các điều kiện còn thiếu, tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký ngày khai trương trong thời hạn quy định.
Chúng tôi cam kết chấp hành nghiêm chỉnh phápluật Nhà nước và điều lệ của tổ chức; nếu vi phạm xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
HỒ SƠ GỬI KÈM | T/M HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ |
- 1Nghị định 196-HĐBT năm 1989 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 3Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 4Thông tư 03/1998/TT-NHNN5 hướng dẫn cấp Giấy phép hoạt động cho các Công ty tài chính trong Tổng công ty Nhà nước do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 5Thông tư 09-NHNN/TT năm 1991 thực hiện Quy chế cấp giấy phép hoạt động cho các tổ chức tín dụng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước ban hành
Quyết định 05/NHNN/QĐ năm 1991 ban hành Quy chế cấp giấy phép hoạt động cho các tổ chức tín dụng Việt Nam của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
- Số hiệu: 05/NHNN/QĐ
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/01/1991
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Cao Sĩ Kiêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/01/1991
- Ngày hết hiệu lực: 16/10/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra