Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1310/QĐ-TLĐ | Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2009 |
VỀ VIỆC SỬ DỤNG NGÂN SÁCH CÔNG ĐOÀN TÍCH LUỸ TRONG CÁC CẤP CÔNG ĐOÀN.
Căn cứ Luật Công đoàn năm 1990.
Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Căn cứ Nghị quyết số 04/NQ-ĐCT ngày 19 tháng 3 năm 2007 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Liên đoàn Lao động Việt Nam về phát huy sử dụng hiệu quả nguồn Ngân sách công đoàn trong giai đoạn hiện nay.
Căn cứ Nghị quyết kỳ họp Đoàn Chủ tịch TLĐ lần thứ 5 khoá X (ngày 25 và 26/8/2009) về việc quy định sử dụng Ngân sách Công đoàn tích luỹ trong các cấp công đoàn
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định về việc sử dụng Ngân sách công đoàn tích luỹ trong các cấp công đoàn như sau:
Công đoàn cơ sở được sử dụng Ngân sách công đoàn tích luỹ để mua cổ phần ưu đãi khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật và gửi có kỳ hạn tại các Ngân hàng Thương mại có uy tín.
Trước khi sử dụng nguồn Ngân sách công đoàn tích luỹ để mua cổ phần Công đoàn cơ sở phải báo cáo và được sự đồng ý của công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp bằng văn bản.
II - ĐỐI VỚI CÔNG ĐOÀN CÁC QUẬN, HUYỆN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG
Công đoàn các quận, huyện và tương đương được sử dụng Ngân sách công đoàn tích luỹ của cấp mình để tham gia với công đoàn cơ sở trực thuộc góp vốn mua cổ phần ưu đãi khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật và gửi có kỳ hạn tại các Ngân hàng Thương mại có uy tín.
Việc CĐ cấp quận, huyện và tương đương tham gia góp vốn với công đoàn cơ sở để mua cổ phần bằng nguồn Ngân sách công đoàn tích luỹ phải được công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp nhất trí bằng văn bản trước khi thực hiện.
III - ĐỐI VỚI LĐLĐ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ, CĐ NGÀNH TW, CÔNG ĐOÀN TỔNG CTY TRỰC THUỘC TLĐ
Được sử dụng Ngân sách công đoàn tích luỹ để đầu tư trong các lĩnh vực sau:
1 - Xây dựng cơ bản
Mua, xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa trụ sở làm việc của cơ quan và công đoàn các quận, huyện, thị xã và tương đương. Việc xây dựng, cải tạo, sửa chữa phải tuân thủ các quy định của Nhà nước và TLĐ về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
2- Mua sắm tài sản
Việc mua sắm tài sản cố định (TSCĐ), trang thiết bị phục vụ cơ quan và cấp cho các công đoàn trực thuộc (nếu có) phải tuân thủ theo các quy định về mua sắm tài sản của Nhà nước và TLĐ.
3- Đầu tư tài chính
3.1- Hoạt động kinh tế
Cấp vốn điều lệ thành lập mới Công ty TNHH một thành viên; cấp bổ sung vốn điều lệ cho Công ty TNHH một thành viên; góp vốn thành lập Công ty Liên Danh; mua cổ phần của doanh nghiệp công đoàn chuyển sang Công ty cổ phần; góp vốn cho công đoàn cơ sở mua cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật; góp vốn thành lập Quỹ hỗ trợ vốn, góp vốn thành lập Công ty cổ phần Công đoàn giữ cổ phần chi phối.
Đơn vị có vốn đầu tư phải lập đề án đầu tư, Ban Thường vụ công đoàn cùng cấp xem xét, quyết định.
3.2- Gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng
Nguồn Ngân sách công đoàn gửi tại các Ngân hàng khi chưa có nhu cầu sử dụng, các cấp công đoàn được chuyển sang gửi có kỳ hạn tại các Ngân hàng có uy tín hoạt động tại Việt Nam.
IV- PHÂN CẤP QUẢN LÝ KHI SỬ DỤNG NGÂN SÁCH CÔNG ĐOÀN TÍCH LUỸ
Việc đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), mua sắm tài sản, đầu tư tài chính (tại điểm 1; 2; 3.1 Mục III) phân cấp quản lý như sau:
- Tổng Liên đoàn phê duyệt chủ trương và quyết toán đầu tư các dự án XDCB, mua sắm tài sản cố định, đầu tư tài chính từ 1 tỷ đồng (Một tỷ đồng) trở lên.
- LĐLĐ các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng Công ty quyết định phê duyệt dự án và quyết toán đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ, đầu tư tài chính dưới 1 tỷ đồng (Một tỷ đồng).
- Riêng việc mua xe ôtô, các đơn vị phải báo cáo xin chủ trương và được sự đồng ý của TLĐ mới được thực hiện
- Sau khi dự án đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ từ nguồn Ngân sách công đoàn tích luỹ đã hoàn thành: Căn cứ báo cáo quyết toán dự án đầu tư XDCB, mua sắm tài sản…các đơn vị phản ảnh vào báo cáo quyết toán thu - chi Ngân sách công đoàn của đơn vị. Hồ sơ kèm theo báo cáo quyết toán thu chi ngân sách công đoàn gồm Dự toán và quyết toán dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền duyệt.
V - ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NGÂN SÁCH CÔNG ĐOÀN TÍCH LUỸ
Các cấp công đoàn được sử dụng tối đa 50% nguồn Ngân sách công đoàn tích luỹ có đến ngày 31/12 của năm trước liền kề cho các nội dung I, II, III nêu trên. Số còn lại để dự phòng, chi các hoạt động thường xuyên, đột xuất của tổ chức công đoàn. Nếu có nhu cầu sử dụng cao hơn phải được sự đồng ý của TLĐ
Đối với tiền gửi Ngân hàng, gửi có kỳ hạn không tính định mức sử dụng nêu trên, căn cứ nhiệm vụ và tình hình thực tế của đơn vị, Ban Thường vụ công đoàn các cấp quyết định mức và thời hạn gửi.
1- Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký, các quy định trước đây trái với Qui định này đều bãi bỏ.
2- Ban Tài chính, UBKT TLĐ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị sử dụng Ngân sách công đoàn tích luỹ hàng năm có hiệu quả, bảo đảm nguyên tắc tài chính của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
3- Việc sử dụng kết quả đầu tư tài chính và hạch toán, ghi sổ kế toán, TLĐ có hướng dẫn riêng.
4- Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phản ảnh về Tổng Liên đoàn để nghiên cứu, giải quyết.
Nơi nhận | TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
Quy định 1310/QĐ-TLĐ năm 2009 về sử dụng ngân sách công đoàn tích luỹ trong các cấp công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 1310/QĐ-TLĐ
- Loại văn bản: Quy định
- Ngày ban hành: 30/09/2009
- Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
- Người ký: Đặng Ngọc Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra