- 1Nghị định 203-HĐBT năm 1982 về Điều lệ bảo vệ đường bộ do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Nghị định 172/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ
- 3Nghị định 186/2004/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 4Quyết định 324/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch điểm đấu nối đường tỉnh, đường huyện và đường nhánh vào Quốc lộ trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2011-2020
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Thông tư 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Luật giao thông đường bộ 2008
- 4Thông tư 16/2009/TT-BXD sửa đổi Thông tư 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 5Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 6Thông tư 39/2011/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2015/QĐ-UBND | Lai Châu, ngày 26 tháng 03 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị; Thông tư số 16/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 22/2010/QĐ-UBND ngày 07/10/2010 của UBND tỉnh Lai Châu về việc Ban hành quy định việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các xã, phường, thị trấn; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có sử dụng đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Lai Châu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 05/2015/QĐ-UBND ngày 26/3/2015 của UBND tỉnh Lai Châu)
Quy định này quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đối với hệ thống đường bộ (quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã, đường chuyên dùng) trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Quy định này quy định về quản lý, sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường ngoài mục đích giao thông trên các tuyến đường đô thị trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã, đường chuyên dùng,…trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước khi tham gia các hoạt động quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường đô thị ngoài mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Lai Châu phải tuân thủ Luật Giao thông đường bộ và các nội dung của Quy định này.
- Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ;
- Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác;
- Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn giao thông;
- Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn;
- Đường chính là các tuyến đường bộ bảo đảm giao thông chủ yếu trong khu vực (quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, …); đường nhánh là đường nối vào đường chính;
- Đường gom là đường để gom hệ thống đường giao thông nội bộ của các khu đô thị, nhà máy, khu kinh tế, dân cư, thương mại - dịch vụ và các đường khác vào đường chính hoặc vào đường nhánh trước khi đấu nối vào đường chính;
- Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Đường đô thị (hay đường phố) là đường bộ nằm trong phạm vi nội thành, nội thị, được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại;
- Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn;
- Vỉa hè là phần đường dành riêng cho người đi bộ đối với đường trong đô thị;
- Hè phố bao gồm vỉa hè, hè đường là bộ phận của đường đô thị dành cho người đi bộ trong nội thị và là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến;
- Lòng đường là bộ phận của đường đô thị, được giới hạn bởi phía trong hai bên vỉa hè, có thể bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc/ngang tuyến khi cần thiết;
- Sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường trong quy định này là các hoạt động liên quan đến sử dụng tạm thời một phần lòng đường và hè phố trong phạm vi cho phép;
- Chỉ giới đường đỏ của đường đô thị là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa, để phân định ranh giới giữa phần đất được dành cho đường đô thị, các công trình phụ trợ phục vụ giao thông đô thị với phần đất dành cho các công trình khác, không gian công cộng khác;
- Hoạt động phục vụ thi công xây dựng, sửa chữa công trình là các hoạt động rào chắn xung quanh khu vực thi công nhằm đảm bảo an toàn lao động; các hoạt động tập kết, trung chuyển vật liệu và vật liệu phế thải, tập kết, dừng, đỗ xe máy thi công, hoạt động của xe đổ bê tông tươi để phục vụ công tác xây dựng, sửa chữa công trình;
- Hoạt động đỗ xe, trông giữ xe công cộng là các hoạt động liên quan đến việc tổ chức trông, giữ xe tại các vị trí, địa điểm được cấp có thẩm quyền quyết định và cấp phép;
- Hoạt động văn hóa là các hoạt động biểu diễn văn hóa, thể thao, mít tinh, diễu hành, lễ hội, chào mừng sự kiện lớn, trưng bày quảng bá sản phẩm đặc trưng,…trên đường bộ;
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật là các công trình ngành điện, viễn thông, chiếu sáng, cấp nước, thoát nước, cấp khí đốt, hầm kỹ thuật được đặt dưới lòng đường và hè phố;
- Công trình nổi trên đường đô thị là các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình phục vụ công cộng trên đường đô thị bao gồm: Trụ điện, cột đèn chiếu sáng, tủ cáp điện thoại, trạm biến áp, trụ cứu hỏa, buồng điện thoại công cộng, điểm rút tiền mặt (ATM), cây xanh, biển báo giao thông, nhà chờ xe buýt, biển báo thông tin, biển quảng cáo, thùng chứa rác cố định;
- Sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường cho đám cưới trong Quy định này là việc sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường cho hoạt động của các đám cưới và các hoạt động theo phong tục có liên quan như báo hỉ, ăn hỏi, mừng thọ, hội liên gia;
- Sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường cho đám tang trong Quy định này là việc sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường cho đám tang và các hoạt động theo phong tục có liên quan như tổ chức 49, 100 ngày, giỗ đầu;
- Cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền là cơ quan chuyên môn được Ủy ban Nhân dân tỉnh, Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố giao quản lý, bảo trì đường bộ;
- Đơn vị quản lý đường bộ là đơn vị được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền giao trực tiếp thực hiện công tác quản lý, bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên tuyến đường;
- Chủ công trình trong Quy định này là chủ đầu tư, chủ sử dụng, kinh doanh, khai thác các công trình có sử dụng đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
Điều 4. Phạm vi quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Đất của đường bộ: Bao gồm phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ. Công trình đường bộ gồm:
a) Đường bộ: Đường (nền, mặt, lề đường, hè phố); cầu đường bộ (cầu vượt sông suối, cầu vượt khe núi, …); hầm đường bộ (hầm qua núi, hầm chui qua đường bộ,…); bến phà, cầu phao đường bộ, đường tràn, ngầm tràn.
b) Nơi dừng, đỗ xe, trạm điều khiển giao thông, trạm kiểm tra tải trọng xe.
c) Hệ thống báo hiệu gồm đèn tín hiệu, biển báo hiệu, giá treo biển báo hiệu, khung giá hạn chế tĩnh không, cọc tiêu, cột cây số, vạch kẻ đường,...
d) Đảo giao thông, dải phân cách, rào chắn, tường hộ lan.
e) Các mốc đo đạc, mốc lộ giới, cột giải phóng mặt bằng.
f) Hệ thống chiếu sáng đường bộ.
g) Hệ thống thoát nước, hầm kỹ thuật, kè đường bộ.
h) Công trình chống va trôi, công trình chỉnh trị dòng nước, chống sạt lở đường bộ.
i) Đường cứu nạn, nhà hạt; nơi cất giữ phương tiện, vật tư, thiết bị dự phòng đảm bảo giao thông, phòng chống lụt bão.
k) Các công trình phụ trợ bảo đảm môi trường, bảo đảm an toàn giao thông.
2. Hành lang an toàn đường bộ:
a) Hành lang an toàn đường bộ là phần đất dọc hai bên đất của đường bộ (kể cả phần mặt nước dọc hai bên cầu, bến phà,…) nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ.
b) Giới hạn hành lang an toàn đường bộ được quy định từ Điều 15 đến Điều 19 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP. Cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền khi xác định bề rộng hành lang an toàn đối với đường bộ phải căn cứ vào cấp kỹ thuật của đường bộ, đối với cầu phải căn cứ vào chiều dài của cầu để quản lý theo quy hoạch.
c) Trường hợp đường bộ đi chung với công trình thủy lợi, đường bộ đi trên mặt đập thì hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
Điều 5. Phân cấp quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Sở Giao thông Vận tải quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện được giao quản lý.
2. Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường huyện, đường đô thị được giao quản lý; phối hợp với Sở Giao thông Vận tải thực hiện quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh trên địa bàn.
3. Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban Nhân dân cấp xã) quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường xã, đường thôn bản; phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ thực hiện quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện trên địa bàn.
4. Chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường chuyên dùng.
5. Đối với đường bộ đi chung với công trình thủy lợi, đường bộ đi trên mặt đập được quản lý theo phân cấp quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều này. Việc quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ loại đường này thực hiện theo quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
SỬ DỤNG, KHAI THÁC ĐẤT CỦA ĐƯỜNG BỘ, HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ
Điều 6. Sử dụng, khai thác đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ
1. Đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ chỉ dành cho xây dựng công trình đường bộ và các công trình sử dụng, khai thác cho mục đích an toàn giao thông đường bộ; trừ một số công trình thiết yếu quy định tại Khoản 1 Điều 8 Quy định này mà không thể bố trí ngoài phạm vi đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ, khi xây dựng phải được cơ quan quản lý đường bộ cấp phép (phân cấp quản lý tại Điều 5). Nghiêm cấm xây dựng các loại công trình khác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Việc xây dựng một số công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ phải bảo đảm khai thác an toàn công trình đường bộ.
3. Dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại dịch vụ và các công trình khác phải xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ. Chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống đường gom, không được sử dụng đất dành cho đường bộ để làm công trình phụ trợ, đường đấu nối; trường hợp cần phải sử dụng đất dành cho đường bộ để làm đường đấu nối vào đường bộ thì phải thực hiện đúng vị trí điểm đấu nối trong quy hoạch.
4. Không được sử dụng đất dành cho đường bộ làm nơi ở, hoạt động kinh doanh dịch vụ; không được xây dựng các công trình, nạo vét làm thay đổi dòng chảy, gây xói lở mất an toàn công trình cầu và kè chống xói nền đường.
5. Đất hành lang an toàn đường bộ được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng phải theo đúng các quy định như sau:
a) Các ao, hồ nuôi trồng thủy sản phải cách mép chân đường một khoảng tối thiểu bằng mức chênh lệch về độ cao giữa mép chân nền đường đắp và đáy ao, hồ. Mức nước trong ao, hồ không được cao hơn cao độ chân nền đường. Không làm ao, hồ nuôi trồng thủy sản hoặc tích nước phía trên ta luy nền đường đào.
b) Trường hợp trồng cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả thì chiều cao của cây không cao quá 0,9 m (so với mặt đường) ở đoạn nền đường đắp trong khu vực đường cong, nơi giao nhau của đường bộ, che khuất tầm nhìn; đối với đường đào thì phải trồng cách mép ngoài dải đất của đường bộ ít nhất là 06 m.
c) Các mương thủy lợi phải cách mép ngoài đất của đường bộ một khoảng cách tối thiểu bằng chiều sâu của mương và mức nước thiết kế an toàn trong mương không được cao hơn cao độ chân nền đường.
d) Việc quảng cáo trong hành lang an toàn đường bộ chỉ được thực hiện tạm thời khi điều kiện địa hình bên ngoài hành lang an toàn đường bộ không thực hiện được. Các biển quảng cáo lắp đặt tạm thời trong hành lang an toàn đường bộ không được gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và phải được chấp thuận của Sở Giao thông Vận tải đối với quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện được giao quản lý; Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố đối với đường huyện, đường đô thị và đường xã được giao quản lý; Chủ đầu tư, chủ sở hữu đối với đường chuyên dùng. Biển quảng cáo lắp đặt ngoài hành lang an toàn đường bộ không được gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
6. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân xây dựng mới, cơi nới các công trình nhà ở, kho bãi, nhà máy, xí nghiệp trong phạm vi đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ; khi sửa chữa công trình tồn tại từ trước khi có quy định về đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ được công bố phải được phép của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Quy định này.
1. Các công trình thiết yếu theo quy định gồm: Công trình phục vụ quốc phòng, an ninh; công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ; công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí; công trình có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật không thể bố trí ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; công trình phải bố trí trên cùng một mặt bằng với công trình đường bộ để bảo đảm tính đồng bộ và tiết kiệm.
2. Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đang khai thác:
a) Chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng công trình thiết yếu phải làm hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng công trình gửi đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định tại điểm b, Khoản này để xem xét, chấp thuận. Sau khi được chấp thuận, tiến hành làm hồ sơ xin cấp phép thi công.
b) Quy định thẩm quyền chấp thuận:
- Sở Giao thông Vận tải chấp thuận đối với công trình thiết yếu trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện được giao quản lý.
- Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố chấp thuận đối với công trình thiết yếu trên các tuyến đường huyện, đường xã, đường đô thị được giao quản lý,
- Chủ đầu tư, chủ sở hữu chấp thuận đối với công trình thiết yếu trên các tuyến đường chuyên dùng.
c) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng thi công công trình thiết yếu có ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững kết cấu công trình đường bộ. Tổ chức tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát thi công và nhà thầu thi công công trình thiết yếu phải có đủ năng lực hành nghề đối với công trình đường bộ.
d) Công trình thiết yếu xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền nghiệm thu hạng mục công trình đường bộ.
e) Chủ đầu tư công trình thiết yếu nộp 01 bộ hồ sơ hoàn công để cơ quan cấp phép thi công lưu trữ và bổ sung, cập nhật công trình thiết yếu vào hồ sơ quản lý tuyến đường.
g) Chủ sử dụng, khai thác công trình thiết yếu chịu trách nhiệm bảo trì công trình thiết yếu; việc bảo dưỡng thường xuyên công trình thiết yếu không phải đề nghị cấp phép thi công nhưng phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn giao thông. Khi sửa chữa định kỳ, nếu ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững công trình đường bộ, chủ sử dụng, khai thác công trình thiết yếu phải đề nghị cấp phép thi công theo quy định tại Điều 17 Quy định này.
Điều 8. Xây dựng công trình thiết yếu trên các tuyến đường được xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo
1. Khi lập dự án xây dựng mới hoặc nâng cấp cải tạo đường bộ, chủ đầu tư dự án phải:
a) Gửi thông báo đến các Sở, ngành, Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố có liên quan về thông tin cơ bản của dự án (như cấp kỹ thuật, quy mô, hướng tuyến, mặt cắt ngang, thời gian dự kiến khởi công và hoàn thành) để các tổ chức có nhu cầu xây dựng các công trình thiết yếu được biết về dự án xây dựng tuyến đường;
b) Tổng hợp nhu cầu xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của dự án và báo cáo về cấp quyết định đầu tư để được xem xét các vấn đề có liên quan. Đề xuất giải pháp bảo đảm an toàn, bền vững công trình của dự án đường bộ do ảnh hưởng của việc xây dựng công trình thiết yếu;
c) Căn cứ quyết định đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ đầu tư dự án đường bộ thông báo cho tổ chức có công trình thiết yếu biết việc xây dựng hộp kỹ thuật hoặc việc thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn, bền vững công trình của dự án đường bộ khi xây dựng công trình thiết yếu.
2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng công trình thiết yếu có liên quan đến dự án xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo đường bộ phải:
a) Gửi văn bản đề nghị (kèm theo yêu cầu thiết kế kỹ thuật của hạng mục công trình thiết yếu sẽ xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ) đến chủ đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ;
b) Thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn, bền vững công trình đường bộ khi xây dựng công trình thiết yếu và đồng bộ với quá trình thi công dự án đường bộ.
3. Khi có nhu cầu thi công, lắp đặt công trình thiết yếu trong hộp kỹ thuật của công trình đường bộ đã được xây dựng, chủ đầu tư dự án có công trình thiết yếu thực hiện theo quy định tại Điều 17 Quy định này để được cấp giấy phép thi công.
4. Mọi chi phí phát sinh để thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn, bền vững công trình đường bộ khi xây dựng công trình thiết yếu gây ra do chủ đầu tư công trình thiết yếu chi trả.
Điều 9. Xây dựng biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ đang khai thác
1. Việc lắp đặt biển quảng cáo trong hành lang an toàn đường bộ phải tuân theo các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Tổ chức, cá nhân được phép lắp đặt biển quảng cáo chịu toàn bộ trách nhiệm đối với các vụ việc liên quan đến mất an toàn giao thông do việc lắp đặt biển quảng cáo gây ra.
2. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ với biển quảng cáo, tính từ mép đất của đường bộ đến điểm gần nhất của biển quảng cáo tối thiểu bằng 1,3 (một phẩy ba) lần chiều cao của biển, tính đến điểm cao nhất của biển và không được nhỏ hơn 05m (năm mét).
3. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ khi lắp đặt biển quảng cáo ngoài phạm vi đất dành cho đường bộ theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Nếu giới hạn này bị vi phạm, đơn vị quản lý đường bộ đề nghị cơ quan cấp phép xây dựng biển quảng cáo yêu cầu tổ chức, cá nhân dừng việc lắp đặt biển quảng cáo.
4. Tổ chức, cá nhân lắp đặt biển quảng cáo phải làm hồ sơ đề nghị chấp thuận và hồ sơ đề nghị cấp phép thi công gửi cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền như đối với công trình thiết yếu theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 7 Quy định này.
3. Tổ chức, cá nhân quản lý, bảo trì đường bộ làm công tác bảo dưỡng thường xuyên không phải đề nghị cấp giấy phép thi công nhưng phải nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Điều 11. Giải quyết các tồn tại về sử dụng hành lang an toàn đường bộ
1. Đối với đường dân sinh đấu nối tự phát vào đường bộ trước ngày Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 30/11/2004 của Chính phủ có hiệu lực và chỉ sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ có mặt cắt ngang nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 m trong khi chưa xây dựng được đường gom thì cho phép tồn tại và giữ nguyên hiện trạng đến hết năm 2015.
a) Các cửa hàng xăng dầu đã đấu nối vào đường bộ theo chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền nếu không đủ khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối theo quy định này thì được tiếp tục tồn tại nhưng cơ quan đã chấp thuận cho phép đấu nối phải đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh hoặc xóa bỏ theo quy hoạch trước ngày 31/12/2015.
b) Các cửa hàng xăng dầu xây dựng tự phát, đấu nối trái phép hoặc nằm trong hành lang an toàn đường bộ, quy mô không đảm bảo, hiện đang tồn tại dọc hai bên đường bộ, Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Công trình nhà ở, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ từ trước khi hành lang an toàn đường bộ được công bố nhưng chưa ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ thì được tạm thời tồn tại nhưng phải giữ nguyên hiện trạng không được cơi nới, mở rộng; người sử dụng đất phải cam kết với Ủy ban Nhân dân cấp xã và đơn vị trực tiếp quản lý tuyến đường về việc không cơi nới, mở rộng. Trường hợp công trình bị xuống cấp, chưa được Nhà nước bồi thường, giải toả và người sử dụng có nhu cầu để sử dụng, xem xét kiểm kê đất và tài sản trên đó để có cơ sở đền bù hoặc cấp phép thi công tạm thời.
4. Trường hợp sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ có ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ, cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền tiến hành xác định mức độ ảnh hưởng và đề nghị Ủy ban Nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất và giải quyết bồi thường, hỗ trợ đối với đất và tài sản gắn liền với đất đã có trước khi hành lang an toàn đường bộ được công bố.
5. Đối với trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ, Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố thực hiện giải toả, không bồi thường cho các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Sở Giao thông Vận tải, Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ trực thuộc phối hợp với Ủy ban Nhân dân cấp xã lập bình đồ duỗi thẳng thể hiện vị trí, thời gian xây dựng, quy mô các công trình nằm trong đất hành lang an toàn giao thông quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP theo các mốc thời gian sau đây:
1. Công trình xây dựng trước ngày 21/12/1982 là thời gian chưa có quy định cụ thể về hành lang an toàn đường bộ.
2. Công trình xây dựng từ ngày 21/12/1982 đến trước ngày 01/01/2000 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang bảo vệ đường bộ theo Nghị định số 203/HĐBT ngày 21/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng.
3. Công trình xây dựng từ ngày 01/01/2000 đến trước ngày 30/11/2004 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang bảo vệ đường bộ theo Nghị định số 172/1999/NĐ-CP ngày 07/12/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ.
4. Công trình xây dựng từ ngày 30/11/2004 đến trước ngày 15/4/2010 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang an toàn theo Nghị định số 186/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
5. Công trình xây dựng từ ngày 15/4/2010 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang an toàn theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
ĐẤU NỐI ĐƯỜNG NHÁNH VÀO ĐƯỜNG BỘ
Điều 13. Đấu nối đường nhánh vào đường bộ
Trình tự thực hiện việc đấu nối đường nhánh vào quốc lộ thực hiện theo chương IV “ Đấu nối đường nhánh vào quốc lộ” tại Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT và các quy định hiện hành của Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
2. Đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh bao gồm:
a) Đường nhánh đấu nối vào đường tỉnh: Là các tuyến đường huyện, đường xã, đường đô thị; đường chuyên dùng, đường phục vụ thi công, đường nối trực tiếp từ công trình đơn lẻ; đường dẫn ra, vào cửa hàng xăng dầu, trạm dừng nghỉ; đường gom, đường nối từ đường gom.
b) Đường nhánh đấu nối vào đường tỉnh phải có văn bản thỏa thuận của Sở Giao thông Vận tải. Đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh trong phạm vi đô thị thực hiện theo quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào đường tỉnh:
- Trong khu vực đô thị: Theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không nhỏ hơn 500m;
- Ngoài khu vực đô thị: Đường cấp IV trở xuống không nhỏ hơn 1.000m;
- Đối với các đoạn tuyến đường tỉnh đi qua khu vực có địa hình mà hành lang an toàn đường bộ bị chia cắt như núi cao, vực sâu, sông, suối và các chướng ngại vật khác không thể di dời được thì không nhỏ hơn 500m.
d) Vị trí các cửa hàng bán lẻ xăng dầu: Khoảng cách tối thiểu giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề (tính theo điểm giữa của cửa hàng) đấu nối đường dẫn ra vào quốc lộ, đường tỉnh vừa phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối được quy định tại Điểm c Khoản này, đồng thời phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa hai cửa hàng xăng dầu như sau:
- Trong khu vực đô thị: Không nhỏ hơn 2.000m;
- Ngoài khu vực đô thị: Không nhỏ hơn 5.000m đối với đường cấp IV trở xuống.
e) Việc thiết kế nút giao của đường nhánh đấu nối vào đường tỉnh phải thực hiện theo quy định về thiết kế nút giao.
f) Đấu nối đường nhánh vào dự án đường tỉnh được xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo nắn chỉnh tuyến hoặc xây dựng tuyến tránh:
- Ngay từ bước lập dự án, chủ đầu tư công trình đường bộ phải căn cứ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, thành phố có dự án đi qua để xác định các nút giao (nút giao khác mức liên thông hoặc trực thông, nút giao đồng mức) giữa các tuyến đường bộ hiện có với dự án đường tỉnh được xây dựng, xác định vị trí vào các trạm dịch vụ theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô; đồng thời gửi phương án thiết kế tuyến đến Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố xin ý kiến để điều chỉnh cho phù hợp.
- Căn cứ phương án thiết kế tuyến của dự án, Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố lập danh mục các điểm đấu nối theo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường và gửi đến Sở Giao thông Vận tải để được thỏa thuận các vấn đề có liên quan; căn cứ ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Sở Giao thông Vận tải, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật tuyến đường.
g) Đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh đang khai thác: Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh và của địa phương để lập quy hoạch các điểm đấu nối, thỏa thuận với Sở Giao thông Vận tải trước khi phê duyệt quy hoạch để triển khai thực hiện. Sở Giao thông Vận tải chỉ cấp phép đấu nối các vị trí nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt.
h) Chủ công trình đấu nối nằm trong quy hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt phải căn cứ tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành để lập và gửi hồ sơ đến Sở Giao thông Vận tải xem xét chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của điểm đấu nối vào đường tỉnh để cấp phép thi công.
i) Đấu nối đường gom vào đường tỉnh: Các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại - dịch vụ và các dự án khác xây dựng dọc đường bộ phải nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ và phải có đường gom nối từ dự án vào các đường nhánh. Trường hợp không có đường nhánh thì được đấu nối trực tiếp đường gom vào đường tỉnh, quốc lộ ủy thác, nhưng phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào đường tỉnh quy định tại Điểm c Khoản này. Trường hợp đặc biệt do điều kiện địa hình, địa vật khó khăn hoặc không đủ quỹ đất, có thể xem xét cho phép một phần đường gom nằm trong hành lang an toàn đường tỉnh. Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định đối với hệ thống đường gom vào đường tỉnh trên cơ sở đề xuất của Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố và ý kiến thẩm định của Sở Giao thông Vận tải trường hợp việc tập kết vật liệu đòi hỏi mặt bằng lớn, vượt vận tải.
j) Trong trường hợp đặc biệt tại những vị trí đấu nối thuộc đoạn tuyến không đủ điều kiện làm đường gom, chủ công trình tại điểm i Khoản này đề nghị Sở Giao thông Vận tải chấp thuận cho phép đấu nối trực tiếp với đường tỉnh. Thiết kế nút giao đấu nối phải có giải pháp mở rộng mặt đường bắt buộc phải thiết kế làn chuyển tốc tại khu vực đấu nối và bố trí đầy đủ hệ thống báo hiệu.
Điều 14. Đấu nối đường nhánh vào đường huyện, đường đô thị, đường chuyên dùng
1. Đối với các điểm đấu nối vào đường huyện, đường đô thị:
a) Đường nhánh đấu nối vào đường huyện, đường đô thị phải có văn bản thỏa thuận của Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố. Đấu nối đường nhánh vào đường đô thị, đường huyện trong phạm vi đô thị thực hiện theo quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Đấu nối đường nhánh vào dự án đường huyện, đường đô thị được xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo nắn chỉnh tuyến hoặc xây dựng tuyến tránh:
- Ngay từ bước lập dự án, chủ đầu tư dự án đường huyện, đường đô thị phải căn cứ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, thành phố có dự án đi qua để xác định các nút giao (nút giao khác mức liên thông hoặc trực thông, nút giao đồng mức) giữa các tuyến đường bộ hiện có với dự án đường huyện, đường đô thị được xây dựng.
- Căn cứ phương án thiết kế tuyến của dự án, Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố lập danh mục các điểm đấu nối theo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường và gửi đến Sở Giao thông Vận tải để được thỏa thuận các vấn đề có liên quan; căn cứ ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Sở Giao thông Vận tải, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật tuyến đường.
c) Đấu nối đường nhánh vào đường huyện, đường đô thị đang khai thác: Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh và của địa phương để lập quy hoạch các điểm đấu nối, thỏa thuận với Sở Giao thông Vận tải trước khi phê duyệt quy hoạch để triển khai thực hiện và chỉ cấp phép đấu nối các vị trí nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt.
2. Đấu nối vào đường chuyên dùng: Chủ đầu tư, chủ sở hữu cấp phép đấu nối vào đường chuyên dùng.
Điều 15. Chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức thi công nút giao đấu nối vào đường tỉnh
1. Chủ công trình đấu nối lập và gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Giao thông Vận tải để được xem xét chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao đấu nối vào đường tỉnh.
2. Đối với các dự án đường bộ xây dựng mới có đấu nối vào đường tỉnh đã được Sở Giao thông Vận tải thẩm định thiết kế kỹ thuật, không phải thực hiện bước đề nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông.
3. Văn bản chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao có giá trị trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ban hành, nếu quá 12 tháng, Chủ công trình, dự án phải làm thủ tục xin gia hạn.
4. Nút giao phải được cơ quan cấp phép thi công nghiệm thu và chấp thuận đưa vào khai thác, sử dụng.
5. Chủ công trình đấu nối chịu trách nhiệm về chất lượng công trình nút giao ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững kết cấu công trình đường bộ; nộp 01 bộ hồ sơ hoàn công để Sở Giao thông Vận tải lưu trữ và bổ sung, cập nhật nút giao vào hồ sơ quản lý tuyến đường.
6. Chủ sử dụng nút giao chịu trách nhiệm bảo trì nút giao; việc bảo dưỡng thường xuyên nút giao không phải đề nghị cấp phép thi công nhưng phải có phương án đảm bảo an toàn giao thông được cơ cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; khi sửa chữa định kỳ nút giao phải đề nghị cấp phép thi công theo quy định tại Điều 17 Quy định này.
Điều 16. Đấu nối tạm có thời hạn vào đường tỉnh đang khai thác
1. Đối với dự án, công trình xây dựng do điều kiện địa hình trong khu vực khó khăn, hoặc điều kiện kỹ thuật của thiết bị thì được phép mở điểm đấu nối tạm thời để làm đường công vụ vận chuyển nguyên vật liệu, vận chuyển thiết bị máy móc. Chủ công trình đấu nối phải căn cứ tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành để lập và gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Giao thông Vận tải xem xét chấp thuận thiết kế, phương án tổ chức giao thông của điểm đấu nối vào đường tỉnh. Khi thi công xong, chủ công trình đấu nối phải hoàn trả nguyên trạng hành lang ban đầu.
2. Thời hạn sử dụng điểm đấu nối tạm quy định tại Khoản 1 Điều này bằng tiến độ thi công của dự án nhưng không quá 12 tháng, trường hợp đặc biệt có thể gia hạn một lần nhưng tổng thời gian mở điểm đấu nối tạm không quá 24 tháng. Sau thời hạn này, chủ công trình đấu nối có trách nhiệm xóa bỏ điểm đấu nối tạm và hoàn trả hành lang an toàn đường bộ như ban đầu.
Điều 17. Quy định về chấp thuận và cấp phép thi công
1. Việc xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu, công trình đường bộ, đấu nối, biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chỉ được thực hiện sau khi có giấy phép thi công do cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp.
a) Sở Giao thông Vận tải thực hiện trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện được giao quản lý.
b) Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố thực hiện trên các tuyến đường huyện, đường đô thị, đường xã được giao quản lý.
2. Cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, cập nhật thông tin bổ sung vào hồ sơ quản lý công trình của tuyến đường bộ được giao quản lý; gửi văn bản thoả thuận, giấy phép thi công về đơn vị quản lý đường bộ, Thanh tra giao thông để theo dõi, giám sát và xử lý khi có vi phạm xảy ra theo quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ xin cấp Giấy phép thi công:
a) Văn bản xin cấp Giấy phép thi công (bản chính).
b) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, trong đó có biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản sao).
c) Văn bản thỏa thuận của cơ quan quản lý đường bộ (đối với công trình thiết yếu, cửa hàng xăng dầu) trước khi phê duyệt dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
d) Bản cam kết tự di dời công trình xây dựng khi đường bộ được đầu tư nâng cấp, mở rộng và không được bồi thường (đối với công trình thiết yếu).
4. Thời gian gia hạn: Chỉ gia hạn một lần với thời gian không quá 6 tháng.
5. Giải quyết các tồn tại về sử dụng hành lang an toàn đường bộ.
a) Đối với cửa hàng xăng dầu: Các cửa hàng xăng dầu đã đấu nối vào đường bộ theo chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền, nếu không đủ khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối theo quy định này, được tiếp tục tồn tại nhưng phải thực hiện lộ trình tồn tại hoặc xóa bỏ theo quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu được cấp thẩm quyền phê duyệt, hoặc điều chỉnh lại vị trí đấu nối vào đường gom theo quy hoạch đấu nối.
b) Công trình nhà ở, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ rửa xe có sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ nhưng chưa ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ, được tạm thời tồn tại nhưng phải giữ nguyên hiện trạng không được cơi nới, mở rộng; người sử dụng đất phải cam kết với UBND cấp xã và đơn vị trực tiếp quản lý tuyến đường về việc không cơi nới, mở rộng; trường hợp xây dựng công trình tạm phải xin cấp phép; không được làm ảnh hưởng, hư hỏng công trình thoát nước; không để nước sinh hoạt chảy ra đường; dịch vụ rửa xe phải có đủ điều kiện kinh doanh, không để nước chảy ra đường; các công trình xây dựng sau dọc hai bên đường phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải, bùn đất trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của tuyến đường.
c) Trường hợp sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ có ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ, cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền tiến hành thống kê, xác định mức độ ảnh hưởng, đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi đất và giải quyết bồi thường, hỗ trợ đối với đất và tài sản gắn liền với đất đã có trước khi hành lang an toàn đường bộ được công bố.
d) Đối với trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ, UBND cấp huyện thực hiện giải toả, không bồi thường cho các tổ chức, cá nhân vi phạm.
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TẠM THỜI MỘT PHẦN HÈ PHỐ, LÒNG ĐƯỜNG ĐÔ THỊ NGOÀI MỤC ĐÍCH GIAO THÔNG
Điều 18. Các nguyên tắc quy định về quản lý, sử dụng một phần hè phố, lòng đường
1. Đường đô thị do Nhà nước quản lý, giao cho Sở Giao thông Vận tải và Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố trực tiếp quản lý. Đối với Quốc lộ, Đường tỉnh đi qua đô thị, việc quản lý và cấp phép, sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường ngoài mục đích giao thông thực hiện như đường đô thị. Đơn vị được giao quản lý có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, kịp thời với chính quyền địa phương để giải quyết các phần việc có liên quan đến việc quản lý sử dụng hè phố, lòng đường theo quy định.
2. Bảo đảm hè phố dành cho người đi bộ; lòng đường thông suốt cho các loại phương tiện giao thông cơ giới và thô sơ.
3. Khi sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường đô thị ngoài mục đích giao thông phải có giải pháp để bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Không ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị;
b) Phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép đối với các trường hợp theo quy định phải cấp phép và tuyệt đối không được lấn chiếm ra ngoài phạm vi đã được cấp Giấy phép sử dụng;
c) Thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép, nộp các khoản phí và lệ phí có liên quan đến việc sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường ngoài mục đích giao thông theo quy định.
4. Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường đô thị ngoài mục đích giao thông phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 20, Quy định này và tuân thủ Luật Giao thông đường bộ.
Trường hợp các cơ quan quản lý lòng đường, hè phố và cơ quan quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị khác đều có kế hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp công trình thì việc xây dựng mới, cải tạo nâng cấp công trình phải kết hợp với nhau. Nhà nước không đền bù khi thu hồi sử dụng lòng đường, vỉa hè.
Điều 19. Các hoạt động sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường ngoài mục đích giao thông
1. Sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường làm nơi đỗ xe, trông giữ xe;
2. Sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường vào việc kinh doanh, buôn bán hàng hóa, họp chợ;
3. Sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường cho đám cưới;
4. Sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường cho đám tang;
5. Sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để tập kết máy móc, vật liệu phục vụ thi công xây dựng;
6. Sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để đào, lấp hè phố, lòng đường để thi công công trình hạ tầng kỹ thuật;
7. Sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên đường đô thị;
8. Sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường cho hoạt động văn hóa.
Điều 20. Các điều kiện sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường
1. Sử dụng tạm thời hè phố: Khi sử dụng, cấp phép sử dụng tạm thời một phần hè phố cho các hoạt động được quy định tại Điều 19 của Quy định này phải trừ lại ít nhất 1,5m cho người đi bộ lưu thông.
2. Sử dụng tạm thời lòng đường: Khi sử dụng, cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường cho các hoạt động được quy định tại Điều 19 của Quy định này phải đảm bảo: Mặt đường rộng >= 10,5m phần mặt đường còn lại đủ chiều rộng bố trí 02 làn xe ngược chiều; các tuyến đường còn lại chiều rộng bố trí một làn xe (tối thiểu 3,5m).
3. Khi sử dụng một phần lòng đường làm nơi đỗ xe, trông giữ xe ô tô, điểm đỗ xe taxi phải đảm bảo yêu cầu:
a) Đối với đường hai chiều: Lòng đường rộng tối thiểu 10,5m cho phép đỗ xe một bên; tối thiểu 14,0m cho phép đỗ xe hai bên.
b) Đối với đường một chiều: Lòng đường rộng tối thiểu 7,5m cho phép đỗ xe bên phải phần xe chạy.
c) Không cản trở các phương tiện tham gia giao thông; không ảnh hưởng đến sinh hoạt và các hoạt động bình thường của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình hai bên đường phố.
d) Phù hợp với quy định điểm đỗ xe ô tô, điểm đỗ xe tắc xi được Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định.
4. Khi sử dụng tạm thời một phần lòng đường để thi công công trình hạ tầng kỹ thuật, thi công nâng cấp, sửa chữa đường phải đảm bảo phần mặt đường còn lại đủ bố trí một làn xe (tối thiểu 3,5m). Trong trường hợp phạm vi không đảm bảo đủ bề rộng mặt đường để các phương tiện giao thông qua lại an toàn phải phân luồng giao thông theo quy định.
5. Sử dụng hỗn hợp hè phố, lòng đường: Việc sử dụng hỗn hợp hè phố, lòng đường phải đảm bảo theo các điều kiện ở Khoản 1, Khoản 2, Điều này.
6. Khi sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường cho các hoạt động được quy định tại Điều 19, Quy định này phải bảo đảm trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và các hoạt động bình thường khác của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở hai bên đường phố.
7. Các hoạt động sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường được quy định tại các Khoản 1, 2, 5, 6, 7 và 8, Điều 19 Quy định này phải làm thủ tục cấp giấy phép theo quy định tại Điều 31 Quy định này.
Điều 21. Các hoạt động bị cấm khi sử dụng một phần hè phố, lòng đường
1. Tự ý xây dựng, đào bới hè phố, lòng đường.
2. Tự ý mở đường nhánh hoặc đấu nối trái phép vào hè phố, lòng đường.
3. Tự ý sử dụng hè phố, lòng đường để họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày hàng hóa, để vật liệu không đúng nơi quy định.
4. Đổ rác hoặc phế thải không đúng nơi quy định và các hành vi gây mất vệ sinh môi trường đô thị.
5. Lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp vào nhà và công trình bên trên đường; lắp đặt, xây dựng các công trình kiến trúc, biển quảng cáo, trang trí, đường dây trái phép hoặc các thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu, gây cản trở người và phương tiện tham gia giao thông.
6. Xây dựng các công trình trái phép vi phạm chỉ giới đường đỏ, hành lang an toàn đường đô thị.
7. Trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác trên hè phố, lòng đường không có giấy phép.
8. Sử dụng lòng đường quốc lộ đi qua đô thị vào mục đích trông giữ xe phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội và điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị.
Điều 22. Sử dụng một phần hè phố, lòng đường làm nơi đỗ xe, trông giữ xe, điểm đỗ xe tắcxi.
1. Sử dụng một phần hè phố, lòng đường làm nơi đỗ xe, trông giữ xe:
a) Sử dụng một phần hè phố làm nơi đỗ xe, trông giữ xe ô tô từ 16 chỗ ngồi trở xuống, xe máy, xe đạp, xe thô sơ đối với các tuyến phố có hè phố đủ rộng và phải đảm bảo khi sử dụng phần hè phố còn lại có chiều rộng ít nhất 1,5m tính từ mép ngoài bó vỉa cho người đi bộ lưu thông.
b) Các điểm đỗ xe, trông giữ xe nêu tại Điểm a, Khoản 1, Điều này phải sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, bảo đảm mỹ quan đô thị, không làm cản trở đến lối đi của người đi bộ sang đường, phải cách nút giao thông tối thiểu 20m và bố trí biển báo, vạch sơn.
c) Các điểm trông giữ xe công cộng trên hè phố có thu phí phải theo quy hoạch, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải bảo đảm thuận lợi cho người đi bộ, vệ sinh môi trường mỹ quan đô thị và không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của hộ dân, chủ công trình trên tuyến phố.
2. Các điểm trông giữ xe được quy định tại Khoản 1, Điều này phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định tại Điều 30, Quy định này. Cơ quan cấp phép chỉ được xem xét, cấp phép sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông giữ xe đối với các địa điểm nằm trong danh mục, khu vực, tuyến đường đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Điểm đỗ xe tắc xi:
a) Các điểm đỗ xe tắc xi không được làm cản trở đến lối đi của người đi bộ sang đường, phải cách nút giao thông 20m.
b) Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố xác định vị trí đỗ xe tắcxi phù hợp, công bố công khai và tổ chức quản lý sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng. Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố chỉ xem xét, cấp phép sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để đỗ xe tắc xi tại các vị trí, địa điểm nằm trong danh mục, khu vực, tuyến đường đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định.
4. Hoạt động để xe tự quản trước cửa nhà và đỗ xe dưới lòng đường: Ủy ban Nhân dân cấp huyện, thành phố lập danh mục các tuyến đường có điều kiện để xe tự quản trước cửa nhà và đỗ xe dưới lòng đường không thu phí, trình Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt kèm theo quy định này.
Khi cần điều chỉnh bổ sung Ủy ban Nhân dân cấp huyện, thành phố lập danh sách thống nhất với Sở Giao thông Vận tải, trình Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt (đối với quốc lộ, đường tỉnh qua đô thị).
Điều 23. Sử dụng hè phố vào việc kinh doanh, dịch vụ, buôn bán/họp chợ.
Việc sử dụng tạm thời hè phố vào việc kinh doanh, dịch vụ, buôn bán hàng hóa chỉ áp dụng tại các tuyến đường nằm trong danh mục tuyến đường được Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt cho phép sử dụng vào việc kinh doanh, được cấp có thẩm quyền cấp phép theo quy định, đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
1. Việc kinh doanh, buôn bán hàng hóa phải nằm phía bên trong hè phố và phải bảo đảm phần hè phố còn lại phía bên ngoài (tiếp giáp lòng đường) dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu là 1,5m tính từ mép ngoài bó vỉa.
2. Bảo đảm an toàn, thuận tiện giao thông; bảo đảm mỹ quan, vệ sinh môi trường đô thị và không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của hộ gia đình, các tổ chức cá nhân trên tuyến phố và khách du lịch tham quan.
Điều 24. Sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường cho đám cưới.
1. Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường cho đám cưới cần báo cho Trưởng khối phố (Trưởng thôn) biết, để được hướng dẫn thực hiện theo Quy định này.
Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn,...có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn và giám sát các hộ gia đình, cá nhân trong việc sử dụng tạm thời phần lòng đường, hè phố cho việc cưới để không ảnh hưởng đến an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
2. Sử dụng tạm thời hỗn hợp hè phố và một phần lòng đường: Trường hợp đặc biệt đối với những tuyến đường đô thị có bề rộng hè phố nhỏ hơn 3,0 m thì được phép sử dụng tạm thời toàn bộ phần hè phố và một phần lòng đường, đồng thời phải đảm bảo yêu cầu sau:
a) Lòng đường hai làn xe rộng từ 5,5m đến 7,5m cho phép sử dụng từ 2 m đến 4m và để dành phần lòng đường còn lại tối thiểu 3,5m
b) Lòng đường một làn xe nhỏ hơn 5,5m cho phép sử dụng tối đa 2m và để dành phần lòng đường còn lại tối thiểu 3,5m.
3. Thời gian sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường cho đám cưới không quá 48 giờ và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị. Nếu để xảy ra hư hỏng kết cấu vỉa hè, lòng đường,... hộ gia đình khắc phục hoàn trả như hiện trạng ban đầu.
4. Trưởng khối phố (Trưởng thôn) có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn và giám sát các hộ gia đình, cá nhân sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường cho đám cưới theo Quy định này và thực hiện theo quy ước, hương ước của thôn, khối phố.
Điều 25. Sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường cho đám tang.
1. Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường cho đám tang cần báo cho Trưởng khối phố (Trưởng thôn) biết, để được hướng dẫn thực hiện theo Quy định này.
Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn,...có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn và giám sát các hộ gia đình, cá nhân trong việc sử dụng tạm thời phần lòng đường, hè phố cho việc tang để không ảnh hưởng đến an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị
2. Sử dụng tạm thời hỗn hợp hè phố và một phần lòng đường: Trường hợp đặc biệt đối với những tuyến đường đô thị có bề rộng hè phố nhỏ hơn 3,0 m thì được phép sử dụng tạm thời toàn bộ phần hè phố và một phần lòng đường, đồng thời phải đảm bảo yêu cầu sau:
a) Lòng đường hai làn xe rộng từ 5,5m đến 7,5m cho phép sử dụng từ 2m đến 4m và để dành phần lòng đường còn lại tối thiểu 3,5m.
b) Lòng đường một làn xe nhỏ hơn 5,5m cho phép sử dụng tối đa 2m và để dành phần lòng đường còn lại tối thiểu 3,5m.
3. Thời gian sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường cho tổ chức đám tang không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
4. Trưởng khối phố (Trưởng thôn) có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn, vận động và giám sát các hộ gia đình, cá nhân sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường cho đám tang theo Quy định này và thực hiện theo quy ước, hương ước của thôn, khối phố.
1. Việc tập kết vật liệu xây dựng phải dành tối thiểu 1,5m cho người đi bộ thời gian tập kết vật liệu không quá 12 tiếng và phải đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị đồng thời phải xin Giấy phép UBND cấp xã sở tại.
Nếu tập kết sau 22 giờ thì được phép kéo dài đến trước 6 giờ 00’ ngày hôm sau. Việc cấp phép sử dụng tạm thời hè phố cho hoạt động phục vụ thi công xây dựng công trình phải đảm bảo nguyên tắc không gây cản trở giao thông cho người đi bộ, đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh và mỹ quan đô thị.
2. Tổ chức, cá nhân được phép sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường cho hoạt động tập kết máy móc, vật liệu phục vụ thi công không được tự ý đào bới, xây dựng, làm hư hỏng, biến dạng hè phố, lòng đường. Nếu gây hư hỏng phải bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp việc tập kết vật liệu xây dựng đòi hỏi mặt bằng lớn, vượt quá phạm vi cho phép sử dụng tạm thời hè phố, Ủy ban Nhân dân cấp xã có thể xem xét việc cấp Giấy phép sử dụng tạm thời toàn bộ hè phố để phục vụ hoạt động trên. Tuy nhiên, thời gian cho phép chỉ được thực hiện từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau, sau đó phải trả nguyên trạng hè phố. Tổ chức, cá nhân được cấp phép sử dụng tạm thời một phần hè phố không được tự ý đào, xây dựng làm biến dạng lòng đường và hè phố.
Điều 27. Quản lý đào, lấp hè phố, lòng đường để thi công công trình hạ tầng kỹ thuật
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào, lấp hè phố, lòng đường để xây lắp các công trình hạ tầng kỹ thuật phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Cơ quan cấp phép có trách nhiệm xem xét tính hợp lý của việc đào, lấp hè phố, lòng đường về quy mô, kỹ thuật, thời gian, tiến độ để cấp phép phù hợp; không cấp phép thi công vào các dịp lễ, tết; bảo đảm trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị; không ảnh hưởng đến việc đi lại của người và các phương tiện tham gia giao thông.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp phép đào, lấp hè phố, lòng đường trước khi triển khai thực hiện phải thông báo cho cơ quan quản lý và chính quyền địa phương nơi xây dựng trước 7 ngày để biết rồi theo dõi, giám sát.
Điều 28. Xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên đường đô thị
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng, lắp đặt các công trình nổi phải xin phép cơ quan có thẩm quyền, thực hiện đúng theo nội dung giấy phép và trước khi triển khai thực hiện phải xuất trình giấy phép với đơn vị được giao quản lý và chính quyền địa phương nơi xây dựng biết để theo dõi, giám sát.
2. Cơ quan cấp phép có trách nhiệm xem xét tính hợp lý của việc xây dựng, lắp đặt các công trình nổi về quy mô, kỹ thuật, thời gian, tiến độ để cấp phép phù hợp; không cấp phép thi công vào các dịp lễ, tết làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và sinh hoạt của Nhân dân.
3. Khi thi công các công trình nổi trên đường đô thị, phải bảo đảm an toàn giao thông trong thi công cũng như trong khai thác sử dụng, đảm bảo mỹ quan đô thị.
Đối với các hoạt động khác như: lắp đặt các biển hiệu, quảng cáo, xây dựng cửa hàng, kiốt, lắp đặt mái che mưa, che nắng, trồng cây xanh trên đường phố phải bảo đảm mỹ quan đô thị, quy chuẩn xây dựng, không cản trở và không ảnh hưởng an toàn giao thông đô thị và phải được Ủy ban Nhân dân cấp huyện, thành phố chấp thuận, cấp phép.
Điều 29. Sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường cho hoạt động văn hóa
1. Việc sử dụng tạm thời hè phố để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thì thời gian sử dụng tạm thời không quá 30 ngày; trường hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Bộ Giao thông vận tải đối với quốc lộ hoặc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh đối với các hệ thống đường địa phương chấp thuận.
2. Việc cấp phép sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường đối với hoạt động văn hóa không gây cản trở giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
3. Cơ quan, tổ chức tiến hành hoạt động văn hóa phải xây dựng phương án đảm bảo giao thông và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi tiến hành tổ chức các hoạt động văn hóa theo quy định.
4. Tổ chức, cá nhân, hội có nhu cầu tổ chức lễ hội trình diễn bản sắc, trưng bày sản phẩm đặc trưng... Việc cấp phép sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường đối với các hoạt động văn hóa nêu trên không gây cản trở giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị và phải xin cấp phép sử dụng vỉa hè, lòng đường theo quy định.
QUY ĐỊNH VỀ CẤP PHÉP SỬ DỤNG TẠM THỜI MỘT PHẦN HÈ PHỐ, LÒNG ĐƯỜNG
Điều 30. Thẩm quyền cấp giấy phép
1. Cơ quan cấp giấy phép:
a) Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố thực hiện cấp giấy phép các hoạt động quy định tại Điều 27, Điều 28, Điều 29 của Quy định này.
b) Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện cấp giấy phép các hoạt động quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 26 và hướng dẫn thực hiện các hoạt động quy định tại Điều 24, 25 của Quy định này.
2. Trách nhiệm của cơ quan cấp Giấy phép:
a) Là đầu mối tiếp nhận hồ sơ, thực hiện cấp Giấy phép và xin ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc cấp phép. Đối với các hoạt động quy định tại Điều 22, 23, 26, 27, 28, 29 của Quy định này nếu thực hiện trên tuyến quốc lộ, đường tỉnh qua đô thị; thì trước khi cấp phép phải có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.
b) Gửi giấy cấp phép do Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố đã cấp, đối với các hoạt động quy định tại Điều 27, 28, 29 đến Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn để hướng dẫn, giám sát. Trường hợp Giấy phép do Sở Giao thông Vận tải cấp trên quốc lộ, đường tỉnh qua đô thị cần gửi thêm một bản cho phòng Quản lý đô thị - Thành phố, UBND xã, phường sở tại và cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền để theo dõi, quản lý.
c) Xem xét gia hạn, thu hồi giấy phép, chấm dứt hoạt động, kiểm tra, xử lý các vi phạm.
d) Thực hiện thu phí sử dụng theo quy định tại Điều 34, Quy định này.
Điều 31. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép.
1. Thủ tục cấp giấy phép sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường của các hoạt động được quy định tại Điều 22, 23, 26, 27, 28, 29 của Quy định này được thực hiện như sau:
a) Trình tự thực hiện: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường nộp hồ sơ và thực hiện theo hướng dẫn tại Bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả” của cơ quan có thẩm quyền, quy định tại Khoản 1, Điều 30, Quy định này.
b) Hồ sơ gồm: Hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định tại Điều 22, 23, 26, 27, 28, 29 của Quy định này gồm có:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép, kèm theo Bản vẽ vị trí mặt bằng đề nghị cấp phép (theo mẫu, tại Phụ lục số 01).
- Giấy phép kinh doanh (nếu có) đối với Điều 22 và Điều 23.
- Bản sao giấy phép xây dựng (đối với Điều 26); trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt (đối với Điều 27 và Điều 28) và phương án đảm bảo giao thông được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền chấp thuận.
- Các văn bản pháp lý có liên quan khác (nếu có).
c) Thời gian cấp giấy phép tối đa được quy định như sau:
- Không quá 03 ngày làm việc đối với các hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 26 và Điều 29 của Quy định này.
- Không quá 05 ngày làm việc đối với các hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định tại Điều 27 và Điều 28 của Quy định này.
d) Trường hợp không giải quyết việc cấp giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
e) Thời hạn cấp giấy phép sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường theo quy định tại Điều 22, Điều 23 tối đa không quá 6 tháng cho mỗi lần cấp phép. Trước thời điểm hết hạn của giấy phép, các tổ chức cá nhân phải làm thủ tục xin gia hạn giấy phép. Thời gian gia hạn của giấy phép bằng với thời gian cấp phép sử dụng trước đó và chỉ áp dụng một lần. Sau thời gian gia hạn này, tổ chức và cá nhân tiếp tục có nhu cầu sử dụng tạm thời phần lòng đường, hè phố thì phải tiến hành xin cấp phép mới.
Thời hạn cấp giấy phép sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường theo quy định tại Điều 26, 27, 28 và Điều 29 do cơ quan cấp giấy phép căn cứ kế hoạch, tiến độ thi công, hoạt động được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hết thời hạn sử dụng của giấy phép, cơ quan cấp phép có thể xem xét gia hạn giấy phép sử dụng.
f) Thu phí sử dụng theo quy định.
2. Thủ tục cho phép sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 được thực hiện như sau:
a) Trình tự thực hiện: Cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường cho đám cưới, đám tang thì báo với Tổ trưởng tổ dân phố (Trưởng thôn, bản) về mục đích, thời gian và diện tích sử dụng; Tổ trưởng tổ dân phố có tránh nhiệm báo cáo với cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 30 Quy định này.
Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn và giám sát các hộ gia đình, cá nhân trong việc sử dụng tạm thời phần lòng đường, hè phố để không ảnh hưởng đến an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
b) Lệ phí: Không thu lệ phí.
c) Phí sử dụng: Không thu phí sử dụng.
1. Trước thời điểm hết hạn của giấy phép, các tổ chức, cá nhân phải làm các thủ tục xin gia hạn giấy phép nếu có nhu cầu sử dụng tiếp. Thời gian gia hạn giấy phép bằng với thời gian cấp giấy phép lần đầu và chỉ áp dụng gia hạn 01 lần. Sau khi hết thời gian gia hạn, tổ chức, cá nhân tiếp tục có nhu cầu sử dụng một phần hè phố, lòng đường thì phải xin cấp giấy phép mới.
2. Thủ tục gia hạn Giấy phép được thực hiện như sau:
a) Trình tự thực hiện: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu gia hạn Giấy phép nộp hồ sơ và làm theo hướng dẫn tại Bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả” của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 30 Quy định này.
b) Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị gia hạn (mẫu tại Phụ lục số 03);
- Giấy phép được cấp lần đầu (bản gốc hoặc bản phôtô có công chứng).
c) Thời hạn giải quyết: Không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.
d) Lệ phí gia hạn Giấy phép: Không thu lệ phí.
e) Thu phí sử dụng: Thu phí sử dụng theo quy định hiện hành.
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường không đúng nội dung ghi trong giấy phép hoặc vi phạm quy định sẽ bị thu hồi giấy phép.
2. Trong trường hợp giấy phép còn hạn sử dụng nhưng việc sử dụng không còn phù hợp hoặc cơ quan có thẩm quyền cần thu hồi để phục vụ các nhu cầu khác thì cơ quan cấp giấy phép làm các thủ tục thu hồi giấy phép đã cấp theo quy định. Việc thu hồi để phục vụ các nhu cầu khác tổ chức, cá nhân, hộ gia đình không được đòi hỏi bồi thường hoặc đền bù những giá trị, vật chất trong diện tích sử dụng.
Trường hợp thời gian sử dụng vỉa hè, lòng đường còn dài mà tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đã nộp hết phí sử dụng thì cơ quan cấp phép sẽ xem xét và hoàn trả lại phí sử dụng tương ứng, nếu diện tích sử dụng không bị hư hỏng và ngược lại nếu bị hư hỏng sẽ phải hoàn trả lại mặt bằng như trạng thái ban đầu.
3. Cơ quan nào cấp giấy phép sử dụng thì cơ quan đó thu hồi giấy phép.
Điều 34. Quy định về thu lệ phí cấp giấy phép và thu phí sử dụng.
1. Các hoạt động sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường tại Điều 22, 23, 26 27, 28 và 29 không thu lệ phí cấp phép mà chỉ nộp phí sử dụng theo quy định.
2. Không thu phí sử dụng đối với hoạt động tại Điều 24 và 25.
3. Phí sử dụng tạm thời phần lòng đường, hè phố không bao gồm chi phí hoàn trả lại hiện trạng lòng đường, hè phố.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
Điều 35. Trách nhiệm của đơn vị quản lý đường bộ
1. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi xâm phạm và sử dụng trái phép công trình giao thông và hành lang an toàn giao thông đường bộ; chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý, bảo vệ công trình đường bộ và đất của đường bộ.
2. Phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng phương án thực hiện việc cắm mốc lộ giới trên thực địa, lập hồ sơ và bàn giao cho Ủy ban Nhân dân cấp xã quản lý và bảo vệ.
3. Khi phát hiện vi phạm phải yêu cầu đình chỉ ngay hành vi vi phạm, thông báo bằng văn bản, điện thoại và phối hợp với Ủy ban Nhân dân cấp xã để lập biên bản vi phạm hành chính, yêu cầu chấm dứt các hành vi vi phạm, khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra và xử lý theo thẩm quyền; đồng thời phải báo ngay về cơ quan quản lý đường bộ để có biện pháp tạm thời nhằm bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ công trình đường bộ. Trong vòng 24 giờ, sau khi lập biên bản vi phạm, đơn vị quản lý đường bộ phải lập hồ sơ vi phạm gửi Thanh tra Giao thông vận tải và cơ quan bảo vệ pháp luật tại địa phương đề nghị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Bàn giao mặt bằng thi công cho các tổ chức, cá nhân được cấp phép thi công trên đường bộ đang khai thác. Trực tiếp giám sát việc thực hiện phạm vi thi công, các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông và trong giấy phép thi công. Phát hiện, ngăn chặn, lập biên bản và báo cáo kịp thời với cơ quan quản lý đường bộ việc các tổ chức cá nhân vi phạm các quy định trong khi thi công hoặc quá trình thi công gây ảnh hưởng đến kết cấu và an toàn của công trình đường bộ.
5. Định kỳ hàng tháng tổng hợp báo cáo cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền về công tác quản lý hành lang an toàn đường bộ trước ngày mồng 5 của tháng tiếp theo.
Điều 36. Trách nhiệm của Sở Giao thông Vận tải:
1. Thẩm định hoặc thỏa thuận quy hoạch việc xây dựng đối với các dự án liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông.
2. Tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh các biện pháp, giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
3. Thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo công tác quản lý đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh; hướng dẫn Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố quản lý.
4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến đường tỉnh.
5. Phối hợp với UBND huyện, thành phố và các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, giải tỏa các công trình trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện.
6. Đôn đốc, kiểm tra các đơn vị quản lý đường bộ thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo các quy định; chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ huy động lực lượng, vật tư, thiết bị để kịp thời khôi phục công trình, đảm bảo giao thông khi bị thiên tai, bão lũ trên các tuyến đường bộ được giao quản lý; phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam đảm bảo giao thông khi bị thiên tai, bão lũ trên các tuyến quốc lộ không ủy thác trên địa bàn.
7. Cấp, thu hồi giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện được giao quản lý.
8. Xây dựng kế hoạch ngân sách phục vụ công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và giải toả vi phạm hành lang an toàn đường bộ, cắm mốc lộ giới đối với hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện được giao quản lý; thống nhất với Sở Tài chính đưa vào dự toán ngân sách địa phương báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh trình Hội đồng Nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan trình Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định danh mục các vị trí, địa điểm tại các khu vực, tuyến đường đô thị được phép sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường làm nơi đỗ xe, trông giữ xe; để kinh doanh, dịch vụ, buôn bán hàng hóa theo đề nghị của Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố.
b) Phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố trong công tác quản lý, cấp phép sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường đối với các tuyến đường đi qua đô thị do Sở quản lý hoặc được ủy thác quản lý.
c) Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông vận tải tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường ngoài mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm theo quy định hiện hành.
Điều 37. Trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố
1. Chỉ đạo Ủy ban Nhân dân cấp xã và các cơ quan chuyên môn trực thuộc thường xuyên thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được giao quản lý. Phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ, Thanh tra giao thông và các lực lượng liên quan xử lý kịp thời theo thẩm quyền các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ đối với các tuyến đường trên địa bàn huyện.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tới người dân các quy định về phạm vi đất dành cho bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
3. Quản lý việc sử dụng đất trong hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ.
4. Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phân cấp quản lý; quản lý, lập quy hoạch các điểm đấu nối trên địa bàn huyện, thành phố vào đường tỉnh, quốc lộ và đề nghị Sở Giao thông Vận tải thẩm định trước khi phê duyệt.
5. Bố trí kinh phí sự nghiệp giao thông hàng năm để thực hiện quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hành lang an toàn đường bộ trên các tuyến đường huyện, đường đô thị được giao quản lý, đường xã; tổ chức cắm mốc lộ giới đối với các tuyến đường được giao quản lý.
6. Huy động lực lượng, vật tư, thiết bị để kịp thời khôi phục công trình, đảm bảo giao thông khi bị thiên tai, bão lũ trên các tuyến đường bộ được giao quản lý; phối hợp với đơn vị QLĐB đảm bảo giao thông khi bị thiên tai, bão lũ trên các tuyến đường bộ trên địa bàn.
7. Cấp, thu hồi giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến đường huyện, đường đô thị, đường xã được giao quản lý theo quy định.
8. Khảo sát, đề xuất danh mục các tuyến đường, địa điểm được phép sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường làm nơi đỗ xe, trông giữ xe, kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa; tổng hợp danh mục gửi Sở Giao thông Vận tải thẩm định để trình Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
9. Thực hiện cấp giấy phép sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường đối với các trường hợp sử dụng tại Điều 27, 28 và Điều 29 của Quy định này.
10. Đối với các tuyến Quốc lộ, Đường tỉnh đi qua đô thị, cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm lấy ý kiến chấp thuận của đơn vị quản lý đường bộ trước khi cấp giấy phép sử dụng.
11. Tổ chức lắp đặt các biển báo, biển chỉ dẫn giao thông, vạch kẻ lòng đường, hè phố trên tuyến đường thuộc địa bàn quản lý, bảo đảm đúng vị trí, đúng quy định của Điều lệ Báo hiệu đường bộ.
12. Chỉ đạo các phòng, ban, Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
13. Thực hiện chế độ báo cáo tháng, quý, năm và đột xuất theo quy định về tình hình quản lý sử dụng hè phố, lòng đường ngoài mục đích giao thông thuộc phạm vi địa bàn quản lý.
Điều 38. Trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân cấp xã
1. Chỉ đạo thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn. Phát hiện và phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ, Thanh tra giao thông và các lực lượng liên quan kiểm tra, lập biên bản và xử lý vi phạm kịp thời theo thẩm quyền các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn.
2. Huy động lực lượng tham gia công tác cưỡng chế, giải toả vi phạm hành lang an toàn đường bộ theo kế hoạch của Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố.
3. Tuyên truyền, phổ biến tới Nhân dân các quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; các văn bản về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về giao thông.
4. Quản lý, sử dụng đất trong hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật; xử lý kịp thời các trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ. Tiếp nhận bàn giao và quản lý, bảo vệ mốc lộ giới, hành lang an toàn đường bộ.
5. Thực hiện quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường xã và đường thôn bản trên địa bàn.
6. Sử dụng kinh phí theo kế hoạch phân bổ của UBND huyện, thành phố hàng năm để thực hiện việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường xã và đường thôn bản; cắm mốc lộ giới đối với các tuyến đường được giao quản lý trên địa bàn.
7. Huy động lực lượng, vật tư, thiết bị để kịp thời khôi phục công trình, đảm bảo giao thông khi bị thiên tai, bão lũ trên các tuyến đường xã; phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ đảm bảo giao thông khi bị thiên tai, bão lũ trên các tuyến đường bộ trên địa bàn.
8. Tuyên truyền, phổ biến tới hộ gia đình và các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn thực hiện nghiêm túc Quy định này.
9. Cấp giấy phép sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường theo quy định tại Điều 22, 23 và Điều 26 Quy định này. Hướng dẫn sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường tại Điều 24, 25 của Quy định này.
10. Kiểm tra việc tuân thủ theo nội dung giấy phép sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn. Đề xuất với cơ quan cấp phép thu hồi giấy phép đối với các trường hợp vi phạm.
11. Kiểm tra, sắp xếp và cho phép sử dụng hè phố của các hộ kinh doanh, buôn bán thuộc phạm vi địa bàn quản lý.
12. Thực hiện chế độ báo cáo tháng, quý, năm và đột xuất theo quy định.
Điều 39. Trách nhiệm của các Sở, ngành liên quan
1. Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý các vi phạm về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền; phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, đơn vị quản lý đường bộ, chính quyền địa phương trong xử lý, cưỡng chế, giải toả vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
Chỉ đạo lực lượng chức năng phối hợp với các ngành liên quan và chính quyền địa phương hướng dẫn, kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện và hướng dẫn các cơ quan thẩm định khi phê duyệt các dự án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng công trình, báo cáo kinh tế - kỹ thuật và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các công trình, dự án có liên quan đến sử dụng đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ phải tuân thủ đúng các quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh hàng năm bố trí kinh phí để thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quản lý hành lang an toàn đường bộ, kinh phí tổ chức giải tỏa vi phạm về hành lang an toàn đường bộ. Kiểm tra việc sử dụng kinh phí cho việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định.
Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng mức thu phí sử dụng hè phố, lòng đường ngoài mục đích giao thông trong danh mục chi tiết phí và lệ phí trình Ủy ban Nhân dân tỉnh để trình Hội đồng Nhân dân tỉnh quyết định. Hướng dẫn việc thu và quản lý phí sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường theo quy định của pháp luật.
4. Sở Xây dựng phối hợp với Sở GTVT và Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong đô thị.
a) Tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước đối với hè phố, lòng đường đô thị.
b) Hướng dẫn, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc quản lý, khai thác, sử dụng hè phố, lòng đường đô thị theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải tham mưu trình Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định danh mục các vị trí, địa điểm tại các khu vực, tuyến đường đô thị được phép sử dụng hè phố, lòng đường làm nơi đỗ xe, trông giữ xe, kinh doanh, buôn bán hàng hóa theo đề nghị của Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố.
5. Sở Công Thương hướng dẫn thực hiện việc quy hoạch, xây dựng hệ thống cửa hàng xăng dầu, công trình điện và các cơ sở dịch vụ khác dọc theo đường bộ tuân thủ theo các quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Chủ trì, phối hợp với sở, ngành liên quan và địa phương tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung hoặc xóa bỏ, di dời theo quy hoạch đối với các cửa hàng xăng dầu, công trình điện và các cơ sở dịch vụ thương mại khác không nằm trong quy hoạch các điểm đấu nối đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng tham mưu trình Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét, quyết định danh mục các vị trí, địa điểm tại các khu vực, tuyến đường được phép sử dụng hè phố, lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán hàng hóa theo đề nghị của Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch và xây dựng hệ thống công trình thủy lợi liên quan đến công trình đường bộ.
7. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông Vận tải hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng công trình viễn thông tuân thủ Quy định này.
Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng ở các cấp tuyên truyền phổ biến quy định này tới các đơn vị, tổ chức và quần chúng Nhân dân trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm về quản lý, sử dụng hè phố, lòng đường đô thị trên địa bàn.
8. Các Sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Giao thông Vận tải hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tuân thủ Quy định này.
Điều 40. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và các cơ quan liên quan
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phát hiện và thông báo kịp thời đến cơ quan quản lý đường bộ, đơn vị quản lý đường bộ hoặc Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi gần nhất về các hành vi vi phạm về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các hành vi vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đặc biệt trong trường hợp không chấp hành yêu cầu của đơn vị quản lý đường bộ hoặc các cơ quan bảo vệ pháp luật khi tiến hành lập biên bản vi phạm và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
2. Các Hội, Đoàn thể trên địa bàn tỉnh tuyên truyền và phối hợp các cơ quan liên quan tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tới các hội viên, đoàn viên.
Điều 41. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Khen thưởng: Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Xử lý vi phạm: Tổ chức, cá nhân vi phạm phạm quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hoặc do thiếu trách nhiệm, không xử lý các vi phạm hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn quản lý, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
1. Những nội dung không có trong Quy định này được thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Các Sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban Nhân dân các cấp, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quy định này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố phản ánh bằng văn bản về Sở Giao thông Vận tải để tổng hợp báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung được kịp thời./.
- 1Quyết định 38/2005/QĐ-UBND quy định lộ giới bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 2Quyết định 05/2014/QĐ-UBND về Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 3Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương do thành phố Cần Thơ ban hành
- 4Quyết định 33/2014/QĐ-UBND về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 5Quyết định 22/2010/QĐ-UBND Quy định việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 6Quyết định 909/QĐ-UBND năm 2015 Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 7Quyết định 38/2005/QĐ-UB về Quy định lộ giới bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 8Nghị quyết 07/2015/NQ-HĐND thông qua Kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 9Quyết định 18/2015/QĐ-UBND Quy định hoàn trả kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với dự án thi công trên đường bộ đang khai thác thành phố Đà Nẵng
- 10Quyết định 29/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 11Quyết định 28/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 12Công văn 1927/UBND-TH năm 2015 về tạm dừng thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh Lai Châu theo Nghị quyết 72/NQ-CP
- 1Quyết định 22/2010/QĐ-UBND Quy định việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 2Quyết định 44/2018/QĐ-UBND sửa đổi quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lai Châu kèm theo Quyết định 05/2015/QĐ-UBND
- 1Nghị định 203-HĐBT năm 1982 về Điều lệ bảo vệ đường bộ do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Nghị định 172/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 186/2004/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 5Thông tư 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 6Luật giao thông đường bộ 2008
- 7Thông tư 16/2009/TT-BXD sửa đổi Thông tư 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 8Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 9Thông tư 39/2011/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Quyết định 38/2005/QĐ-UBND quy định lộ giới bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 11Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 12Quyết định 05/2014/QĐ-UBND về Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 13Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương do thành phố Cần Thơ ban hành
- 14Quyết định 33/2014/QĐ-UBND về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 15Quyết định 909/QĐ-UBND năm 2015 Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 16Quyết định 324/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch điểm đấu nối đường tỉnh, đường huyện và đường nhánh vào Quốc lộ trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2011-2020
- 17Quyết định 38/2005/QĐ-UB về Quy định lộ giới bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 18Nghị quyết 07/2015/NQ-HĐND thông qua Kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 19Quyết định 18/2015/QĐ-UBND Quy định hoàn trả kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với dự án thi công trên đường bộ đang khai thác thành phố Đà Nẵng
- 20Quyết định 29/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 21Quyết định 28/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 22Công văn 1927/UBND-TH năm 2015 về tạm dừng thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh Lai Châu theo Nghị quyết 72/NQ-CP
Quyết định 05/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- Số hiệu: 05/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/03/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
- Người ký: Nguyễn Khắc Chử
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/04/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực