VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/QĐ-VKSTC-V15 | Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2015 |
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và chức danh tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| VIỆN TRƯỞNG |
VỀ TIÊU CHUẨN CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ VÀ CHỨC DANH TƯ PHÁP TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/QĐ-VKSTC-V15 ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với công chức, viên chức được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo, quản lý và chức danh tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân, không áp dụng đối với Viện kiểm sát quân sự các cấp.
1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác, có tinh thần kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về công chức, viên chức, quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị và quy tắc ứng xử của công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân.
3. Có trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học; đủ sức khỏe để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
4. Trong diện quy hoạch chức vụ lãnh đạo, quản lý được đề nghị bổ nhiệm.
Mục 1. CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
Điều 3. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Vị trí, chức trách
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là chức vụ lãnh đạo, quản lý, đồng thời là chức danh tư pháp, có trách nhiệm phụ trách, chỉ đạo một số đơn vị, lĩnh vực công tác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Năng lực và kinh nghiệm công tác
a) Có khả năng lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong ngành Kiểm sát nhân dân;
b) Có khả năng hoạch định chủ trương, chính sách, cơ chế, xây dựng chiến lược phát triển Ngành; có khả năng tổ chức nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, xây dựng, hướng dẫn pháp luật;
c) Có uy tín, khả năng quy tụ, đoàn kết công chức, viên chức, người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân và phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Hiểu biết
a) Về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại của đất nước, các nước trong khu vực và trên thế giới;
b) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền và chiến lược cải cách tư pháp;
c) Hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực quản lý, chuyên môn, chuyên ngành kiểm sát và lĩnh vực khác có liên quan.
4. Trình độ và điều kiện khác
a) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật trở lên;
b) Có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp, kiến thức an ninh quốc phòng theo quy định;
c) Có trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định.
1. Vị trí, chức trách
a) Vụ trưởng là chức vụ lãnh đạo, quản lý, thực hiện chức năng tham mưu, quản lý chuyên ngành; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao;
b) Phó Vụ trưởng là chức vụ lãnh đạo, quản lý, có trách nhiệm giúp Vụ trưởng phụ trách, chỉ đạo một số lĩnh vực công tác theo phân công hoặc ủy quyền của Vụ trưởng; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công;
c) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là chức danh tư pháp, đồng thời là chức vụ lãnh đạo, quản lý; có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, điều hành Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao;
d) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là chức danh tư pháp, đồng thời là chức vụ lãnh đạo, quản lý; có trách nhiệm giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phụ trách, chỉ đạo một số đơn vị, lĩnh vực công tác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Năng lực và kinh nghiệm công tác
a) Vụ trưởng và tương đương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao:
- Có khả năng tham mưu, lãnh đạo, quản lý và triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong ngành Kiểm sát nhân dân;
- Có khả năng tổ chức nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, hướng dẫn nghiệp vụ, xây dựng đề án, văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất các giải pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành;
- Có khả năng tổ chức, điều hành, quy tụ, đoàn kết công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị và phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
b) Phó Vụ trưởng và tương đương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao:
- Có khả năng tham mưu, quản lý, triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của ngành Kiểm sát nhân dân thuộc lĩnh vực được phân công;
- Có khả năng nghiên cứu, xây dựng đề án, văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất các giải pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc lĩnh vực được phân công;
- Có khả năng điều hành, đoàn kết công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị và phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Hiểu biết
a) Về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại của đất nước;
b) Có khả năng tham gia xây dựng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành kiểm sát;
c) Hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực quản lý, chuyên môn, chuyên ngành kiểm sát.
4. Trình độ và điều kiện khác
a) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật trở lên hoặc đại học chuyên ngành khác trở lên phù hợp với vị trí bổ nhiệm;
b) Có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp, kiến thức an ninh quốc phòng theo quy định;
c) Có trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định.
Điều 5. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
1. Vị trí, chức trách
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là chức danh tư pháp, đồng thời là chức vụ lãnh đạo, quản lý; có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, điều hành Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp dưới trực thuộc, tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao;
b) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là chức danh tư pháp, đồng thời là chức vụ lãnh đạo, quản lý; có trách nhiệm giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phụ trách, chỉ đạo một số đơn vị, lĩnh vực công tác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Năng lực và kinh nghiệm công tác
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh:
- Có khả năng tham mưu, lãnh đạo, quản lý và triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của ngành Kiểm sát nhân dân và nhiệm vụ chính trị địa phương;
- Có khả năng tổ chức nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đề án, văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất các giải pháp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành ở địa phương;
- Có khả năng tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành; quy tụ, đoàn kết công chức, người lao động thuộc quyền quản lý; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
b) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh:
- Có khả năng tham mưu, quản lý và triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của ngành Kiểm sát nhân dân và nhiệm vụ được phân công;
- Có khả năng nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đề án, văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất các giải pháp thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân công;
- Có khả năng điều hành, đoàn kết công chức, người lao động thuộc quyền quản lý và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Hiểu biết
a) Về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại của đất nước và địa phương;
b) Có khả năng tham gia xây dựng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành kiểm sát;
c) Nắm vững công tác chuyên môn và quản lý, chỉ đạo, điều hành.
4. Trình độ và điều kiện khác
a) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật trở lên;
b) Có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên chính trở lên, kiến thức an ninh quốc phòng theo quy định;
c) Có trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định.
1. Vị trí, chức trách
a) Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là chức vụ lãnh đạo, quản lý; có trách nhiệm quản lý, điều hành Viện nghiệp vụ và các phòng trực thuộc; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao;
b) Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương là chức vụ lãnh đạo, quản lý; có trách nhiệm giúp Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương phụ trách một số phòng, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công hoặc ủy quyền, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương, trước lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
2. Năng lực và kinh nghiệm công tác
a) Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao:
- Có khả năng tham mưu trong công tác quản lý và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
- Có khả năng nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, hướng dẫn nghiệp vụ, tham gia xây dựng đề án, văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng chương trình công tác của Viện nghiệp vụ, đề xuất các giải pháp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
- Có khả năng quản lý, điều hành; đoàn kết công chức, người lao động thuộc quyền quản lý; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
b) Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ và tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao:
- Có khả năng tham mưu trong công tác quản lý và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện nghiệp vụ và tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
- Có khả năng nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đề án, văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất các giải pháp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện nghiệp vụ theo sự phân công;
- Có khả năng quản lý, đoàn kết công chức, người lao động trong đơn vị; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Hiểu biết
a) Về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành kiểm sát;
b) Nắm vững công tác chuyên môn và kiến thức quản lý.
4. Trình độ và điều kiện khác
a) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định.
Điều 7. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương
1. Vị trí, chức trách
a) Trưởng phòng: là chức vụ lãnh đạo, quản lý, có trách nhiệm tham mưu, giúp lãnh đạo đơn vị thực hiện các nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao;
b) Phó Trưởng phòng: là chức vụ lãnh đạo, quản lý, có trách nhiệm giúp Trưởng phòng quản lý, theo dõi một số nhiệm vụ theo sự phân công hoặc ủy quyền của Trưởng phòng và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và pháp luật về nhiệm vụ được giao.
2. Năng lực và kinh nghiệm công tác
a) Trưởng phòng
- Có khả năng tham mưu, đề xuất việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của phòng;
- Có khả năng nghiên cứu, tham gia xây dựng đề án, văn bản quy phạm pháp luật, đê xuất xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của đơn vị;
- Có khả năng quản lý, đoàn kết công chức, viên chức, người lao động trong phòng và phối hợp với các đơn vị, cá nhân có liên quan.
b) Phó Trưởng phòng
- Có khả năng tham mưu, đề xuất, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ của phòng;
- Có khả năng nghiên cứu, tham gia xây dựng đề án, văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của phòng;
- Có khả năng quản lý, đoàn kết công chức, viên chức, người lao động trong phòng và phối hợp với các đơn vị, cá nhân có liên quan.
3. Hiểu biết
a) Về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành kiểm sát;
b) Nắm vững công tác chuyên môn và có kiến thức quản lý.
4. Trình độ và điều kiện khác
a) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật trở lên hoặc đại học chuyên ngành khác trở lên phù hợp với vị trí bổ nhiệm;
b) Có trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định.
Điều 8. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
1. Vị trí, chức trách
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là chức danh tư pháp, đồng thời là chức vụ lãnh đạo, quản lý; có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, điều hành Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao;
b) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là chức danh tư pháp, đồng thời là chức vụ lãnh đạo, quản lý, có trách nhiệm giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện quản lý phòng hoặc bộ phận công tác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.
2. Năng lực và kinh nghiệm công tác
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện:
- Có khả năng triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân và nhiệm vụ chính trị địa phương;
- Có khả năng tổ chức nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đề xuất các giải pháp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành ở địa phương;
- Có khả năng quản lý, chỉ đạo, điều hành và trực tiếp thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; quy tụ, đoàn kết công chức, người lao động thuộc quyền quản lý; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
b) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện:
- Có khả năng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân và nhiệm vụ chính trị địa phương;
- Có khả năng nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành ở địa phương;
- Có khả năng quản lý và trực tiếp thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; đoàn kết công chức, người lao động trong đơn vị; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Hiểu biết
a) Về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành kiểm sát;
b) Nắm vững công tác chuyên môn và có kiến thức quản lý.
4. Trình độ và điều kiện khác
a) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định.
Điều 9. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại các điều 75, 80 hoặc Điều 81 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
2. Có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị, chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp.
3. Có trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định.
Điều 10. Kiểm sát viên cao cấp
1. Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại các điều 75, 79 hoặc Điều 81 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
2. Có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị, chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp.
3. Có trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định.
Điều 11. Điều tra viên cao cấp
1. Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 92 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và quy định của pháp luật về cơ quan điều tra hình sự.
2. Có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị, chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp.
3. Có trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định.
Điều 12. Kiểm tra viên cao cấp
1. Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 90 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và quy định của pháp luật về Kiểm tra viên.
2. Có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị, chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp.
3. Có trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định.
Điều 13. Kiểm sát viên trung cấp
1. Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại các điều 75, 78 hoặc Điều 81 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
2. Có trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định.
Điều 14. Điều tra viên trung cấp
1. Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 92 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và quy định của pháp luật về cơ quan điều tra hình sự.
2. Có trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định.
1. Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 90 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và quy định của pháp luật về Kiểm tra viên.
2. Có trình độ quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên chính.
3. Có trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định.
1. Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại các điều 75, 77 hoặc Điều 81 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
2. Có trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định.
1. Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 92 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và quy định của pháp luật về cơ quan điều tra hình sự.
2. Có trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định.
1. Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 90 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và quy định của pháp luật về Kiểm tra viên.
2. Có trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định.
1. Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức quán triệt và thực hiện Quy định này; trên cơ sở quy hoạch, thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển công chức, viên chức và người lao động.
2. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị thuộc Viên kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, thực hiện quy hoạch và bổ nhiệm công chức, viên chức, người lao động theo Quy định này.
1. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Các quy định trước đây trái với Quy định này đều bị bãi bỏ.
- 1Quyết định 2850/QĐ-BTP năm 2019 sửa đổi Quyết định 1066/QĐ-BTP về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp
- 2Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp
- 3Thông tư 10/2019/TT-BTP quy định về tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Quyết định 26/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và chức danh tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 1Luật cán bộ, công chức 2008
- 2Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 3Luật viên chức 2010
- 4Hiến pháp 2013
- 5Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
- 6Quyết định 2850/QĐ-BTP năm 2019 sửa đổi Quyết định 1066/QĐ-BTP về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp
- 7Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp
- 8Thông tư 10/2019/TT-BTP quy định về tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Quyết định 04/QĐ-VKSTC-V15 năm 2015 quy định về tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và chức danh tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 04/QĐ-VKSTC-V15
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/12/2015
- Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: Nguyễn Hòa Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2016
- Ngày hết hiệu lực: 10/02/2020
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực