Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
 TỈNH LẠNG SƠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2014/QĐ-UBND

Lạng Sơn, ngày 21 tháng 4 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 2222/TTr-SGTVT ngày 16/12/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có sử dụng đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: GTVT, TC, XD;
- Cục Kiểm tra VBQPPL-Bộ Tư pháp;
- TT. Tỉnh uỷ;
- TT. HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu QH tỉnh;
- Viện KSND tỉnh, TAND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh, các Đoàn thể tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Công báo tỉnh; Báo Lạng Sơn;
- PVP, các Phòng CV, TTTHCB;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Vy Văn Thành

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05 /2014/QĐ-UBND ngày 21/4/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đối với đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã, đường chuyên dùng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã, đường chuyên dùng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.

2. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn giao thông.

3. Đường chính là các tuyến đường bộ bảo đảm giao thông chủ yếu trong khu vực (quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã).

4. Đường nhánh là đường nối vào đường chính.

5. Đường gom là đường để gom hệ thống đường giao thông nội bộ của các khu đô thị, công nghiệp, kinh tế, dân cư, thương mại - dịch vụ và các đường khác vào đường chính hoặc vào đường nhánh trước khi đấu nối vào đường chính.

6. Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị.

7. Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại phục vụ cho các mỏ khai thác khoáng sản, đường khu công nghiệp, đường lâm nghiệp hoặc đường phục vụ vận chuyển riêng khác.

8. Cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền là cơ quan chuyên môn được Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố giao quản lý, bảo trì đường bộ.

9. Đơn vị quản lý đường bộ là đơn vị được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền giao trực tiếp thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường trên địa bàn tỉnh.

10. Chủ công trình trong Quy định này là chủ đầu tư, chủ sử dụng, kinh doanh, khai thác các công trình có sử dụng đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.

Chương II

PHẠM VI QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 4. Phạm vi quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

1. Đất của đường bộ:

Đất của đường bộ bao gồm phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ. Công trình đường bộ gồm:

a) Đường bộ: Đường (nền đường, mặt đường, lề đường, hè phố); cầu đường bộ (cầu vượt sông suối, cầu vượt khe núi, cầu vượt trong đô thị, cầu vượt đường bộ, cầu vượt đường sắt); hầm đường bộ (hầm qua núi, hầm chui qua đường bộ, hầm chui qua đường sắt, hầm chui qua đô thị); bến phà, cầu phao đường bộ, đường tràn, ngầm tràn.

b) Nơi dừng, đỗ xe trên đường bộ, trạm điều khiển giao thông, trạm kiểm tra tải trọng xe.

c) Hệ thống báo hiệu gồm đèn tín hiệu, biển báo hiệu, giá treo biển báo hiệu, khung giá hạn chế tĩnh không, cọc tiêu, cột cây số, vạch kẻ đường,...

d) Đảo giao thông, dải phân cách, rào chắn, tường hộ lan.

e) Các mốc đo đạc, mốc lộ giới, cột giải phóng mặt bằng.

f) Hệ thống chiếu sáng đường bộ.

g) Hệ thống thoát nước, hầm kỹ thuật, kè đường bộ.

h) Công trình chống va trôi, công trình chỉnh trị dòng nước, chống sạt lở đường bộ.

i) Đường cứu nạn, nhà hạt; nơi cất giữ phương tiện, vật tư, thiết bị dự phòng đảm bảo giao thông, phòng chống lụt bão.

k) Các công trình phụ trợ bảo đảm môi trường, bảo đảm an toàn giao thông.

2. Hành lang an toàn đường bộ:

a) Hành lang an toàn đường bộ là phần đất dọc hai bên đất của đường bộ( kể cả phần mặt nước dọc hai bên cầu, hầm, bến phà, cầu phao) nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ.

b) Giới hạn hành lang an toàn đường bộ được quy định từ Điều 15 đến Điều 19 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP. Cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền khi xác định bề rộng hành lang an toàn đối với đường bộ phải căn cứ vào cấp kỹ thuật của đường bộ, đối với cầu phải căn cứ vào chiều dài của cầu để quản lý theo quy hoạch.

c) Trường hợp đường bộ đi chung với công trình thuỷ lợi, đường bộ đi trên mặt đập thì hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

3. Phạm vi quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định theo Điều 14 đến Điều 24 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, Điều 5 đến Điều 9 của Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT và Khoản 1, Khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP.

Điều 5. Phân cấp quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

1. Sở Giao thông vận tải quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh, đường đô thị được giao quản lý.

2. Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường huyện, đường đô thị được giao quản lý; phối hợp với Sở Giao thông vận tải thực hiện quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh trên địa bàn.

3. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường xã, đường thôn bản; phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ thực hiện quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện trên địa bàn.

4. Chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường chuyên dùng.

5. Đối với đường bộ đi chung với công trình thuỷ lợi, đường bộ đi trên mặt đập được quản lý theo phân cấp quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều này. Việc quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ loại đường này thực hiện theo quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

Chương III

SỬ DỤNG, KHAI THÁC VÀ GIẢI QUYẾT TỒN TẠI ĐẤT CỦA ĐƯỜNG BỘ, HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ

Điều 6. Sử dụng, khai thác đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ

1. Đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ chỉ dành cho xây dựng công trình đường bộ và các công trình sử dụng, khai thác cho mục đích an toàn giao thông đường bộ; trừ một số công trình thiết yếu quy định tại Khoản 1 Điều 8 Quy định này mà không thể bố trí ngoài phạm vi đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ, khi xây dựng phải được Sở Giao thông vận tải (đối với các tuyến đường tỉnh, đường đô thị được giao quản lý), Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố (đối với đường huyện, đô thị, đường xã), chủ đầu tư, chủ sở hữu (đối với đường chuyên dùng) cấp phép. Nghiêm cấm xây dựng các loại công trình khác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

2. Việc xây dựng một số công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ phải bảo đảm khai thác an toàn công trình đường bộ.

3. Dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại dịch vụ và các công trình khác phải xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ. Chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống đường gom, không được sử dụng đất dành cho đường bộ để làm công trình phụ trợ, đường đấu nối; trường hợp cần phải sử dụng đất dành cho đường bộ để làm đường đấu nối vào đường bộ thì phải thực hiện đúng vị trí điểm đấu nối trong quy hoạch.

4. Không được sử dụng đất dành cho đường bộ làm nơi ở, hoạt động kinh doanh dịch vụ; không được xây dựng các công trình làm thay đổi dòng chảy, gây xói lở mất an toàn công trình cầu và kè chống xói nền đường.

5. Đất hành lang an toàn đường bộ được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng phải theo đúng các quy định như sau:

a) Các ao, hồ nuôi trồng thủy sản phải cách mép chân đường một khoảng tối thiểu bằng mức chênh lệch về độ cao giữa mép chân nền đường đắp và đáy ao, hồ. Mức nước trong ao, hồ không được cao hơn cao độ chân nền đường. Không làm ao, hồ nuôi trồng thủy sản hoặc tích nước phía trên ta luy nền đường đào.

b) Trường hợp trồng cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả thì chiều cao của cây không cao quá 0,9 m (so với mặt đường) ở đoạn nền đường đắp trong khu vực đường cong, nơi giao nhau của đường bộ, giao cắt đường bộ với đường sắt, che khuất tầm nhìn; đối với đường đào thì phải trồng cách mép ngoài dải đất của đường bộ ít nhất là 06 m.

c) Các mương thuỷ lợi phải cách mép ngoài đất của đường bộ một khoảng cách tối thiểu bằng chiều sâu của mương và mức nước thiết kế an toàn trong mương không được cao hơn cao độ chân nền đường.

d) Việc quảng cáo trong hành lang an toàn đường bộ chỉ được thực hiện tạm thời khi điều kiện địa hình bên ngoài hành lang an toàn đường bộ không thực hiện được. Các biển quảng cáo lắp đặt tạm thời trong hành lang an toàn đường bộ không được gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và phải được chấp thuận của Sở Giao thông vận tải đối đường tỉnh, đô thị được giao quản lý; Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố đối với đường huyện, đường đô thị được giao quản lý và đường xã; Chủ đầu tư, chủ sở hữu đối với đường chuyên dùng. Biển quảng cáo lắp đặt ngoài hành lang an toàn đường bộ không được gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

6. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân xây dựng mới, cơi nới các công trình nhà ở, kho bãi, nhà máy, xí nghiệp trong phạm vi đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ; khi sửa chữa công trình tồn tại từ trước khi có quy định về đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ được công bố phải được phép của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Quy định này.

Điều 7. Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đang khai thác

1. Các công trình thiết yếu theo quy định gồm: Công trình phục vụ quốc phòng, an ninh; công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ; công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí; công trình có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật không thể bố trí ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; công trình phải bố trí trên cùng một mặt bằng với công trình đường bộ để bảo đảm tính đồng bộ và tiết kiệm.

2. Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đang khai thác:

a) Chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng công trình thiết yếu phải làm hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng công trình gửi đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định tại điểm b, Khoản này để xem xét, chấp thuận. Sau khi được chấp thuận, tiến hành làm hồ sơ xin cấp phép thi công.

b) Quy định thẩm quyền chấp thuận:

- Sở Giao thông vận tải chấp thuận đối với công trình thiết yếu trên các tuyến đường tỉnh, đường đô thị được giao quản lý.

- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chấp thuận đối với công trình thiết yếu trên các tuyến đường huyện, đường đô thị được giao quản lý, đường xã.

- Chủ đầu tư, chủ sở hữu chấp thuận đối với công trình thiết yếu trên các tuyến đường chuyên dùng.

c) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng thi công công trình thiết yếu có ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững kết cấu công trình đường bộ. Tổ chức tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát thi công và nhà thầu thi công công trình thiết yếu phải có đủ năng lực hành nghề đối với công trình đường bộ.

d) Công trình thiết yếu xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền nghiệm thu hạng mục công trình đường bộ.

e) Chủ đầu tư công trình thiết yếu nộp 01 bộ hồ sơ hoàn công để cơ quan cấp phép thi công lưu trữ và bổ sung, cập nhật công trình thiết yếu vào hồ sơ quản lý tuyến đường.

g) Chủ sử dụng, khai thác công trình thiết yếu chịu trách nhiệm bảo trì công trình thiết yếu; việc bảo dưỡng thường xuyên công trình thiết yếu không phải đề nghị cấp phép thi công nhưng phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn giao thông. Khi sửa chữa định kỳ, nếu ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững công trình đường bộ, chủ sử dụng, khai thác công trình thiết yếu phải đề nghị cấp phép thi công theo quy định tại Điều 17 Quy định này.

Điều 8. Xây dựng công trình thiết yếu trên các tuyến đường được xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo

1. Khi lập dự án xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo đường bộ, chủ đầu tư dự án phải:

a) Gửi thông báo đến các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố có liên quan về thông tin cơ bản của dự án (như cấp kỹ thuật, quy mô, hướng tuyến, mặt cắt ngang, thời gian dự kiến khởi công và hoàn thành) để các tổ chức có nhu cầu xây dựng các công trình thiết yếu được biết về dự án xây dựng tuyến đường;

b) Tổng hợp nhu cầu xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của dự án và báo cáo về cấp quyết định đầu tư để được xem xét các vấn đề có liên quan. Đề xuất giải pháp bảo đảm an toàn, bền vững công trình của dự án đường bộ do ảnh hưởng của việc xây dựng công trình thiết yếu;

c) Căn cứ quyết định đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ đầu tư dự án đường bộ thông báo cho tổ chức có công trình thiết yếu biết việc xây dựng hộp kỹ thuật hoặc việc thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn, bền vững công trình của dự án đường bộ khi xây dựng công trình thiết yếu.

2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng công trình thiết yếu có liên quan đến dự án xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo đường bộ phải:

a) Gửi văn bản đề nghị (kèm theo yêu cầu thiết kế kỹ thuật của hạng mục công trình thiết yếu sẽ xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ) đến chủ đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ;

b) Thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn, bền vững công trình đường bộ khi xây dựng công trình thiết yếu và đồng bộ với quá trình thi công dự án đường bộ.

3. Khi có nhu cầu thi công, lắp đặt công trình thiết yếu trong hộp kỹ thuật của công trình đường bộ đã được xây dựng, chủ đầu tư dự án có công trình thiết yếu thực hiện theo quy định tại Điều 17 Quy định này để được cấp giấy phép thi công.

4. Mọi chi phí phát sinh để thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn, bền vững công trình đường bộ khi xây dựng công trình thiết yếu gây ra do chủ đầu tư công trình thiết yếu chi trả.

Điều 9. Xây dựng biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ đang khai thác

1. Việc lắp đặt biển quảng cáo trong hành lang an toàn đường bộ phải tuân theo các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Tổ chức, cá nhân được phép lắp đặt biển quảng cáo chịu toàn bộ trách nhiệm đối với các vụ việc liên quan đến mất an toàn giao thông do việc lắp đặt biển quảng cáo gây ra.

2. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ với biển quảng cáo, tính từ mép đất của đường bộ đến điểm gần nhất của biển quảng cáo tối thiểu bằng 1,3 (một phẩy ba) lần chiều cao của biển, tính đến điểm cao nhất của biển và không được nhỏ hơn 05m (năm mét).

3. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ khi lắp đặt biển quảng cáo ngoài phạm vi đất dành cho đường bộ theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Nếu giới hạn này bị vi phạm, đơn vị quản lý đường bộ đề nghị cơ quan cấp phép xây dựng biển quảng cáo yêu cầu tổ chức, cá nhân dừng việc lắp đặt biển quảng cáo.

4. Tổ chức, cá nhân lắp đặt biển quảng cáo phải làm hồ sơ đề nghị chấp thuận và hồ sơ đề nghị cấp phép thi công gửi cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền như đối với công trình thiết yếu theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 7 Quy định này.

Điều 10. Xây dựng công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ và hành lang an toàn đường bộ đối với đường đang khai thác

1. Trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ và hành lang an toàn đường bộ, chủ đầu tư dự án gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền để được xem xét giải quyết (trừ dự án trong phạm vi đất dành cho đường bộ và hành lang an toàn đường bộ đang khai thác thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý đường bộ theo phân cấp quản lý tại Điều 5 Quy định này mà cơ quan quản lý đường bộ đó là cấp quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư).

2. Chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công công trình đường bộ trên đường bộ đang khai thác phải đề nghị cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền quản lý tuyến đường quy định tại Điều 5 Quy định này cấp giấy phép thi công bảo đảm an toàn giao thông.

3. Tổ chức, cá nhân quản lý, bảo trì đường bộ làm công tác bảo dưỡng thường xuyên không phải đề nghị cấp giấy phép thi công nhưng phải nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Điều 11. Giải quyết các tồn tại về sử dụng hành lang an toàn đường bộ

1. Đối với đường dân sinh đấu nối tự phát vào đường bộ trước ngày Nghị định số 186/2004/NĐ-CP có hiệu lực và chỉ sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ có mặt cắt ngang nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 m trong khi chưa xây dựng được đường gom thì cho phép tồn tại và giữ nguyên hiện trạng đến hết năm 2015.

2. Đối với cửa hàng xăng dầu:

a) Các cửa hàng xăng dầu đã đấu nối vào đường bộ theo chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền nếu không đủ khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối theo quy định này thì được tiếp tục tồn tại nhưng cơ quan đã chấp thuận cho phép đấu nối phải đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh hoặc xoá bỏ theo quy hoạch trước ngày 31/12/2015.

b) Các cửa hàng xăng dầu xây dựng tự phát, đấu nối trái phép hoặc nằm trong hành lang an toàn đường bộ, quy mô không đảm bảo, hiện đang tồn tại dọc hai bên đường bộ, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Công trình nhà ở, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ từ trước khi hành lang an toàn đường bộ được công bố nhưng chưa ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ thì được tạm thời tồn tại nhưng phải giữ nguyên hiện trạng không được cơi nới, mở rộng; người sử dụng đất phải cam kết với Uỷ ban nhân dân cấp xã và đơn vị trực tiếp quản lý tuyến đường về việc không cơi nới, mở rộng. Trường hợp công trình bị xuống cấp, chưa được Nhà nước bồi thường, giải toả và người sử dụng có nhu cầu để sử dụng, xem xét kiểm kê đất và tài sản trên đó để có cơ sở đền bù hoặc cấp phép thi công tạm thời.

4. Trường hợp sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ có ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ, cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền tiến hành xác định mức độ ảnh hưởng và đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất và giải quyết bồi thường, hỗ trợ đối với đất và tài sản gắn liền với đất đã có trước khi hành lang an toàn đường bộ được công bố.

5. Đối với trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện giải toả, không bồi thường cho các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Điều 12. Cơ sở giải quyết việc đền bù, giải toả khi bắt buộc di dời các công trình tồn tại trong hành lang an toàn đường bộ

Sở Giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ trực thuộc phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã lập bình đồ duỗi thẳng thể hiện vị trí, thời gian xây dựng, quy mô các công trình nằm trong đất hành lang an toàn giao thông quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP theo các mốc thời gian sau đây:

1. Công trình xây dựng trước ngày 21/12/1982 là thời gian chưa có quy định cụ thể về hành lang an toàn đường bộ.

2. Công trình xây dựng từ ngày 21/12/1982 đến trước ngày 01/01/2000 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang bảo vệ đường bộ theo Nghị định số 203/HĐBT ngày 21/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng.

3. Công trình xây dựng từ ngày 01/01/2000 đến trước ngày 30/11/2004 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang bảo vệ đường bộ theo Nghị định số 172/1999/NĐ-CP ngày 07/12/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ.

4. Công trình xây dựng từ ngày 30/11/2004 đến trước ngày 15/4/2010 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang an toàn theo Nghị định số 186/2004/NĐ-CP của Chính phủ.

5. Công trình xây dựng từ ngày 15/4/2010 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang an toàn theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

Chương IV

ĐẤU NỐI ĐƯỜNG NHÁNH VÀO ĐƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG

Điều 13. Đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh

1. Đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh bao gồm:

a) Đường nhánh đấu nối vào đường tỉnh: Là các tuyến đường huyện, đường xã, đường đô thị; đường chuyên dùng, đường phục vụ thi công, đường nối trực tiếp từ công trình đơn lẻ; đường dẫn ra, vào cửa hàng xăng dầu, trạm dừng nghỉ; đường gom, đường nối từ đường gom.

b) Đường nhánh đấu nối vào đường tỉnh phải có văn bản thỏa thuận của Sở Giao thông vận tải. Đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh trong phạm vi đô thị thực hiện theo quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào đường tỉnh:

- Trong khu vực đô thị: Theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không nhỏ hơn 500 m;

- Ngoài khu vực đô thị: Đường cấp III không nhỏ hơn 2.000m/điểm; đường cấp IV trở xuống không nhỏ hơn 1.000m/điểm;

- Đối với các đoạn tuyến đường tỉnh đi qua khu vực có địa hình mà hành lang an toàn đường bộ bị chia cắt như núi cao, vực sâu, sông, suối và các chướng ngại vật khác không thể di dời được thì không nhỏ hơn 500m/điểm.

d) Vị trí các cửa hàng bán lẻ xăng dầu: Khoảng cách tối thiểu giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề (tính theo điểm giữa của cửa hàng) đấu nối đường dẫn ra vào đường tỉnh vừa phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối được quy định tại điểm c Khoản này, đồng thời phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa hai cửa hàng xăng dầu như sau:

- Trong khu vực đô thị: Không nhỏ hơn 2.000m;

- Ngoài khu vực đô thị: Không nhỏ 8.000m đối với đường cấp II, cấp III; không nhỏ hơn 5.000m đối với đường cấp IV trở xuống.

e) Việc thiết kế nút giao của đường nhánh đấu nối vào đường tỉnh phải thực hiện theo quy định về thiết kế nút giao tại Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế đường ô tô.

f) Đấu nối đường nhánh vào dự án đường tỉnh được xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo nắn chỉnh tuyến hoặc xây dựng tuyến tránh:

- Ngay từ bước lập dự án, chủ đầu tư công trình đường bộ phải căn cứ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, thành phố có dự án đi qua để xác định các nút giao (nút giao khác mức liên thông hoặc trực thông, nút giao đồng mức) giữa các tuyến đường bộ hiện có với dự án đường tỉnh được xây dựng, xác định vị trí vào các trạm dịch vụ theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô; đồng thời gửi phương án thiết kế tuyến đến Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố xin ý kiến để điều chỉnh cho phù hợp.

- Căn cứ phương án thiết kế tuyến của dự án, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố lập danh mục các điểm đấu nối theo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường và gửi đến Sở Giao thông vận tải để được thỏa thuận các vấn đề có liên quan; căn cứ ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Sở Giao thông vận tải, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật tuyến đường.

g) Đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh đang khai thác: Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh và của địa phương để lập quy hoạch các điểm đấu nối, thoả thuận với Sở Giao thông vận tải trước khi phê duyệt quy hoạch để triển khai thực hiện. Sở Giao thông vận tải chỉ cấp phép đấu nối các vị trí nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt.

h) Chủ công trình đấu nối nằm trong quy hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt phải căn cứ tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành để lập và gửi hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải xem xét chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của điểm đấu nối vào đường tỉnh để cấp phép thi công.

i) Đấu nối đường gom vào đường tỉnh: Các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại - dịch vụ và các dự án khác xây dựng dọc đường bộ phải nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ và phải có đường gom nối từ dự án vào các đường nhánh. Trường hợp không có đường nhánh thì được đấu nối trực tiếp đường gom vào đường tỉnh, quốc lộ uỷ thác, nhưng phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào đường tỉnh quy định tại điểm c Khoản này. Trường hợp đặc biệt do điều kiện địa hình, địa vật khó khăn hoặc không đủ quỹ đất, có thể xem xét cho phép một phần đường gom nằm trong hành lang an toàn đường tỉnh. Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định đối với hệ thống đường gom vào đường tỉnh trên cơ sở đề xuất của Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố và ý kiến thẩm định của Sở Giao thông vận tải.

 j) Trong trường hợp đặc biệt tại những vị trí đấu nối thuộc đoạn tuyến không đủ điều kiện làm đường gom, chủ công trình tại điểm i Khoản này đề nghị Sở giao thông vận tải chấp thuận cho phép đấu nối trực tiếp với đường tỉnh. Thiết kế nút giao đấu nối phải có giải pháp mở rộng mặt đường bắt buộc phải thiết kế làn chuyển tốc tại khu vực đấu nối và bố trí đầy đủ hệ thống báo hiệu.

2. Đối với công trình nhà ở được xây dựng mới không được phép đấu nối trực tiếp vào đường tỉnh mà phải thông qua đường nhánh. Các đường đấu nối từ nhà ở vào đường tỉnh đã có từ trước phải xoá bỏ dần và thay thế bằng đường gom theo quy hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt.

Điều 14. Đấu nối vào đường huyện, đường đô thị, đường chuyên dùng

1. Đối với các điểm đấu nối vào đường huyện, đường đô thị:

a) Đường nhánh đấu nối vào đường huyện, đường đô thị phải có văn bản thỏa thuận của Uỷ ban nhân dân huyện, thanh phố. Đấu nối đường nhánh vào đường đô thị, đường huyện trong phạm vi đô thị thực hiện theo quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

d) Đấu nối đường nhánh vào dự án đường huyện, đường đô thị được xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo nắn chỉnh tuyến hoặc xây dựng tuyến tránh:

- Ngay từ bước lập dự án, chủ đầu tư dự án đường huyện, đường đô thị phải căn cứ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, thành phố có dự án đi qua để xác định các nút giao (nút giao khác mức liên thông hoặc trực thông, nút giao đồng mức) giữa các tuyến đường bộ hiện có với dự án đường huyện, đường đô thị được xây dựng.

- Căn cứ phương án thiết kế tuyến của dự án, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố lập danh mục các điểm đấu nối theo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường và gửi đến Sở Giao thông vận tải để được thỏa thuận các vấn đề có liên quan; căn cứ ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Sở Giao thông vận tải, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật tuyến đường.

c) Đấu nối đường nhánh vào đường huyện, đường đô thị đang khai thác: Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh và của địa phương để lập quy hoạch các điểm đấu nối, thoả thuận với Sở Giao thông vận tải trước khi phê duyệt quy hoạch để triển khai thực hiện và chỉ cấp phép đấu nối các vị trí nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt.

2. Đấu nối vào đường chuyên dùng: Chủ đầu tư, chủ sở hữu cấp phép đấu nối vào đường chuyên dùng.

Điều 15. Chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức thi công nút giao đấu nối vào đường tỉnh

1. Chủ công trình đấu nối lập và gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải để được xem xét chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao đấu nối vào đường tỉnh.

2. Đối với các dự án đường bộ xây dựng mới có đấu nối vào đường tỉnh đã được Sở Giao thông vận tải phê duyệt thiết kế kỹ thuật, không phải thực hiện bước đề nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông.

3. Văn bản chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao có giá trị trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ban hành, nếu quá 12 tháng, Chủ công trình, dự án phải làm thủ tục xin gia hạn.

4. Nút giao phải được cơ quan cấp phép thi công nghiệm thu và chấp thuận đưa vào khai thác, sử dụng.

5. Chủ công trình đấu nối chịu trách nhiệm về chất lượng công trình nút giao ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững kết cấu công trình đường bộ; nộp 01 bộ hồ sơ hoàn công để Sở Giao thông vận tải lưu trữ và bổ sung, cập nhật nút giao vào hồ sơ quản lý tuyến đường.

6. Chủ sử dụng nút giao chịu trách nhiệm bảo trì nút giao; việc bảo dưỡng thường xuyên nút giao không phải đề nghị cấp phép thi công nhưng phải có phương án đảm bảo an toàn giao thông được cơ cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; khi sửa chữa định kỳ nút giao phải đề nghị cấp phép thi công theo quy định tại Điều 17 Quy định này.

Điều 16. Đấu nối tạm có thời hạn vào đường tỉnh đang khai thác

1. Đối với dự án, công trình xây dựng do điều kiện địa hình trong khu vực khó khăn, hoặc điều kiện kỹ thuật của thiết bị thì được phép mở điểm đấu nối tạm thời để làm đường công vụ vận chuyển nguyên vật liệu, vận chuyển thiết bị máy móc. Chủ công trình đấu nối phải căn cứ tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành để lập và gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải xem xét chấp thuận thiết kế, phương án tổ chức giao thông của điểm đấu nối vào đường tỉnh. Khi thi công xong, chủ công trình đấu nối phải hoàn trả nguyên trạng hành lang ban đầu.

2. Thời hạn sử dụng điểm đấu nối tạm quy định tại Khoản 1 Điều này bằng tiến độ thi công của dự án nhưng không quá 12 tháng, trường hợp đặc biệt có thể gia hạn một lần nhưng tổng thời gian mở điểm đấu nối tạm không quá 24 tháng. Sau thời hạn này, chủ công trình đấu nối có trách nhiệm xóa bỏ điểm đấu nối tạm và hoàn trả hành lang an toàn đường bộ như ban đầu.

Trường hợp dự án, công trình có tiến độ thi công lớn hơn 24 tháng, phải làm đường gom nối từ dự án đến nút giao điểm đấu nối gần nhất có trong quy hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt.

Điều 17. Quy định về chấp thuận và cấp phép thi công

1. Việc xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu, công trình đường bộ, đấu nối, biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chỉ được thực hiện sau khi có giấy phép thi công do cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp.

a) Sở Giao thông vận tải thực hiện trên các tuyến đường tỉnh, đô thị được giao quản lý.

b) Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện trên các tuyến đường huyện, đường đô thị được giao quản lý, đường xã.

2. Cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, cập nhật thông tin bổ sung vào hồ sơ quản lý công trình của tuyến đường bộ được giao quản lý; gửi văn bản thoả thuận, giấy phép thi công về đơn vị quản lý đường bộ, Thanh tra giao thông để theo dõi, giám sát và xử lý khi có vi phạm xảy ra theo quy định của pháp luật.

3. Hồ sơ xin cấp Giấy phép thi công:

a) Văn bản xin cấp Giấy phép thi công (bản chính).

b) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, trong đó có biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản sao).

c) Văn bản thoả thuận của cơ quan quản lý đường bộ (đối với công trình thiết yếu, cửa hàng xăng dầu) trước khi phê duyệt dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.

d) Bản cam kết tự di dời công trình xây dựng khi đường bộ được đầu tư nâng cấp, mở rộng và không được bồi thường (đối với công trình thiết yếu).

4. Thời gian gia hạn: Chỉ gia hạn một lần với thời gian không quá 6 tháng.

Chương V

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 18. Trách nhiệm của đơn vị quản lý đường bộ

1. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi xâm phạm và sử dụng trái phép công trình giao thông và hành lang an toàn giao thông đường bộ; chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý, bảo vệ công trình đường bộ và đất của đường bộ.

2. Phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng phương án thực hiện việc cắm mốc lộ giới trên thực địa, lập hồ sơ và bàn giao cho Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý và bảo vệ.

3. Khi phát hiện vi phạm phải yêu cầu đình chỉ ngay hành vi vi phạm, thông báo bằng văn bản, điện thoại và phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã để lập biên bản vi phạm hành chính, yêu cầu chấm dứt các hành vi vi phạm, khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra và xử lý theo thẩm quyền; đồng thời phải báo ngay về cơ quan quản lý đường bộ để có biện pháp tạm thời nhằm bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ công trình đường bộ. Trong vòng 24 giờ, sau khi lập biên bản vi phạm, đơn vị quản lý đường bộ phải lập hồ sơ vi phạm gửi Thanh tra Giao thông vận tải và cơ quan bảo vệ pháp luật tại địa phương đề nghị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

4. Bàn giao mặt bằng thi công cho các tổ chức, cá nhân được cấp phép thi công trên đường bộ đang khai thác. Trực tiếp giám sát việc thực hiện phạm vi thi công, các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông và trong giấy phép thi công. Phát hiện, ngăn chặn, lập biên bản và báo cáo kịp thời với cơ quan quản lý đường bộ việc các tổ chức cá nhân vi phạm các quy định trong khi thi công hoặc quá trình thi công gây ảnh hưởng đến kết cấu và an toàn của công trình đường bộ.

5. Định kỳ hàng tháng tổng hợp báo cáo cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền về công tác quản lý hành lang an toàn đường bộ trước ngày mồng 5 của tháng tiếp theo.

Điều 19. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải

1. Thẩm định hoặc thoả thuận quy hoạch việc xây dựng đối với các dự án liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông.

2. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh các biện pháp, giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

3. Thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo công tác quản lý đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh; hướng dẫn Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố quản lý.

4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến đường tỉnh.

5. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, giải tỏa các công trình trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ các tuyến đường tỉnh, đường huyện.

6. Đôn đốc, kiểm tra các đơn vị quản lý đường bộ thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo các quy định; chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ huy động lực lượng, vật tư, thiết bị để kịp thời khôi phục công trình, đảm bảo giao thông khi bị thiên tai, bão lũ trên các tuyến đường bộ được giao quản lý; phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam đảm bảo giao thông khi bị thiên tai, bão lũ trên các tuyến quốc lộ không uỷ thác trên địa bàn.

7. Cấp, thu hồi giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên đường tỉnh, đường đô thị được giao quản lý.

8. Xây dựng kế hoạch ngân sách phục vụ công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và giải toả vi phạm hành lang an toàn đường bộ, cắm mốc lộ giới đối với hệ thống đường tỉnh, đường đô thị được giao quản lý; thống nhất với Sở Tài chính đưa vào dự toán ngân sách địa phương báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 20. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố

1. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã và các cơ quan chuyên môn trực thuộc thường xuyên thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được giao quản lý. Phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ, Thanh tra giao thông và các lực lượng liên quan xử lý kịp thời theo thẩm quyền các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ đối với các tuyến đường tỉnh, quốc lộ uỷ thác trên địa bàn.

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tới người dân các quy định về phạm vi đất dành cho bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

3. Quản lý việc sử dụng đất trong hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ.

4. Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phân cấp quản lý; quản lý, lập quy hoạch các điểm đấu nối trên địa bàn huyện, thành phố vào đường tỉnh, quốc lộ uỷ thác và đề nghị Sở Giao thông vận tải thẩm định trước khi phê duyệt.

5. Bố trí kinh phí sự nghiệp giao thông hàng năm để thực hiện quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hành lang an toàn đường bộ trên các tuyến đường huyện, đường đô thị được giao quản lý, đường xã; tổ chức cắm mốc lộ giới đối với các tuyến đường được giao quản lý.

6. Huy động lực lượng, vật tư, thiết bị để kịp thời khôi phục công trình, đảm bảo giao thông khi bị thiên tai, bão lũ trên các tuyến đường bộ được giao quản lý; phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ đảm bảo giao thông khi bị thiên tai, bão lũ trên các tuyến đường bộ trên địa bàn.

7. Cấp, thu hồi giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến đường huyện, đường đô thị, đường xã theo quy định.

Điều 21. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã

1. Chỉ đạo thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn. Phát hiện và phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ, Thanh tra giao thông và các lực lượng liên quan kiểm tra, lập biên bản và xử lý vi phạm kịp thời theo thẩm quyền các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn.

2. Huy động lực lượng tham gia công tác cưỡng chế, giải toả vi phạm hành lang an toàn đường bộ theo kế hoạch của Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố.

3. Tuyên truyền, phổ biến tới nhân dân các quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; các văn bản về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về giao thông.

4. Quản lý, sử dụng đất trong hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật; xử lý kịp thời các trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ. Tiếp nhận bàn giao và quản lý, bảo vệ mốc lộ giới, hành lang an toàn đường bộ.

5. Thực hiện quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường xã và đường thôn bản trên địa bàn.

6. Sử dụng kinh phí theo kế hoạch phân bổ của Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố hàng năm để thực hiện việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường xã và đường thôn bản; cắm mốc lộ giới đối với các tuyến đường được giao quản lý trên địa bàn.

7. Huy động lực lượng, vật tư, thiết bị để kịp thời khôi phục công trình, đảm bảo giao thông khi bị thiên tai, bão lũ trên các tuyến đường xã; phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ đảm bảo giao thông khi bị thiên tai, bão lũ trên các tuyến đường bộ trên địa bàn.

Điều 22. Trách nhiệm của các Sở, ngành liên quan

1. Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý các vi phạm về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền; phối hợp với Sở Giao thông vận tải, đơn vị quản lý đường bộ, chính quyền địa phương trong xử lý, cưỡng chế, giải toả vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện và hướng dẫn các cơ quan thẩm định khi phê duyệt các dự án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng công trình, báo cáo kinh tế - kỹ thuật và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các công trình, dự án có liên quan đến sử dụng đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ phải tuân thủ đúng các quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh hàng năm bố trí kinh phí để thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quản lý hành lang an toàn đường bộ, kinh phí tổ chức giải tỏa vi phạm về hành lang an toàn đường bộ. Kiểm tra việc sử dụng kinh phí cho việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định.

4. Sở Xây dựng phối hợp với Sở Giao thông vận tải và Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong đô thị.

5. Sở Công Thương hướng dẫn thực hiện việc quy hoạch, xây dựng hệ thống cửa hàng xăng dầu, công trình điện và các cơ sở dịch vụ khác dọc theo đường bộ tuân thủ theo các quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Chủ trì, phối hợp với sở, ngành liên quan và địa phương tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung hoặc xoá bỏ, di dời theo quy hoạch đối với các cửa hàng xăng dầu, công trình điện và các cơ sở dịch vụ thương mại khác không nằm trong quy hoạch các điểm đấu nối đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch và xây dựng hệ thống công trình thuỷ lợi liên quan đến công trình đường bộ.

7. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông vận tải hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng công trình viễn thông tuân thủ Quy định này.

8. Các Sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Giao thông vận tải hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tuân thủ Quy định này.

Điều 23. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và các cơ quan liên quan

1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phát hiện và thông báo kịp thời đến cơ quan quản lý đường bộ, đơn vị quản lý đường bộ hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất về các hành vi vi phạm về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các hành vi vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đặc biệt trong trường hợp không chấp hành yêu cầu của đơn vị quản lý đường bộ hoặc các cơ quan bảo vệ pháp luật khi tiến hành lập biên bản vi phạm và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

2. Các Hội, Đoàn thể trên địa bàn tỉnh tuyên truyền và phối hợp các cơ quan liên quan tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tới các hội viên, đoàn viên.

Điều 24. Khen thưởng và xử lý vi phạm

1. Khen thưởng: Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Xử lý vi phạm: Tổ chức, cá nhân vi phạm phạm quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hoặc do thiếu trách nhiệm, không xử lý các vi phạm hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn quản lý, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.    Điều 25. Điều khoản thi hành

1. Những nội dung không có trong Quy định này được thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố phản ảnh bằng văn bản về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, kịp thời điều chỉnh, bổ sung./.

 

PHỤ LỤC 1

CẤP ĐƯỜNG TỈNH THEO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(kèm theo Quyết định số 05/2014/QĐ-UBND ngày 21/4/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn)

STT

Tên đường

Cấp đường

Quy hoạch đến năm 2030

1

ĐT 226

Bình Gia - Thất khê

IV, V

2

ĐT 227

Pác Khuông - Thiện Long

IV, V

3

ĐT 228

Bình Lâm - Đội Cấn - Quốc Khánh

IV, V

4

ĐT 229

Lũng Vài – Bình Độ - Tân Minh

IV, V

5

ĐT 229B

Bản Pẻn – Nà Mằn

IV, V

6

ĐT 230

Na Sầm – Na Hình

III

7

ĐT 230B

Pá Tặp - Thuỵ Hùng - Đồn 63

IV, V

8

ĐT230C

Pác Luống - Tân Thanh

III

9

ĐT 231

Na Sầm - Văn Mịch - H­ưng Đạo - Cốc Tàn

IV, V

10

ĐT 232

Vĩnh Lại – Na Sầm

IV, V

11

ĐT232B

Hoà Bình – Bình La – Gia Miễn

IV, V

12

ĐT 233

Tân Mỹ - Nhạc Kỳ - Điềm He

IV, V

13

ĐT234

TT Cao Lộc - Thanh Loà

IV, V

14

ĐT 234B

Quốc lộ 1A cũ

IV, V

15

ĐT 235

TT Cao Lộc - Ba Sơn - Pắc Sắn

IV, V

16

ĐT 235B

Bản Loỏng – Khánh Khê

IV, V

17

ĐT 235C

Bến Bắc - Khánh Khê

IV, V

18

ĐT 235D

Hữu Nghị - Bảo Lâm

III

19

ĐT 236

Lộc Bình – Chi Ma

III

20

ĐT 237

Khuổi Khỉn - Bản Chắt

IV, V

21

ĐT 237B

Bản Tẳng - Mẫu Sơn – Công Sơn - Hải Yến

IV, V

22

ĐT 238

Yên Trạch - Lạng Giai

IV, V

23

ĐT 238B

Tồng Nọt - Vạn Linh – Y Tịch

IV, V

24

ĐT 239

Pác Ve - Điềm He

IV, V

25

ĐT 240

Ba Xã - Chợ Bãi

IV, V

26

ĐT 240B

Bản Giềng – Đèo Cướm - Bằng Mạc

IV, V

27

ĐT 241

Tam Canh - Ngả Hai

IV, V

28

ĐT 242

Phố Vị - Đèo Cà

IV, V

29

ĐT 243

Gốc Me - Hữu Liên - Mỏ Nhài

IV, V

30

ĐT 244

Minh Lễ - Quyết Thắng

IV, V

31

ĐT 245

Hòa Thắng - Phố Vị - Hoà Sơn - Hoà Lạc

IV, V

32

ĐT 246

Bính Xá - Bắc Xa

IV, V

33

ĐT 247

Quang Hoà - Đồng Thắng - Lâm Ca

IV, V

34

ĐT248

Na Dư­ơng - Xuân Dư­ơng

IV, V

35

ĐT249

Pò Lọi - Tú Mịch

IV, V

36

ĐT250

Đồng Bục - Hữu Kiên - Đồng Mỏ

IV, V

 

PHỤ LỤC 2

CẤP ĐƯỜNG HUYỆN THEO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(kèm theo Quyết định số 05/2014/QĐ-UBND ngày 21/4/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn)

STT

Tên đường

Cấp đường

Quy hoạch đến năm 2030

I

Huyện Tràng Định

 

1

ĐH.01

Bản Trại - Trung Thành

V, VI

2

ĐH.02

Bản Nằm - Bình Độ - Đào Viên

V, VI

3

ĐH.03

Bản Trại - Hùng Sơn

V, VI

4

ĐH.04

Lũng Phầy - Chí Minh

V, VI

5

ĐH.05

Xe Lán - Bản Ca

V, VI

6

ĐH.06

Áng Mò - Vĩnh Tiến

V, VI

7

ĐH.07

Áng Mò - Đoàn Kết - Khánh Long

V, VI

8

ĐH.08

Đoàn Kết - Cao Minh

V, VI

II

Văn Lãng

 

9

ĐH.10

Pá Tặp - Trùng Khánh

V, VI

10

ĐH.11

Đâng Van - Pác Cú - Nà Cà

V, VI

11

ĐH.12

Tân Lang - Tân Việt

V, VI

12

ĐH.13

Tân Lang - Bắc La - Hùng Việt

V, VI

13

ĐH.14

Nặm Táu - Còn Tùm - Nà Chuông

V, VI

14

ĐH.15

Hội Hoan - Nam La

V, VI

15

ĐH.16

Văn Thụ - Hồng Thái

V, VI

III

Cao Lộc

 

16

ĐH.20

Bản Mạc - Khòn Kéo

V, VI

17

ĐH.21

Cao Lâu - Xuất Lễ

V, VI

18

ĐH.22

Bản Danh - Co Loi

V, VI

19

ĐH.23

Bản Đon - Pò Nhùng - Bản Loà

V, VI

20

ĐH.24

Đồng Nọi - Lộc Yên - Thanh Loà

V, VI

21

ĐH.25

Hải Yến - Công Sơn -Đèo Dừng Chân

V, VI

22

ĐH.26

Hoà Cư­ - Gia Cát

V, VI

23

ĐH.27

Pò Nghiều -Phú Xá -Hồng Phong

V, VI

24

ĐH.28

Km27/QL1A cũ – UBND xã Xuân Long

V, VI

IV

Lộc Bình

 

25

ĐH.30

Chi Ma - Tỳ Mịch - Bản Chắt

V, VI

26

ĐH.31

Bản Rị - Trà Ký

V, VI

27

ĐH.32

Kéo Cọ - Pò Nhàng

V, VI

28

ĐH.33

Phiêng Quăn - Khuổi Nọi

V, VI

29

ĐH.34

Xuân Tình - Tồng Lầy

V, VI

30

ĐH.35

Xuân Dư­ơng - Ái Quốc

V, VI

V

Đình Lập

 

31

ĐH.40

Khe Cảy - Khe Phạ

V, VI

32

ĐH.41

Khau Bân - Nà Dặc

V, VI

33

ĐH.42

Quang Hoà - Bản Tùm - Bản Hang

V, VI

34

ĐH.43

Bản Chuông - Bình Chư­ơng

V, VI

35

ĐH.44

Bình Ch­ương - Khe Bó

V, VI

36

ĐH.45

Thị trấn Thái Bình - xã Thái Bình

V, VI

VI

Văn Quan

 

37

ĐH.50

Điềm He - Song Giang

V, VI

38

ĐH.51

Việt Yên - Phú Mỹ

V, VI

39

ĐH.52

Bản Làn - Tràng Các

V, VI

40

ĐH.53

Lũng Pa - Pác Kéo

V, VI

41

ĐH.54

Thị trấn - Pác Kéo

V, VI

42

ĐH.55

Tân Đoàn - Tràng Sơn

V, VI

43

ĐH.56

Tri Lễ - Hữu Lễ

V, VI

44

ĐH.57

L­ương Năng - Tri Lễ - Hữu Lễ

V, VI

VII

Bình Gia

 

45

ĐH.60

Tân Văn - Bình La

V, VI

46

ĐH.61

Hoa Thám - Vĩnh Yên

V, VI

47

ĐH.62

Khau Ra - Quang Trung

V, VI

48

ĐH.63

Bản Phân - Mông Ân

V, VI

49

ĐH.64

Khuổi Lào - Yên Lỗ

V, VI

50

ĐH.65

Hoà Bình - Tân Hoà

V, VI

VIII

Bắc Sơn

 

51

ĐH.70

Tân Sơn - Lân Hát - Mỏ Hao

V, VI

52

ĐH.71

Hữu Vĩnh - Chiêu Vũ - Song Hoá

V, VI

53

ĐH.72

Hư­ng Vũ - Chiêu Vũ

V, VI

54

ĐH.73

Tân Lập - Tân Hư­ơng -Vũ Lăng

V, VI

55

ĐH.74

Nhất Hoà - Nhất Tiến

V, VI

56

ĐH.75

Đồng í - Vạn Thuỷ

V, VI

57

ĐH.76

Khau Bao - Tân Tri -Ngả Hai

V, VI

58

ĐH.77

Tân Tri - Nghinh Tường

V, VI

IX

Chi Lăng

 

59

ĐH.80

Vân Thuỷ - Chiến Thắng

V, VI

60

ĐH.81

Chiến Thắng - Vân An

V, VI

61

ĐH.82

Chiến Thắng - Liên Sơn

V, VI

62

ĐH.83

Mai Sao - Hang Giú

V, VI

63

ĐH.84

Lâm Sơn - Làng Th­ượng

V, VI

64

ĐH.85

Vạn Linh - Mỏ Cấy

V, VI

65

ĐH.86

Vạn Linh - Nà Cà - Y Tịch

V, VI

X

Hữu Lũng

 

66

ĐH.90

Thị Trấn - Đô L­ương - Vân Nham

V, VI

67

ĐH.91

Vân Nham - Tân Lập - Đồng Bụt

V, VI

68

ĐH.92

Yên Bình - Hoà Bình

V, VI

69

ĐH.93

Đồng Tiến - Thiện Kỵ

V, VI

70

ĐH.94

Yên Vư­ợng - Yên Sơn - Cai Kinh

V, VI

71

ĐH.95

Đội 4 - Minh Hoà

V, VI

72

ĐH.96

Phố Vị - Hoà Thắng

V, VI

73

ĐH.97

Na Hoa - Bắc Lệ - Hoà Sơn

V, VI