Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2011/QĐ-UBND | Trà Vinh, ngày 04 tháng 01 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH ĐỀ ÁN BỐ TRÍ CHỨC DANH, SỐ LƯỢNG VÀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÔNG AN XÃ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Pháp lệnh Công an xã ngày 21/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã;
Căn cứ Thông tư số 12/2010/TT-BCA ngày 08/4/2010 của Bộ Công an quy định cụ thể thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 12/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh, khóa VII - kỳ họp thứ 25 về việc phê duyệt Đề án bố trí chức danh, số lượng, chế độ chính sách đối với Công an xã;
Xét Tờ trình số 172/TTr.CAT(PV11) ngày 09/11/2010 của Giám đốc Công an tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Đề án Bố trí chức danh, số lượng và chế độ, chính sách đối với Công an xã trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Các quy định về chế độ, chính sách đối với Công an xã của UBND tỉnh Trà Vinh ban hành trước đây trái với Đề án này không còn giá trị thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các Sở - Ban ngành tỉnh có liên quan, Chủ tịch UBND huyện - thành phố và Chủ tịch UBND xã - thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
ĐỀ ÁN
BỐ TRÍ CHỨC DANH, SỐ LƯỢNG VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÔNG AN XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND ngày 04/01/2011 của UBND tỉnh)
I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
1. Tình hình an ninh, trật tự tại cơ sở
Tỉnh Trà Vinh nằm phía hạ lưu giữa sông Tiền và sông Hậu với diện tích tự nhiên hơn 2.225 km2; dân số hiện nay có 1.052.200 người. tỉnh có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, 104 đơn vị hành chính cấp xã và 806 ấp - khóm.
Trà Vinh được xác định là địa bàn trọng điểm của Tây Nam bộ; trong những năm gần đây tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội có nhiều diễn biến phức tạp. Các vấn đề liên quan đến dân tộc, tôn giáo, an ninh nông thôn, đô thị cũng như tình hình trộm cắp, cướp, cướp giật tài sản, đánh người gây thương tích, chống người thi hành công vụ, đặc biệt là chống lại lực lượng Công an cơ sở ngày càng nhiều và có cả nhiều vụ giết người hoạt động ngày càng gia tăng với các phương thức, thủ đoạn tinh vi do nhiều loại đối tượng có tiền án, tiền sự, đối tượng vãng lai trên địa bàn gây án làm mất ổn định về an ninh trật tự, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân trong tỉnh nhưng bộ máy chính quyền cơ sở chưa đủ sức quản lý tốt địa bàn và xử lý kịp thời khi có vụ việc xảy ra đúng pháp luật, đạt hiệu quả cao.
2. Hiện trạng lực lượng Công an xã hiện nay
Về số lượng, chất lượng như sau:
a) Về số lượng:
Toàn tỉnh hiện có 85 xã, 10 thị trấn với 746 ấp - khóm đã bố trí lực lượng Công an xã.
Số lượng Công an xã tại 95 xã - thị trấn là 1.207 người (trong đó Công an xã không thuộc lực lượng Công an chính quy do Công an huyện - thành phố tăng cường là 1.161 người gồm: Trưởng Công an 59 người, Phó Trưởng Công an xã 100 người, Công an viên 1.002 người).
b) Trình độ học vấn:
Cấp III: 541 người, chiếm 44,8% (Trưởng Công an xã: 91 người, Phó Trưởng Công an xã: 82 người, Công an viên: 368 người).
Cấp II: 600 người, chiếm 49,7% (Trưởng Công an xã 01 người, Phó Trưởng Công an xã: 25 người, Công an viên: 574 người);
Còn lại 66 người chưa tốt nghiệp cấp II (chiếm 5,5%).
c) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Tốt nghiệp đại học 33 người, chiếm 2,7% (Trưởng Công an xã: 26, Phó Trưởng Công an xã: 05, Công an viên: 02).
Trung cấp 133 người, chiếm 11% (Trưởng Công an xã: 49, Phó Trưởng Công an xã: 48, Công an viên: 36).
Sơ cấp 121 người, chiếm 10% (Trưởng Công an xã: 04, Phó Trưởng Công an xã: 07, Công an viên: 110).
Còn lại 920 người chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ (chiếm 76,3%).
d) Trình độ lý luận chính trị:
Trung cấp 96 người, chiếm 7,95% (Trưởng Công an xã: 58, Phó Trưởng Công an xã: 15, Công an viên: 23).
Sơ cấp 398 người, chiếm 33% (Trưởng Công an xã: 20, Phó Trưởng Công an xã: 49, Công an viên: 329).
Còn lại 713 người chưa qua đào tạo về luận chính trị (chiếm 59%).
Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh tổ chức kiện toàn lực lượng Công an xã nhằm từng bước thực hiện tốt công tác quản lý địa bàn cơ sở chặt chẽ hơn. Tuy nhiên thực tế thì lực lượng Công an xã hiện tại vừa thiếu về số lượng, chức danh lại yếu về nghiệp vụ chuyên môn (mới tổ chức đào tạo 02 lớp trung cấp nghiệp vụ cho Công an xã) nên chưa phát huy tốt vai trò làm nồng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội theo đúng mục tiêu yêu cầu của tình hình mới; việc tham mưu cho cấp ủy Đảng, UBND cùng cấp về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội còn một số mặt hạn chế mà nguyên nhân cơ bản là trong thời gian qua chế độ, chính sách của địa phương ban hành còn mang hình thức chấp vá, trong khi Nhà nước chưa có cơ chế, chính sách quy định thống nhất, rõ ràng để tạo điều kiện giúp lực lượng Công an xã an tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
II. NGUYÊN TẮC CỦA ĐỀ ÁN
1. Cơ sở pháp lý
Pháp Lệnh Công an xã số 06/2008/PL-UBTVQH12 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 12 thông qua ngày 21/11/2008.
Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã; Thông tư số 12/2010/TT-BCA ngày 08/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã.
Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
2. Mục tiêu
Bổ sung lực lượng để bố trí đủ các chức danh Công an xã, từng bước phát huy vai trò của lực lượng nòng cốt tại cơ sở, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân phòng, chống tội phạm, thực hiện tốt nhiệm vụ nắm tình hình và tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cấp xã chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự. Tùy theo tình hình thực tế, tăng cường lực lượng Công an chính qui để đảm nhiệm các chức danh Công an xã khi cần thiết để đủ sức ổn định tình hình tại địa bàn cơ sở.
Cần nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết của nhiệm vụ bố trí lực lượng Công an xã tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo địa bàn xã loại I, xã loại II (theo loại đơn vị hành chính áp dụng tại Quyết định số 518/QĐ-UBND ngày 08/4/2008 và Quyết định số 2089/QĐ-UBND ngày 12/11/2009 của UBND tỉnh về việc phân loại xã, phường, thị trấn theo Nghị định số 159/2005/NĐ-CP của Chính phủ). Coi đây vừa là yêu cầu cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài trong công tác xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững mạnh tại cơ sở.
Có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công an xã. Ưu tiên đào tạo trung cấp Công an xã cho Phó trưởng Công an xã, Công an viên thường trực; định kỳ huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân cho Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật đáp ứng yêu cầu công tác đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở.
Việc tuyển chọn, bố trí Công an xã phải đảm bảo theo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
Đảm bảo cơ sở vật chất, trang bị và chế độ, chính sách theo quy định Pháp lệnh Công an xã và các văn bản hướng dẫn thi hành cho lực lượng Công an xã nhằm đảm bảo yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới.
3. Nhu cầu sắp xếp, bố trí công an xã
Căn cứ quy định tại Nghị định số 73/2009/NĐ-CP của Chính phủ, trong thời gian tới bổ sung đủ số lượng cụ thể theo loại đơn vị hành chính loại I, loại II và xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự; đồng thời kiện toàn đội ngũ Công an xã để thực hiện công tác thường trực tại xã 24/24 giờ theo đúng quy định.
Số lượng dự kiến bổ sung, như sau:
a) Loại đơn vị hành chính:
- 40 xã loại I với 325 ấp và 02 thị trấn loại I với 14 khóm.
- 42 xã loại II với 340 ấp và 05 thị trấn loại II với 32 khóm.
- 03 xã loại III với 20 ấp và 03 thị trấn loại III với 18 khóm.
b) Dự kiến bố trí:
- Xã loại I, xã loại II và xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự (kể cả thị trấn loại I, loại II - nơi chưa bố trí lực lượng Công an chính quy): bố trí 02 Phó Công an và 03 Công an viên làm nhiệm vụ thường trực. Ấp - khóm bố trí 02 Công an viên/ấp, khóm.
- Xã loại III (kể cả thị trấn loại III, nơi chưa bố trí lực lượng Công an chính quy): bố trí 01 Phó Công an và 03 Công an viên làm nhiệm vụ thường trực. Ấp - khóm bố trí 01 Công an viên/ấp, khóm.
Với mô hình trên, dự kiến nhu cầu bố trí lực lượng Công an xã tại 95 đơn vị xã - thị trấn, như sau: Phó trưởng Công an xã 187 người, Công an viên 1.757 người (Công an viên thường trực tại xã 285 người, Công an viên ấp - khóm 1.472 người).
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Số lượng, chức danh Công an xã (có phụ lục 1 và 2 kèm theo)
a). Xã loại I, xã loại II và xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự:
Bố trí 02 Phó Trưởng Công an xã và 03 Công an viên thường trực tại xã 24/24 giờ hàng ngày.
Bố trí 02 Công an viên/ấp đối với xã loại I, xã loại II và xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự.
b). Xã loại III
Bố trí 01 Phó Trưởng Công an xã và 03 Công an viên thường trực tại xã 24/24 giờ hàng ngày.
Bố trí mỗi ấp 01 Công an viên
c). Đối với thị trấn
Nơi chưa có bố trí lực lượng Công an chính quy thì áp dụng bố trí chức danh, số lượng nêu tại điểm a và điểm b của mục 1 nêu trên tương ứng với loại đơn vị hành chính cấp xã.
2. Chế độ phụ cấp hàng tháng đối với Công an xã
a) Phó Trưởng Công an xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên hưởng mức phụ cấp bằng hệ số 1,0 mức lương tối thiểu hiện hành; có trình độ sơ cấp trở xuống hưởng phụ cấp bằng hệ số 0,90 mức lương tối thiểu hiện hành.
b) Công an viên thường trực tại xã: hưởng mức phụ cấp bằng hệ số 0,80 mức lương tối thiểu hiện hành.
c) Công an viên ấp - khóm hưởng mức phụ cấp tương đương bằng hệ số 0,55 mức lương tối thiểu hiện hành.
3. Chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
Phó trưởng Công an xã và Công an viên thực hiện bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
4. Chế độ trợ cấp thôi việc
Phó trưởng Công an xã và Công an viên có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng (được cấp có thẩm quyền quyết định) thì được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân phụ cấp hiện hưởng (theo quy định tại tại khoản 4 Điều 7 Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ).
5. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng
Thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 và Khoản 1, Điều 15 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ và các quy định của Bộ Công an.
6. Kinh phí thực hiện
Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Công an xã gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định tại Điều 8, Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã
7. Thời gian thực hiện
Áp dụng kể từ ngày 01/01/2011.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giám đốc Công an tỉnh
a). Có trách nhiệm xây dựng nội dung hướng dẫn cụ thể về việc bố trí chức danh, số lượng Công an xã theo từng loại xã, ấp, khóm đúng với quy định trong Đề án này.
b). Lập kế hoạch tuyển chọn nguồn bổ sung vào lực lượng Công an xã đúng quy trình, thủ tục, hồ sơ theo quy định của ngành Công an.
c). Hàng năm lập kế hoạch đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng và dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành cho Công an xã.
d). Hàng năm lập kế hoạch mua sắm công cụ hỗ trợ, trang phục, phù hiệu, giấy chứng nhận Công an xã; bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên môn của lực lượng Công an xã đúng chế độ quy định hiện hành của Nhà nước kể cả kinh phí về chính sách khen thưởng động viên phong trào, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện.
đ). Chủ trì phối hợp với các Sở - ngành tỉnh có liên quan và UBND các huyện - thành phố giải quyết hoặc báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án.
2. Giám đốc Sở Nội vụ
Phối hợp Công an tỉnh và các Sở - ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch bố trí lực lượng Công an xã, mở lớp đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm cho lực lượng Công an xã - thị trấn trong toàn tỉnh.
3. Giám đốc Sở Tài chính
Phối hợp với Công an tỉnh và các ngành có liên quan lập dự toán kinh phí hàng năm về chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp nghỉ việc, các chế độ chính sách khác của lực lượng Công an xã và kinh phí mua sắm bổ sung trang thiết bị, công cụ tác nghiệp cần thiết cho lực lượng Công an xã theo đúng quy định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội
Phối hợp với Công an tỉnh hướng dẫn việc thực hiện Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế cho lực lượng Công an xã theo quy định hiện hành; các chế độ, chính sách cho lực lượng Công an xã khi gặp tai nạn, thương tật, hy sinh trong lúc thi hành nhiệm vụ đúng quy định hiện hành.
Căn cứ nội dung của Đề án, Thủ trưởng các Sở - ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện - thành phố, Chủ tịch UBND các xã - thị trấn theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt các quy định này./.
- 1Quyết định 02/2012/QĐ-UBND quy định cơ cấu tổ chức, chế độ chính sách đối với Công an xã theo Nghị định 73/2009/NĐ-CP do tỉnh Thái Bình ban hành
- 2Quyết định 52/2011/QĐ-UBND kiện toàn tổ chức bộ máy và bổ sung chế độ chính sách đối với Công an xã và Bảo vệ dân phố trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 3Quyết định 2682/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ Khoản 8, Điều 10, Quyết định 70/2010/QĐ-UBND quy định về chức danh, số lượng, chế độ, chính sách cho Công an xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 1Nghị định 159/2005/NĐ-CP về việc phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn
- 2Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Luật bảo hiểm y tế 2008
- 6Pháp lệnh công an xã năm 2008
- 7Nghị định 73/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Công an xã
- 8Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
- 9Thông tư 12/2010/TT-BCA hướng dẫn Pháp lệnh công an xã và Nghị định 73/2009/NĐ-CP do Bộ Công an ban hành
- 10Quyết định 518/QĐ-UBND năm 2008 về phân loại xã, phường, thị trấn, tỉnh Trà Vinh theo Nghị định 159/2005/NĐ-CP
- 11Nghị quyết 12/2010/NQ-HĐND phê duyệt Đề án bố trí chức danh, số lượng, chế độ chính sách đối với Công an xã do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 12Quyết định 02/2012/QĐ-UBND quy định cơ cấu tổ chức, chế độ chính sách đối với Công an xã theo Nghị định 73/2009/NĐ-CP do tỉnh Thái Bình ban hành
- 13Quyết định 52/2011/QĐ-UBND kiện toàn tổ chức bộ máy và bổ sung chế độ chính sách đối với Công an xã và Bảo vệ dân phố trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 14Quyết định 2682/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ Khoản 8, Điều 10, Quyết định 70/2010/QĐ-UBND quy định về chức danh, số lượng, chế độ, chính sách cho Công an xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Quyết định 01/2011/QĐ-UBND về Đề án Bố trí chức danh, số lượng và chế độ, chính sách đối với Công an xã do Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành
- Số hiệu: 01/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/01/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh
- Người ký: Trần Khiêu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra