Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2014/QĐ-UBND | Yên Bái, ngày 22 tháng 01 năm 2014 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Nghị định 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định số 16/2009/NĐ-CP ngày 16/02/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VPCP-BNV ngày 26/01/2011 Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của bộ phận kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Triển khai thực hiện Quyết định số 1897/QĐ-UBND ngày 06/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc chuyển Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính từ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh sang Sở Tư pháp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 66/TTr-STP ngày 31/12/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 09/4/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 22/01/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh, cách tính thời gian
1. Quy định này quy định về việc lập Chương trình xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (sau đây viết tắt là QPPL) hàng năm của Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh; Chương trình xây dựng dự thảo văn bản QPPL của Uỷ ban nhân dân tỉnh; trình tự, thủ tục soạn thảo, lấy ý kiến tham gia, thẩm định, ban hành đối với các dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân do các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân cấp huyện được phân công soạn thảo.
2. Thời gian, ngày được nêu trong Quy định này được hiểu là thời gian, ngày làm việc, không tính ngày lễ, ngày tết và ngày nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động.
Điều 2. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
Văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân là văn bản do Hội đồng nhân dân ban hành theo hình thức nghị quyết, Uỷ ban nhân dân ban hành theo hình thức quyết định, chỉ thị được đảm bảo các yếu tố sau:
1. Được ban hành theo trình tự, thủ tục quy định của Luật và Quy định này.
2. Là văn bản có chứa các qui tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng, có hiệu lực trong phạm vi địa phương;
3. Được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Uỷ ban nhân dân phân công các cơ quan chuyên môn soạn thảo dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị. Cơ quan soạn thảo chịu trách nhiệm về nội dung, tính khả thi của văn bản và có nhiệm vụ:
1. Khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội ở địa phương; Nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản có liên quan của cơ quan Nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và các thông tin, tư liệu có liên quan đến dự thảo;
2. Chuẩn bị đề cương; xây dựng và chỉnh lý dự thảo; xác định văn bản, chương, điều, khoản, điểm dự kiến sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ;
3. Tổ chức lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản trong phạm vi địa phương theo quy định tại Chương IV Quy định này;
4. Xây dựng Tờ trình và tập hợp tài liệu liên quan đến dự thảo. Tờ trình phải nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản, quá trình xây dựng dự thảo, nội dung chính của dự thảo, những vần đề cần xin ý kiến chỉ đạo và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau (nếu có);
5. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan soạn thảo mời cơ quan thẩm định tham gia vào quá trình soạn thảo văn bản;
6. Gửi đầy đủ hồ sơ thẩm định theo quy định tại Điều 19 Quy định này;
7. Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến dự thảo theo yêu cầu của cơ quan thẩm định.
Điều 4. Cơ quan thẩm định dự thảo văn bản
1. Cấp tỉnh: Sở Tư pháp là cơ quan có trách nhiệm thực hiện việc thẩm định đối với các dự thảo văn bản QPPL là nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh do các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân tỉnh soạn thảo.
2. Cấp huyện: Phòng Tư pháp là cơ quan có trách nhiệm thực hiện việc thẩm định đối với các dự thảo văn bản QPPL là quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 5.Nguyên tắc thẩm định dự thảo văn bản QPPL
Việc thẩm định dự thảo văn bản QPPL phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
1. Bảo đảm tính khách quan và khoa học;
2. Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, thời hạn được quy định tại Luật Ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và tại Quy định này.
3. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức liên quan.
Điều 6. Xây dựng văn bản dự báo, đánh giá sơ bộ tác động của văn bản QPPL dự kiến ban hành
1. Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ vào các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành mình, khi lập dự kiến đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân, cần xây dựng văn bản dự báo đánh giá sơ bộ tác động đối với các lĩnh vực cần điều chỉnh của văn bản QPPL dự kiến ban hành, gửi Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh và Sở Tư pháp.
2. Văn bản lập dự báo đánh giá sơ bộ tác động của văn bản QPPL dự kiến ban hành gồm các nội dung sau:
a) Sự cần thiết ban hành văn bản;
b) Đối tượng, phạm vi điều chỉnh;
c) Sự phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng;
d) Tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật hiện hành và tính khả thi của văn bản;
đ) Dự báo tác động kinh tế - xã hội và dự kiến nguồn nhân lực bảo đảm thi hành và điều kiện đảm bảo cho việc soạn thảo văn bản;
e) Những quan điểm, nội dung chính của văn bản và các nội dung khác có liên quan.
g) Bản đánh giá tác động về thủ tục hành chính đối với dự thảo Quyết định có liên quan đến thủ tục hành chính.
LẬP CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Mục 1. LẬP CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NGHỊ QUYẾT
Điều 7. Lập dự kiến Chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh và các cơ quan khác căn cứ vào các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành mình, lập dự kiến đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh trong năm sau gửi đến Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh và Sở Tư pháp trước ngày 01 tháng 10 hàng năm.
2. Dự kiến đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân bao gồm các nội dung quy định tại khoản 2 điều 6 Quy định này.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị xây dựng nghị quyết của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh và các cơ quan khác, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Tài chính lập dự thảo Dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
4. Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm gửi Dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh thông qua đến Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh trước ngày 30 tháng 10 hàng năm.
Điều 8. Điều chỉnh Chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Trong trường hợp xét thấy cần phải bổ sung xây dựng văn bản hoặc không thể đảm bảo tiến độ và chất lượng soạn thảo hoặc không cần thiết phải ban hành văn bản, cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân tỉnh và các cơ quan khác có thể đề nghị điều chỉnh, bổ sung văn bản hoặc đưa văn bản ra khỏi Chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đã được phê duyệt.
2. Cơ quan đề nghị điều chỉnh, bổ sung văn bản hoặc đưa văn bản ra khỏi Chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh phải có Tờ trình gửi Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân tỉnh. Tờ trình phải nêu rõ lý do điều chỉnh Chương trình, trường hợp đề nghị bổ sung văn bản vào Chương trình thì tờ trình phải nêu đầy đủ nội dung quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy định này.
LẬP CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG QUYẾT ĐỊNH, CHỈ THỊ
Điều 9. Lập dự kiến và phê duyệt Chương trình xây dựng Quyết định, Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân tỉnh
1. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan khác căn cứ vào các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành mình, lập dự kiến đề nghị xây dựng quyết định, chỉ thị sẽ ban hành trong năm sau gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tư pháp để tổng hợp trước ngày 01 tháng 12 hàng năm.
2. Dự kiến đề nghị xây dựng quyết định, chỉ thị bao gồm các nội dung quy định tại khoản 2 điều 6 Quy định này.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị xây dựng quyết định, chỉ thị, Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh tổng hợp, soạn thảo dự thảo Chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân tỉnh năm sau.
4. Trên cơ sở dự thảo Chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị do Sở Tư pháp soạn thảo, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài Chính, Sở Nội vụ và các sở, ngành có liên quan tổ chức Hội nghị thảo luận.
5. Căn cứ vào kết quả của Hội nghị thảo luận, Ủy ban nhân dân tỉnh họp thông qua tại phiên họp tháng 1 hàng năm để quyết định Chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trong năm.
Điều 10. Điều chỉnh Chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân tỉnh
1. Trong trường hợp xét thấy không bảo đảm tiến độ và chất lượng soạn thảo hoặc không cần thiết phải ban hành văn bản nữa hoặc do phát sinh nhu cầu ban hành văn bản, cơ quan đã đề nghị xây dựng quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân tỉnh có thể đề nghị đưa ra khỏi Chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân tỉnh văn bản đã dự kiến hoặc bổ sung văn bản vào Chương trình.
2. Cơ quan đề nghị điều chỉnh bổ sung văn bản hoặc đưa văn bản ra khỏi Chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân tỉnh phải xây dựng Tờ trình gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh và Sở Tư pháp. Tờ trình phải nêu rõ lý do điều chỉnh Chương trình, trường hợp đề nghị bổ sung văn bản vào Chương trình thì văn bản trình phải nêu đầy đủ nội dung quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy định này.
3. Căn cứ vào đề nghị điều chỉnh Chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị và yêu cầu quản lý nhà nước của địa phương, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, các cơ quan có liên quan dự kiến điều chỉnh Chương trình và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định tại phiên họp gần nhất.
TRÌNH TỰ SOẠN THẢO NGHỊ QUYẾT, QUYẾT ĐỊNH VÀ CHỈ THỊ
Điều 11. Soạn thảo dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện
1. Việc soạn thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện theo trình tự sau:
a) Khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội ở địa phương liên quan đến dự thảo; nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên;
b) Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan đến dự thảo;
c) Chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự thảo; xác định văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản dự kiến sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ;
d) Tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản trong phạm vi địa phương; tập hợp và nghiên cứu tiếp thu ý kiến để chỉnh lý dự thảo;
đ) Chuẩn bị Tờ trình và tài liệu liên quan đến dự thảo. Tờ trình phải nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản, quá trình xây dựng dự thảo, nội dung chính của dự thảo, những vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau (nếu có);
e) Giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định.
2. Cơ quan soạn thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm:
a) Chịu trách nhiệm trước Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chất lượng của dự thảo và tiến độ soạn thảo;
b) Tổ chức xây dựng kế hoạch soạn thảo; tổ chức họp, thảo luận về dự thảo;
c) Chỉ đạo chuẩn bị đề cương, xây dựng và chỉnh lý dự thảo;
d) Định kỳ báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân về tiến độ xây dựng dự thảo và kịp thời xin ý kiến về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, những vấn đề phát sinh trong quá trình soạn thảo;
đ) Căn cứ vào nội dung dự thảo, quyết định việc đăng tải dự thảo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương hoặc trên trang thông tin điện tử của tỉnh để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến;
e) Chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến về dự thảo.
Điều 12. Soạn thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công và chỉ đạo việc soạn thảo.
2. Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan, của nhân dân tại các thôn, làng, bản, tổ dân phố về dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị.
3. Công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã có trách nhiệm trình bày ý kiến đối với dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị về những vấn đề sau đây:
a) Sự cần thiết ban hành văn bản;
b) Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản;
c) Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật;
d) Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.
4. Tổ chức, cá nhân được phân công soạn thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp thu ý kiến, chỉnh lý dự thảo văn bản.
1. Trong trường hợp soạn thảo văn bản có nội dung phức tạp hoặc liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, điều chỉnh những vấn đề mới, thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo có thể quyết định việc thành lập Tổ soạn thảo văn bản để mời thêm các chuyên gia, đại diện các cơ quan chuyên môn, tổ chức có liên quan tham gia Tổ soạn thảo.
2. Tổ soạn thảo thực hiện các nhiệm vụ:
a) Đánh giá các văn bản QPPL hiện hành có liên quan đến dự thảo; khảo sát đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự thảo;
b) Nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan đến dự thảo;
c) Xây dựng đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự thảo;
d) Chuẩn bị tờ trình và tài liệu có liên quan đến dự thảo.
3. Tổ soạn thảo tự giải thể và chấm dứt hoạt động khi dự thảo văn bản được Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thông qua.
LẤY Ý KIẾN THAM GIA ĐỐI VỚI DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT, QUYẾT ĐỊNH, CHỈ THỊ
1. Căn cứ tính chất và nội dung của dự thảo, cơ quan soạn thảo có trách nhiệm gửi dự thảo đến các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan để lấy ý kiến tham gia hoặc tổ chức lấy ý kiến tham gia của cán bộ và nhân dân trên địa bàn trước khi gửi thẩm định.
2. Trường hợp dự thảo văn bản có nội dung quan trọng, có tính chất phức tạp thì cơ quan soạn thảo có thể tổ chức lấy ý kiến tham gia nhiều lần.
3. Đối với dự thảo văn bản có nội dung quy định về thủ tục hành chính, cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi dự thảo đến phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Sở Tư pháp để lấy ý kiến tham gia. Hồ sơ, trình tự thủ tục và thời gian lấy ý kiến tham gia thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính.
Điều 15. Hồ sơ lấy ý kiến tham gia
Hồ sơ lấy ý kiến tham gia bao gồm:
1. Công văn đề nghị tham gia ý kiến của cơ quan soạn thảo.
2. Dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị (ghi rõ dự thảo lần thứ mấy) và dự thảo văn bản được ban hành kèm theo (nếu có).
3. Dự thảo tờ trình đề nghị ban hành văn bản.
4. Bản thuyết minh nội dung của dự thảo nêu rõ mục đích, lý do và sự cần thiết ban hành văn bản; cơ sở pháp lý ban hành văn bản; đối tượng, phạm vi điều chỉnh; những quan hệ mới cần điều chỉnh và cách thức điều chỉnh những quan hệ đó; dự kiến các văn bản quy phạm pháp luật hoặc điều, khoản của văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực.
5. Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Điều 16. Nội dung cần tham gia ý kiến
Cơ quan được đề nghị tham gia ý kiến có trách nhiệm tham gia ý kiến vào các nội dung sau:
1. Sự cần thiết ban hành văn bản; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản.
2. Tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của văn bản trong hệ thống pháp luật hiện hành.
3. Nội dung văn bản.
4. Hình thức, bố cục văn bản.
Điều 17. Thời hạn lấy ý kiến tham gia
1. Đối với cấp tỉnh: Chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự thảo xin ý kiến tham gia của cơ quan chủ trì soạn thảo, các cơ quan được đề nghị tham gia ý kiến có trách nhiệm gửi ý kiến tham gia bằng văn bản đến cơ quan chủ trì soạn thảo. Trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản thì thời hạn lấy ý kiến là 7 ngày kể từ ngày đối tượng nhận được dự thảo văn bản theo quy định tại Điều 37 Luật Ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
2. Đối với cấp huyện: Chậm nhất là 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự thảo xin ý kiến tham gia của cơ quan chủ trì soạn thảo, các cơ quan được đề nghị tham gia ý kiến có trách nhiệm gửi ý kiến tham gia bằng văn bản đến cơ quan chủ trì soạn thảo. Trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản thì thời hạn lấy ý kiến là 5 ngày kể từ ngày đối tượng nhân được dự thảo văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
3. Đối với dự thảo văn bản có quy định về thủ tục hành chính, thời hạn lấy ý kiến tham gia được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THẨM ĐỊNH DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT, QUYẾT ĐỊNH, CHỈ THỊ
Điều 18. Tiếp nhận hồ sơ thẩm định
1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thẩm định.
a) Cơ quan thẩm định có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thẩm định theo quy định tại Điều 19 Quy định này.
b) Cơ quan thẩm định không tiếp nhận hồ sơ gửi thẩm định nếu hồ sơ không đảm bảo đầy đủ các thủ tục theo quy định tại Điều 19 Quy định này.
2. Bổ sung hồ sơ thẩm định:
a) Trong trường hợp hồ sơ thẩm định còn thiếu theo quy định, cơ quan thẩm định có quyền yêu cầu cơ quan soạn thảo bổ sung hồ sơ thẩm định.
b) Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm bổ sung hồ sơ thẩm định trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu bổ sung hồ sơ của cơ quan thẩm định.
c) Thời gian thẩm định được tính từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ.
Điều 19. Hồ sơ đề nghị thẩm định
1. Hồ sơ đề nghị thẩm định dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị (sau đây gọi là hồ sơ thẩm định) do cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân được phân công soạn thảo chuẩn bị và phải gửi 02 bộ đến cơ quan thẩm định cùng cấp để thẩm định.
2. Hồ sơ thẩm định bao gồm các loại tài liệu sau:
a) Công văn đề nghị thẩm định của cơ quan soạn thảo dự thảo văn bản;
b) Dự thảo tờ trình của Uỷ ban nhân dân đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua nghị quyết; dự thảo tờ trình của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị soạn thảo dự thảo đề nghị Ủy ban nhân dân ban hành quyết định, chỉ thị; Nội dung Tờ trình phải nêu rõ: sự cần thiết phải ban hành văn bản; quá trình soạn thảo; việc lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, nội dung nào đã thống nhất, nội dung nào chưa thống nhất cần xin ý kiến.
c) Dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị (ghi rõ dự thảo lần thứ mấy) và dự thảo văn bản được ban hành kèm theo (nếu có);
d) Bản tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan, đơn vị về dự thảo văn bản và Bản sao ý kiến tham gia của các cơ quan, đơn vị về dự thảo văn bản; Bản đánh giá tác động về thủ tục hành chính và văn bản đóng góp ý kiến tham gia về thủ tục hành chính đối với dự thảo văn bản có thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Bản tổng hợp ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản (nếu có); Bản giải trình nêu rõ lý do về việc tiếp thu hoặc không tiếp thu ý kiến góp ý vào dự thảo (nếu có);
đ) Các chủ trương, chính sách của Đảng và văn bản QPPL liên quan trực tiếp đến nội dung, là căn cứ để xây dựng, ban hành văn bản;
e) Văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý cho xây dựng, ban hành đối với dự thảo văn bản không có trong Chương trình xây dựng văn bản QPPL trình Hội đồng nhân dân tỉnh và Chương trình xây dựng văn bản QPPL của Ủy ban nhân dân tỉnh;
g) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
3. Các tài liệu quy định tại điểm b, c và d khoản 2 điều này phải được cơ quan chủ trì soạn thảo đóng dấu lên góc trái của trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan ban hành và dấu giáp lai giữa các trang.
Điều 20. Nội dung thẩm định dự thảo văn bản QPPL
1. Sự cần thiết ban hành văn bản.
2. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh.
3. Tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ, có thể đưa ra ý kiến về tính khả thi của văn bản. Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân còn phải phù hợp với Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
4. Trình tự, thủ tục soạn thảo dự thảo văn bản QPPL.
5. Kỹ thuật trình bày, ngôn ngữ pháp lý của dự thảo.
6. Phương án xử lý những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.
7. Đối với dự thảo có quy định về thủ tục hành chính, ngoài việc thực hiện thẩm định các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này, cơ quan thẩm định còn phải tiến hành thẩm định thêm các nội dung của dự thảo văn bản quy định tại khoản 4 Điều 1, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính.
Điều 21. Tổ chức thẩm định dự thảo
1. Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan thẩm định có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu dự thảo, đối chiếu với các văn bản pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên để đánh giá về nội dung của dự thảo theo quy định tại Điều 20 Quy định này.
2. Đối với dự thảo có nội dung chưa rõ hoặc có nhiều vấn đề còn có ý kiến khác nhau, cơ quan thẩm định đề nghị cơ quan soạn thảo thuyết trình dự thảo hoặc cung cấp thêm thông tin và tài liệu có liên quan đến dự thảo; trong trường hợp cần thiết cơ quan thẩm định có thể mời đại diện cơ quan soạn thảo và đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan khác để thảo luận, trao đổi ý kiến trước khi xây dựng báo cáo thẩm định.
Điều 22. Gửi hồ sơ, thời hạn thẩm định dự thảo
1. Chậm nhất 15 ngày đối với cấp tỉnh, 10 ngày đối với cấp huyện, trước khi UBND họp để thông qua dự thảo, cơ quan soạn thảo văn bản có trách nhiệm gửi hồ sơ dự thảo văn bản đến cơ quan thẩm định cùng cấp để thẩm định.
2. Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thẩm định dự thảo văn bản và gửi báo cáo thẩm định đến UBND cùng cấp, đồng gửi cơ quan soạn thảo trong thời hạn 08 ngày đối với cấp tỉnh, 05 ngày đối với cấp huyện.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TRÌNH KÝ BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH, CHỈ THỊ
Điều 23. Hồ sơ dự thảo văn bản trình Ủy ban nhân dân
1. Sau khi dự thảo văn bản QPPL đã được cơ quan Tư pháp thẩm định, chậm nhất là 05 ngày đối với cấp tỉnh, 03 ngày đối với cấp huyện trước ngày Ủy ban nhân dân họp, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm gửi hồ sơ tới Văn phòng Ủy ban nhân dân và cơ quan thẩm định để trình Ủy ban nhân dân thông qua.
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình của thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo đề nghị ban hành văn bản và giải trình những nội dung cơ bản của dự thảo;
b) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã được chỉnh lý;
c) Văn bản thẩm định của cơ quan Tư pháp;
d) Bản tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ, quan đơn vị có liên quan;
đ) Văn bản giải trình về việc không nhất trí với ý kiến của cơ quan thẩm định dự thảo và ý kiến tham gia của cơ quan liên quan khác (nếu có);
e) Các tài liệu có liên quan khác (nếu có).
Điều 24. Thủ tục trình, ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Căn cứ vào chương trình làm việc của Ủy ban nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trình hồ sơ dự thảo để Ủy ban nhân dân xem xét thông qua.
2. Trường hợp xét thấy hồ sơ dự thảo hoặc nội dung dự thảo cần chỉnh sửa, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, đồng thời trao đổi, thống nhất bằng văn bản với cơ quan soạn thảo văn bản và cơ quan thẩm định văn bản để điều chỉnh dự thảo.
3. Sau khi tập thể thành viên Ủy ban nhân dân nhất trí thông qua dự thảo văn bản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thay mặt Ủy ban nhân dân ký ban hành văn bản.
Điều 25. Ban hành văn bản trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp.
Việc xây dựng, ban hành văn bản QPPL là quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp được thực hiện theo quy định tại Điều 47 và 48 của Luật Ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
Điều 26. Ghi số, ngày ban hành; đóng dấu; sao gửi, lưu trữ và đưa tin văn bản QPPL đã ban hành.
Ngay sau khi văn bản QPPL được Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký ban hành, Văn phòng Ủy ban nhân dân có trách nhiệm ghi số, ngày, tháng, năm ban hành vào văn bản, đóng dấu lên chữ ký; thực hiện việc sao, gửi, niêm yết, đăng Công báo, lưu trữ và đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại Điều 8 Luật Ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
1. Kinh phí hỗ trợ công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTP-BTC ngày 16/3/2013 của liên Bộ Tư pháp, Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
2. Sở Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch hỗ trợ kinh phí phục vụ công tác xây dựng, ban hành văn bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
1. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
2. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh và các cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ cụ thể thuộc lĩnh vực chuyên môn ngành mình có trách nhiệm:
a) Lập dự kiến Chương trình ban hành văn bản QPPL của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trong năm sau;
b) Thực hiện nghiêm túc trình tự, thủ tục xây dựng văn bản QPPL theo Quy định này;
c) Sử dụng và thực hiện kinh phí hỗ trợ công tác xây dựng, ban hành văn bản theo đúng quy định của pháp luật.
3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo việc triển khai, thực hiện công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL tại địa phương mình theo quy định của pháp luật và Quy định này.
Điều 29. Trong quá trình thực hiện, Quy định này có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế khi có văn bản hướng dẫn hoặc điều chỉnh của cơ quan nhà nước cấp trên./.
- 1Quyết định 07/2012/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 2Quyết định 45/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật kèm theo Quyết định 45/2011/QĐ-UBND do tỉnh Bình Phước ban hành
- 3Nghị quyết 12/NQ-HĐND năm 2013 Chương trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau
- 4Quyết định 55/QĐ-UBND về Chương trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình năm 2014
- 5Quyết định 1371/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân quận Gò Vấp (ban hành trước ngày 25/04/2009) và Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
- 6Quyết định 01/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 06/2012/QĐ-UBND về Quy chế soạn thảo và ban hành văn bản Quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 7Nghị quyết 70/2013/NQ-HĐND về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành nghị quyết quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 8Quyết định 33/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 17/2013/QĐ-UBND về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
- 9Quyết định 18/2014/QĐ-UBND sửa đổi trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh kèm theo Quyết định 67/2011/QĐ-UBND
- 10Quyết định 31/2017/QĐ-UBND về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 11Quyết định 165/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần năm 2018
- 12Quyết định 297/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 07/2012/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 2Quyết định 31/2017/QĐ-UBND về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 3Quyết định 165/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần năm 2018
- 4Quyết định 297/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Nghị định 91/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị định 14/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- 5Nghị định 13/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 6Nghị định 16/2009/NĐ-CP sửa đổi Khoản 2 Điều 8 Nghị định 13/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 7Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 8Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-VPCP-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của bộ phận kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Văn phòng Chính phủ - Bộ Nội vụ ban hành
- 9Thông tư liên tịch 47/2012/TTLT-BTC-BTP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 10Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 11Quyết định 45/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật kèm theo Quyết định 45/2011/QĐ-UBND do tỉnh Bình Phước ban hành
- 12Nghị quyết 12/NQ-HĐND năm 2013 Chương trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau
- 13Quyết định 55/QĐ-UBND về Chương trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình năm 2014
- 14Quyết định 1371/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân quận Gò Vấp (ban hành trước ngày 25/04/2009) và Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
- 15Quyết định 01/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 06/2012/QĐ-UBND về Quy chế soạn thảo và ban hành văn bản Quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 16Nghị quyết 70/2013/NQ-HĐND về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành nghị quyết quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 17Quyết định 33/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 17/2013/QĐ-UBND về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
- 18Quyết định 18/2014/QĐ-UBND sửa đổi trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh kèm theo Quyết định 67/2011/QĐ-UBND
Quyết định 03/2014/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- Số hiệu: 03/2014/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/01/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
- Người ký: Phạm Duy Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/02/2014
- Ngày hết hiệu lực: 15/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra