- 1Quyết định 893-QĐ/PC năm 1992 về bản "Quy định về việc xuất, nhập văn hoá phẩm không thuộc phạm vi kinh doanh" do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, thông tin và thể thao ban hành
- 2Thông tư 3007-TTLB/VH/HQ-1985 về việc phối hợp kiểm tra và quản lý xuất nhập khẩu văn hóa phẩm do Bộ Văn hóa-Tổng cục Hải quan ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 554/LN/VHTT-HQ | Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 1999 |
QUY CHẾ
VỀ VIỆC PHỐI HỢP KIỂM TRA, QUẢN LÝ VĂN HÓA PHẨM XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÁC CỬA KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
Căn cứ Thông tin liên Bộ số 3007/TTLB/VH-HQ ngày 26 tháng 10 năm 1985 của Bộ Văn hóa và Tổng cục Hải quan về việc phối hợp kiểm tra và quản lý văn hóa phẩm xuất nhập khẩu;
Căn cứ Quyết định số 893/QĐ-PC ngày 20 tháng 07 năm 1992 của Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao (nay là Bộ Văn hóa - Thông tin) quy định văn hóa phẩm xuất nhập khẩu không thuộc phạm vi kinh doanh.
Căn cứ Chỉ thị số 66/CT-UB ngày 13 tháng 12 năm 1994 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội;
Căn cứ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội và Cục Hải quan thành phố Hà Nội;
Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội cùng Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hà Nội thống nhất Quy chế về việc phối hợp kiểm tra và quản lý văn hóa phẩm xuất nhập khẩu tại các Cửa khẩu trên địa bàn thành phố, như sau:
I. ĐỐI VỚI VĂN HÓA PHẨM XUẤT: (bao gồm: băng ghi hình, đĩa ghi hình, băng cassette, đĩa CD, đĩa CDR, đĩa mềm vi tính, tài liệu, sách báo, tranh ảnh và các loại ấn phẩm và đồ thủ công mỹ nghệ khác).
1- Các trường hợp văn hóa phẩm xuất khẩu có khai báo Hải quan nhưng chưa rõ nội dung hoặc văn hóa phẩm nằm trong danh mục phải xin phép cơ quan văn hóa, thì yêu cầu chủ hàng đến cơ quan văn hóa làm thủ tục cấp giấy phép (trừ văn hóa phẩm cấm xuất khẩu).
2- Các hiện vật nghi là đồ cổ xuất trái phép được các đơn vị thuộc Cục Hải quan thành phố Hà Nội phát hiện, phải tiến hành lập biên bản tạm giữ hiện vật đúng quy định và chuyển ngay toàn bộ hồ sơ cùng hiện vật về Cục Hải quan thành phố Hà Nội để phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội tổ chức giám định theo quy định hiện hành.
Tất cả các cổ vật đã có quyết định tịch thu, Cục Hải quan thành phố Hà Nội làm đầy đủ thủ tục bàn giao sang Sở Văn hóa - Thông tin (Bảo tàng Hà Nội) lưu giữ và bảo quản theo đúng quy định. Việc bàn giao có thể theo từng vụ hoặc từng đợt do hai bên thỏa thuận.
II. ĐỐI VỚI VĂN HÓA PHẨM NHẬP KHẨU:
1- Các trường hợp nhập khẩu văn hóa phẩm đúng số lượng theo Phụ lục được ban hành kèm theo Quyết định số 893/QĐ-PC ngày 20 tháng 07 năm 1992 của Bộ Văn hóa - Thông tin (bao gồm: băng ghi hình, đĩa ghi hình, băng cassette, đĩa CD, đĩa CDR, đĩa mềm vi tính, tài liệu, sách báo, tranh ảnh và các loại ấn phẩm và đồ thủ công mỹ nghệ khác với số lượng được niêm yết tại các Cửa khẩu) chưa rõ nội dung nhập, Hải quan Cửa khẩu cần tiến hành lập biên bản tạm giữ, sau đó chuyển giao ngay cho cán bộ văn hóa ở cửa khẩu lưu giữ và chịu trách nhiệm trước người có văn hóa phẩm nhập khẩu. Trong trường hợp không có cán bộ văn hóa tại cửa khẩu, Hải quan Cửa khẩu lập Biên bản tạm giữ và thông báo cho Sở Văn hóa - Thông tin đến nhận (định kỳ vào thứ sáu hàng tuần) để xử lý theo thẩm quyền.
2- Đối với văn hoá phẩm (bao gồm: băng ghi hình, đĩa ghi hình, băng cassette, đĩa CD, đĩa CDR, đĩa mềm vi tính, tài liệu, sách báo, tranh ảnh và các loại ấn phẩm và đồ thủ công mỹ nghệ khác) nhập khẩu có số lượng vượt qúa quy định phải có Công văn hoặc đơn xin phép để cơ quan văn hóa làm thủ tục cấp phép. Nếu chưa có Giấy phép nhập của cơ quan Văn hóa mà văn hóa phẩm đã nhập vào cửa khẩu thì coi như văn hóa phẩm nhập khẩu không hợp lệ và việc xử lý sẽ thực hiện theo nội dung Điều 14 và Điều 15 của Quy định văn hóa phẩm xuất nhập khẩu không thuộc phạm vi kinh doanh được ban hành kèm theo Quyết định số 893/QĐ-PC ngày 20 tháng 07 năm 1992 của Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao (nay là Bộ Văn hóa - Thông tin).
3- Kết qủa kiểm tra xử lý, hai Ngành sẽ thông báo cho nhau bằng văn bản từng trường hợp cụ thể vào ngày 15 hàng tháng.
4- Để chống thất thu cho ngân sách Nhà nước, các loại văn hóa phẩm được phép nhập khẩu, nhưng thuộc diện phải nộp thuế nhập theo Luật thuế xuất nhập khẩu, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội thông báo cho chủ hàng tới cơ quan Hải quan nộp thuế nhập khẩu. Sau khi chủ hàng nộp đủ thuế và có biên lai thu thuế nhập khẩu của Hải quan thì Sở Văn hóa - Thông tin mới trả hàng theo nội dung quyết định xử lý.
5- Trường hợp chủ hàng không đến để hoàn thành thủ tục xuất nhập khẩu văn hóa phẩm tạm giữ, sẽ được xử lý theo Điều 27 Nghị định số 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1- Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội giao trách nhiệm cho Trưởng phòng Quản lý Văn hóa - Thông tin và Chánh Thanh tra Sở, Bảo tàng Hà Nội; Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hà Nội giao trách nhiệm cho Trưởng phòng Xử lý và Trưởng Hải quan cửa khẩu tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này. Các cán bộ Văn hóa và cán bộ Hải quan trong khi thực thi công vụ để kiểm tra giám định hiện vật nghi là cổ vật và văn hóa phẩm xuất nhập khẩu phải nắm vững và có trách nhiệm thực hiện đúng Quy chế này. Người nào cố ý làm sai lệch thì tùy theo tính chất sai phạm và hậu quả xảy ra mà truy cứu trách nhiệm pháp lý.
2- Định kỳ vào tháng 11 hàng năm, Lãnh đạo Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội và Lãnh đạo Cục Hải quan thành phố Hà Nội họp bàn để rút kinh nghiệm qúa trình phối hợp giữa hai Ngành trong việc thực hiện Quy chế này. Thời gian cụ thể cho từng cuộc họp sẽ được Lãnh đạo hai Ngành thỏa thuận sau.
3- Kinh phí cho việc kiểm tra, giám định bảo quản, lưu giữ cổ vật - văn hóa phẩm và khen thưởng cho cá nhân, đơn vị có công khám bắt, xử lý các vụ vi phạm về xuất nhập khẩu cổ vật, văn hóa phẩm sẽ do Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội lập kế hoạch báo cáo UBND thành phố Hà Nội duyệt cấp. Chi tiết cho việc chi kinh phí này do Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội và Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hà Nội thống nhất quyết định.
Quy chế phối hợp này thay thế cho quy định số 340/LN/HQ-VH ngày 25 tháng 06 năm 1993 và có hiệu lực kể từ ngày Lãnh đạo hai Ngành ký ban hành. Trong qúa trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin và Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hà Nội sẽ nghiên cứu và thống nhất ý kiến bổ sung, sửa đổi lại Quy chế cho phù hợp.
GIÁM ĐỐC CỤC TRƯỞNG SỞ VĂN HÓA - THÔNG TIN HÀ NỘI | CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
Nơi nhận:
|
- 1Quyết định 893-QĐ/PC năm 1992 về bản "Quy định về việc xuất, nhập văn hoá phẩm không thuộc phạm vi kinh doanh" do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, thông tin và thể thao ban hành
- 2Nghị định 16-CP năm 1996 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan
- 3Thông tư 3007-TTLB/VH/HQ-1985 về việc phối hợp kiểm tra và quản lý xuất nhập khẩu văn hóa phẩm do Bộ Văn hóa-Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Quyết định 2063/QĐ-HQHN năm 2013 về Quy định nhiệm vụ cụ thể của Chi cục Kiểm tra sau thông quan và nhiệm vụ của Đội công tác thuộc Chi cục do Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hà Nội ban hành
Quy chế 554/LN/VHTT-HQ năm 1999 về việc phối hợp kiểm tra, quản lý văn hóa phẩm xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội do Sở Văn hóa và thông tin và Cục hải quan ban hành
- Số hiệu: 554/LN/VHTT-HQ
- Loại văn bản: Quy chế
- Ngày ban hành: 16/06/1999
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Viết Chức, Tạ Đăng Doanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/06/1999
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực