Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2003/QĐ-UB | Đồng Hới, ngày 27 tháng 01 năm 2003 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 21/06/1994;
- Căn cứ Quyết định số :37/2002/QĐ - BKHCNMT, ngày 8/07/2002 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc ban hành “Quy định tạm thời về việc tuyển chọn Tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp nhà nước giai đoạn 2001-2005 ”.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tại tờ trình số: 03TT/SKHCNMT, ngày 03/01/2003 về việc xin ban hành văn bản quản lý đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về việc tuyển chọn Tổ chức và cá nhân chủ trì đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh”, (có quy định kèm theo ).
- Quy định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành và được áp dụng cho tất cả mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội có liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học trên địa bàn toàn tỉnh.
- Quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Điều 2: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở khoa học, Công nghệ và Môi trường, Sở Tài chính vật giá, Sở kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, tập thể, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | T/M UBND TỈNH QUẢNG BÌNH |
VỀ VIỆC TUYỂN CHỌN TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2003/QĐ-UB ngày 27/01/2003 của UBND tỉnh Quảng Bình ).
Điều 1: Tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án khoa học và công nghệ (Dưới đây gọi là tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài) là quá trình xem xét đánh giá các hồ sơ tham gia tuyển chọn nhằm lựa chọn tổ chức và cá nhân chủ trì tổ chức thực hiện đề tài, dự án theo những yêu cầu được nêu trong Quy định này.
Điều 2: Quy định này áp dụng đối với việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án. Các đề tài, dự án khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghiệp, các dự án áp dụng khoa học, công nghệ và dự án sản xuất thử nghiệm
Điều 3: Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Sở KHCNMT) thông báo công khai, rộng rãi tóm tắt về việc tuyển chọn, tổ chức; cá nhân chủ trì đề tài, dự án.
Điều 4: Mỗi cá nhân không đồng thời chủ trì từ 2 đề tài, dự án cấp tỉnh trở lên.
Mỗi tổ chức, cơ quan (dưới đây gọi là tổ chức)được phép đồng thời chủ trì nhiều đề tài, dự án khoa học và công nghệ (KH&CN).
2. Cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn chủ trì đề tài, dự án (làm chủ nhiệm đề tài, dự án) phải có chuyên môn cùng lĩnh vực khoa học và công nghệ với đề tài, dự án tuyển chọn.
3. Các tổ chức và cá nhân không được tham gia tuyển chọn khi chưa hoàn thành đùng hạn việc nhiệm thu và quyết toán đề tài, dự án, hoặc chưa hình trả kinh phí thu hồi của các dự án sản xuất thử nghiệm hay đề tài triển khai thực nghiệm.
Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn (dưới đậy gọi là Hồ sơ) gồm những văn bản sau đây:
1. Đơn đăng ký chủ trì thực hiện đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh theo biểu (Biểu BL-ĐONTC).
2. Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo mẫu quy định (biểu BL-TMĐT,DA);
3. Tóm tắt hoạt động KH&CN của tổ chức đăng ký chủ trì đề tài, dự án (biểu BL-LLTC);
4. Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài, dự án (biểu Bl-LLCN);
5. Văn bản xác nhận về sự đồng ý của các tổ chức và cá nhân đăng ký phối hợp nghiên cứu (biểu Bl-PHNC) < trong trường hợp có tổ chức, cá nhân phối hợp >.
6. Các văn bản pháp lý chứng minh khả năng huy động vốn từ nguồn khác (trong trường hợp tổ chức và cá nhân có kê khai huy động được kinh phí từ nguồn vốn khác).
1. Tên, địa chỉ tổ chức đăng ký chủ trì đề tài, dự án;
2. Họ tên của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài, dự án và danh sách những người tham gia thực hiện đề tài, dự án.
3. Tên đề tài, dự án đăng ký tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì;
4. Tên và mã số Chương trình KH&CN, (nếu thuộc chương trình;
5. Liệt kê danh mục tài liệu, văn bản có trong hồ sơ.
Hồ sơ phải nộp đúng hạn.
Hồ sơ nộp đúng hạn là hồ sơ trong thời gian 30 ngày kể từ ngày có thông báo danh mục đề tài, dự án.
Việc mở Hồ sơ phải có biên bản, chữ ký và đống dấu của Sở KHCNMT, chữ ký của đại diện Hội đồng KH&CN tư vấn tuyển chọn và đại diện tổ chức và cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn (nếu có mặt).
Những Hồ sơ thoả mãn các điều kiện quy định tại Điều 5,6,7 và 8 Quy định này sẽ được đưa vào xem xét đánh giá.
1. Việc đánh giá Hồ sơ tham gia tuyển chọn được thực hiện thông qua một Hội đồng KH&CN.
2. Việc đánh giá tuyển chọn căn cứ vào Hồ sơ đã đăng ký.
3. Cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài, dự án và những người tham gia thực hiện đề tài, dự án nào thì không được tham gia Hội đồng tuyển chọn chủ trì đề tài, dự án đó.
4. Việc đánh giá Hồ sơ phải theo những tiêu chuẩn thống nhất được quy định tại điều 11 của Quy định này.
Đánh giá Hồ sơ được tiến hành bằng phương pháp chấm điểm theo 3 nhóm tiêu chuẩn sau đây.
I. Giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của nội dung nghiên cứu, phương pháp triển khai và kết quả dự kiến (được đánh giá tối đa 70 điểm).
1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiêm cứu trong và ngoài nước và xu hướng phát triển, thể hiện sự hiểu biết cần thiết của tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì đề tài, dự án về lĩnh vực nghiên cứu (có được những thông tin về các công trình nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài, dự án; những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài, dự án; nêu rõ quan điểm của tác giả về tính bức xúc của đề tài, dự án ...)
2. Xác định nội dung phương pháp nghiên cứu:
*Luận cứ ró cách tiếp cần và thiết kế nghiên cứu cho vấn đề cần giải quyết (khoa học, chi tiết, độc đáo)
*Nội dung nghiên cứu để giải quyết vấn đề đặt ra (hợp lý; mới; sáng tạo)
* Phương pháp nghiên cứu kỷ thuật sẽ sử dụng - so sánh với các phương thức giải quyết tương tự khác (phù hợp; mới; sáng tạo)
3. Khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu
* Chứng minh được sự tham gia của cơ quan tiếp nhận kết quả nghiên cứu vào quá trình thực hiện đề tài, dự án (đề tài, dự án có địa chỉ áp dụng cụ thể,...)
* Tính khả thi của phương án chuyển giao kết quả nghiên cứu
* Có phương án khả thi gắn nghiên cứu với bồi dưỡng, đào tạo cán bộ KH&CN.
* Sản phẩm đầu ra rõ ràng, cụ thể.
Đối với đề tài khoa học công nghệ:
+ Chi tiết hoá được loại hình sản phẩm của đề tài so với đặt hàng.
+ Tạo được khối lượng sản phẩm và cụ thể hoá được các chỉ tiêu chất lượng tiên tiến.
Đối với đề tài khoa học xã hội và nhân văn:
Tạo ra được các sản phẩm cụ thể thiết thực phục vụ và phát triển kinh tế - xã hội (báo cáo luận giải cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu, báo cáo phân tích kết quả điều tra thực tiển, bản kiến nghị giải pháp và chính sách hợp lý, ...)
II. Năng lực của cá nhân và tổ chức đăng ký chủ trì đề tài, dự án (được đánh giá tối đa 25 điểm).
1. Kinh nghiệm nghiên cứu của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài, dự án; số năm kinh nghiệm, số đề đã thực hiện trong lĩnh vực nghiên cứu.
2. Những thành tựu nổi bật thuộc lĩnh vực nghiên cứu đề tài, dự án của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài, dự án.
* Số công trình đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành; số công trình được cấp văn bằng sở hữu công nghiệp ; giải thưởng KH&CN liên quan khác
* Số công trình đã được áp dụng hoặc chuyển giao công nghệ, quy mô áp dụng ...
3. Năng lực tổ chức quản lý của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài, dự án (tính khoa học và hợp lý trong bố trí kế hoạch, tiến độ thực hiện, khả năng hoàn thành, vv...)
4.Tiềm lực của tổ chức KH&CN đăng ký chủ trì thực hiện đề tài, dự án
* Cơ sở vật chất (thiết bị, nhà xưởng ...) hiện có đảm bảo cho việc thực hiện đề tài, dự án.
*Điều kiện đảm bảo về nhân lực, lực lượng và cơ cấu cán bộ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và thanh tựu nghiên cứu của những người tham gia thực hiện đề tài, ...
* Năng lực hiện có về hợp tác với bên ngoài.
III. Tính hợp lý của kinh phí đề nghị (được đánh giá tối đa 5 điểm)
1. Tính hợp lý, sát thực tế và đủ luận cứ của kinh tế đề xuất, mực độ chi tiết của dự toán.
2. Khả năng huy động các nguồn vốn khác cho việc thực hiện đề tài, dự toán.
Hội đồng từ 7 đến 11 thành viên, gồm đại diện các nhà khoa học, các chuyên gia có uy tính, am hiểu lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, dự toán, đại diện các cơ sở đăng ký áp dụng kết quả nghiên cứu và các nhà kinh tế, nhà quản lý.
Hội đồng chịu trách nhiệm về việc tư vấn của mình.
Thành viên phản biện có trách nhiệm nghiên cứu, phân tích và so sánh các các Hồ sơ đăng ký tuyển chọn chủ trì thực hiện một (01) đề tài, dự toán tiến hành nhận xét và đánh giá từng hồ sơ theo từng tiêu chuẩn đã nêu tại Điều 11 của quy định này, viết bản nhận xét và đánh giá đối với từng hồ sơ.
Hội đồng tổ chức họp thảo luận, đánh giá bằng cách bỏ phiếu chấm điểm.
Trong trường hợp chỉ có một (01) Hồ sơ tham gia tuyển chọn chủ trì một (01) đề tài, dự toán, Hội đồng vẫn tổ chức đánh giá theo theo các tiêu chuẩn và quy trình trong Quy định này.
Tổ chức, cá nhân được đề nghị trúng tuyển là tổ chức, cá nhân có Hồ sơ được xếp hạng cao nhất, nhưng số điểm trung bình tối thiểu phải đạt 70/100 điểm, trong đó, số điểm về giá trị khoa học và thực tiễn tối thiểu phải đạt 50/70 điểm.
Hội đồng xếp thứ tự ưu tiên các Hồ sơ có điểm trung bình theo thứ tự từ cao đến thấp, thảo luận tập thể để kiến nghị bổ sung, sửa đổi cần thiết về những nội dung đã nêu trong Thuyết minh đề tài, dự toán hoặc nêu trong những điểm cần lưu ý trong quá trình hoàn thiện hồ sơ của tổ chức và cá nhân được lựa chọn và kiến nghị tổ chức và cá nhân trúng tuyển.
Phương thức làm việc của Hội đồng KH&CN tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự toán cấp tỉnh do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
Việc lưu giữ các hồ sơ và tài liệu liên quan đến quá trình đánh giá tuyển chọn được thực hiện theo quy định hiện hành.
- 1Quyết định 04/2008/QĐ-UBND Quy định về quản lý thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 2Quyết định 2405/QĐ-UBND năm 2011 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Khoa học công nghệ, Tài nguyên môi trường; Dân tộc, Tôn giáo do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/8/2011 đã hết hiệu lực
- 3Quyết định 88/2007/QĐ-UBND về tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án khoa học cấp tỉnh do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 1Quyết định 04/2008/QĐ-UBND Quy định về quản lý thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 2Quyết định 2405/QĐ-UBND năm 2011 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Khoa học công nghệ, Tài nguyên môi trường; Dân tộc, Tôn giáo do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/8/2011 đã hết hiệu lực
- 1Quyết định 37/2002/QĐ-BKHCNMT ban hành "Quy định tạm thời về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005" của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 3Quyết định 88/2007/QĐ-UBND về tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án khoa học cấp tỉnh do tỉnh Phú Thọ ban hành
Quyết định 03/2003/QĐ-UB về Quy định tuyển chọn Tổ chức và cá nhân chủ trì đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- Số hiệu: 03/2003/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/01/2003
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Đinh Hữu Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra