Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2002/QĐ-UB | Đà Lạt, ngày 20 tháng 02 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUI ĐỊNH (TẠM THỜI) VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI XE CÔNG NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Nghị định số 36/2001/NĐ-CP ngày 10/7/2001 của Chính phủ về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị;
- Theo đề nghị của giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Công an và Cục Thuế tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản Qui định (tạm thời) về việc quản lý hoạt động đối với xe công nông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2: Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt có trách nhiệm phối hợp tổ chức phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết định này.
Điều 3: Chánh Văn phòng HĐND & UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt, Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./-
| TM. UBND TỈNH LÂM ĐỒNG |
V/V QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XE CÔNG NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo quyết định số: 19 /2002/QĐ-UB ngày 20/02/2002 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Chương I
Điều 1: Bản quy định này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân đang sử dụng phương tiện xe công nông tham gia hoạt động vận tải trên đường giao thông công cộng trên địa bàn các huyện, thị xã Bảo Lộc và vùng ven thuộc thành phố Đà Lạt ( gọi chung là các huyện ), nhằm bảo đảm về trật tự, an toàn giao thông.
Điều 2: Thuật ngữ “xe công nông” ( còn gọi là xe độ chế, xe cải tiến ) dùng trong quy định này được hiểu là loại xe vận tải nhẹ, sử dụng các tổng thành ô tô cũ dồn lắp, có lắp động cơ ô tô hoặc động cơ nằm ngang 1 xi lanh.
Trọng tải của xe công nông được quy định từ 1000 kg trở xuống.
ĐĂNG KÝ - QUẢN LÝ XE VÀ NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE CÔNG NÔNG
Điều 3: Tất cả xe công nông hoạt động vận tải trên đường giao thông công cộng thuộc địa bàn tỉnh Lâm Đồng đều phải có đăng ký và gắn biển số, kiểm tra an toàn kỹ thuật tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Điều 4: Các đối tượng có xe công nông hoạt động trước ngày ban hành quyết định này đều phải đến Uỷ ban Nhân dân huyện đăng ký kiểm tra xe. Uỷ ban Nhân dân huyện lập danh sách và định ngày kiểm tra đề nghị Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải tổ chức đăng ký, cấp biển số và kiểm tra kỹ thuật lần đầu. Cộng việc này phải được thực hiện không quá 6 tháng kể từ ngày ký ban hành quyết định này.
Điều 5: Nghiêm cấm việc thi công đóng mới xe công nông kể từ ngày ký ban hành quyết định này.
Điều 6: Điều kiện, thủ tục xét cấp đăng ký hành chính và biển số xe công nông:
Theo quy định của Bộ Công an, cụ thể:
1/ Hồ sơ đăng ký xe gồm:
- Tờ khai đăng ký xe (theo mẫu)
- Các loại giấy tờ xác nhận nguồn gốc sở hữu hợp pháp của xe hoặc tổng thành (động cơ, khung xe ). Trường hợp không có các giấy tờ trên phải có giấy cam kết chịu trách nhiệm về nguồn gốc xe hợp lệ có xác nhận của chính quyền địa phương.
- Biên lai thu lệ phí trước bạ.
- Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật xe công nông của cơ quan giao thông vận tải.
- Nộp lệ phí đăng ký xe theo quy định hiện hành.
2/ Thể thức đăng ký:
- Xe phải được kiểm tra số động cơ, số khung. Trường hợp số động cơ, số khung không có hoặc bị mờ cơ quan đăng ký sẽ tiến hành đóng số mới.
- Biển số xe: Theo quy định của Bộ Công an
- Cơ quan đăng ký cấp biển số: Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh
Điều 7: Kiểm tra đánh giá chất lượng kỹ thuật xe công nông:
Để làm cơ sở cho cơ quan công an xét cấp đăng ký, biển số và cơ quan đăng kiểm kiểm định lần đầu xe phải được tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng kỹ thuật, kiểm tra các thông số, đặc tính kỹ thuật xe.
1/ Hội đồng kiểm tra chất lượng kỹ thuật gồm:
- Chủ tịch ủy ban Nhân dân huyện (nơi có xe đăng ký kiểm định) làm chủ tịch hội đồng và các thành viên gồm:
- Đại diện Sở Giao thông Vận tải
- Đại diện Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh
- Đại diện Ban An toàn giao thông tỉnh
- Đại diện Công ty đăng kiểm
- Đại diện Cục thuế
- Đại diện phòng quản lý về giao thông cấp huyện
- Đại diện công an huyện
- Đại diện cơ quan tài chính, thuế huyện
2/ Tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật của xe công nông khi kiểm tra chất lượng:
Phương tiện phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật cơ bản sau đây:
+ Thông số kỹ thuật cơ bản của xe:
- Chiều dài toàn bộ: L ≤ 5,5 m
- Chiều rộng toàn bộ: B ≤ 2,4 m
- Chiều cao toàn bộ: H ≤ 2,4m
- Chiều dài cơ sở: La ≤ 3,0m
- Chiều dài đầu xe: L1 ≤ 0,5 La
- Chiều dài đuôi xe: L2 ≤ 0,55 La
- Chiều cao sàn thùng xe: H1 ≤ 1,2m
- Chiều rộng ca bin: b ≥ 750mm
- Chiều cao thành thùng: 350mm ≤ ht ≤ 600mm
+ Hệ thống phanh: dẫn động của phanh chính và phanh tay linh hoạt nhẹ nhàng, các ống dẫn không rạn nứt, rò rỉ, định vị chắc chắn.
- Hiệu quả phanh chính:xe không tải thử trên đường bằng phẳng với tốc độ V=20km/h, quãng đường phanh không vượt quá 6m.
- Hiệu quả phanh tay:xe không tải dừng được ở độ dốc 23%
+ Hệ thống lái: Định vị chắc chắn, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng, các khớp cầu làm việc nhẹ nhàng.
- Độ rơ vô lăng lái không lớn hơn 300 .
+ Xăm lốp: đồng bộ về chủng loại trên cùng một trục. đủ áp suất , không phồng rộp, không nứt vỡ tới sợi mành - lốp các bánh dẫn hướng không sử dụng lốp đắp, chiều cao hoa lốp còn lại không nhỏ hơn 1,00mm.
- Sử dụng lốp không quá loại 9-20
+ Xe phải có:
- Cabin
- Đủ đèn: đèn chiếu sáng trước (2 cái), đèn báo rẽ (2 trước và 2 sau), đèn báo phanh ( tối thiểu 1 phía sau), đèn báo kích thước (2 đèn phía sau), đèn soi biển số.
- Còi
- Kính chiếu hậu
Điều 8: Kiểm định an toàn kỹ thuật
- Phương tiện sau khi kiểm tra đánh giá chất lượng sẽ được tiến hành kiểm định an toàn kỹ thuật lần đầu và sau đó khi hoạt động phải được kiểm tra định kỳ (gọi là kiểm định) với chu kỳ là sáu tháng.
- Hình thức kiểm định: bán cơ giới.
- Quy trình kiểm định: Theo quy trình kiểm định an toàn kỹ thuật cho xe vận chuyển nhỏ, máy kéo bông sen chuyên dùng vận chuyển ban hành kèm theo quyết định số 179QĐ/VAR ngày 26/01/1995 của Cục Đăng kiểm Việt nam.
- Cơ quan đăng kiểm và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật: Công ty Đăng kiểm Lâm Đồng.
- Địa điểm đăng kiểm: tại các huyện.
- Lệ phí kiểm định: theo quy định hiện hành.
Điều 9: Khi có nhu cầu thay đổi kết cấu, thay thế các tổng thành khác nhãn hiệu, thông số kỹ thuật so với xe nguyên thuỷ, chủ phương tiện phải thực hiện đúng thiết kế của Sở Giao thông Vận tải phê duyệt. Sau khi thi công xong phải được Sở Giao thông vận tải kiểm tra chất lượng cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh cấp lại đăng ký, phương tiện mới được phép hoạt động.
- Người điều khiển xe công nông phải có Gíây phép lái xe hạng B1.
- Ngành Giao thông Vận tải tổ chức học và thi cấp Gíây phép lái xe cho các đối tượng điều khiển xe công nông ngay tại các huyện trong tỉnh.
Điều 11: Sở Giao thôngVận tải có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Nhân dân các huyện hướng dẫn các chủ xe công nông hiện có sửa chữa đúng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại điểm 2 điều 7 bản quy định này và tiêu chuẩn kiểm định an toàn kỹ thuật trước khi đưa xe ra đăng ký và kiểm tra kỹ thuật lần đầu.
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA XE
Điều 12: ủy ban nhân dân các huyện chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của xe công nông trên địa bàn.
Tất cả các xe công nông hoạt động kinh doanh vận tải đều phải đăng ký kinh doanh tại Uỷ ban Nhân dân huyện và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của nhà nước. Cục thuế tỉnh tổ chức thu thuế theo mức do Uỷ ban Nhân dân tỉnh quy định.
Điều 13: Phạm vi hoạt động của xe công nông:
1- Chỉ cho phép xe công nông được lưu thông trên đường giao thông công cộng trong phạm vi nội huyện và hai xã của các huyện liền kề. Riêng đối với địa bàn thành phố Đà Lạt, chỉ cho phép xe công nông được hoạt động ở vùng ven thành phố. Vùng hoặc đoạn đường giao thông công cộng được phép cho xe công nông hoạt động do Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quy định.
2 - Hạn chế xe công nông lưu thông trên đường quốc lộ. Xe công nông có nhu cầu lưu thông trên đường quốc lộ chỉ được hoạt động trong những khoản thời gian nhất định được cơ quan công an cho phép .
Điều 14: Khi hoạt động trên đường giao thông công cộng trong phạm vi, khu vực được quy định người điều khiển xe công nông phải mang theo các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký xe
- Giấy phép lái xe
- Giấp chứng nhận An toàn kỹ thuật của xe.
Điều 15: Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt có trách nhiệm phối hợp với các ngành Giao thông Vận tải và Công an tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động của xe công nông trên địa bàn quản lý.
Điều 16: Đối với các cơ sở thi công cố tình đóng mới xe công nông sau ngày ban hành bản quy định này, các lực lượng kiểm tra được quyền lập biên bản đề nghị chính quyền địa phương đình chỉ sản xuất và buộc tháo dỡ tại chỗ.
Điều 17: Hoạt động của xe công nông đều phải thực hiện theo đúng Luật Giao thông đường bộ, Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 36/2001/NĐ-CP ngày 10/7/2001 của Chính phủ và các điều khoản của bản quy định này. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 39/2001/NĐ-CP ngày 13/7/2001 của Chính phủ. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã xử phạt hành chính mà tiếp tục cố tình vi phạm sẽ bị truy cứu trách nghiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Chương V
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Công an tỉnh và Cục thuế tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ và nội dung của quy định này chịu trách nhiệm hướng dẫn chi tiết việc tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm sự thống nhất, nghiêm minh.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh, các địa phương phản ảnh về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp./-
- 1Quyết định 99/2002/QĐ-UB về Chuyển giao các bến xe, trạm xe thuộc Xí nghiệp Bến xe Lâm Đồng về Ủy ban nhân dân các huyện, Thị xã Bảo Lộc và Thành phố Đà Lạt quản lý
- 2Quyết định 05/2006/QĐ-UBND quy định về quản lý xe công nông tham gia giao thông trên địa bàn do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Chỉ thị 07/2005/CT-UB về quản lý xe công nông tham gia giao thông đường bộ do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 4Quyết định 177/2005/QĐ-UBND về quản lý xe công nông tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 5Quyết định 1770/2004/QĐ-UB Quy định tạm thời về quản lý hoạt động xe công nông do Tỉnh Quảng Trị ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Nghị định 36/2001/NĐ-CP về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 3Luật Giao thông đường bộ 2001
- 4Nghị định 39/2001/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 5Quyết định 99/2002/QĐ-UB về Chuyển giao các bến xe, trạm xe thuộc Xí nghiệp Bến xe Lâm Đồng về Ủy ban nhân dân các huyện, Thị xã Bảo Lộc và Thành phố Đà Lạt quản lý
- 6Quyết định 05/2006/QĐ-UBND quy định về quản lý xe công nông tham gia giao thông trên địa bàn do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 7Chỉ thị 07/2005/CT-UB về quản lý xe công nông tham gia giao thông đường bộ do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 8Quyết định 1770/2004/QĐ-UB Quy định tạm thời về quản lý hoạt động xe công nông do Tỉnh Quảng Trị ban hành
Quyết định 19/2002/QĐ-UB quy định (tạm thời) về quản lý hoạt động đối với xe công nông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Số hiệu: 19/2002/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/02/2002
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Phan Thiên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/02/2002
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra