Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2006/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 13 tháng 01 năm 2006 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Thông tư số 03/2004/TT-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Quyết định số 64/2005/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng quản lý;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TUYỂN DỤNG, TẬP SỰ, ĐIỀU ĐỘNG, MIỄN NHIỆM, CHO THÔI VIỆC ỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG HỨC PHƯỜNG, XÃ THUỘC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 03/2006/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2006 của UBND thành phố Đà Nẵng)
1. Cán bộ chuyên trách phường, xã gồm các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư đảng ủy, Thường trực đảng ủy (nơi không có Phó Bí thư chuyên trách công tác Đảng), Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (nơi chưa thành lập Đảng ủy cấp xã);
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;
d) Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.
2. Công chức phường, xã gồm các chức danh sau đây:
a) Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy);
b) Chỉ huy trưởng quân sự;
c) Văn phòng - Thống kê;
d) Địa chính - Xây dựng;
đ) Tài chính - Kế toán;
e) Tư pháp - Hộ tịch;
g) Văn hoá - Xã hội.
2. Người được tuyển dụng phải có phẩm chất đạo đức, đủ tiêu chuẩn và thông qua thi tuyển.
1. Việc tuyển dụng công chức phường, xã được tổ chức bằng hình thức thi tuyển trên cơ sở bảo đảm công khai, công bằng và chất lượng theo yêu cầu của công tác. Hình thức thi tuyển gồm có: thi viết và thi vấn đáp.
2. UBND các quận, huyện là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi tuyển công chức phường, xã. Nội dung thi tuyển do UBND quận, huyện quyết định sau khi thống nhất bằng văn bản của Sở Nội vụ.
3. Chậm nhất là ba mươi (30) ngày trước ngày tổ chức thi tuyển, UBND quận, huyện phải thông báo tuyển dụng trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương (Báo Đà Nẵng, Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, Đài Truyền thanh quận, huyện, phường, xã) với thời lượng phát liên tục ít nhất ba (03) kỳ và phải niêm yết công khai tại trụ sở UBND quận, huyện, phường, xã.
Điều 6. Điều kiện, tiêu chuẩn, hồ sơ đăng ký dự thi, lệ phí thi tuyển:
1. Điều kiện, tiêu chuẩn của người dự thi:
a) Là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại thành phố Đà Nẵng, tự nguyện làm đơn xin dự thi.
b) Tuổi đời từ đủ 18 tuổi đến 35 tuổi.
c) Có lý lịch rõ ràng và có đủ các văn bằng, chứng chỉ quy định theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
d) Có sức khoẻ đảm nhận nhiệm vụ được giao.
e) Không trong thời gian truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang thi hành án.
2. Hồ sơ dự thi gồm:
a) Đơn xin dự thi.
b) Bản khai lý lịch do cơ quan thẩm quyền xác nhận (của UBND phường, xã nơi cư trú).
c) Bản sao bằng tốt nghiệp theo yêu cầu của ngạch dự thi (có chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền).
d) Giấy khai sinh (bản sao).
e) Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp (Trung tâm Y tế quận, huyện hoặc tương đương trở lên; đang trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ).
3. Lệ phí thi tuyển: Thực hiện theo quy định của Thông tư Liên tịch số 101/2003/TTLT-BTC-BNV ngày 29/10/2003 của Liên bộ Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ.
Điều 8. Thành phần Hội đồng thi tuyển:
Hội đồng thi tuyển gồm có:
1. Chủ tịch Hội đồng thi tuyển: Một lãnh đạo UBND quận, huyện.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng thi tuyển: Trưởng phòng Tổ chức chính quyền quận, huyện.
3. Thư ký Hội đồng thi tuyển: Một chuyên viên Phòng Tổ chức chính quyền quận, huyện.
4. Uỷ viên Hội đồng thi tuyển: gồm từ 4 - 6 uỷ viên là: Lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn có liên quan thuộc UBND quận, huyện. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số.
Điều 11. Thủ tục công bố, phê duyệt kết quả thi tuyển và ra Quyết định tuyển dụng:
1. Kết quả thi tuyển công chức phường, xã phải được Hội đồng thi tuyển công bố theo đúng kế hoạch tổ chức thi tuyển đã ban hành.
2. Chậm nhất ba (03) ngày kể từ ngày công bố kết qủa thi tuyển, UBND quận, huyện phải có văn bản báo cáo danh sách trúng tuyển đến Sở Nội vụ thành phố thẩm định để trình UBND thành phố phê duyệt.
3. Trong thời hạn mười ngày (10) kể từ ngày kết quả thi tuyển công chức phường, xã được UBND thành phố phê duyệt, Chủ tịch UBND quận, huyện phải ban hành Quyết định tuyển dụng công chức vào làm việc.
CHẾ ĐỘ TẬP SỰ, BỔ NHIỆM, TIỀN LƯƠNG
1. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận Quyết định tuyển dụng công chức phường, xã, người được tuyển dụng phải đến trụ sở UBND phường, xã để nhận việc.
2. Trường hợp có lý do chính đáng không thể nhận việc đúng thời hạn quy định, người được tuyển dụng phải làm đơn xin gia hạn gởi UBND phường, xã và được đồng ý. Thời gian gia hạn không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày xin gia hạn.
3. Người được tuyển dụng không đến nhận việc trong thời hạn quy định tại khoản 1, Điều này sẽ không được tiếp nhận vào làm việc và Chủ tịch UBND phường, xã lập thủ tục đề nghị Chủ tịch UBND quận, huyện huỷ bỏ quyết định tuyển dụng đối với người đó.
Điều 13. Trách nhiệm, chế độ người tập sự:
1. Thời gian tập sự đối với công chức phường, xã theo quy định hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
2. Người tập sự có trách nhiệm nghiên cứu nắm vững chức năng, nhiệm vụ, nội quy, quy chế của cơ quan; mối quan hệ giữa các tổ chức trong cơ quan, với các cơ quan liên quan và tập làm chức trách, nhiệm vụ của ngạch (chức danh) được bổ nhiệm.
3. Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương khởi điểm bậc 1 của ngạch tuyển dụng.
4. Thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét nâng lương theo thâm niên.
Điều 14. Hướng dẫn và công nhận hết tập sự:
1. Chủ tịch UBND phường, xã có trách nhiệm cử cán bộ, công chức hướng dẫn trong thời gian tập sự để người tập sự làm đúng: chức trách nhiệm vụ của ngạch công chức sẽ được bổ nhiệm; rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ, và phẩm chất đạo đức lối sống.
2. Khi hết thời hạn tập sự, người tập sự phải làm báo cáo kết quả tập sự; người hướng dẫn có bản nhận xét đối với người tập sự; UBND phường, xã lấy ý kiến bằng văn bản của phòng, ban chuyên môn thuộc UBND quận, huyện.
3. Chủ tịch UBND phường, xã đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả công việc của người tập sự, hoàn chỉnh hồ sơ, nếu người tập sự đạt yêu cầu thì đề nghị Chủ tịch UBND quận, huyện bổ nhiệm vào ngạch công chức phường, xã.
1. Chủ tịch UBND phường, xã đề nghị Chủ tịch UBND quận, huyện bằng văn bản huỷ bỏ quyết định tuyển dụng đối với công chức tập sự trong các trường hợp sau đây:
a) Người tập sự không hoàn thành nhiệm vụ.
b) Người tập sự bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
2. Người bị huỷ bỏ quyết định tuyển dụng được UBND phường, xã trợ cấp 01 tháng lương và phụ cấp (nếu có) đang được hưởng.
1. Việc bổ nhiệm công chức phường, xã do Chủ tịch UBND quận, huyện ra quyết định và lập danh sách báo cáo Chủ tịch UBND thành phố (qua Sở Nội vụ).
2. Việc bổ nhiệm theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tuyển dụng làm công việc gì thì bổ nhiệm vào ngạch chức danh công chức đó.
b) Người được bổ nhiệm phải đủ tiêu chuẩn theo quy định của ngạch chức danh công chức phường, xã.
1. Công chức phường, xã có trình độ đào tạo tốt nghiệp từ đại học trở lên phù hợp với chuyên môn của chức danh hiện đang đảm nhiệm, hưởng lương theo bảng lương hành chính, ngạch chuyên viên.
2. Công chức phường, xã có trình độ đào tạo tốt nghiệp cao đẳng phù hợp với chuyên môn của chức danh hiện đang đảm nhiệm, hưởng lương theo bảng lương hành chính, ngạch chuyên viên (cao đẳng).
3. Công chức phường, xã có trình độ đào tạo tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương phù hợp với chuyên môn của chức danh, hưởng lương theo bảng lương hành chính, ngạch cán sự.
ĐIỀU ĐỘNG, MIỄN NHIỆM, CHO THÔI VIỆC
Điều 18. Điều động cán bộ, công chức phường, xã:
1. Việc điều động công chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác; theo số lượng chức danh cán bộ, công chức phường, xã được UBND thành phố giao và căn cứ vào trình độ chuyên môn, năng lực của công chức.
2. Khi điều động công chức từ phường, xã này sang phường, xã khác trong phạm vi quận, huyện hoặc điều động công chức sang vị trí công tác có chuyên môn nghiệp vụ khác, trong phạm vi phường, xã (căn cứ vào trình độ chuyên môn không trái ngành nghề đào tạo) thì Chủ tịch UBND phường, xã đề nghị Chủ tịch UBND quận, huyện quyết định hoặc chuyển ngạch (chức danh) công chức sang ngạch (chức danh) công chức tương đương phù hợp.
3. Khi công chức có nguyện vọng xin chuyển sang vị trí khác phải được Chủ tịch UBND phường, xã đồng ý đề nghị Chủ tịch UBND quận, huyện quyết định.
Điều 19. Miễn nhiệm chức vụ cán bộ chuyên trách:
1. Việc miễn nhiệm cán bộ chuyên trách phường, xã là Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên của HĐND, UBND được thực hiện theo Luật Tổ chức HĐND và UBND.
2. Việc miễn nhiệm cán bộ chuyên trách phường, xã trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Điều 20. Cho thôi việc đối với công chức phường, xã:
1. Cán bộ, công chức phường, xã được thôi việc và được hưởng chế độ thôi việc trong các trường hợp sau:
a) Do thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức.
b) Do nghỉ công tác chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.
c) Có nguyện vọng xin thôi việc và được Chủ tịch UBND quận, huyện đồng ý.
2. Cán bộ, công chức tự ý bỏ việc hoặc bị xử lý kỷ luật ở hình thức buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời gian bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cán bộ, công chức không được thôi việc trước khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.
Điều 21. Trách nhiệm của UBND phường, xã:
Thực hiện công tác quản lý, sử dụng cán bộ, công chức phường, xã theo đúng quy định của pháp luật. Lập và lưu giữ hồ sơ cá nhân của cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý, trong đó phải thể hiện đầy đủ quá trình công tác của cán bộ, công chức phường, xã từ khi được tuyển dụng, bổ nhiệm đến khi thôi việc, nghỉ hưu.
Điều 22. Trách nhiệm của UBND quận, huyện:
1. Quản lý về số lượng, chất lượng, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, xếp lương và nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức phường, xã.
2. Tổ chức việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức theo quy định.
3. Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ khác (nếu có) đối với cán bộ, công chức thuộc UBND quận, huyện.
4. Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức phường, xã theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định.
5. Thực hiện thống kê và báo cáo thống kê cán bộ, công chức phường, xã theo quy định.
6. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định của Nhà nước đối với cán bộ, công chức phường, xã thuộc UBND quận, huyện.
7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức phường, xã theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 23. Trách nhiệm của Sở Nội vụ:
Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc tuyển dụng, điều động, miễn nhiệm, cho thôi việc đối với cán bộ, công chức phường, xã theo đúng Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện Quy chế có vấn đề phát sinh mới, các cơ quan phản ánh bằng văn bản về Sở Nội vụ thành phố để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn./.
- 1Quyết định 34/2012/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức và phân cấp quản lý cán bộ, công chức phường, xã do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Quyết định 127/2005/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, tuyển dụng, điều động và bổ nhiệm, nâng bậc lương, miễn nhiệm, bãi nhiệm cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Tây Ninh
- 3Quyết định 17/2013/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 110/2006/QĐ-UBND quy định về tuyển dụng và chế độ tập sự đối với công chức phường, xã, thị trấn do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 64/2005/QĐ-UBND về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng quản lý do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Quyết định 466/1998/QĐ-TCCP-BCTL về Quy chế thi tuyển, thi nâng ngạch công chức, nội quy thi tuyển, thi nâng ngạch công chức do Bộ trưởng Trưởng Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 114/2003/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
- 4Thông tư liên tịch 101/2003/TTLT-BTC-BNV quy định chế độ thu và quản lý sử dụng phí dự thi tuyển công chức và thi nâng ngạch cán bộ, công chức do Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ ban hành
- 5Thông tư 03/2004/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 114/2004/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ Nội vụ ban hành
- 6Quyết định 04/2004/QĐ-BNV Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 7Quyết định 127/2005/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, tuyển dụng, điều động và bổ nhiệm, nâng bậc lương, miễn nhiệm, bãi nhiệm cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Tây Ninh
- 8Quyết định 17/2013/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 110/2006/QĐ-UBND quy định về tuyển dụng và chế độ tập sự đối với công chức phường, xã, thị trấn do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định 03/2006/QĐ-UBND ban hành Quy chế tuyển dụng, tập sự, điều động, miễn nhiệm, cho thôi việc đối với cán bộ, công chức phường, xã thuộc thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- Số hiệu: 03/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/01/2006
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Hoàng Tuấn Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra