Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14-LCT/HĐNN7 | Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 1984 |
Di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh là tài sản vô giá trong kho tàng di sản lâu đời của dân tộc Việt Nam.
Để bảo vệ và sử dụng có hiệu quả di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh trong việc giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và lòng tự hào dân tộc, nâng cao kiến thức, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ và văn hoá của nhân dân, xây dựng nền văn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa, làm giàu đẹp kho tàng di sản văn hoá dân tộc và góp phần làm phong phú văn hoá thế giới;
Để tạo điều kiện đảm bảo vệ cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ tập thể trong việc bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh;
Để đề cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân trong việc bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh;
Căn cứ vào Điều 46 và Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Pháp lệnh này quy định việc bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh.
Danh lam, thắng cảnh là những khu vực thiên nhiên có cảnh đẹp hoặc có công trình xây dựng cổ, đẹp nổi tiếng.
Mọi di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh đều được Nhà nước bảo vệ.
1- Kiểm kê, đăng ký, công nhận và xác định các loại hình di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh.
2- Quy định chế độ bảo vệ, sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh và tổ chức việc thực hiện các chế độ đó.
3- Thanh tra việc thi hành những quy định của pháp luật về việc bảo vệ, sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh.
Hội đồng bộ trưởng thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh trong cả nước.
Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.
Bộ Văn hoá và các cơ quan văn hoá thuộc hệ thống Bộ này tại các địa phương là những cơ quan giúp Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh.
Di tích lịch sử, văn hoá thuộc sở hữu tập thể hoặc cá nhân được Nhà nước bảo hộ.
Nhà nước hướng dẫn, giúp đỡ tập thể hoặc cá nhân là chủ sở hữu trong việc bảo quản và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá của mình.
Việc ký gửi, tặng di tích lịch sử, văn hoá thuộc sở hữu tập thể hoặc cá nhân cho Nhà nước được khuyến khích.
Khi chuyển quyền sở hữu di tích lịch sử, văn hoá thuộc sở hữu tập thể hoặc cá nhân, người chủ phải báo trước cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn biết; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải báo kịp thời với Sở văn hoá tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương.
Trong trường hợp người chủ muốn bán di tích lịch sử, văn hoá thuộc sở hữu của mình thì Nhà nước được quyền mua ưu tiên.
Nghiêm cấm việc trao đổi, mua bán trái phép di tích lịch sử, văn hoá.
VIỆC CÔNG NHẬN DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HOÁ VÀ DANH LAM, THẮNG CẢNH
Căn cứ vào đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương, Bộ trưởng Bộ văn hoá ra quyết định công nhận di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh.
Việc đăng ký những đối tượng có dấu hiệu như quy định ở Điều 1, khoản 1 của Pháp lệnh này thuộc các bảo tàng, thư viện, cơ quan lưu trữ tiến hành theo chế độ do Hội đồng bộ trưởng quy định.
VIỆC BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HOÁ VÀ DANH LAM, THẮNG CẢNH
Khi di tích lịch sử, văn hoá hoặc danh lam, thắng cảnh có nguy cơ bị hư hại, người chủ sử dụng hoặc sở hữu, tổ chức, cá nhân trực tiếp bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá hoặc danh lam, thắng cảnh đó có nhiệm vụ tiến hành những biện pháp bảo vệ cấp thiết và phải báo ngay với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn biết để giúp đỡ và báo cáo kịp thời với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
- Khu vực I là khu vực phải được bảo vệ nguyên trạng.
- Khu vực II là khu vực bao quanh khu vực I được phép xây dựng những công trình nhằm mục đích tôn tạo di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh.
- Khu vực III là khung cảnh thiên nhiên của di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh.
Các khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh được xác định theo chế độ do Hội đồng bộ trưởng quy định.
Mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong những khu vực bảo vệ của di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh phải được phép của Bộ trưởng Bộ Văn hoá.
Đề án tu bổ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh do Bộ trưởng Bộ Văn hoá duyệt.
Hội đồng bộ trưởng quyết định quy hoạch và đề án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh đặc biệt quan trọng.
Việc tu bổ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh phải bảo đảm nguyên trạng và tăng cường sự bền vững của di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh.
Nhà nước khuyến khích việc đóng góp tự nguyện của nhân dân vào việc bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh.
Những di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh thuộc sở hữu Nhà nước không được sử dụng đúng quy định của pháp luật thì có thể bị thu hồi.
Khi cần thiết vì lợi ích chung, Nhà nước có thể trưng dụng trong một thời gian nhất định di tích lịch sử, văn hoá thuộc sở hữu tập thể hoặc sở hữu cá nhân, theo quy định của pháp luật.
Tập thể, cá nhân không bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá thuộc quyền sở hữu của mình theo quy định của pháp luật thì những di tích lịch sử, văn hoá đó có thể bị trưng mua theo quy định của pháp luật.
Người sưu tập di tích lịch sử, văn hoá phải có giấy phép của Bộ trưởng Bộ Văn hoá.
Người tặng di tích lịch sử, văn hoá cho Nhà nước được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
Người nào gây thiệt hại đến di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh cũng như các khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bị bãi bỏ.
Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
| Trường Chinh (Đã ký) |
Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh năm 1984 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 14-LCT/HĐNN7
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 31/03/1984
- Nơi ban hành: Hội đồng Nhà nước
- Người ký: Trường Chinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 8
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra