- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Thông tư 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 4Luật giao thông đường bộ 2008
- 5Thông tư 16/2009/TT-BXD sửa đổi Thông tư 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 6Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 7Thông tư 39/2011/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2014/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 10 tháng 01 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, hướng dẫn quản lý đường đô thị; Thông tư số 16/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TẠM THỜI MỘT PHẦN LÒNG ĐƯỜNG, HÈ PHỐ KHÔNG VÌ MỤC ĐÍCH GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
1. Quy định này quy định quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trong khu vực đô thị không vì mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh.
2. Những hoạt động khác có liên quan đến sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố đô thị không quy định trong Quy định này thì thực hiện theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ; Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, hướng dẫn quản lý đường đô thị; Thông tư số 16/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trong đô thị trên địa bàn tỉnh không vì mục đích giao thông.
Điều 3. Các hoạt động sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông
1. Tổ chức hoạt động văn hóa, xã hội.
2. Tổ chức cưới, hỏi, lễ tang của các hộ gia đình sinh sống dọc tuyến phố.
3. Tập kết trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng phục vụ thi công công trình.
4. Tập kết rác thải để trung chuyển.
5. Điểm đỗ xe, trông giữ xe.
6. Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo.
7. Lắp đặt kiốt, mái che.
8. Kinh doanh buôn, bán hàng hóa, dịch vụ.
9. Sử dụng một phần hè phố lắp đặt công trình ngầm, công trình nổi; một phần lòng đường lắp đặt công trình ngầm dưới lòng đường trong phạm vi chỉ giới xây dựng của đường đô thị.
10. Đào vỉa hè, lòng đường để thi công lắp đặt, xây dựng công trình ngầm, công trình nổi.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý và sử dụng tạm thời một phần hè phố không vì mục đích giao thông
1. Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông, không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
2. Hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp dưới đây:
a) Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước: thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 30 ngày; trường hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Bộ Giao thông vận tải (đối với quốc lộ) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các hệ thống đường địa phương) chấp thuận;
b) Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình: thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ;
c) Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình: thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ;
d) Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá thời gian tổ chức hoạt động văn hóa đó;
đ) Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình: thời gian sử dụng từ 22h00 đêm ngày hôm trước đến 6h00 giờ sáng ngày hôm sau;
e) Kinh doanh buôn, bán hàng hóa, dịch vụ; thời gian sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh do cơ quan cấp phép quy định đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của từng tuyến phố.
3. Vị trí hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
a) Hè phố được sử dụng tạm thời không vì mục đích giao thông phải có bề rộng lớn hơn hoặc bằng 03 mét, phần hè phố còn lại sử dụng cho người đi bộ tối thiểu không được nhỏ hơn 1,5 mét;
b) Hè phố có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời.
Điều 5. Nguyên tắc quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vì mục đích giao thông
1. Phần lòng đường được phép sử dụng tạm thời phải kẻ vạch hoặc có biển báo hiệu để phân biệt với phần lòng đường dành cho các loại phương tiện tham gia giao thông. Phần hè phố được phép sử dụng tạm thời phải kẻ vạch để phân biệt phần hè phố dành cho người đi bộ trên cơ sở đo đạc khảo sát chi tiết đối với từng tuyến đường, từng tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có nhu cầu sử dụng.
Việc kẻ vạch hoặc lắp đặt biển báo hiệu để phân biệt với phần lòng đường dành cho các loại phương tiện tham gia giao thông do đơn vị đang trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện.
2. Việc sử dụng tạm thời lòng đường trên các tuyến đường, đoạn đường không vì mục đích giao thông phải bảo đảm:
a) Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao thông không được gây mất trật tự, an toàn giao thông;
b) Lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp:
- Điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội, cưới, hỏi, lễ tang: thời gian sử dụng tạm thời lòng đường không quá thời gian tổ chức hoạt động đó;
- Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị: thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
- Điểm đỗ xe taxi.
c) Vị trí lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
- Không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị;
- Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cho một chiều đi;
- Lòng đường có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời.
3. Phạm vi sử dụng tạm thời một phần lòng đường để thi công công trình ngầm phải đảm bảo phần mặt đường còn lại đủ bố trí một làn xe (³ 3,5m). Trong trường hợp phạm vi không đảm bảo đủ bề rộng mặt đường để các phương tiện giao thông qua lại an toàn phải phân làn giao thông theo quy định.
Điều 6. Các điều kiện khi sử dụng một phần lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông
1. Không được sử dụng lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông tại các vị trí sau:
- Khu vực trụ sở các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trường học và các đơn vị lực lượng vũ trang;
- Các khu vực công viên, tượng đài, công trình công cộng, di tích lịch sử, văn hoá;
- Các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
- Trên cầu, gầm cầu vượt;
- Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
- Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 05 (năm) mét tính từ mép đường giao nhau;
- Nơi dừng của xe buýt.
2. Nghiêm cấm các hoạt động khi sử dụng một phần lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông:
- Tự ý cắm cọc, chăng dây, rào chắn dưới lòng đường, trên hè phố; gây cản trở lối đi cho người đi bộ khi sang đường;
- Tự ý xây dựng, đào bới lòng đường, hè phố;
- Tự ý mở đường nhánh hoặc đấu nối trái phép vào lòng đường, hè phố;
- Tự ý sử dụng lòng đường, hè phố để họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày hàng hóa, vật liệu không đúng nơi quy định. Đối với các tuyến phố được phép sử dụng một phần hè phố để kinh doanh, buôn bán cấm không được chăng dây, căng lều, bạt làm mất mỹ quan đô thị;
- Đổ rác, phế thải và các hành vi gây mất vệ sinh môi trường đô thị;
- Lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp vào nhà và công trình bên đường, biển quảng cáo, trang trí, đường dây trái phép;
- Xây dựng các công trình trái phép;
- Trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác trên lòng đường, hè phố không có giấy phép; để xe đạp, xe máy, ô tô không đúng nơi quy định.
Điều 7. Sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào hoạt động văn hóa, xã hội
Thời gian sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố không kéo dài quá 48 giờ kể từ khi bắt đầu khai mạc. Cơ quan tổ chức hoạt động văn hóa, xã hội phải liên hệ với cơ quan cấp phép trước ngày diễn ra hoạt động ít nhất 10 ngày để được hướng dẫn, thống nhất bằng văn bản về phương án bảo đảm an toàn giao thông; Cơ quan tổ chức hoạt động văn hóa, xã hội không thực hiện đúng phương án bảo đảm an toàn giao thông đã được thống nhất để xảy ra mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố làm điểm đỗ xe, trông giữ xe
1. Trường hợp sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố để làm bãi đỗ xe, trông giữ xe phải bảo đảm các nguyên tắc quản lý và sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông quy định tại Khoản 1, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Khoản 2, Khoản 3, Điều 4 và Khoản 1, Khoản 2, Điều 5 Quy định này và các quy định sau:
a) Các vị trí để xe đạp, xe gắn máy, mô tô tạm thời trên hè phố phải nằm phía bên ngoài của hè phố, cách mép hè phố tối thiểu 0,2 mét.
Xe đạp, xe gắn máy, mô tô phải xếp thành hàng song song, chéo tối đa 45 độ, đầu xe quay ra phía lòng đường theo hướng chiều xe chạy.
b) Các vị trí, khu vực đỗ ô tô tạm thời dưới lòng đường phải nằm sát mép ngoài hè phố.
Ô tô đỗ phải xếp thành hàng song song, chéo tối đa 45 độ, đầu xe quay ra phía lòng đường theo hướng chiều xe chạy.
c) Các điểm, vị trí được tạm thời sử dụng làm nơi để đỗ xe, trông giữ xe phải đảm bảo không gây cản trở cho các phương tiện giao thông, không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và các hoạt động bình thường của tổ chức, hộ gia đình hai bên đường phố và đảm bảo vệ sinh môi trường.
2. Điểm trông giữ xe
a) Cơ quan có thẩm quyền chỉ xem xét, cấp phép sử dụng tạm thời một phần hè phố để trông giữ xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy; một phần lòng đường để trông giữ xe ô tô tại các vị trí, địa điểm nằm trong danh mục, khu vực, tuyến đường đã được cấp có thẩm quyền quy định.
c) Khi cấp phép điểm để xe, trông giữ xe cần ưu tiên đối với tổ chức, cơ quan, hộ gia đình và cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp nhà, công trình xây dựng tại vị trí xin cấp phép.
3. Sử dụng lòng đường làm điểm đỗ xe taxi: Các điểm đỗ xe taxi không làm cản trở đến lối đi của người đi bộ sang đường, phải cách nút giao thông 20m, đồng thời phải tuân thủ quy định nêu tại Khoản 1, Điểm c, Khoản 2, Điều 5 và Khoản 1, Điều 6 Quy định này.
Điều 9. Sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh buôn bán hàng hóa, dịch vụ
Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chỉ xem xét, cấp phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè để kinh doanh buôn bán hàng hóa, dịch vụ tại các vị trí, địa điểm nằm trong danh mục, khu vực, tuyến đường phố đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố, đồng thời phải tuân thủ quy định nêu tại Khoản 1, Khoản 3, Điều 4 Quy định này.
Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố làm nơi tập kết tạm thời để trung chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng, sửa chữa công trình, vật tư thiết bị, tập kết rác thải để trung chuyển phải đảm bảo an toàn giao thông, giao thông không bị ách tắc, bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và phải tuân thủ quy định tại Khoản 3, Điều 5, Điểm c, Khoản 2, Điều 6 của Quy định này. Thời gian được phép thực hiện từ 22h00 đêm ngày hôm trước đến 6h00 sáng hôm sau.
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời hè phố phục vụ cưới, hỏi, lễ tang phải được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp phép, phải tuân thủ quy định tại Khoản 1, Điểm b, Điểm c, Khoản 2, Điều 4 của Quy định này.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố để trông, giữ xe phục vụ cưới, hỏi; lễ tang phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép và tuân thủ quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Khoản 1, Điều 8 Quy định này.
Điều 12. Khoan, đào, lấp hè phố, lòng đường để thi công công trình hạ tầng kỹ thuật
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khoan, đào, lấp hè phố, lòng đường để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép và thực hiện đúng các quy định hiện hành về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường và các nội dung trong giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Tổ chức, cá nhân khi lắp đặt mới, thay thế đường dây điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng ở những tuyến phố, khu vực mà tỉnh thực hiện ngầm hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phải bố trí đi ngầm dưới hè phố, lòng đường.
3. Tổ chức, cá nhân đào, lấp lòng đường, hè phố phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông và không làm ảnh hưởng đến việc đi lại của người, phương tiện tham gia giao thông.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cấp giấy phép đào, lấp lòng đường, hè phố, phải thông báo cho chính quyền nơi sẽ xây dựng để cùng giám sát thực hiện, kiểm tra việc tiếp nhận hồ sơ hoàn công và chịu trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn công theo giấy phép được cấp.
Điều 13. Việc xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên lòng đường, hè phố
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng, lắp đặt các hạng mục công trình nổi, như: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các công trình phục vụ công cộng, phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Khi xây dựng, lắp đặt vọng gác Cảnh sát giao thông, máy giao dịch tự động ATM, điện thoại công cộng, tủ cáp điện lực, nhà chờ xe buýt (trừ kiốt buôn bán, kinh doanh hàng hóa), hệ thống đèn chiếu sáng, đảm bảo thống nhất với quy hoạch của cấp có thẩm quyền quy định, đúng vị trí của cơ quan có thẩm quyền đã cấp phép. Lắp đặt đèn tín hiệu giao thông, biển báo giao thông theo quy định của Điều lệ báo hiệu đường bộ.
- Không được lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp làm ảnh hưởng đến hoạt động của phương tiện tham gia giao thông và người đi bộ trên hè phố, lòng đường, làm mất mỹ quan đô thị.
Điều 14. Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố để lắp đặt kiốt, mái che
Kiốt, mái che, mái che di động phục vụ nhu cầu kinh doanh, lễ hội, hoạt động du lịch, bưu chính, viễn thông phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định, bảo đảm mỹ quan đô thị, không ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
Điều 15. Việc lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo
Tổ chức, cá nhân được cấp phép lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo, biển chỉ dẫn trên hè phố, lề đường, dải phân cách phải thực hiện đúng các nội dung, kích thước, màu sắc, vật liệu được quy định trong giấy phép, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ và quy định của pháp luật có liên quan.
1. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu muốn sử dụng khai thác lòng đường, hè phố phải xin cấp phép của cơ quan có thẩm quyền, cụ thể:
c) Đối với việc đào, lấp lòng đường để thi công trên các đoạn đường đô thị (không thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương quản lý) do cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Thông tư số 39/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
d) Cách thức, trình tự thực hiện, hồ sơ đề nghị cấp phép theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
2. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại văn phòng cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính hoặc thông qua hệ thống bưu chính.
3. Trình tự thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền.
b) Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ. Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đúng quy định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu đúng quy định, viết giấy hẹn lấy kết quả.
c) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục tiến hành thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, có văn bản hướng dẫn hoàn thiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính); nếu đủ điều kiện, cấp giấy phép theo quy định. Trường hợp không cấp phép, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Đơn đề nghị cấp phép (theo mẫu tại Phụ lục I, III kèm theo quy định này).
- Bản vẽ vị trí mặt bằng đề nghị cấp phép (trường hợp sử dụng vào mục đích lễ tang không phải thực hiện bản vẽ mặt bằng) do tổ chức, cá nhân có nhu cầu đề nghị cấp phép tự thực hiện. Đối với trường hợp khoan, đào lòng đường, hè phố để thi công công trình tại Khoản 9, Khoản 10, Điều 3 Quy định này cần phải có gửi kèm bản chính hồ sơ thiết kế, trong đó có bình đồ, trắc dọc, trắc ngang vị trí đoạn tuyến do đơn vị tư vấn lập và biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
a) Đối với trường hợp nêu tại Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10, Điều 3 của Quy định này: Thời gian giải quyết tối đa là 10 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ. Thời hạn cấp phép theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân nhưng không quá 12 tháng và gia hạn tối đa 01 lần.
c) Đối với các trường hợp nêu tại Khoản 3, Điều 3 của Quy định này: Thời gian giải quyết tối đa là 02 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ. Thời hạn cấp phép theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân. Không gia hạn giấy phép.
d) Trường hợp nêu tại Khoản 2, Điều 3 của Quy định này:
- Đối với việc cưới, hỏi thời gian giải quyết không quá 08 giờ (kể từ khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn đề nghị cấp phép).
- Đối với việc tổ chức lễ tang thời gian giải quyết không quá 04 giờ (kể từ khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn đề nghị cấp phép).
Việc tổ chức cưới, hỏi, lễ tang, không gia hạn giấy phép.
6. Thủ tục gia hạn quy định như sau:
- Đơn đề nghị gia hạn xin phép sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục II, V;
- Giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp lần đầu (bản sao).
b) Thời gian giải quyết: Bằng thời gian giải quyết cấp phép lần đầu.
c) Thời gian ra hạn: Chỉ ra hạn một (01) lần, với thời hạn không quá thời gian cấp phép lần đầu.
Điều 17. Trách nhiệm của các sở, ngành của tỉnh
1. Sở Giao thông vận tải
a) Quản lý nhà nước đối với hệ thống lòng đường, hè phố; tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc quản lý và sử dụng toàn bộ lòng đường, hè phố trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
b) Chủ trì phối hợp với Sở Công thương và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố lập danh mục các tuyến phố không được kinh doanh buôn bán trên hè phố và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
c) Lập và thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các tuyến đường do Sở Giao thông vận tải quản lý; tổ chức giao thông và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
d) Tổ chức cấp phép thi công đào, lấp lòng đường, hè phố để thi công công trình kỹ thuật và xây dựng biển quảng cáo đối với đoạn, tuyến quốc lộ, đường tỉnh thuộc phạm vi được giao quản lý theo quy định của pháp luật.
đ) Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh công tác quản lý, sử dụng và những vấn đề phát sinh, vướng mắc trong hoạt động sử dụng lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông để xem xét, giải quyết theo quy định.
2. Công an tỉnh
Chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp với các lực lượng của Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Sở Tài chính
Sở Tài chính phối hợp với Cục Thuế tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Sở Giao thông vận tải và các sở, ngành có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành biểu thu phí khi sử dụng một phần lòng đường, hè phố trong đô thị đối với các tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật.
4. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Công thương, Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan trong việc xét duyệt, bố trí kiốt, biển hiệu, biển quảng cáo, mái che, mái che di động phục vụ nhu cầu kinh doanh, lễ hội, hoạt động du lịch, bưu chính, viễn thông,... thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị.
Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố lập danh mục đường phố trong đô thị thuộc địa bàn quản lý được sử dụng tạm thời một phần không vì mục đích giao thông theo quy định tại Điều 36 của Luật Giao thông đường bộ và không trái với nội dung của Quy định này trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
2. Công bố công khai danh mục đường phố trong đô thị được sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Tổ chức cấp giấy phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trong đô thị không vì mục đích giao thông theo quy định.
4. Quản lý, duy tu các tuyến đường phố thuộc quyền quản lý.
5. Chịu trách nhiệm tổ chức đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị trên địa bàn. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm việc quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn tới các tổ dân phố, các hộ gia đình và tổ chức thực hiện Quy định này cùng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trên địa bàn.
1. Đối với cán bộ, công chức, cơ quan quản lý và cấp phép:
a) Nếu vi phạm các Điều, khoản trong Quy định này sẽ bị xử lý theo Luật Cán bộ công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 và quy định pháp luật hiện hành.
b) Nếu sau khi cấp phép không tổ chức giám sát, thực hiện đúng những nội dung quy định trong giấy phép để xảy ra hậu quả, thủ trưởng cơ quan cấp phép phải kiểm điểm trách nhiệm, tùy mức độ thiệt hại có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định.
2. Đối với các tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành các nội dung trong Quy định này, ngoài việc bị xử lý theo quy định pháp luật hiện hành, còn bị áp dụng các hình thức buộc phải khôi phục lại nguyên trạng phần lòng đường hè phố như ban đầu do hành vi vi phạm gây ra; nếu cố tình vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Quy định này được xem xét khen thưởng theo quy định.
1. Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm báo cáo tình hình quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trong khu vực đô thị không vì mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và gửi về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định, cụ thể:
a) Báo cáo quý, trước ngày 15 của tháng đầu tiên quý sau.
b) Đối với báo cáo 6 tháng, gửi trước ngày 15 tháng 6 hằng năm.
c) Đối với báo cáo năm, gửi trước ngày 15 tháng 11 hằng năm.
Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này.
Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc, phát sinh các cơ quan, đơn vị phản ảnh kịp thời về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp./.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẠM THỜI LÒNG ĐƯỜNG, HÈ PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
V/v: Sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố để ……………..(1)……………
Từ Km .... đến Km ………….. trên đường .... thuộc địa bàn …………………
Kính gửi: …………………… (2) ……………………
1. Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép: ………………….(3)…………….
- Địa chỉ: …………………………………………………….
- Số điện thoại liên hệ: …………………………………
2. Nội dung đề nghị cấp giấy phép:
- Mục đích: ……………………………………………………………………………………
- Địa điểm: Từ (tại) Km ... đến Km ... trên tuyến đường ……………………
- Thuộc xã (phường) . . . huyện (thị) . . .
- Thời gian bắt đầu và kết thúc hoạt động: ………………………………………………..
- Phạm vi, diện tích đề nghị cấp phép sử dụng:
+ Chiều dài: ……………..(m);
+ Chiều ngang: …………………….. (m);
+ Diện tích: ……………………… (m2);
(Gửi kèm theo bản vẽ sơ đồ vị trí xin cấp phép) (4)
- Biện pháp đảm bảo ATGT: …………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………;
- Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị: ……………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………;
(3) cam kết nếu được cấp phép:
Thực hiện đúng theo nội dung của giấy phép được cấp;
Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu làm ảnh hưởng đến an toàn công trình đô thị, an toàn giao thông đường bộ trong quá trình thực hiện trên tuyến đường đang khai thác;
Chịu trách nhiệm hoàn trả lại nguyên trạng lòng đường, hè phố sau khi kết thúc …
Tự tháo dỡ hoặc di dời trả lại nguyên trạng lòng đường, hè phố và không đòi bồi thường khi cơ quan quản lý có thẩm quyền yêu cầu.
| ……….., ngày ... tháng ... năm 2.... |
Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị
(2) Cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định tại Điểm a, Điểm b, Khoản 1, Điều 16 của Quy định này.
(3) Nếu là cá nhân ghi rõ họ và tên; nếu là tổ chức ghi tên tổ chức của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
(4) Bản vẽ mô tả vị trí chiều dài, chiều rộng, diện tích đoạn đường (vỉa hè) xin cấp phép sử dụng (đối với tổ chức việc tang không cần thực hiện).
(5) Nếu là cá nhân ký ghi rõ họ, tên; nếu là tổ chức người đại diện tổ chức ký tên, đóng dấu.
MẪU ĐƠN ĐỀ GIA HẠN SỬ DỤNG TẠM THỜI LÒNG ĐƯỜNG, HÈ PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN CẤP GIẤY PHÉP
V/v: Sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố để ……………..(1)……………
Từ Km .... đến Km ………….. trên đường .... thuộc địa bàn …………………
Kính gửi: …………………… (2) ……………………
1. Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép: ……………………….. (3) ………………
- Địa chỉ: …………………………………………………….
- Số điện thoại liên hệ: ……………………………..
(3) …………………. đề nghị ………. (2) ……… xem xét, cho phép gia hạn sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông tại vị trí: ………………………. theo Giấy phép số: ……………/UBND ngày … tháng … năm 20 ……. của ………………………. (Sao gửi kèm) với diện tích đã sử dụng tạm thời: ………………… m2.
Thời gian đề nghị gia hạn sử dụng: Từ ngày: …………………. đến ngày: ..............
Mục đích sử dụng: …………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
Nếu được gia hạn cho phép được sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông tại vị trí nêu trên, ………. (3) ………….. xin cam kết:
- Thực hiện đúng theo nội dung của giấy phép được cấp;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu làm ảnh hưởng đến an toàn công trình đô thị, an toàn giao thông đường bộ trong quá trình thực hiện trên tuyến đường đang khai thác;
- Chịu trách nhiệm hoàn trả lại nguyên trạng lòng đường, hè phố sau khi kết thúc ....
- Tự tháo dỡ hoặc di dời trả lại nguyên trạng lòng đường, hè phố và không đòi bồi thường khi cơ quan quản lý có thẩm quyền yêu cầu.
| ……….., ngày ... tháng ... năm 2.... |
Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị
(3) Nếu là cá nhân ghi rõ họ và tên; nếu là tổ chức ghi tên tổ chức của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
(4) Nếu là cá nhân ký ghi rõ họ, tên; nếu là tổ chức người đại diện tổ chức ký tên, đóng dấu.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KHOAN, ĐÀO LÒNG ĐƯỜNG, HÈ PHỐ ĐỂ THI CÔNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
V/v: ……………………..(1)……………………..
Tại Km ....………….. trên đường .... thuộc địa bàn …………………
Kính gửi: ………..…………………… (2) ……………………
1. Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân xin cấp phép: ……………………….. (3) …………
+ Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………
+ Số điện thoại: …………………………………………., số Fax: ……………………..
2. Căn cứ pháp lý:
- Căn cứ quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công dự toán công trình (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình);
- Các căn cứ pháp lý có liên quan đến công trình;
3. Nội dung đề nghị cấp phép:
a) Tên công trình:
- Địa điểm xây dựng: Nêu rõ lý trình vị trí đào, lấp lòng đường, hè phố thuộc tuyến đường liên quan cấp phép.
b) Quy mô công trình:
+ Nêu các thông số chính công trình;
+ Nêu kích thước vị trí đào, lấp lòng đường, hè phố;
+ Nêu giải pháp, kết cấu bồi hoàn nền, móng mặt đường, dải phân cách, hè phố.
d) Thời gian thi công công trình: ………. ngày, kể từ ngày ……… đến ngày ……
đ) Các nội dung khác: ……………………………………………………………………
- Gửi kèm các tài liệu:
+ Bản chính hồ sơ thiết kế, trong đó có bình đồ, trắc dọc, trắc ngang vị trí đoạn tuyến do đơn vị tư vấn lập
+ Biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông.
(3) cam kết nếu được cấp phép sẽ:
- Thực hiện đúng theo nội dung của giấy phép được cấp;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu làm ảnh hưởng đến an toàn công trình đô thị, an toàn giao thông đường bộ trong quá trình thực hiện trên tuyến đường đang khai thác;
- Chịu trách nhiệm hoàn trả lại nguyên trạng lòng đường, hè phố sau khi kết thúc ………………
- Tự tháo dỡ hoặc di rời trả lại nguyên trạng lòng đường, hè phố và không đòi bồi thường khi cơ quan quản lý có thẩm quyền yêu cầu./.
| ……….., ngày ... tháng ... năm 2.... |
Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị
(1) Khoan, đào lòng đường, hè phố để thi công công trình.
(2) Cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 16 của Quy định này (Đối với việc đề nghị xin cấp phép thi công khoan, đào lòng đường, hè phố để thi công công trình không thuộc thẩm quyền cấp phép tại Điểm a, Khoản 1, Điều 16 thì thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 18 Thông tư số 39/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ).
(3) Chủ đầu tư công trình khoan, đào lòng đường, hè phố để thi công công trình đứng đơn (nếu là cá nhân ghi rõ họ và tên; nếu là tổ chức ghi tên tổ chức của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp).
(4) Nếu là cá nhân ký ghi rõ họ tên; nếu là tổ chức người đại diện tổ chức ký tên, đóng dấu.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN CẤP GIẤY PHÉP KHOAN, ĐÀO LÒNG ĐƯỜNG, HÈ PHỐ ĐỂ THI CÔNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIA HẠN GIẤY PHÉP
V/v: ……………………..(1)……………………..
Tại Km ....………….. trên đường .... thuộc địa bàn …………………
Kính gửi: ………..…………………… (2) ……………………
1. Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân xin cấp phép: ……………………….. (3) …………
+ Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………
+ Số điện thoại: …………………………………………., số Fax: ……………………..
2. …….. (3) ……… đề nghị ….. (2) ….. xem xét, gia hạn giấy phép khoan, đào lòng đường, hè phố để thi công công trình tại vị trí: ……………. theo Giấy phép số: …………./UBND ngày ….. tháng ….. năm 20 ……… của ……………. (Sao gửi kèm) với diện tích đã sử dụng tạm thời: ………….m2.
Thời gian đề nghị gia hạn sử dụng: Từ ngày: …………………. đến ngày: …………
Mục đích sử dụng: …………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
Nếu được gia hạn giấy phép khoan, đào lòng đường, hè phố để thi công công trình tại vị trí nêu trên,………(3)………….xin cam kết:
- Thực hiện đúng theo nội dung của giấy phép được cấp;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu làm ảnh hưởng đến an toàn công trình đô thị, an toàn giao thông đường bộ trong quá trình thực hiện trên tuyến đường đang khai thác;
- Chịu trách nhiệm hoàn trả lại nguyên trạng lòng đường, hè phố sau khi kết thúc ....
- Tự tháo dỡ hoặc di dời trả lại nguyên trạng lòng đường, hè phố và không đòi bồi thường khi cơ quan quản lý có thẩm quyền yêu cầu.
| ………., ngày … tháng … năm 2…. |
Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị
(1) Khoan, đào lòng đường, hè phố để thi công công trình.
(2) Cơ quan có thẩm quyền cấp phép lần đầu.
(3) Chủ đầu tư công trình khoan, đào lòng đường, hè phố để thi công công trình đứng đơn (nếu là cá nhân ghi rõ họ và tên; nếu là tổ chức ghi tên tổ chức của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp).
(4) Nếu là cá nhân ký ghi rõ họ, tên; nếu là tổ chức người đại diện tổ chức ký tên, đóng dấu.
MẪU GIẤY PHÉP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Mặt 1
UBND ………. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………../ | ……….., ngày ... tháng ... năm 20.... |
GIẤY PHÉP ………………(1)………………..
Tại Km.... trên đường .... thuộc địa bàn ……………..
Cấp cho: ……………….. (2) ……………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………
Số điện thoại: ………………………….., số Fax: ……………………………………..
Được sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông tại vị trí: …………………….. để ………………………. (1) ………………………. theo đúng bản vẽ (hoặc hồ sơ) được duyệt.
Thời gian sử dụng: Từ ngày …………….. đến ngày: ……………………..
Mục đích sử dụng: …………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………..
Trong quá trình sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố để …………… (1) ……………….. tại vị trí nêu trên, yêu cầu (2) ……………………………………………………………………. chấp hành đúng các quy định pháp luật./.
| CHỦ TỊCH |
Mặt 2
QUY ĐỊNH SỬ DỤNG GIẤY PHÉP
1. Sử dụng đúng mục đích ghi trong giấy phép.
2. Không được sang nhượng và tự ý sửa đổi nội dung đã ghi trong giấy phép, nếu cần thay đổi thì phải xin phép.
3. Khi giấy phép hết hạn, nếu tiếp tục có nhu cầu sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông thì phải làm đơn đề nghị gia hạn.
4. Trường hợp mất giấy phép, phải có đơn trình báo mất để xét cấp lại.
5. Xuất trình giấy phép cho các cơ quan, lực lượng chức năng có thẩm quyền khi được yêu cầu.
6. Phải chấp hành các quy định của nhà nước về trật tự an toàn giao thông, vệ sinh công cộng và quy định sử dụng hè phố.
7. Nếu vi phạm các điều quy định trên, cá nhân và tổ chức xin phép cấp phép sử dụng sẽ bị thu hồi giấy phép và bị xử lý vi phạm theo quy định./.
-------------
Hướng dẫn nội dung ghi trong Giấy phép
(1) Sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông hoặc khoan, đào lòng đường, hè phố để thi công công trình.
(2) Tên tổ chức, cá nhân sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông hoặc khoan, đào lòng đường, hè phố để thi công công trình.
- 1Quyết định 01/2011/QĐ-UBND về Quy định sử dụng tạm thời một phần lòng đường; lề đường - hè phố trong đô thị không vì mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 2Quyết định 03/2013/QĐ-UBND điều chỉnh Quy định về sử dụng tạm thời một phần lòng, lề đường - hè phố trong đô thị không vì mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa kèm theo Quyết định 01/2011/QĐ-UBND
- 3Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐND về mức thu phí sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trong đô thị không vì mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 4Quyết định 21/2014/QĐ-UBND về quản lý và sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường không vào mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Thông tư 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 4Luật cán bộ, công chức 2008
- 5Luật giao thông đường bộ 2008
- 6Thông tư 16/2009/TT-BXD sửa đổi Thông tư 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 7Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 8Luật viên chức 2010
- 9Thông tư 39/2011/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Quyết định 01/2011/QĐ-UBND về Quy định sử dụng tạm thời một phần lòng đường; lề đường - hè phố trong đô thị không vì mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 11Quyết định 03/2013/QĐ-UBND điều chỉnh Quy định về sử dụng tạm thời một phần lòng, lề đường - hè phố trong đô thị không vì mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa kèm theo Quyết định 01/2011/QĐ-UBND
- 12Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐND về mức thu phí sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trong đô thị không vì mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 13Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 14Quyết định 21/2014/QĐ-UBND về quản lý và sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường không vào mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Quyết định 03/2014/QĐ-UBND về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- Số hiệu: 03/2014/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/01/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Bùi Văn Tỉnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/01/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực