Hệ thống pháp luật

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 01-37:2010/BNNPTNT

VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN SINH VẬT HẠI CÂY THÔNG VÀ CÂY PHI LAO

 

National technical Regulation on Surveillance method of pine

and casuarina pests

Lời nói đầu

QCVN 01-37 : 2010/BNNPTNT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây thông và cây phi lao biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số  71/2010/TT-BNNPTNT , ngày 10 tháng 12 năm 2010.

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định những nguyên tắc, nội dung, phương pháp, chỉ tiêu chủ yếu điều tra, theo dõi, phát hiện sinh vật hại cây thông, cây phi lao.

1.2. Đối tượng áp dụng

- Quy chuẩn này bắt buộc áp dụng trong hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ, Kiểm dịch thực vật và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra phát hiện sinh vật hại cây thông, cây phi lao trên lãnh thổ Việt Nam.

- Áp dụng điều tra phát hiện sinh vật hại bao gồm: sâu, bệnh, động vật hại cây thông và cây phi lao. Điều tra phát hiện các loại sinh vật hại chính trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây thông và cây phi lao.

- Theo dõi diễn biến số lượng của sinh vật hại chính và sinh vật có ích chính có khả năng điều hoà sinh vật hại cây thông, cây phi lao.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Cây thông/cây phi lao con là thời kỳ cây từ khi gieo, ươm đến khi đạt tiêu chuẩn mang đi trồng (cây giai đoạn vườn ươm);

1.3.2. Rừng thông/phi lao là những khu vực cây thông/phi lao đã được trồng thành rừng;

1.3.3. Thực bì trong rừng thông/phi lao là các loài thực vật (ngoài cây thông/phi lao) mọc trên mặt đất của rừng trồng thông/phi lao;

1.3.4. Sinh vật hại (SVH) là những loài sinh vật mà hoạt động sống của chúng làm giảm số lượng, khối lượng hoặc chất lượng cây thông/phi lao và sản phẩm từ cây thông/phi lao;

1.3.5. Sinh vật hại chính là những loài sinh vật xuất hiện phổ biến và gây hại nặng cây thông/phi lao hàng năm tại địa phương;

1.3.6. Sinh vật hại chủ yếu là những loài sinh vật hại chính cây thông/phi lao, mà tại thời điểm điều tra có mức độ gây hại cao hoặc khả năng lây lan nhanh, phân bố rộng trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi;

1.3.7. Yếu tố điều tra chính là các yếu tố sinh thái đại diện bao gồm: giống, tuổi cây, giai đoạn sinh trưởng của cây, đất, địa hình, hướng đồi;

1.3.8. Khu vực điều tra (ô tiêu chuẩn) là một diện tích rừng trồng thông/phi lao đại diện về các yếu tố sinh thái, được chọn ra để thực hiện các phương pháp điều tra phát hiện, thu thập các thông tin về thực trạng sinh vật hại tại rừng thông/phi lao đó.

1.3.9. Tuyến điều tra được xác định theo một lịch trình đã định sẵn ở các khu vực điều tra nhưng phải đảm bảo thỏa mãn các yếu tố điều tra chính của khu vực điều tra.

1.3.10. Điểm điều tra là điểm được bố trí ngẫu nhiên theo từng yếu tố điều tra, phân bố tương đối đều trong khu vực điều tra.

1.3.11. Mẫu điều tra là cây, bộ phận của cây hay diện tích rừng thông/phi lao được chọn ra để thực hiện điều tra, tính tỷ lệ nhiễm sinh vật hại, mật độ sâu, mức độ bệnh trong công tác điều tra phát hiện sinh vật hại.Số lượng mẫu, cách chọn mẫu phụ thuộc vào đặc điểm của loại sinh vật hại và loại rừng thông/phi lao điều tra.

1.3.11. Mật độ sinh vật hại là số lượng cá thể sinh vật hại trên một đơn vị mẫu điều tra.

1.3.12. Tỷ lệ nhiễm sinh vật hại là số lượng đơn vị mẫu điều tra bị nhiễm sinh vật hại tính theo phần trăm (%) so với tổng số đơn vị mẫu điều tra trong quần thể.

1.3.13. Chỉ số hại là đại lượng đặc trưng cho mức độ hại của từng loài sinh vật hại trên cây thông/phi lao được biểu thị bằng phần trăm (%) và tính theo phân cấp  được quy định.

1.3.14. Sinh vật có ích (SVCI) là thiên địch của các loài sinh vật hại (SVH) trên cây thông/phi lao.

1.3.15. Điều tra định kỳ là hoạt động điều tra thường xuyên của cán bộ bảo vệ thực vật theo một khoảng thời gian ấn định trước trên tuyến điều tra thuộc khu vực điều tra nhằm nắm được diễn biến của sinh vật hại cây thông/phi lao.

1.3.16. Điều tra bổ sung là mở rộng tuyến điều tra vào các thời kỳ xung yếu của cây thông/phi lao và SVH đặc thù của từng vùng sinh thái, nhằm bổ sung số liệu để xác định chính xác thờ
HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-37:2010/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây thông và cây phi lao do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: QCVN01-37:2010/BNNPTNT
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 10/12/2010
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Ngày hết hiệu lực: 05/02/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản