Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2007/QĐ-UBND | Phủ Lý, ngày 14 tháng 02 năm 2007 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Thông tư số 05/2003/TT-BKH ngày 22 tháng 7 năm 2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, lãnh thổ;
Xét đề nghị của Sở Bưu chính, Viễn thông (tại Tờ trình số 312/TTr-BCVT ngày 25 /10/2006), đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư (tại Tờ trình số 707/TTr-SKHĐT ngày 28/11/2006) và hồ sơ trình duyệt Quy hoạch Phát triển Bưu chính, Viễn thông tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quan điểm phát triển Bưu chính, Viễn thông.
a) Bưu chính:
Phổ cập đa dịch vụ đến các bưu cục, điểm bưu điện văn hoá xã. Phát triển bưu chính theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, kết hợp cung cấp các dịch vụ công ích với các dịch vụ thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy mọi nguồn lực, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ bưu chính trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Phát triển bưu chính đi đôi với đảm bảo an ninh, an toàn thông tin và bảo vệ người tiêu dùng.
Phát triển viễn thông đồng bộ với cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và là điều kiện phát triển cho các ngành kinh tế khác. Phát triển viễn thông và Internet trong xu thế hội tụ với công nghệ thông tin và truyền thông trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng cao.
Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông, Internet có công nghệ hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn và tin cậy, đảm bảo chất lượng phủ sóng đến tận vùng sâu, vùng xa trên địa bàn của tỉnh.
Phát huy nội lực để mở rộng, phát triển hạ tầng mạng viễn thông, tạo lập thị trường cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường dịch vụ viễn thông, Internet. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp đầu tư, phát triển hạ tầng viễn thông, phổ cập dịch vụ, phát triển dịch vụ viễn thông tính công ích. Nguồn vốn chủ yếu cho đầu tư phát triển là của các tổ chức, các doanh nghiệp.
a) Bưu chính:
Thực hiện phổ cập các dịch vụ bưu chính có chất lượng cao, hoàn thiện mạng lưới điểm dịch vụ, cung cấp dịch vụ đa dạng, phong phú và hiện đại. Chú trọng phát triển đại lý, kiốt đa dịch vụ, hạn chế hoặc giảm bớt bưu cục hoạt động kém hiệu quả. Duy trì và nâng cao chất lượng các dịch vụ bưu chính cơ bản, dịch vụ công ích tại tất cả các điểm phục vụ, giảm thời gian tác nghiệp các dịch vụ.
Giai đoạn 2006 – 2010 phấn đấu 100% số xã trên địa bàn tỉnh có điểm Bưu điện văn hóa xã. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành Bưu chính phấn đấu đạt và vượt mức bình quân chung của cả nước: dịch vụ bưu phẩm tăng 7-9%, bưu kiện tăng 6-8%, chuyển phát nhanh tăng 30 – 35%, phát hành báo chí tăng 9 – 11%, chuyển tiền nhanh tăng 7%, tiết kiệm bưu điện tăng 10 -15%.
Đến năm 2010 giảm chỉ tiêu dân số trên điểm phục vụ xuống dưới mức 5460 người/1điểm, bán kính phục vụ bình quân 1 điểm là ≤ 1,34Km.
Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông của tỉnh có công nghệ hiện đại, độ bao phủ rộng khắp, dung lượng lớn, cung cấp đa dịch vụ, chất lượng tốt, giá cước hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu người sử dụng dịch vụ.
Viễn thông và Internet theo hướng hội tụ với công nghệ thông tin và truyền thông trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phục vụ nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Cung cấp dịch vụ viễn thông công ích nhằm tuyên truyền, cung cấp các thông tin tới mọi tầng lớp nhân dân ở vùng kinh tế khó khăn, hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
Đến năm 2010, tỉnh Hà Nam sẽ nằm trong nhóm các tỉnh phát triển trung bình khá về lĩnh vực viễn thông và Internet của cả nước, mật độ điện thoại toàn tỉnh phấn đấu ở mức 43 máy/100 dân, trong đó mật độ điện thoại cố định là 15 máy và điện thoại di động là 28 máy; tỷ lệ dân số sử dụng Internet đạt khoảng 37%, tỷ lệ thuê bao, băng rộng đạt 50%.
3. Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông đến năm 2010.
a) Bưu chính:
- Mạng bưu chính: phát triển mạng dịch vụ công cộng rộng khắp, tạo điều kiện tốt nhất cho người sử dụng dịch vụ, đa dạng các loại hình dịch vụ đáp ứng yêu cầu người sử dụng dịch vụ; đồng bộ hóa toàn mạng tiếp nhận chia chọn vận chuyển và phân phối sản phẩm; phát triển mạng bưu cục đến các khu dân cư, khu công nghiệp; ưu tiên phát triển các đại lý đa dịch vụ, điểm bưu điện văn hóa xã, tạo điều kiện giảm lao động chính, tận dụng lao động địa phương, nâng cao năng suất lao động bưu chính; tăng số đường thư cấp II bằng xe ôtô chuyên ngành để rút ngắn hành trình; kết hợp với Trung tâm chia chọn tự động quốc gia, tự động hóa khai thác bưu phẩm chiếu đến cấp huyện.
- Dịch vụ bưu chính: phổ cập đa dạng dịch vụ, nâng cao chất lượng phổ cập dịch vụ, rút ngắn thời gian phát báo và công văn xuống xã; mở dịch vụ chuyển tiền, thanh toán, chuyển phát nhanh toàn mạng bưu cục; chú trọng các dịch vụ công ích và dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, nông thôn.
- Đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh: tách hoạt động Bưu chính độc lập với Viễn thông để viễn thông tập trung kinh doanh theo cơ chế thị trường; bưu chính được nhà nước bảo hộ cung cấp một số dịch vụ công: chuyển phát thư, báo, công văn… mở cửa thị trường chuyển phát, vận chuyển hàng hóa kết hợp đa dạng khâu vận chuyển và khai thác; thực hiện tin học hóa bưu chính; ứng dụng công nghệ mới nhằm mục đích đổi mới hệ thống quản lý, khai thác để nâng cao năng suất lao động và giảm giá thành.
- Phát triển nguồn nhân lực: tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có trong các doanh nghiệp bưu chính, tạo điều kiện phát huy hết tiềm năng sẵn có, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua công tác đào tạo và đào tạo lại.
- Quy hoạch hạ tầng viễn thông: giữ lại trang thiết bị, công nghệ hiện có đang sử dụng; xây dựng các hệ thống hiện đại tại những khu vực phát sinh nhu cầu, đặc biệt là các khu đô thị mới, các cụm khu công nghiệp, các khu du lịch theo công nghệ NGN. Bước đầu triển khai mô hình mạng NGN cho các dịch vụ mới chủ yếu là các dịch vụ Internet băng rộng và các dịch vụ ứng dụng của hệ thống Call Center.
- Thị trường: xây dựng mạng phân phối dịch vụ và nhanh chóng triển khai việc bán lại dịch vụ khi Nhà nước ban hành quy định.
- Dịch vụ: mở rộng lĩnh vực tư vấn, giải đáp thông tin, chú trọng lĩnh vực công nghiệp hoá nông thôn, kỹ thuật nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản; cung cấp dịch vụ tại các điểm bưu điện văn hoá xã thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu kỹ thuật nông nghiệp, giáo dục phổ thông; cung cấp đầy đủ các dịch vụ viễn thông công ích theo quy định của Nhà nước.
- Phát triển nguồn nhân lực viễn thông: đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về viễn thông, nâng cao năng lực ứng dụng và phát triển viễn thông; phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài; xây dựng các trung tâm đào tạo và nâng cấp các cơ sở đào tạo viễn thông trong tỉnh.
4. Định hướng phát triển bưu chính, viễn thông đến năm 2020
a) Bưu chính:
Ứng dụng công nghệ hiện đại, triển khai tự động hóa trong khai thác, chấp nhận và tin học hóa các công đoạn bưu chính.
Giai đoạn 2010 – 2015, điểm phục vụ thực hiện xong lộ trình ứng dụng tin học hóa, ứng dụng công nghệ tự động hóa cấp tỉnh; phát triển kinh doanh từ các dịch vụ mới, dịch vụ lai ghép, dịch vụ tài chính dựa trên mạng bưu chính điện tử; tăng tỷ trọng doanh thu từ các dịch vụ mới, doanh thu từ các dịch vụ truyền thống chiếm dưới 20% tổng doanh thu bưu chính.
Đến năm 2020, Hà Nam nằm trong nhóm các tỉnh phát triển tiên tiến về lĩnh vực bưu chính của cả nước.
Đáp ứng được 100% nhu cầu về các dịch vụ viễn thông; 100% số thuê bao dùng băng rộng, đa dịch vụ (cố định, di động, Internet); truyền hình cáp cung cấp đến các xã trong toàn tỉnh (bao gồm cả hữu tuyến và vô tuyến).
Duy trì và mở rộng cung cấp các dịch vụ công ích, các dịch vụ dữ liệu, ứng dụng sẽ chiếm phần lớn doanh thu viễn thông.
Đến năm 2020, tỉnh Hà Nam sẽ nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá về lĩnh vực viễn thông và Internet của cả nước.
5. Nhu cầu về kinh phí đầu tư:
Tổng mức đầu tư : 659.332 triệu đồng.
- Trong đó: + nguồn vốn của doanh nghiệp: 644.766 triệu đồng;
+ Nguồn vốn từ ngân sách tỉnh: 14.196 triệu đồng.
- Phân chia theo các lĩnh vực:
+Bưu chính: 2.450 triệu đồng (trong đó vốn ngân sách tỉnh 550 triệu đồng);
+ Viễn thông: 657.062 triệu đồng (trong đó ngân sách tỉnh: 14.196 triệu đồng).
6. Các biện pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch
- Phát triển thị trường: đa dạng hóa dịch vụ bưu chính, viễn thông và hấp dẫn mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường; đảm bảo cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông cho các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Đầu tư và quản lý tốt việc phát triển cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông: tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông, điện lực, truyền hình, giao thông vận tải và các cơ sở hạ tầng khác trên địa bàn tỉnh; quản lý kết nối theo đúng nguyên tắc; ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển bưu chính, viễn thông. Tập trungđầu tư dịch vụ cao, giảm giá thành dịch vụ.
- Huy động vốn đầu tư: tranh thủ các nguồn quỹ từ Trung ương; tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp trong nước, tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Phát triển nguồn nhân lực: xây dựng các chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ chuyên gia quản lý, kinh tế, kỹ thuật giỏi; tuyển chọn các học sinh giỏi gửi đi đào tạo tại các nước phát triển; xây dựng Trung tâm Đào tạo và Phát triển bưu chính, viễn thông tiên tiến nhằm chủ động trong xây dựng và quy hoạch nguồn nhân lực; xây dựng và thực hiện chương trình phổ cập Internet trong nhà trường; tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực.
- Phát triển khoa học công nghệ: Quy định chế độ thưởng, phạt tài chính hấp dẫn về áp dụng công nghệ mới trong viễn thông; tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư công nghệ mới được tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn tín dụng ngân hàng; định hướng nghiên cứu triển khai ứng dụng dịch vụ mới, dịch vụ giải trí và cung cấp nội dung.
- Công tác quản lý nhà nước: Xây dựng, hoàn thiện và nâng cao năng lực của các cán bộ quản lý về bưu chính, viễn thông; bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn, thân thiện với sản xuất kinh doanh; tăng cường thanh tra, kiểm tra, hạn chế những thiếu sót, chậm trễ hay cố tình làm sai quy hoạch, quy định; xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 3953/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 2Quyết định 432/QĐ-UBND năm 2007 về phê duyệt quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020
- 3Quyết định 04/2007/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông tỉnh Quảng Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- 4Nghị quyết 05/2008/NQ-HĐND7 về quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Bình Dương ban hành
- 5Quyết định 1563/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 6Quyết định 3742/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông đến 2010, định hướng 2020 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 1Thông tư 05/2003/TT-BKH hướng dẫn về nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật xây dựng 2003
- 4Quyết định 3953/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 5Quyết định 432/QĐ-UBND năm 2007 về phê duyệt quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020
- 6Quyết định 04/2007/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông tỉnh Quảng Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- 7Nghị quyết 05/2008/NQ-HĐND7 về quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Bình Dương ban hành
- 8Quyết định 1563/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 9Quyết định 3742/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông đến 2010, định hướng 2020 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
Quyết định 05/2007/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020
- Số hiệu: 05/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/02/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Trần Xuân Lộc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/02/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra