NHỮNG BẢO ĐẢM NHẰM BẢO VỆ QUYỀN CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐANG PHẢI ĐỐI MẶT VỚI ÁN TỬ HÌNH, 1984
(Được thông qua bởi Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên Hợp Quốc theo Nghị quyết số 1984/50 ngày 25/5/1984).
1. Tại những quốc gia chưa xóa bỏ án tử hình, hình phạt này chỉ được ấn định cho những tội phạm nghiêm trọng nhất, thống nhất rằng phạm vi những tội phạm nghiêm trọng nhất không được vượt quá những tội phạm mang tính chủ ý, gây hậu quả chết người hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
2. Hình phạt tử hình chỉ có thể được ấn định cho một tội phạm khi pháp luật quy định hình phạt tử hình đối với loại tội phạm đó tại thời điểm hành vi phạm tội được thực hiện; thống nhất rằng nếu sau khi phạm tội, pháp luật quy định một mức hình phạt nhẹ hơn thì người phạm tội sẽ được hưởng hình phạt nhẹ hơn đó.
3. Những người chưa đến 18 tuổi vào thời điểm phạm tội sẽ không bị tuyên án tử hình; không được thi hành án tử hình với những phụ nữ có thai, các bà mẹ đang nuôi con nhỏ, hoặc những người bị bệnh tâm thần.
4. Hình phạt tử hình chỉ có thể được tuyên khi tội của người bị cáo buộc đã được chứng minh rõ ràng bằng những chứng cứ thuyết phục cho thấy không có cách giải thích nào khác cho sự việc.
5. Hình phạt tử hình chỉ có thể được thi hành trên cơ sở một bản án chung thẩm do một tòa án có thẩm quyền tuyên sau một tiến trình pháp lý với mọi biện pháp có thể để bảo đảm việc xét xử công bằng, ít nhất là phù hợp với quy định của Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, trong đó có quyền của bất kỳ người nào bị nghi ngờ hoặc bị cáo buộc phạm những tội có thể bị kết án tử hình được hưởng sự trợ giúp pháp lý thích đáng trong mọi các giai đoạn tố tụng.
6. Bất kỳ người nào bị tuyên án tử hình đều có quyền được kháng cáo lên một tòa án cấp cao hơn và cần phải thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm rằng phúc thẩm cho những vụ việc như vậy phải mang tính bắt buộc.
7. Bất kỳ người nào bị tuyên án tử hình đều có quyền xin ân xá, hoặc xin được giảm hình phạt; việc ân xá hoặc ân giảm hình phạt có thể được áp dụng cho mọi trường hợp bị tuyên án tử hình.
8. Hình phạt tử hình sẽ chưa thể được thực hiện khi mà việc kháng cáo, thủ tục xem xét hoặc các thủ tục liên quan tới ân xá hoặc ân giảm hình phạt khác chưa kết thúc.
9. Tại những nơi mà án tử hình còn tồn tại, hình phạt này cần phải được thực hiện theo cách thức làm giảm tối thiểu sự đau đớn trong điều kiện có thể.
- 1Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân, 1955
- 2Công ước về các quyền chính trị của phụ nữ, 1952
- 3Tuyên ngôn về các nguyên tắc công lý cơ bản cho các nạn nhân của tội phạm và lạm dụng quyền lực, 1985
- 4Nguyên tắc về ngăn chặn và điều tra hiệu quả mọi trường hợp thi hành tử hình không qua xét xử, tùy tiện và trái pháp luật, 1989
- 5Những nguyên tắc cơ bản trong việc đối xử với tù nhân, 1990
- 6Tuyên bố về quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, các nhóm và các tổ chức trong xã hội trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và những tự do cơ bản đã được thừa nhận rộng rãi, 1998
- 1Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân, 1955
- 2Công ước về các quyền chính trị của phụ nữ, 1952
- 3Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị
- 4Tuyên ngôn về các nguyên tắc công lý cơ bản cho các nạn nhân của tội phạm và lạm dụng quyền lực, 1985
- 5Nguyên tắc về ngăn chặn và điều tra hiệu quả mọi trường hợp thi hành tử hình không qua xét xử, tùy tiện và trái pháp luật, 1989
- 6Những nguyên tắc cơ bản trong việc đối xử với tù nhân, 1990
- 7Tuyên bố về quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, các nhóm và các tổ chức trong xã hội trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và những tự do cơ bản đã được thừa nhận rộng rãi, 1998
Những bảo đảm nhằm bảo vệ quyền của những người đang phải đối mặt với án tử hình, 1984
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 25/05/1984
- Nơi ban hành: Liên hợp quốc
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1900
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực