Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BỤI - GIÁ TRỊ GIỚI HẠN TIẾP XÚC CHO PHÉP BỤI TẠI NƠI LÀM VIỆC
National Technical Regulation on Dust - Permissible Exposure Limit Value of Dust at the Workplace
Lời nói đầu
QCVN 02 : 2019/BYT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Vệ sinh lao động biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Cục Quản lý môi trường y tế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 02/2019/TT-BYT ngày 21 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BỤI - GIÁ TRỊ GIỚI HẠN TIẾP XÚC CHO PHÉP BỤI TẠI NƠI LÀM VIỆC
National Technical Regulation on Dust - Permissible Exposure Limit Value of Dust at the Workplace
1.1. Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép đối với:
a) Bụi amiăng tại nơi làm việc;
b) Bụi silic tại nơi làm việc;
c) Bụi không chứa silic tại nơi làm việc;
d) Bụi bông tại nơi làm việc;
e) Bụi than tại nơi làm việc.
1.2. Quy chuẩn này không áp dụng đối với các loại bụi đặc thù có trong các quy định khác.
Quy chuẩn này áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; các cơ quan, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động; các tổ chức, cá nhân có các hoạt động phát sinh bụi tại nơi làm việc và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Amiăng: Amiăng là một thuật ngữ chung chỉ nhóm sợi khoáng silicate tạo đá có trong tự nhiên bao gồm nhóm khoáng vật serpentine và nhóm khoáng vật amphibole.
3.1.1. Serpentine: Là một nhóm khoáng vật bao gồm 1 khoáng chất duy nhất là chrysotine còn gọi là amiăng trắng có công thức Mg3(Si2O5)(OH)4.
3.1.2. Amphibole: Là một nhóm khoáng vật bao gồm các khoáng chất:
- Actinolite Ca2(Mg,Fe)5Si8O22(OH)2
- Amosite (Mg,Fe)7Si8O22(OH)2
- Anthophyllite (Mg,Fe)7Si8O22(OH)2
- Crocidolite Na2Fe32+Fe23+Si8O22(OH)2
- Tremolite Ca2Mg5Si8O22(OH)2
3.2. Silic tự do: Silic tự do hay còn gọi là silic dioxide có công thức là SiO2, là một hợp chất có nhiều trong tự nhiên, thường lẫn với các chất vô cơ khác ở dạng quặng khoáng chất.
3.3. Bụi silic: Là bụi có chứa silic tự do (lớn hơn hoặc bằng 1%), phát sinh do các hoạt động lao động, sản xuất trong môi trường lao động.
3.4. Bụi không chứa silic: Là bụi mà trong thành phần không có silic tự do hoặc có chứa silic tự do dưới 1%, bao gồm các nhóm bụi sau:
- Nhóm 1: Talc, nhôm, bentonit, diatomit, pyrit, graphit, cao lanh, than hoạt tính.
- Nhóm 2: Bakelit, oxit sắt, oxit kẽm, dioxit titan, silicat, apatit, baril, photphatit, đá vôi, đá trân châu, đá cẩm thạch, xi măng portland.
- Nhóm 3: Bụi nguồn gốc từ thảo mộc, động vật, chè, thuốc lá, ngũ cốc, gỗ.
- Nhóm 4: Bụi hữu cơ và vô cơ không có quy định khác.
3.5. Bụi than: Là bụi phát sinh trong quá trình khai thác, chế biến, vận chuyển và sử dụng than, có hàm lượng silic tự do nhỏ hơn hoặc bằng 5%.
3.6. Bụi bông: Là bụi xuất hiện trong không khí trong quá trình thao tác, chế biến
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 34:2010/BTNMT về khí thải công nghiệp lọc hoá dầu đối với bụi và các chất vô cơ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 08:2012/BLĐTBXH về những thiết bị bảo vệ đường hô hấp - bộ lọc bụi do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2019/BYT về Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc
- 1Bộ Luật lao động 2012
- 2Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
- 3Thông tư 02/2019/TT-BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 34:2010/BTNMT về khí thải công nghiệp lọc hoá dầu đối với bụi và các chất vô cơ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 08:2012/BLĐTBXH về những thiết bị bảo vệ đường hô hấp - bộ lọc bụi do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6504:1999 (ISO 8672 : 1993) về chất lượng không khí - xác định nồng độ số sợi vô cơ trong không khí bằng kính hiển vi quang học phản pha - phương pháp lọc màng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 8Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2019/BYT về Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2019/BYT về Bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc
- Số hiệu: QCVN02:2019/BYT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 21/03/2019
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/09/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra