Fisheries Food Business Operators –HACCP Based Program for Quality and Safety Assurance
LỜI NÓI ĐẦU
QCVN.02-02: 2009/BNNPTNT do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt và được ban hành kèm theo Thông tư 47/2009/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY SẢN – CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM THEO NGUYÊN TẮC HACCP
Fisheries Food Business Operators - HACCP Based Program for Quality and Safety Assurance
Quy chuẩn này quy định yêu cầu, nội dung, trình tự áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo nguyên tắc HACCP để đảm bảo an toàn thực phẩm thủy sản.
Quy chuẩn này áp dụng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản dùng làm thực phẩm (dưới đây gọi tắt là cơ sở) thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên phạm vi cả nước.
Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau :
1.3.1. HACCP : Tên tắt của cụm từ tiếng Anh " Hazard Analysis and Critical Control Point " , có nghĩa là " Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn ".
1.3.2. Yêu cầu tiên quyết đối với HACCP (Prerequisites for HACCP): Các yêu cầu về cơ sở vật chất, quy phạm sản xuất và quy phạm vệ sinh cần thiết để đảm bảo những điều kiện cơ bản cho chương trình HACCP hoạt động có hiệu quả.
1.3.3. Quy phạm sản xuất (Good Manufacturing Practice - viết tắt là GMP): Những biện pháp, thao tác thực hành cần phải tuân thủ, nhằm kiểm soát mọi yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng sản phẩm.
1.3.4. Quy phạm vệ sinh (Sanitation Standard Operating Procedure - viết tắt là SSOP, hoặc Good Hygien Practices - GHP): Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh tại cơ sở.
1.3.5. Kế hoạch HACCP (HACCP Plan): Tài liệu được xây dựng theo các nguyên tắc của HACCP, nhằm kiểm soát các mối nguy đáng kể đối với an toàn thực phẩm trong toàn bộ dây chuyền chế biến thực phẩm.
1.3.6. Nhóm sản phẩm tương tự (Similar Product Group): Nhóm các sản phẩm có quy trình công nghệ tương tự và có cùng mức nguy cơ khi sử dụng.
1.3.7. Ðội HACCP (HACCP Team): Nhóm người được giao trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch HACCP tại mỗi cơ sở.
1.3.8. Mối nguy (Hazard): Bất kỳ yếu tố sinh học, hoá học, hoặc vật lý nào có thể làm cho thực phẩm mất an toàn, gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng.
1.3.9. Mối nguy đáng kể (Significant hazard): Mối nguy có nhiều khả năng xẩy ra, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng.
1.3.10. Phân tích mối nguy (Hazard Analysis), hoặc nhận diện mối nguy (Identification of hazards): Quá trình thu thập, đánh giá thông tin về cá
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Thông tư 47/2009/TT-BNNPTNT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất thuỷ sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-08:2009/BNNPTNT về cơ sở sản xuất nước đá thuỷ sản - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814:1994 về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng - Thuật ngữ và định nghĩa
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-02:2009/BNNPTNT vềcơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản – chương trình đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm theo nguyên tắc HACCP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: QCVN02-02:2009/BNNPTNT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 31/07/2009
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết