Hệ thống pháp luật

QCVN 16: 2013/BLĐTBXH

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI MÁY VẬN THĂNG

National technical regulation on safe work for builders hoists

Lời nói đầu

QCVN 16: 2013/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với máy vận thăng do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư số 40/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI MÁY VẬN THĂNG

National technical regulation on safe work for builders hoists

1. Quy định chung

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1.1.1. Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn lao động đối với các máy vận thăng sử dụng lồng được dẫn hướng theo phương thẳng đứng hoặc theo phương lệch với phương thẳng đứng một góc tối đa 15° để đưa người và vật liệu lên xuống các tầng trên công trường xây dựng.

1.1.2. Đối với những máy vận thăng làm việc theo chế độ nghiêm ngặt, có đối tượng phạm vi hoạt động đặc biệt (như vận chuyển hóa chất, vật liệu nổ ...) và hoạt động trong môi trường có tính chất khác thường, ngoài việc tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này còn phải tuân theo các quy định của các Quy chuẩn kỹ thuật khác có liên quan.

1.1.3. Quy chuẩn này không áp dụng đối với:

1.1.3.1. Vận thăng chỉ dùng để vận chuyển hàng hóa;

1.1.3.2. Thang máy điện thuộc phạm vi điều chỉnh của TCVN 6395:2008 Thang máy điện - Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt, Thang máy thủy lực thuộc phạm vi điều chỉnh của TCVN 6396-2:2009 (EN 82-2:1998) Thang máy thủy lực - Phần 2: Yêu cầu an toàn về cu tạo và lắp đặt;

1.1.3.3. Lồng treo làm việc cùng các thiết bị nâng;

1.1.3.4. Sàn thao tác được mang trên các càng nâng của xe nâng;

1.1.3.5. Sàn thao tác;

1.1.3.6. Các lồng kéo bằng tời;

1.1.3.7. Các thang máy dùng trong quân sự;

1.1.3.8. Thang máy dùng trong rạp hát;

1.1.3.9. Thang máy dùng trong các trường hợp đặc biệt.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với:

1.2.1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, lắp đặt và sử dụng máy vận thăng.

1.2.2. Các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa của Tiêu chuẩn Anh BS EN 12159:2000 Vận thăng xây dựng dùng trong chở người và vật liệu với dẫn hướng kiểu lồng đứng (BS EN 12159:2000 Builders hoists for persons and material with vertically guided cages). (Sau đây gọi tắt là Tiêu chuẩn Anh BS EN 12159:2000).

2. Quy định về kỹ thuật

2.1. Các máy vận thăng thuộc phạm vi nêu trên phải đảm bảo các đặc tính kỹ thuật tối thiểu theo yêu cầu kỹ thuật của Tiêu chuẩn Anh BS EN 12159:2000.

2.2. Ngoài những quy định được nêu trong Quy chuẩn kỹ thuật này các máy vận thăng phải được bảo vệ chống sét và bảo vệ chống điện giật theo quy định hiện hành.

3. Quy định trong quản lý an toàn lao động máy vận thăng

3.1. Hồ sơ kỹ thuật của máy vận thăng bao gồm:

3.1.1. Bản thuyết minh chung phải thể hiện được các yêu cầu sau:

- Tên và địa chỉ của nhà sản xuất;

- Kiểu mẫu, mã hiệu, năm sản xuất;

- Số tầng hoạt động;

- Tải trọng nâng, số người làm việc cho phép;

- Bản vẽ sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động, các kích thước của thiết bị và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống (thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn, cơ cấu hạn chế quá tải, hạn chế hành trình);

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quy chuẩn kỹ thuật QCVN16:2013/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với máy vận thăng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: QCVN16:2013/BLĐTBXH
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 30/12/2013
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản