Hệ thống pháp luật

Chương 1 Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh năm 1984 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Di tích lịch sử, văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như có giá trị văn hoá khác hoặc có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá, xã hội.

Danh lam, thắng cảnh là những khu vực thiên nhiên có cảnh đẹp hoặc có công trình xây dựng cổ, đẹp nổi tiếng.

Mọi di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh đều được Nhà nước bảo vệ.

Điều 2

Nhà nước thống nhất quản lý các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh. Việc quản lý Nhà nước đối với các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh gồm:

1- Kiểm kê, đăng ký, công nhận và xác định các loại hình di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh.

2- Quy định chế độ bảo vệ, sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh và tổ chức việc thực hiện các chế độ đó.

3- Thanh tra việc thi hành những quy định của pháp luật về việc bảo vệ, sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh.

Hội đồng bộ trưởng thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh trong cả nước.

Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.

Bộ Văn hoá và các cơ quan văn hoá thuộc hệ thống Bộ này tại các địa phương là những cơ quan giúp Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh.

Điều 3

Di tích lịch sử, văn hoá thuộc sở hữu tập thể hoặc cá nhân được Nhà nước bảo hộ.

Nhà nước hướng dẫn, giúp đỡ tập thể hoặc cá nhân là chủ sở hữu trong việc bảo quản và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá của mình.

Việc ký gửi, tặng di tích lịch sử, văn hoá thuộc sở hữu tập thể hoặc cá nhân cho Nhà nước được khuyến khích.

Khi chuyển quyền sở hữu di tích lịch sử, văn hoá thuộc sở hữu tập thể hoặc cá nhân, người chủ phải báo trước cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn biết; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải báo kịp thời với Sở văn hoá tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương.

Trong trường hợp người chủ muốn bán di tích lịch sử, văn hoá thuộc sở hữu của mình thì Nhà nước được quyền mua ưu tiên.

Điều 4

Nghiêm cấm việc làm hư hại, tiêu huỷ, chiếm giữ trái phép di tích lịch sử, văn hoá hoặc danh lam, thắng cảnh.

Nghiêm cấm việc trao đổi, mua bán trái phép di tích lịch sử, văn hoá.

Điều 5

Di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh phải được sử dụng vào việc giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và lòng tự hào dân tộc, phục vụ công tác nghiên cứu, phổ biến khoa học, nghệ thuật và tham quan du lịch.

Điều 6

Các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, mọi công dân có nghĩa vụ bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh, chấp hành các chế độ, quy định của Nhà nước về di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh.

Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh năm 1984 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

  • Số hiệu: 14-LCT/HĐNN7
  • Loại văn bản: Pháp lệnh
  • Ngày ban hành: 31/03/1984
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Trường Chinh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 8
  • Ngày hiệu lực: 04/04/1984
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH