Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/2006/QĐ-BTNMT

Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH MÃ LUẬT KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 141/HĐBT ngày 24 tháng 8 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Điều lệ công tác tiêu chuẩn hóa;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khí tượng Thủy văn và Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ
,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Tiêu chuẩn ngành: 94 TCN 2-2006 “Mã Luật Khí tượng nông nghiệp”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2006. Bãi bỏ Mã Luật Khí tượng nông nghiệp do Tổng cục Khí tượng Thủy văn xuất bản năm 1993.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Thủ tướng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Công Thành


TIÊU CHUẨN NGÀNH

MÃ LUẬT KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP

94 TCN 2 - 2006

Cơ quan biên soạn đề nghị ban hành:              

Viện Khí tượng Thủy văn

Thủ trưởng cơ quan:

PGS.TS. Trần Thục

 

Viện trưởng

 

 

Người thực hiện:

CN. Nguyễn Thị Hồng Minh

 

Chủ nhiệm đề tài

 

 

Cơ quan trình duyệt

Vụ Khí tượng Thủy văn

Thủ trưởng cơ quan:

K.S. Nguyễn Trung Nhân

 

Vụ trưởng

 

 

Cơ quan xét duyệt ban hành:

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thủ trưởng cơ quan:

Mai Ái Trực

 

Bộ trưởng

Quyết định ban hành số 01/2006/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 01 năm 2006


 

TIÊU CHUẨN NGÀNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI

CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

MÃ LUẬT

KHÍ TƯỢNG

NÔNG NGHIỆP

TIÊU CHUẨN NGÀNH

(Ký hiệu và số hiệu

tiêu chuẩn)

 

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ

MÔI TRƯỜNG

 

Có hiệu lực từ

Ngày 01 tháng 6 năm 2006

Để đáp ứng nhu cầu của các đài khí tượng Thủy văn khu vực, các trạm Khí tượng, Khí tượng Nông nghiệp về Mã luật khí tượng nông nghiệp (KTNN), viện Khí tượng Thủy văn biên soạn Mã luật KTNN nhằm điều chỉnh, bổ sung một số nội dung cho phù hợp với Quy phạm quan trắc khí tượng nông nghiệp ban hành năm 2000.

Mã luật KTNN được biên soạn dựa trên tinh thần kế thừa Mã luật KTNN ban hành năm 1993, đồng thời có bổ sung, sửa đổi các nhóm phát báo để nâng cao hiệu quả sử dụng các thông tn khí tượng nông nghiệp, đáp ứng các yêu cầu đổi mới của công tác nghiên cứu và phục vụ khí tượng nông nghiệp.

Mã luật KTNN này thay thế mã luật cùng tên xuất bản năm 1993.

Nội dung Mã luật KTNN bao gồm:

1. Quy định chung.

2. Mã luật KTNN

3. Hướng dẫn phát báo

4. Các bảng mã

5. Phụ lục.


1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Các trạm Khí tượng Nông nghiệp, trạm Khí tượng dùng Mã luật này để truyền tin khí tượng nông nghiệp cho Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng Nông nghiệp, Viện Khí tượng Thủy văn. Khi sử dụng phải nghiêm chặt tuân thủ các chỉ dẫn và hướng dẫn về chuyến điện khí tượng nông nghiệp trong Mã luật này.

1.2. Mã luật KTNN gồm hai loại điện báo riêng biệt: điện AGROM và điện KSAGROM.

1.2.1. Điện AGROM gồm hai phần: phần mở đầu, phần nội dung. Các trạm Khí tượng Nông nghiệp và Khí tượng sử dụng điện AGROM để phát báo các số liệu quan trắc khí tượng, khí tượng nông nghiệp hàng tuần trong tháng. Điện phải phát báo vào buổi sáng các ngày 01, 11 và 21. Cụ thể điện tuần 1 phát báo buổi sáng ngày 11, điện tuần 2 phát báo buổi sáng ngày 21 và điện tuần 3 phát báo buổi sáng ngày 01 của tháng sau.

1.2.2. Điện KSAGROM gồm hai phần: phần mở đầu và phần nội dung. Các trạm Khí tượng Nông nghiệp và Khí tượng được cấp có thẩm quyền quy định thu thập số liệu khí tượng nông nghiệp ngoài khu vực quan trắc khí tượng nông nghiệp của trạm sử dụng điện KSAGROM để phát báo số liệu khảo sát khí tượng nông nghiệp hàng tuần trong tháng. Điện phải phát báo vào các ngày 07, 17 và 27 hàng tháng.

1.3. Tất cả các số liệu dùng để thảo mã điện khí tượng nông nghiệp phải là các số liệu được thu thập và quan trắc theo đúng quy phạm quan trắc khí tượng bề mặt, quy phạm Quan trắc khí tượng nông nghiệp và quy phạm Khảo sát khí tượng nông nghiệp trên đồng ruộng.

1.4. Nguyên tắc phát báo phải theo thứ tự của các nhóm (số thứ tự ghi trong dấu ngoặc đơn bằng số A Rập trước mỗi nhóm) và phải tuân thủ theo phần “hướng dẫn phát báo các nhóm”. Tuyệt đối không được đảo lộn thứ tự hoặc bỏ bớt các nhóm, các mã số trong nhóm.

1.5. Trường hợp nhóm nào không có hoặc thiếu số liệu quan trắc thì các mã số trong nhóm đó được phát báo là “x”.

Riêng đối với các nhóm (18), (19), (20), (21) trong trường hợp không có thiên tai, sâu bệnh hoặc trong tuần không quy định phải quan trắc mật độ cây trồng, tỷ lệ suất đẻ nhánh thì không cần phát báo các nhóm này.

1.6. Trạm có quan trắc nhiều đợt gieo, trồng khác nhau thì trong một bức điện từ nhóm (13) đến nhóm (25) được lặp lại nhiều lần để phát báo cho từng đợt của từng loại cây trồng khác nhau.


2. MÃ LUẬT KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP

2.1. NỘI DUNG ĐIỆN AGROM

2.1.1. Phần mở đầu

Meteo Hanoi AGROM 48 (iii)

2.1.2. Phần nội dung

- Các nhóm phát báo các yếu tố khí tượng

 (1) TX

(2) TmTm

 

 

(3) TgmTgm

(4) TgxTgx

 

 

(5)

 

 

 

(6a)

(6b)

 

 

(7) fxnfxeee

(8) RRRnRnR5

 

 

(9) Rđ Rđ RđnnR25

(10) RxRxRxDRxnR50

 

 

(11) SSSnR0nd

(12)

- Các nhóm phát báo yếu tố khí tượng nông nghiệp

 (13) NTgDDM

(14) FBBĐE

 

 

(15) E%E%HHH

(16) DDnEnEG

 

 

(17) ZQP%UđUđ

(18) TQtQtP%m

 

 

(19) SQsQsP%m

(20) GGCCC

 

 

(21) WWđ%đ%đ%

 

- Các nhóm phát báo kết quả tính toán năng suất sau thu hoạch

 (22) KBBĐTg

(23) DDM Ci%Ci%

 

 

(24) LLLL%L%

(25) K1000 K1000NS NSNS

- Các nhóm phát báo kết quả điều tra tác hại thiên tai và sâu bệnh

 (26) QZDDM

(27) P%mvvv

 

 

(28) IIgIgBB

(29) JJJJJ

- Nhóm phát báo về độ ẩm đất quan trắc bằng máy

 (30) AUđ20Uđ20Uđ50Uđ50

2.2. NỘI DUNG ĐIỆN KSAGROM

2.2.1. Phần mở đầu

Meteo Hanoi KSAGROM 48 (iii)

2.2.2. Phần nội dung

- Các nhóm phát báo các yếu tố khí tượng nông nghiệp

 (13) NTgDDM

(14) FBBĐE

 

 

(15) E% E%HHH

(16) DDnEnEG

 

 

(17) ZQP%Uđ Uđ

(18) TQtQtP%m

 

 

(19) SQSQSP%m

(20) GGCCC

 

 

(21) WWđ% đ% đ%

 

- Các nhóm phát báo kết quả tính toán năng suất sau thu hoạch

 (22) QZDDM

(27) P%mVVV

 

 

(28) IIgIgBB

(29) JJJJJ

- Nhóm phát báo về độ ẩm đất quan trắc bằng máy

 (30) AUđ20 Uđ20Uđ50Uđ50

3. HƯỚNG DẪN PHÁT BÁO

3.1. Điện AGROM

3.1.1. Phần mở đầu

Meteo Hanoi AGROM 48 (iii)

- Meteo Hanoi AGROM: phần mở đầu không đổi;

- 48: biểu số miền (Việt Nam thuộc miền 48);

- (iii): biểu danh trạm (xem phần Phụ lục)

3.1.2. Phần nội dung

- Các nhóm phát báo các yếu tố khí tượng

Số liệu dùng để phát báo các nhóm này là số liệu của các báo cáo BKT-1, BKT-15, BKT-3.

 (1) TXTX

- : nhiệt độ không khí trung bình tuần, lấy đến phần mười độ, phát báo 3 số theo trị số thực;

- TXTX: nhiệt độ không khí tối cao trong tuần, lấy tròn 2 số, số lẻ < 0,5 bỏ đi, ³ 0,5 lấy lên 1.

Ví dụ:

Nhiệt độ không khí tối cao trong tuần 32,40C phát báo 32; 34,60C phát báo 35; 34,50C phát báo 35

 (2) TmTm

- : nhiệt độ không khí tối cao trung bình tuần, lấy đến phần mười độ, phát báo 3 số theo trị số thực;

- TmTm: nhiệt độ không khí tối thấp trong tuần, lấy tròn 2 số, số lẻ < 0,5 bỏ đi, số lẻ ³ 0,5 lấy lên 1 theo giá trị tuyệt đối.

Trường hợp nhiệt độ xuống dưới 00C thì cộng thêm 50 vào trị số tuyệt đối để phát báo.

Ví dụ:

Nhiệt độ không khí tối thấp trong tuần là -1,30C phát báo 51.

Nhiệt độ không khí tối thấp trong tuần là -3,50C phát báo 54.

 (3) TgmTgm

- : nhiệt độ không khí tối thấp trung bình tuần, lấy đến phần mười độ, phát báo 3 số theo trị số thực;

- TgmTgm: nhiệt độ mặt đất tối thấp trong tuần, cách phát báo như cách phát báo TmTm

 (4) TgxTgx

- : nhiệt độ mặt đất trung bình tuần, lấy đến phần mười độ, phút số theo trị số thực;

- TgxTgx: nhiệt độ mặt đất tối cao trong tuần, cách phát báo như cách phát báo TxTx

 (5)

- : số ngày có nhiệt độ không khí trung bình £ 15,00C trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1;

- : số ngày có nhiệt độ không khí trung bình từ 15,1 đến 20,00C trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1;

- : số ngày có nhiệt độ không khí trung bình từ 20,1 đến 25,00C trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1;

- : số ngày có nhiệt độ không khí trung bình > 30,00C trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1;

- nTx30: số ngày có nhiệt độ không khí tối cao > 30,00C trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1.

 (6a)

- Đ: biểu số nhóm không đổi, chỉ phần phát báo các yếu tố khí tượng từ 1/X đến 30/IV của các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở ra và tỉnh Lâm Đồng;

- : số ngày có nhiệt độ không khí trung bình £ 13,00C trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1;

- : số đợt có nhiệt độ không khí trung bình ngày £ 30,00C xảy ra liên tục từ 3 ngày trở lên trong tuần (từ 3 ngày liên tục trở lên có nhiệt độ £ 13,00C được tính là 1 đợt), phát báo 1 số theo thực tế số đợt;

- nTm15: số ngày có nhiệt độ không khí thấp nhất £ 15,00C trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1;

- np: số ngày có mưa phùn trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1.

 (6b) HnTX35nTX35nKnRI

- H: biểu số nhóm không đổi, chỉ phần phát báo các yếu tố khí tượng trong suốt cả năm cho các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào và từ 1/V đến 30/IX cho các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở ra và tỉnh Lâm Đồng;

- : số ngày có nhiệt độ không khí trung bình ³ 30,00C trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1;

- nTx35: số ngày có nhiệt độ không khí tối cao ³ 35,00C trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1;

- nK: số ngày có gió khô nóng trong tuần (tiêu chuẩn TXTX ³ 35,00C và Um £ 55%), phát báo 1 số theo bảng 1;

- nRI: số ngày liên tục có mưa dài nhất trong tuần (kể từ 2 ngày trở lên, ngày có lượng mưa 00 không tính là ngày có mưa), phát báo 1 số theo bảng 1;

Chú ý: Nhóm 6 có nhóm 6a và 6b, mỗi bức điện chỉ sử dụng 1 trong 2 nhóm theo quy định như đã hướng dẫn.

 (7) fxnfx5eee

- fx: tốc độ gió mạnh nhất trong tuần, đơn vị là cấp, phát báo 1 số theo bảng 2;

- nfx5: số ngày có gió mạnh nhất ³ cấp 5 trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1;

- eee: tổng lượng bốc hơi trong tuần (theo Piche), phát báo 3 số, lấy tròn mm, số lẻ xử lý như TxTx. Trường hợp tổng lượng bốc hơi < 10mm thêm 2 số 0 đằng trước, từ 10 đến 99mm thêm 1 số 0 đằng trước).

Ví dụ: Lượng bốc hơi 5,4mm, phát báo 008;

Lượng bốc hơi 91,5mm, phát báo 092.

 (8) RRRnRnR5

- RRR: tổng lượng mưa cả tuần, phát báo 3 số, lấy tròn mm, số lẻ xử lý như eee, trường hợp không mưa (kể cả lượng mưa 0,0) phát báo RRR, lượng mưa từ 0,1 - 0,4 phát báo 000;

- nR: Số ngày có mưa trong tuần (ngày có lượng mưa từ 0,1mm trở lên được tính là một ngày có mưa), phát báo 1 số theo bảng 1;

- nR5: số ngày có lượng mưa ³ 5,0mm trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1.

 (9) RđRđRđnnR25

- RđRđRđ: tổng hợp mưa 5 ngày đầu tuần, phát báo như cách phát báo RRR;

- n: số ngày có mưa 5 ngày đầu tuần, phát báo như cách phát báo nR;

- nR25: số ngày có lượng mưa ³ 25,0mm trong tuần, phát báo 1 số theo bằng 1.

 (10) RXRXRXDRXnR50

- RXRXRX: lượng mưa ngày lớn nhất trong tuần, phát báo như cách phát báo RRR;

- DRX: ngày có tổng lượng mưa lớn nhất trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 3;

- nR50: số ngày có lượng mưa ³ 50,0mm trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1

 (11) SSS nR0nd

- SSS: tổng số giờ nắng trong tuần, phát báo 3 số, lấy tròn giờ, cách phát báo như cách phát báo eee;

- nR0: số ngày liên tục không mưa dài nhất (kể từ 2 ngày trở lên) trong tuần (lượng mưa 00 cũng coi là không mưa), phát báo 1 số theo bảng 1;

 (12)

- : độ ẩm không khí tương đối trung bình trong tuần, phát báo 2 số theo trị số thực, ẩm độ 100% phát báo 00;

- UmUm: độ ẩm không khí tương đối thấp nhất trong tuần, phát báo 2 số theo trị số thực, độ ẩm 100% phát báo 00;

- nUm50: số ngày có độ ẩm không khí thấp nhất £ 50% trong tuần, phát báo 1 số theo bảng 1.

- Các nhóm phát báo yếu tố khí tượng nông nghiệp

 (13) NTgDDM

- N: biểu số không đổi, chỉ nhóm xác định tên cây trồng và ngày tháng gieo trồng;

- Tg: nhóm giống cây trồng, phát báo 1 số theo bảng 4;

- DD: ngày giao (cấy, trồng), phát báo 2 số theo trị số thực; các ngày từ 1 đến ngày 9 trong tháng khi phát báo DD thêm 1 số 0 đằng trước;

- M: tháng gieo (cấy, trồng), phát báo 1 số theo bảng 15.

Chú ý: Mỗi đợt chỉ phát báo nhóm này 1 lần trong tuần đầu, khi mới gieo (cấy, trồng).

 (14) FBBĐE

- F: biểu số nhóm không đổi chỉ phần phát báo về các yếu tố khí tượng nông nghiệp;

- BB: tên cây trồng, phát báo 2 số theo bảng 5;

- Đ: đợt gieo (cấy, trồng) quan trắc, phát báo 1 số theo bảng 6;

- E: tên kỳ phát dục, phát báo 1 số theo bảng 7.

Chú ý:

- Trong tuần có 2 kỳ phát dục trở lên thì phát báo kỳ phát dục nào gần ngày phát báo nhất

- Kỳ phát dục trước đã kết thúc mà kỳ phát dục tiếp theo chưa đến thì mã số E vẫn phát báo tên của kỳ phát dục đã kết thúc cho đến khi kỳ phát dục mới xảy ra.

- Trường hợp khi mới gieo (cấy, trồng) mà trong tuần không có kỳ phát dục thì mã số E phát báo 0 và các nhóm từ nhóm (15) đến nhóm (16) không cần phát báo.

- Trường hợp mới gieo (cấy, trồng) mà trong tuần có kỳ phát dục thì sau khi phát báo ngày, tháng gieo (cấy, trồng) phải phát báo đầy đủ thông tin bằng các nhóm tiếp theo.

Ví dụ 1:

Lúa mùa (đợt 1) thuộc nhóm giống dài ngày, gieo ngày 18/V, độ ẩm đất cấp 1, trong tuần không có kỳ phát dục nào. Bức điện của tuần 2/V phần “các yếu tố khí tượng nông nghiệp” phát báo như sau: N3185      F1510               Z0001.

Ví dụ 2:

Lúa mùa (đợt 3) thuộc giống dài ngày, gieo ngày 18/V, độ ẩm đất cấp I, trong tuần không có kỳ phát dục nào. Bức điện của tuần 2/V phần “các yếu tố khí tượng nông nghiệp” phát báo như sau: N1265        F1531                           50xxx               29034               Z0001

 (15) E%E%HHH

- E%E%: số phần trăm cây phát dục trong tuần, phát báo 2 số, theo trị số thực, trường hợp 100% phát báo 00 cho đến khi kỳ phát dục mới bắt đầu (³ 10%);

- HHH: độ cao trung bình (đo từ mặt đất) của cây trồng ngày cuối tuần, phát báo 3 số, lấy tròn cm, số lẻ < 0,5 bỏ đi, ³ 0,5 lấy lên 1, < 10cm thêm 2 số 0 đằng trước, < 100cm thêm 1 số 0 đằng trước.

Chú ý:

- Trường hợp không đo độ cao, HHH phát báo xxx

- Trường hợp ngày cuối tuần không đi, vì đã đo vào ngày phát dục phổ biến trước đó 2 ngày thì phát báo độ cao ngày phát dục phổ biến.

- Cây lúa ở kỳ mọc dóng phổ biến phát báo độ cao h2

- Cây lúa ở kỳ chắc xanh phổ biến phát báo độ cao h4

 (16) DDnEnEG

- DD: ngày phát dục phổ biến (³ 50%), phát báo 2 số theo trị số thực;

- nE nE: số ngày từ kỳ phát dục phổ biến trước kỳ phát dục phổ biến hiện tại (tức số ngày giữa 2 kỳ phát dục), phát báo 2 số theo trị số thực.

Chú ý: trong tuần không có kỳ phát dục nào thì DDnEnE phát báo xxxx

- G: trạng thái sinh trưởng của cây trồng ngày cuối tuần trên thửa quan trắc, phát báo 1 số theo bảng 8.

Ví dụ:

Tuần 2 tháng VIII quan trắc lúa mùa đợt 1, không có kỳ phát dục (đã kết thúc kỳ mọc dóng từ tuần trước đó), độ cao cây 48,0cm, trạng thái sinh trưởng cấp 4, phát báo như sau:

F1517               00048               xxxx4

 (17) ZQP%UđUđ

- Z: biểu số không đổi, chỉ nhóm phát báo tác hại của thời tiết, sâu bệnh và độ ẩm đất;

- Q: mã số chỉ nguyên nhân gây tác hại, phát báo 1 số theo bảng 9;

- P%: phần trăm cây trồng bị hại do tất cả các nguyên nhân gây ra (bao gồm thời tiết, sâu bệnh, chuột, chim, ốc bươu vàng, trâu bò… hoặc không rõ nguyên nhân) trên cả thửa ruộng quan trắc, phát báo 1 số theo bảng 10.

Chú ý: Trường hợp có nhiều nguyên nhân gây tác hại thì phát báo nguyên nhân gây tác hại nặng nhất hoặc đang có chiều hướng nghiêm trọng.

- UđUđ: ẩm độ đất. Có 2 trường hợp:

+ Trường hợp dùng cho cây trồng cạn: ẩm độ được quan trắc bằng mắt, đơn vị sử dụng trong quan trắc là cấp, mã số UđUđ phát báo theo bảng 11;

+ Trường hợp dùng cho ruộng mạ, lúa nước và các cây trồng nước khác: ẩm độ được quan trắc bằng đo mực nước ở ruộng (đơn vị đo lấy tròn cm), mã số UđUđ được quy định cụ thể phát báo như sau:

- Độ sâu mựcnước từ 1 đến 3 cm phát báo 06.

- Độ sâu mực nước từ 4 đến 7 cm phát báo 07.

- Độ sâu mực nước từ 8 đến 99 cm phát báo trị số thực, trường hợp < 10cm khi phát báo thêm 1 số 0 đằng trước.

- Độ sâu mực nước ³ 100 cm phát báo 00.

Chú ý: - Phát báo ẩm độ đất hoặc mực nước ruộng quan trắc vào ngày cuối tuần.

- Trường hợp ruộng mạ, ruộng lúa hoặc các cây trồng nước bị khô cạn hết nước mặt, độ ẩm đất quan trắc theo 5 cấp như đối với cây trồng cạn, UđUđ phát báo theo bảng 11.

- Trường hợp ruộng quan trắc các cây trồng cạn bị ngập nước thì ẩm độ được quan trắc bằng đo mực nước như đối với ruộng lúa nước.

 (18) TQtQtP%m

- T: biểu số không đổi chỉ nhóm diễn tả tác hại của thời tiết;

- QtQt: tên loại thời tiết tác hại ứng với biện pháp cây trồng bị hại, phát báo 2 số theo bảng 12;

- P%: phần trăm cây trồng bị hại do thời tiết gây ra trên cả thửa ruộng quan trắc, phát báo 1 số theo bảng 10;

- m: mức độ bị hại, phát báo 1 số theo 13

Chú ý:

- Trường hợp có nhiều bộ phận bị hại, nhưng cây chưa chết thì phát báo bộ phận bị hại nặng nhất, có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của cây (thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng) hoặc làm giảm năng suất (thời kỳ sinh trưởng sinh thực).

- Trường hợp trong tuần cây trồng không bị tác hại do thời tiết thì không phát báo nhóm (18).

 (19) SQSQSP%m

- S: biểu số không đổi chỉ nhóm diễn tả tác hại của sâu bệnh;

- QSQS: tên sâu bệnh gây hại nặng nhất trên ruộng quan trắc, phát báo 2 số theo bảng 14;

- P%: phần trăm cây trồng bị hại do sâu bệnh gây ra, phát báo 1 số theo bảng 10;

- m: mức độ bị hại, phát báo 1 số theo bảng 13.

Chú ý:

- Trường hợp cây trồng bị hại nhưng không xác định được loại sâu bệnh và các tác hại khác gây hại, hoặc các loại sâu bệnh, tác hại đó không có quy định trong bảng 14 thì mã số QSQS phát báo xx

- Trường hợp trong tuần không có sâu bệnh hoặc tác hại khác thì không phát báo nhóm (19).

 (20) GGCCC

- GG: biểu số nhóm không đổi chỉ cần phát báo về mật độ cây trồng;

- CCC: số cây trung bình/m2, phát báo 3 số theo trị số thực, < 10 cây/m2 thêm 2 số 0 đằng trước, < 100 cây/m2 thêm 1 số 0 đằng trước.

Chú ý:

- Ruộng mạ phát báo số cây trung bình /400 cm2

- Ruộng lúa gieo thẳng kỳ 3 lá phát báo số cây trung bình /1600cm2

- Các cây trồng quan trắc mật độ trên diện tích lớn, tính ra mật độ trên 1m2 đề phát báo.

- Nếu trong tuần không quy định quan trắc mật độ cây trồng thì không phát báo nhóm (20).

 (21) WWđ%đ%đ%

- WW: biểu số nhóm không đổi chỉ phần phát báo về tỷ suất đẻ nhánh của cây trồng.

- đ%đ%đ%: tỷ suất đẻ nhánh của cây trồng, phát báo 3 số theo trị số thực, số lẻ < 0,5 bỏ, ³ lấy lên 1, < 10% thêm 2 số 0 đằng trước, < 100% thêm 1 số 0 đằng trước.

Chú ý:

- Nếu đã ngừng quan trắc tỷ suất đẻ nhánh thì không phát báo nhóm (21).

- Đến thời kỳ quy định quan trắc, nhưng nhánh đẻ chưa đủ tiêu chuẩn thì đ%đ%đ% phát báo 000, khi đã sang kỳ mọc dóng mà tỷ suất nhánh đẻ còn tăng thì vẫn quan trắc và phát báo.

- Những cây trồng không quy định quan trắc tỷ suất đẻ nhánh thì không cần phát báo nhóm (21).

Ví dụ:

Lúa mùa đợt 1, mọc dóng 65% ngày 8 tháng IX, số ngày từ kỳ “đẻ nhánh phổ biến” đến kỳ “mọc dóng phổ biến” là 23 ngày, độ cao h1 là 49cm, trạng thái sinh trưởng cấp 3, độ sâu mực nước ruộng là 20cm, 40% diện tích bị hại do sâu cuốn lá và châu chấu, trong đó chủ yếu tác hại là do sâu cuốn lá (số diện tích bị sâu hại khoảng 30%), mức độ hại nhẹ, mật độ cây trồng ngày mọc dóng phổ biến 115 cây, tỷ suất đẻ nhánh 71%. Bức điện tuần 1 tháng IX phần “các yếu tố khí tượng nông nghiệp” phát báo như sau:

F1517

65049

08233

Z2420

S5232

GG115

WW071

- Các nhóm phát báo kết quả tính toán năng suất sau thu hoạch

 (22) KBBĐTg

- K: biểu số nhóm không đổi, chỉ phần phát báo các kết quả tính toán sau thu hoạch;

- BB: chỉ tên cây, phát báo 2 số theo bảng 5;

- Đ: đợt thu hoạch, phát báo 1 số theo bảng 6;

- Tg: nhóm giống, phát báo 1 số theo bảng 4.

 (23) DDM Ci%Ci%

- DD: ngày thu hoạch, phát báo 2 số theo trị số thực;

- M: tháng thu hoạch, phát báo 1 số theo bảng 15;

- Q: biểu số nhóm không đổi chỉ phần phát báo kết quả điều tra tác hại của thiên tai trên khu vực quanh trạm (theo quy định ở điểm c mục 1.6.4 quy phạm quan trắc khí tượng nông nghiệp).

- Z: tên thiên tai gây tác hại, phát báo 1 số theo bảng 16;

- DD: ngày xảy ra thiên tai, phát báo 2 số theo trị số thực;

- M: tháng xảy ra thiên tai, phát báo 1 số theo bảng 15.

Chú ý: Trường hợp có từ 2 loại thiên tai trở lên thì nhắc lại 2, 3… lần Q để phát báo riêng cho từng loại.

 (27) P%mVVV

- P%: phần trăm cây trồng bị hại do thiên tai gây ra, phát báo 1 số theo bảng 10;

- m: mức độ bị hại, phát báo 1 số theo bảng 13;

- VVV: cường độ (hoặc tên cụ thể) của thiên tai, phát báo 3 số, các yếu tố phát báo khác nhau theo từng loại thiên tai được quy định trong bảng 17.

 (28) IIgIgBB

- I: mã số phát báo đơn vị thời gian, tùy thuộc vào từng loại thiên tai mà đơn vị thời gian dùng phát báo có thể là phút, giờ hoặc ngày. Quy định như sau:

+ Nếu đơn vị phát báo là phút thì I phát báo P

+ Nếu đơn vị phát báo là giời thì I phát báo G

+ Nếu đơn vị phát báo là ngày thì I phát báo Ng

- IgIg: mã số chỉ thời gian kéo dài (có thể không liên tục) của thiên tai, phát báo 2 số theo trị số thực, < 10 thêm 1 số 0 đằng trước, trường hợp không xác định được thời gian kéo dài thì IgIg phát báo xx;

- BB: tên cây trồng bị hại nặng nhất, phát báo 2 số theo tháng 5.

 (29) JJJJJ

- JJJJJ: tổng diện tích bị hại do thiên tai gây ra, đơn vị là ha, phát báo 5 số theo trị số thực, < 10 000 ha thêm 1 số 0 đằng trước, < 1 000 ha thêm 2 số 0 đằng trước

Ví dụ 1:

Sương muối xảy ra từ 23 đến ngày 25/II, nhiệt độ không khí thấp nhất trong những ngày xảy ra sương muối là -2,70C, 75% cây trồng bị hại, mạ xuân bị hại nặng nhất, mức độ hại rất nặng, tổng diện tích các loại cây trồng bị hại là 52ha, phần “phát báo kết quả điều tra tác hại của thiên tai” phát báo như sau:

Q2232

85527

Ng0312

00052

Ví dụ 2:

Mưa đá xảy ra ngày 10/V, đường kính trung bình hạt mưa đá là 2,5cm, thời gian mưa kéo dài 18 phút, 60% cây trồng ở vùng xảy ra mưa đá bị hại, trong đó rau bắp cải bị hại nặng nhất, mức độ hại nặng, tổng diện tích bị hại là 18ha, phần “phát báo kết quả điều tra tác hại của thiên tai” phát báo như sau:

Q3105

6425

P1842

00018

Ví dụ 3:

Mưa lớn ngày 22/IX, 70% cây trồng bị hại, mức độ hại nặng, trong đó lúa mùa bị hại nặng nhất, thời gian mưa kéo dài 35 giờ, cường độ mưa lớn nhất trong 24 giờ là 750mm, tổng diện tích bị hại khoảng 1 200 ha, trong đó diện tích lúa bị úng nặng là 5000ha, mực nước ruộng lúa lúc cao nhất là 95cm, phần “phát báo kết quả điều tra tác hại của thiên tai” phát báo như sau:

Q4229

74750

G3515

01200

 

 

 

 

Q6229

74095

xxx15

00500

Ghí chú:

Phần “kết quả điều tra tác hại của thiên tai và sâu bệnh” từ nhóm (26) đến nhóm (29), chỉ phát báo khi có điều tra tác hại trên đồng ruộng nhân dân và phải phát báo đầy đủ các nhóm khi có quan trắc. Trường hợp nhóm nào không có hoặc thiếu số liệu quan trắc thì các mã số trong đó được phát báo là “x”.

- Nhóm phát báo về độ ẩm đất quan trắc bằng máy

 (30) AUđ20Uđ20Uđ50Uđ50

- A: biểu số nhóm không đổi chỉ phần phát báo về độ ẩm đất hữu hiệu quan trắc bằng khoan sấy, đơn vị phát báo là mm, phát báo 2 số theo trị số thực, trường hợp ³ 100mm phát báo 00

- Uđ20Uđ20: ẩm độ đất hữu hiệu ở độ sâu 20cm;

- Uđ50Uđ50: ẩm độ đất hữu hiệu ở độ sâu 50cm.

Chú ý:

Nhóm (30) chỉ phát báo đối với các trạm quy định quan trắc độ ẩm bằng máy.

3.2 ĐIỆN KSAGROM

3.2.1. Phần mở đầu

- Meteo Hanoi KSAGROM: là phần mở đầu không đổi;

- 48: biểu số miền (Việt Nam thuộc miền 48);

- (iii): biểu số trạm (xem phần phụ lục).

3.2.2. Phần nội dung

Nội dung của điện KSAGROM chỉ khác điện AGROM ở chỗ không có các nhóm phát báo các yếu tố khí tượng. Do đó tất cả các hướng dẫn phát báo về nội dung từ nhóm (13) đến nhóm (30) của điện AGROM áp dụng vào việc soạn thảo và phát báo điện KSAGROM.


4. CÁC BẢNG MÃ

Bảng 1. Mã phát báo số ngày

Số ngày

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9-10-11

Mã phát báo

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Bảng 2. Mã phát báo tốc độ gió mạnh nhất trong tuần

Tốc độ gió(m/s)

0-5,4

5,5-7,9

8,0-10,7

10,8-10,8

13,9-17,1

17,2-20,7

20,8-24,4

24,5-28,4

28,5-32,6

32,7-36,9

Cấp gió Beaufor

£ 3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Mã số

fx

3

4

5

6

7

8

9

0

1

2

Bảng 3. Mã phát báo các ngày trong tuần

Ngày

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

trong

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

tuần

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30,31

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

phát

1

2

3

4

5

6

7

8

9

0

báo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 4. Mã phát báo các nhóm giống cây trồng

Giống

Ngắn ngày

Trung ngày

Dài ngày

Mã số Tg

1

2

3

Bảng 5. Mã phát báo tên cây trồng

11

lúa chiêm

12

lúa xuân

13

lúa xuân hè

14

lúa hè thu

15

lúa mùa

16

ngô

17

khoang lang

18

sắn

19

khoai tây

20

lạc

21

chè lớn

22

chè gieo hạt

23

cà phê

24

cao su

25

thuốc lá

26

mía

27

bông

28

thầu dầu

29

dâu tằm

30

đay

31

trẩu vườn sản xuất

32

trẩu vườn ươm

33

sở vườn ươm

34

sở vườn sản xuất

35

hồi

36

cam

37

chanh

38

bưởi

39

dứa

40

chuối

41

đậu tương

42

đậu côve

43

đậu hà lan

44

bắp cải

45

su hào

46

cà chua

47

dưa chuột

48

bầu

49

50

cỏ họ hòa thảo

51

cỏ họ đậu

52

xoan

53

gạo

54

bông gòn

55

phượng vĩ

56

đại

57

sim

58

mua

59

thông

60

bàng

61

hoa ban

62

hoa đào

63

hoa mai

 

 

 

 

Chú thích: Trong bảng 5 các chữ số bến trên mỗi ô là mã số chỉ tên các loại cây trồng.

Bảng 6. Mã phát báo đợt gieo trồng

Đợt

1

2

3

4

5

6

7

³ 8

Mã số Đ

1

2

3

4

5

6

7

8

 


Bảng 7. Mã phát báo kỳ phát dục cây trồng

 

Mã số E

 

Cây trồng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

A

B

Lúa

mọc mầm

lá thứ 3

lá thứ 5

cấy

bén rễ hồi xanh

đẻ nhánh

mọc dóng

trỗ bông

ngậm sữa

chắc xanh

chín hoàn toàn

Ngô

mọc mầm

lá thứ 3

 

lá thứ 7

 

 

trỗ bông

nở hoa

phun râu

chín sữa

chín hoàn toàn

Khoai lang

 

 

 

 

bén rễ hồi xanh

ra nhánh

 

 

hình thành củ

kín luông

củ già

Sắn

mọc mầm

 

 

 

 

ra lá

 

 

 

phân cành

củ già

Khoai tây

mọc mầm

 

 

 

 

ra nhánh

ra nụ

nở hoa

hoa tàn

rạc lá

củ già

Lạc

mọc mầm

lá thật thứ 3

 

 

 

 

 

nở hoa

 

hình thành củ

củ già

Chè lớn

nảy chồi

lá thật thứ nhất

 

 

 

búp hái

búp mù

 

 

 

ngừng sinh trưởng

Chèo gieo hạt

mọc mầm

lá cá đầu tiên

lá thật thứ nhất

 

 

 

búp mù

ra nụ

nở hoa

hình thành quả

quả chín

Cà phê

đâm chồi

 

 

 

 

 

ra nụ

nở hoa

 

hình thành quả

quả chín

Cao su

ra lá mới

 

 

 

 

 

 

nở hoa

 

quả chín

rụng lá

Thuốc lá

mọc mầm

 

lá thật thứ 5

 

phục hồi sinh trưởng

ra nhánh

ra nụ

nở hoa

 

quả chín

rụng lá

Mía

mọc mầm

lá thật thứ nhất

lá thật thứ 3

 

 

đẻ nhánh

làm đòng

trỗ bông cờ

 

chín kỹ thuật

 

Bông

mọc mầm

lá thật thứ 3

 

 

 

 

ra nụ

nở hoa

 

 

nẻ quả

Thầu dầu

mọc mầm

lá thứ 3

 

 

 

phân cành

 

ra hoa

 

quả chín

 

Dâu tằm

mọc mầm

 

 

 

 

đâm chồi

ra lá

 

 

ngừng sinh trưởng

 

Đay

mọc mầm

lá thật thứ 3

 

 

lá thật thứ 20

 

ra nụ

chín kỹ thuật

nở hoa

quả chín

 

Trẩu (trong vườn ươm)

mọc mầm

lá thậ thứ nhất

lá thật thứ 3

 

 

 

 

 

 

rụng lá

 

Trảu (trong vườn sản xuất)

đâm chồi

ra lá mới

 

 

 

 

 

 

nở hoa

quả chín

rụng lá

Sở (trong vườn ươm)

mọc mầm

lá thật thứ nhất

lá thật thứ 3

 

 

 

 

 

 

 

rụng lá

Sở (trong vườn sản xuất)

đâm chồi

ra lá mới

 

 

 

 

 

 

nở hoa

quả chín

rụng lá

Hồi

đâm chồi

ra lá mới

 

 

 

 

 

nở hoa

 

quả chín

 

Cam, chanh, bưởi

 

ra lá mới

 

 

 

 

ra nụ

nở hoa

 

quả chín

 

Dứa

 

ra lá mới

 

 

 

 

ra hoa tự

nở hoa

 

quả chín

 

Chuối

 

 

 

 

phục hồi sinh trưởng

ra lá

 

ra hoa

 

quả chín

 

Đậu tương

mọc mầm

lá kép thứ 3

 

 

 

 

ra nụ

nở hoa

ra quả

quả chín

 

Đậu côve

mọc mầm

lá kép thứ 3

 

 

 

 

ra nụ

nở hoa

 

quả chín

 

Đậu hà lan

mọc mầm

lá thật thứ 3

 

 

 

 

ra vòi

nở hoa

ra quả

quả già

 

Bắp cải

mọc mầm

 

lá thật thứ 5

 

hồi xanh

 

trải lá bàng

cuốn lá

 

 

thu hoạch

Xu hào

mọc mầm

 

lá thật thứ 5

 

hồi xanh

 

 

 

 

hình thành củ

 

Cà chua

mọc mầm

 

lá thật thứ 5

 

hồi xanh

 

ra nụ

nở hoa

 

quả chín

 

Dưa chuột

mọc mầm

lá thật thứ 3

lá thật thứ 5

 

 

 

 

nở hoa

 

quả thành thục

 

Bầu, bí

mọc mầm

lá thật thứ 3

 

 

 

 

ra nụ

nở hoa

 

quả chín

 

Có chăn nuôi (cỏ họ hòa thảo)

mọc mầm (hoặc bén rễ đâm chồi)

 

 

 

 

đẻ nhánh

làm dóng

trỗ bông,

nở hoa

 

chín hạt

 

Cỏ chăn nuôi (cỏ họ đậu)

mọc mầm (hoặc bén rẽ đâm chồi)

lá thật thứ 3

 

 

 

ra nhánh

ra nụ

nở hoa

 

quả chín

 

Cây tự nhiên

đâm chồi

 

 

 

 

ra lá mới

 

nở hoa

rụng lá

quả chín

 

Bảng 8. Mã phát báo trạng thái sinh trưởng cây trồng

Trạng thái sinh trưởng

Xấu

Kém

Trung bình

Khá

Tốt

Cấp

1

2

3

4

5

Mã số G

1

2

3

4

5

Bảng 9. Mã phát báo nguyên nhân gây tác hại

Tên thiên tai

Không có thiên tai

Thời tiết

Sâu

Bệnh

Chuột, chim và các tác hại khác

Mã số Q

0

1

2

3

4

Bảng 10. Mã phát báo số phần trăm cây trồng bị hại

Số % cây trồng bị hại

Không hại

£ 10

11-20

21-30

31-40

41-50

51-60

61-60

71-80

> 80

Mã số P%

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Bảng 11. Mã phát báo độ ẩm đất

Mức độ ẩm ướt

Rất khô

Tương đối khô

Ẩm trung bình

Ẩm

Quá ẩm

Cấp

1

2

3

4

5

Mã số UđUđ

01

02

03

04

05

Bảng 12. Mã phát báo tên loại thời tiết và bộ phận cây trồng bị hại

Bộ phận bị hại

Tên thời tiết hại

Mầm chết

Lá, thân, cành

Rễ, củ

Nụ, hoa, quả

Cây chết

Rét hại

01

02

03

04

05

Sương muối

06

07

08

09

10

Mưa đá

11

12

13

14

15

Mưa lớn

16

17

18

19

20

Bão

21

22

23

24

25

Gió lớn

26

27

28

29

30

Gió khô nóng

31

32

33

34

35

Hạn hán

36

37

38

39

40

Úng ngập

41

42

43

44

45

Bão + mưa lớn + úng ngập

46

47

48

49

50

Bảng 13. Mã phát báo mức độ hại

Mức độ hại

Rất nhẹ

Nhẹ

Tương đối nặng

Nặng

Rất nặng

Mã số m

1

2

3

4

5

14. Mã phát báo loại sâu bệnh hại

Sâu

51

đục thân

52

cuốn lá

53

sâu keo

54

sâu gai

55

sâu năn

56

bọ xít đen

57

bọ trĩ

58

cắn dé

59

sâu xám

60

sâu khoang

61

rầy

(các loại)

62

rệp

(các loại)

63

sâu xanh

64

ban miêu

65

cành tơ

66

ba ba

67

nhện đỏ

68

sâu chùm

69

sâu hồng

70

sâu đo

71

vẽ bùa

72

dế

73

châu chấu

74

sâu loang

75

sâu phao

Bệnh

76

tiêm lửa

77

vàng lụi

78

đạo ôn

79

bạc lá

80

von

81

đốm nâu

82

nghẹt rễ

83

khô vằn

84

thối đỏ bắp ngô

85

xoắn lá

86

mốc sương

87

rỉ sắt

88

thối quả

89

phồng lá

90

vân thuốc lá

91

phấn trắng

92

nấm hồng

93

bệnh loét

94

bệnh sẹo

95

bạch tạng

Tác hại khác

96

chim

97

trâu, bò

98

chuột

99

ốc bươu vàng

xx

các tác hại khác, hoặc không rõ nguyên nhân

Chú thích: Trong bảng 14 các chữ số ở bên trên mỗi ô là mã số chỉ tên các loại sâu, bệnh hoặc các tác hại khác.

Bảng 15. Mã phát báo các tháng trong vụ

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Mã số M

1

2

3

4

5

6

7

8

9

0

A

B


Bảng 16. Mã phát báo tên thiên tai gây tác hại

Tên thiên tai

Rét hại

Sương muối

Mưa đá

Mưa lớn

Bão, gió lớn

Lũ, úng ngập

Gió khô nóng

Hạn

Sâu bệnh

Mã số Z

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Bảng 17. Mã phát báo cường độ (hoặc tên) thiên tai xảy ra

Loại thiên tai

Yếu tố phát báo

Cách phát mã số VVV

Rét tai

Số đợt rét hại (nhiệt độ trung bình ngày £ 130C từ 3 ngày trở lên)

Phát báo theo số đợt thực xảy ra, thêm 2 số 0 đằng trước

Sương muối

Nhiệt độ không khí thấp nhất (0C)

Phát báo trị số thực, lấy 1 số lẻ, trường hợp < 10,00C thêm 1 số 0 đằng trước, £ 00C cộng thêm 50,0 vào trị số tuyệt đối để phát báo

Mưa đá

Đường kính trung bình hạt mưa đá (cm)

Phát báo theo trị số thực, lấy 1 số lẻ, < 10 thêm 1 số 0 đằng trước

Hạn

Ẩm độ đất quan trắc bằng mắt ở độ sâu 0-10cm

Đơn vị là cấp, trước trị số thực thêm 2 số 0 đằng trước

Gió khô nóng

Nhiệt độ không khí cao nhất (0C)

Phát báo theo trị số thực, lấy 1 số lẻ

Bão, gió lớn

Tốc độ mạnh nhất (m/s)

Phát báo theo trị số thực, lấy tròn mm, số lẻ < 0,5 bỏ, ³ 0,5 lấy lên 1

Mưa lớn

Cường độ mưa lớn nhất trong 24 giờ (mm)

Phát báo theo trị số thực, lấy tròn cm, < 100cm thêm 1 số 0 đằng trước

Lũ, úng

Độ sâu mực nước ruộng lớn nhất (cm)

Phát báo theo trị số thực, lấy tròn cm, < 100cm thêm 1 số 0 đằng trước

Sâu bệnh

Tên sâu bệnh

Phát báo theo bảng 14, trước trị số thực thêm 1 0 đằng trước


5. PHỤ LỤC

DANH SÁCH BIỂU SỐ TRẠM (III)

Tên trạm

(iii)

Tên trạm

(iii)

Điện Biên

811

Đô Lương

/80

Mộc Châu

/25

Vinh

845

Hòa Bình

818

Hã Tĩnh

846

Sa Pa

802

Huế

852

Tuyên Quang

812

Đồng Hới

848

Văn Chấn

/14

Đông Hà

849

Phú Hộ

/51

Đà Nẵng

855

Hà Giang

805

Quảng Ngãi

863

Thái Nguyên

831

An Nhơn (*)

864

Vĩnh Yên

814

Tuy Hòa

873

Lạng Sơn

830

Eakmat (*)

864

Uông Bí

/60

Pleiku

866

Bắc Giang

809

Buôn Ma Thuột

875

Cao Bằng

808

Bảo Lộc

884

Phủ Liễu

826

Nha Trang

877

Ba Vì

/57

Phan Rang

890

Hoài Đức (*)

816

Trà Nóc (*)

//2

Hà Đông

/58

Xuân Lộc (*)

/88

Hải Dương

827

Mỹ Tho

912

Hưng Yên

822

Bạc Liêu

915

Nam Định

823

Tây Ninh

898

Thái Bình

835

Tân Sơn Nhất

900

Ninh Bình

824

Mộc Hóa

906

Láng

820

Rạch Giá

907

Phủ Lý

821

Cao Lãnh

908

Thanh Hóa

840

Châu Đốc

909

Yên Định

//67

Sóc Trăng

913

Quỳnh Lưu

/77

Cà Mau

914

Ghi chú:

Những trạm có dấu (*) là những trạm KTNN có biểu số trạm theo quy định trạm thời của Trung tâm nghiên cứu KTNN.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 01/2006/QĐ-BTNMT ban hành mã Luật Khí tượng nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: 01/2006/QĐ-BTNMT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/01/2006
  • Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Người ký: Nguyễn Công Thành
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 17 đến số 18
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản