Hệ thống pháp luật

QCVN 01 - 107 : 2012/BNNPTNT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH MỌT THÓC (Sitophilus granarius Linnaeus)

National technical regulation on Procedure for identification of grain weevil (Sitophilus granarius Linnaeus)

Lời nói đầu

QCVN 01 - 107 : 2012/BNNPTNT do Ban Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy trình giám định mọt thóc (Sitophilus granarius Linnaeus) biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 63/2012/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2012.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH MỌT THÓC (Sitophilus granarius Linnaeus)

National technical regulation on Procedure for identification of grain weevil (Sitophilus granarius Linnaeus)

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc cho việc giám định mọt thóc (Sitophilus granarius Linnaeus) là dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật tại Việt Nam (viết tắt là KDTV) thực hiện giám định mọt thóc (Sitophilus granarius Linnaeus) là dịch hại KDTV nhóm I thuộc Danh mục dịch hại KDTV của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 73/2005/QĐ-BNN ngày 14/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.3. Giải thích từ ngữ

Những thuật ngữ trong quy chuẩn này được hiểu như sau:

1.3.1. Dịch hại kiểm dịch thực vật

Là loài sinh vật hại có nguy cơ gây hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loài sinh vật này chưa xuất hiện hoặc xuất hiện có phân bố hẹp và phải được kiểm soát chính thức.

1.3.2. Côn trùng

Là động vật không xương sống thuộc ngành chân đốt, cơ thể pha trưởng thành gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Ngực mang 3 đôi chân.

1.3.3. Mọt

Là nhóm côn trùng cánh cứng gây hại chủ yếu trên các sản phẩm bảo quản sau thu hoạch.

1.3.4. Mẫu

Là khối lượng thực vật, sản phẩm thực vật, tàn dư của sản phẩm thực vật hoặc đất được lấy ra theo một qui tắc nhất định.

1.3.5. Tiêu bản

Là mẫu vật điển hình tiêu biểu của dịch hại được xử lý để dùng cho việc định loại, nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến kỹ thuật và trưng bày thành các bộ sưu tập.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Phương pháp thu thập và bảo quản mẫu

2.1.1.     Thu thập mẫu

Đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu, quá cảnh hoặc vận chuyển, bảo quản trong nước: Tiến hành lấy mẫu theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4731: 89[1] “Kiểm dịch thực vật - phương pháp lấy mẫu”, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-23:2010/BNNPTNT1 “Phương pháp kiểm tra các loại hạt xuất nhập khẩu và quá cảnh”.

<
HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-107:2012/BNNPTNT về quy trình giám định mọt thóc (Sitophilus granarius Linnaeus) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: QCVN01-107:2012/BNNPTNT
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 14/12/2012
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/01/2025
  • Ngày hết hiệu lực: 05/02/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản