- 1Thông tư 3-NCPL-1989 hướng dẫn xét xử một số tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp do Toà án nhân dân tối cao ban hành
- 2Nghị định 84-HĐBT năm 1990 sửa đổi Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và sáng chế; Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa, Điều lệ kiểu dáng công nghiệp; Điều lệ về giải pháp hữu ích nhằm thi hành Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13-LCT/HĐNN8 | Hà Nội, ngày 28 tháng 1 năm 1989 |
BẢO HỘ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC SỐ 13-LCT/HĐNN8 NGÀY 28/1/1989
Để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sở hữu công nghiệp, khuyến khích hoạt động sáng tạo và áp dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào thực tiễn, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần mở rộng các quan hệ kinh tế, khoa học - kỹ thuật với nước ngoài ;
Căn cứ vào Điều 72 và Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ;
Pháp lệnh này quy định việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam.
Điều 1: Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
1- Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức Nhà nước, tập thể và tư nhân có tư cách pháp nhân (sau đây gọi là tổ chức) và cá nhân bao gồm quyền sở hữu đối với Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp, Nhãn hiệu hàng hoá và quyền sử dụng đối với Tên gọi xuất xứ hàng hoá.
Nhà nước bảo hộ quyền lợi của tác giả Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp.
2- Nhà nước quan tâm và khuyến khích việc tạo ra, áp dụng rộng rãi Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp.
Điều 2
Nhà nước thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế.
Điều 3
Quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng được bảo hộ theo Pháp lệnh này phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Điều 4
1- Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
2- Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật ở Việt Nam, có khả năng hiện thực áp dụng trong điều kiện kinh tế, kỹ thuật hiện tại.
3- Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, mầu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
4- Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.
5- Tên gọi xuất xử hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó.
6- Những đối tượng sở hữu công nghiệp trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo và đạo đức xã hội chủ nghĩa thì không được bảo hộ.
Điều 5
1- Hội đồng bộ trưởng thực hiện việc quản lý chung, ban hành các chính sách khuyến khích, phát triển hoạt động sở hữu công nghiệp.
2- Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước tổ chức chỉ đạo việc thực hiện chính sách Nhà nước đối với hoạt động sở hữu công nghiệp.
3- Cục sáng chế thuộc Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước (sau đây gọi là Cục sáng chế) là cơ quan Nhà nước quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp, tiến hành các thủ tục công nhận quyền sở hữu công nghiệp, phối hợp với các tổ chức xã hội, các hội sáng tạo trong việc phát triển hoạt động sở hữu công nghiệp.
4- Các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị hành chính tương đương có trách nhiệm phát triển hoạt động sở hữu công nghiệp, trong phạm vi quản lý của mình, bảo đảm việc thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động đó.
Trách nhiệm của các đơn vị cơ sở trong việc phát triển hoạt động sở hữu công nghiệp.
Các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nghiên cứu khoa học - kỹ thuật có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động tạo ra, thử nghiệm và hoàn thiện Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp ; thực hiện các biện pháp để các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ kịp thời và sử dụng có hiệu quả, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả.
Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các hội sáng tạo và các tổ chức xã hội khác có quyền thực hiện hoặc phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước và các đơn vị cơ sở thực hiện các biện pháp hỗ trợ các hoạt động tạo ra và áp dụng Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu sáng công nghiệp và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật và chính sách khuyến khích phát triển hoạt động sở hữu công nghiệp.
Điều 8
1- Chủ Văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp là tổ chức hoặc cá nhân được cấp Văn bằng bảo hộ hoặc được chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp.
2- Tác giả Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp là người tạo ra Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp bằng chính lao động sáng tạo của mình.
Đồng tác giải Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp là những người cùng đóng góp lao động sáng tạo để tạo ra Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp.
3- Sáng chế, Giải pháp hữu ích và Kiểu dáng công nghiệp công vụ là Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp được tạo ra khi tác giả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước, đơn vị kinh tế quốc doanh hoặc tập thể trong phạm vi trách nhiệm được giao hoặc khi cơ quan, đơn vị đầu tư kinh phí, thiết bị để tạo ra Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp đó.
1- Đối với Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp, Nhãn hiệu hàng hoá, chủ Văn bằng bảo hộ có quyền sở hữu các đối tượng đã được bảo hộ.
Chủ Văn bằng bảo hộ được độc quyền sử dụng, chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho tổ chức, cá nhân khác.
2- Đối với Tên gọi xuất xứ hàng hoá, chủ Văn bằng bảo hộ có quyền sử dụng từ ngày được cấp Văn bằng bảo hộ nhưng không được chuyển giao quyền sử dụng đó cho tổ chức, cá nhân khác.
3- Chủ Văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu Toà án xét xử hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình.
Điều 10
Việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải thông qua hợp đồng viết, đăng ký tại Cục sáng chế và tuân theo pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Điều 11
1- Các hoạt động sau đây được coi là sử dụng Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp : sản xuất, sử dụng, nhập khẩu, quảng cáo và lưu thông các sản phẩm được sản xuất theo Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ cũng như việc áp dụng các phương pháp đã được bảo hộ là Sáng chế, Giải pháp hữu ích.
2- Các hoạt động sau đây được coi là sử dụng Nhãn hiệu hàng hoá và Tên gọi xuất xứ hàng hoá : gắn Nhãn hiệu hàng hoá, Tên gọi xuất xử hàng hoá trên sản phẩm, bao bì sản phẩm hoặc trên giấy tờ giao dịch nhằm đánh dấu hoặc chỉ rõ xuất xứ sản phẩm ; quảng cáo Nhãn hiệu hàng hoá hoặc Tên gọi xuất xứ hàng hoá.
Điều 12
1- Những hành vi dưới đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ Văn bằng bảo hộ :
a) Thực hiện bất cứ hành vi nào quy định tại
b) Sử dụng một dấu hiệu hoặc tên gọi giống với Nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ đến mức có thể gây nhầm lẵn cho người tiêu dùng, gây thiệt hại cho quyền lợi của chủ Văn bằng bảo hộ.
2- Những hành vi dưới đây không bị coi là xâm phạm quyền của chủ Văn bằng bảo hộ :
a) Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không nhằm mục đích kinh doanh ;
b) Lưu thông và sử dụng các sản phẩm do chủ Văn bằng bảo hộ, người được quyền sử dụng trước hoặc người được chuyển giao quyền sử dụng đã đưa ra thị trường ;
c) Sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ trên các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời ở trên lãnh thổ việt Nam, nếu việc sử dụng chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện đó.
Chủ văn bằng bảo hộ có các nghĩa vụ sau đây :
1- Sử dụng hoặc chuyển giao quyền sử dụng Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2- Nộp lệ phí duy trì hiệu lực của Văn bằng bảo hộ và trả thù lao cho tác giả theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.
Điều 14: Các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
1- Trong những trường hợp sau đây, Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước có quyền cấp giấy phép sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu sử dụng :
a) Nếu sau thời hạn do Hội đồng bộ trưởng quy định, chủ Văn bằng bảo hộ không sử dụng Sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc mức độ sử dụng không phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mà không có lý do chính đáng và tổ chức, cá nhân có yêu cầu sử dụng, sau khi không thoả thuận được với chủ Văn bằng bảo hộ về việc chuyển giao quyền sử dụng, đã đề nghị với Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước.
b) Khi một tổ chức, cá nhân có đơn yêu cầu sử dụng một Sáng chế, Giải pháp hữu ích để sử dụng một Sáng chế, Giải pháp hữu ích khác mà người có yêu cầu không thoả thuận được với chủ Văn bằng bảo hộ về việc chuyển giao quyền sử dụng ;
c) Khi Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước xét có yêu cầu sử dụng Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh quốc gia cũng như nhu cầu phòng và chữa bệnh cho nhân dân và những nhu cầu cấp thiết khác của xã hội.
Điều 15
Nếu trước ngày ưu tiên của đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quy định tại
1- Người được chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền và nghĩa vụ của chủ Văn bằng bảo hộ kể từ ngày việc chuyển giao được đăng ký tại Cục sáng chế.
1- Tác giả Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp có quyền được ghi họ, tên trong Văn bằng bảo hộ và các tài liệu khoa học - kỹ thuật được công bố.
Tác giả Sáng chế, Giải pháp hữu ích và Kiểu dáng công nghiệp công vụ có nghĩa vụ thông báo cho cơ quan, đơn vị về kết quả có khả năng được bảo hộ do mình tạo ra.
Chủ Văn bằng bảo hộ có trách nhiệm xác định mức thù lao và trả thù lao động cho tác giả trên cơ sở lợi ích thu được do áp dụng Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp.
Hội đồng bộ trưởng quy định mức thù lao tối thiểu cho tác giả.
THỦ TỤC CÔNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Điều 18
1- Đối với Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp, quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ thuộc về tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả.
2- Đối với Sáng chế, Giải pháp hữu ích và Kiểu dáng công nghiệp công vụ, quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ thuộc về cơ quan, đơn vị quy định tại
3- Đối với Sáng chế, Giải pháp hữu ích và Kiểu dáng công nghiệp được tạo ra khi thực hiện hợp đồng nghiên cứu, triển khai khoa học - kỹ thuật thì quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ thuộc về bên đã giao việc, nếu trong hợp đồng không có thoả thuận về quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ.
4- Đối với Sáng chế, Giải pháp hữu ích và Kiểu dáng công nghiệp được tạo ra ở các đơn vị cơ sở thực hiện chế độ hợp đồng lao động thì quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ thuộc về đơn vị cơ sở, nếu trong hợp đồng lao động không ghi rõ ai có quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ.
5- Đối với Nhãn hiệu hàng hoá, quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ thuộc về tổ chức hoặc cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp.
6- Đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá, quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ thuộc về tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp tại địa phương có những yếu tố đặc trưng quy định tại
7- Đối với Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp, quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ có thể được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác bằng văn bản.
Điều 19: Quyền ưu tiên đối với đơn yêu cầu bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp.
1- Quyền ưu tiên đối với đơn yêu cầu bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp được xác định theo ngày ưu tiên. Ngày ưu tiên là ngày đơn tới Cục sáng chế hoặc được xác định theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
2- Trong trường hợp muốn hưởng quyền ưu tiên theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, người nộp đơn yêu cầu bảo hộ phải nêu rõ trong đơn và có trách nhiệm chứng minh quyền đó.
Điều 20: Thủ tục nộp đơn muốn yêu cầu bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp.
1- Đơn yêu cầu bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm những tài liệu cần thiết do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và được nộp cho Cục sáng chế.
Cục sáng chế có quyền yêu cầu người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu bảo hộ.
Tổ chức, cá nhân không thường trú, không có trụ sở, hoặc không có cơ quan đại diện ở Việt Nam yêu cầu bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp ở Việt Nam phải thông qua người đại diện sở hữu công nghiệp.
Điều 21: Người đại diện sở hữu công nghiệp.
1- Người đại diện sở hữu công nghiệp là tổ chức, cá nhân được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động và phải đăng ký tại Cục sáng chế.
2- Người đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện dịch vụ đại diện trong hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động sở hữu công nghiệp.
Cục sáng chế có trách nhiệm xem xét đơn yêu cầu bảo hộ, cấp Văn bằng bảo hộ và công bố đối tượng được bảo hộ theo thủ tục do Hội đồng bộ trưởng quy định.
Điều 23
1- Văn bằng bảo hộ xác nhận quyền sở hữu công nghiệp của chủ Văn bằng bảo hộ ; quyền của tác giả Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp.
a) Văn bằng bảo hộ Sáng chế là Bằng độc quyền Sáng chế, có thời hạn hiệu lực 15 năm tính từ ngày ưu tiên ;
b) Văn bằng bảo hộ Giải pháp hữu ích là Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích, có thời hạn hiệu lực 6 năm tính từ ngày ưu tiên ;
c) Văn bằng bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp là Giấy chứng nhận Kiểu dáng công nghiệp, có thời hạn hiệu lực 5 năm tính từ ngày ưu tiên ;
d) Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu hàng hoá là Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu hàng hoá, có thời hạn hiệu lực 10 năm tính từ ngày ưu tiên ;
đ) Văn bằng bảo hộ Tên gọi xuất xứ hàng hoá là giấy chứng nhận đăng ký Tên gọi xuất xứ hàng hoá có hiệu lực kể từ ngày cấp và không bị giới hạn về thời gian.
1- Văn bằng bảo hộ mất hiệu lực trước thời hạn trong những trường hợp sau đây :
a) Chủ Văn bằng bảo hộ nộp đơn từ bỏ việc bảo hộ cho Cục sáng chế ;
b) Chủ bằng độc quyền Sáng chế, Giải pháp hữu ích không nộp lệ phí duy trì hiệu lực đúng thời hạn ;
c) Người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu hàng hoá, Tên gọi xuất xứ hàng hoá ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh ;
d) Người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu hàng hoá không sử dụng hoặc không chuyển giao cho người khác sử dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ;
đ) Các yếu tố tạo nên tính chất đặc thù của sản phẩm mang Tên gọi xuất xứ hàng hoá không còn tồn tại hoặc sản phẩm do người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Tên gọi xuất xứ hàng hoá sản xuất không đạt được tính chất, chất lượng đặc thù.
Điều 25
Văn bằng bảo hộ bị sửa đổi hoặc huỷ bỏ hiệu lực toàn bộ hoặc từng phần theo các quy định tại
Điều 26
1- Sáng chế, Giải pháp hữu ích liên quan đến quốc phòng và an ninh quốc gia mà theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được coi là bí mật quốc gia, thì được gọi là Sáng chế mật, Giải pháp hữu ích mật.
2- Tác giả, chủ Văn bằng bảo hộ và những người liên quan đến việc làm, nộp, xem xét đơn yêu cầu bảo hộ, sử dụng, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các Sáng chế, Giải pháp hữu ích mật có trách nhiệm giữ bí mật các đối tượng đó theo chế độ bảo vệ bí mật quốc gia.
Điều 27
Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp được tạo ra ở Việt Nam cũng như Nhãn hiệu hàng hoá, Tên gọi xuất xứ hàng hoá của Việt Nam đều có thể được yêu cầu bảo hộ ở nước ngoài, sau khi đơn yêu cầu bảo hộ các đối tượng đó đã được nộp ở Việt Nam, nếu các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia không quy định khác.
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TRANH CHẤP, XỬ LÝ VI PHẠM
Khiếu nại, giải quyết khiếu nại.
1- Người nộp đơn yêu cầu bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền khiếu nại về các quyết định liên quan đến việc nhận, xem xét đơn, từ chối cấp Văn bằng bảo hộ.
Trong suốt thời hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền khiếu nại về việc cấp Văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các yêu cầu quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 4 Pháp lệnh này.
Cục trưởng Cục sáng chế có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại quy định tại đoạn 1 và đoạn 2 khoản 1 Điều này. Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định của Cục trưởng Cục sáng chế thì có quyền khiếu nại với Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước. Quyết định của Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước là quyết định cuối cùng.
Cục trưởng cục sáng chế có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại quy định tại đoạn 1 khoản này. Nếu không đồng ý với quyết định của Cục trưởng Cục sáng chế thì trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận được quyết định đó các bên liên quan có quyền yêu cầu Toà án xét xử. Sau khi được Toà án xét xử, Cục trưởng Cục sáng chế làm thủ tục giữ nguyên, sửa đổi hoặc huỷ bỏ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ theo quyết định đã có hiệu lực của Toà án.
Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương là cấp xét xử sơ thẩm theo trình tự tố tụng dân sự đối với các tranh chấp và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9, khoản 2 Điều 14, khoản 2 và
Trong trường hợp một hoặc cả hai bên đương sự là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì tranh chấp do Toà án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử theo yêu cầu của nguyên đơn.
1- Các tranh chấp liên quan đến hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được giải quyết theo trình tự tố tụng đối với các tranh chấp về hợp đồng dân sự hoặc hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp luật.
Người nào xâm phạm quyền của chủ Văn bằng bảo hộ, quyền của tác giả, sử dụng trái phép Nhãn hiệu hàng hoá, Tên gọi xuất xứ hàng hoá gây thiệt hại cho người tiêu dùng ; vi phạm các nghĩa vụ đăng ký Nhãn hiệu hàng hoá ; làm lộ bí mật các Sáng chế, Giải pháp hữu ích ; vi phạm quy định về việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nước ngoài hoặc các quy định khác của Pháp lệnh này thì tuỳ mức độ nhẹ hoặc nặng có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 32
Nhà nước khuyến khích hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật - hợp lý hoá sản xuất (gọi tắt là sáng kiến) và bảo đảm quyền lợi của tác giả.
Các đơn vị cơ sở có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sáng kiến của người lao động, xét công nhận áp dụng sáng kiến và trả thù lao cho tác giả theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.
Điều 33
Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn xét xử các tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
| Võ Chí Công (Đã ký) |
- 1Hiến pháp năm 1980
- 2Thông tư 3-NCPL-1989 hướng dẫn xét xử một số tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp do Toà án nhân dân tối cao ban hành
- 3Nghị định 63-CP năm 1996 về sở hữu công nghiệp
- 4Nghị định 84-HĐBT năm 1990 sửa đổi Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và sáng chế; Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa, Điều lệ kiểu dáng công nghiệp; Điều lệ về giải pháp hữu ích nhằm thi hành Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 13-LCT/HĐNN8
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 28/01/1989
- Nơi ban hành: Hội đồng Nhà nước
- Người ký: Võ Chí Công
- Ngày công báo: 31/07/1989
- Số công báo: Số 14
- Ngày hiệu lực: 11/02/1989
- Ngày hết hiệu lực: 01/07/1996
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực